Sức hút của bánh mì Việt Nam qua lăng kính của bạn bè quốc tế
Bánh Mì Việt Nam là một món ăn đường phố mang đậm nét văn hóa của ẩm thực Việt Nam. Bánh
Mì không chỉ là món ăn bình dân của người Việt mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc. Bởi sức hút
của bánh mì không chỉ gói gọn ở Việt Nam mà còn lan tỏa ra cả thế giới, giúp cho ẩm thực Việt
Nam có chỗ đứng nhất định trong “Bản đồ ẩm thực thế giới”. Chính vì vậy, bài viết của chúng tôi
nhằm đánh giá về sức hút của bánh mì qua lăng kính của bạn bè quốc tế để tìm ra cảm nhận, sự
yêu thích của thực khách quốc tế dành cho Bánh mì Việt Nam. Qua đó, chúng tôi cũng đưa ra một
số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy nét đẹp ẩm thực đường phố, đặc biệt là bánh mì Việt Nam.
Từ khoá: Ẩm thực, bánh mì, sức hút, văn hoá, Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sức hút của bánh mì Việt Nam qua lăng kính của bạn bè quốc tế
SỨC HÚT CỦA BÁNH MÌ VIỆT NAM QUA LĂNG KÍNH CỦA BẠN BÈ QUỐC TẾ Huỳnh Minh Cường, Lê Thị Dung, Lý Hồng Giao Khoa Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phan Minh Châu TÓM TẮT Bánh Mì Việt Nam là một món ăn đường phố mang đậm nét văn hóa của ẩm thực Việt Nam. Bánh Mì không chỉ là món ăn bình dân của người Việt mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc. Bởi sức hút của bánh mì không chỉ gói gọn ở Việt Nam mà còn lan tỏa ra cả thế giới, giúp cho ẩm thực Việt Nam có chỗ đứng nhất định trong “Bản đồ ẩm thực thế giới”. Chính vì vậy, bài viết của chúng tôi nhằm đánh giá về sức hút của bánh mì qua lăng kính của bạn bè quốc tế để tìm ra cảm nhận, sự yêu thích của thực khách quốc tế dành cho Bánh mì Việt Nam. Qua đó, chúng tôi cũng đưa ra một số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy nét đẹp ẩm thực đường phố, đặc biệt là bánh mì Việt Nam. Từ khoá: Ẩm thực, bánh mì, sức hút, văn hoá, Việt Nam. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong tiếng Anh, cụm từ “street food” được sử dụng để nói đến món ăn hay thức uống trên đường, trên vỉa hè nói chung. Người Việt gọi ngắn gọn là ẩm thực đường phố, là tất cả các món ăn và thức uống được chế biến sẵn hay tại chỗ, nhanh, đơn giản và được bày bán ở những nơi công cộng. Theo định nghĩa của từ điển Oxford, “Banh Mi”: (in Vietnamese cuisine) a sandwich consisting of a baguette (traditionally baked with both rice and wheat flour) filled with a variety of ingredients, typically including meat, pickled vegetables, and chilli peppers [1]. Phương pháp nghiên cứu để sử dụng trong đề tài này là khảo sát Online thực trạng, đánh giá về sức hút của Bánh mì Việt Nam đối với bạn bè quốc tế và đưa ra các giải pháp để giữ gìn và phát huy nét đẹp ẩm thực đường phố, đặc biệt là Bánh mì. Ngoài ra, phương pháp đề tài còn phỏng vấn sâu, tham khảo các ý kiến cá nhân của thực khách qua Facebook. Phương pháp này nhằm dễ dàng ghi nhận thực tế những suy nghĩ, cảm nhận riêng của thực khách về Bánh mì. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thực hiện nghiên cứu các tài liệu, các bài viết trên trang báo, tạp chí, website trong và ngoài nước để tận dụng và khai thác tốt nhất những vấn đề liên quan, lời nhận xét của thực khách quốc tế đã thực hiện trước đây. 2 BÁNH MÌ – NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC VIỆT NAM 2.1 Sự xuất hiện bánh mì tại Việt Nam Bánh mì xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam là vào năm 1859 khi quân đội Pháp tràn vào thành Gia Định. Chiếc bánh mì ngày ấy được lấy cảm hứng từ loại bánh mì Baquette của nước Pháp, rất đặc ruột và vỏ cũng chưa giòn như bây giờ. Bánh mì lúc đó được ăn theo lối Tây, tức là quết với bơ, sữa 1721 hoặc xé nhỏ để chấm với súp. Năm 1958, cửa hàng bánh mì Việt Nam đầu tiên ở Sài Gòn có tên là Hoà Mã ra đời, chiếc bánh mì được xẻ làm đôi, kẹp thịt, chả lụa, pate vào giữa ổ bánh mì để người mua tiện mang theo. Tiếp đến những năm 70 lò nướng gạch xuất hiện, bánh mì được sản xuất hàng loạt. Từ Sài Gòn, bánh mì kẹp được những người dân ở cả ba miền chế biến và điều chỉnh để phù hợp hơn với từng vùng, có mặt ở đủ mọi miền, được Việt hóa để vừa lòng đa dạng thực khách và nhanh chóng trở thành món ăn nhanh “quốc dân” cho mọi người vì sự đa dạng, tiện lợi và quan trọng nhất là giá thành rất rẻ. 2.2 Các loại bánh mì cơ bản Tùy vào thành phần nhân được kẹp bên trong, có các loại bánh mì Việt Nam đặc trưng: – Bánh mì thịt: phổ biến nhất ở Sài Gòn bao gồm: Thịt, chả, bơ, patê, ít hành ngò, rau, đồ chua, ớt. – Bánh mì que: Là loại có kích cỡ hình que, có thể có vị thịt, rau phối hợp lại. 2.3 Một số tiệm bánh mì nổi tiếng Tại Việt Nam: Bánh mì Phượng, bánh mì Madam Khanh, bánh mì Hòa Mã Trên Thế Giới: Một số cửa hàng bánh mì nổi tiếng trên thế giới: “Banh Mi Bay” của Anh, thương hiệu “Ô Bánh Mì” tại Malaysia, Bánh Mì Saigon ở New York, Bun Mee ở San Fransico,... 2.4 Nét đặc trưng văn hóa qua Bánh mì - góp phần xây dựng văn hóa Ẩm thực Việt Bánh mì tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, không còn là Baguette Pháp, khi du nhập vào Việt Nam đều được biến tấu cho hợp với khẩu vị, mang đậm bản sắc Việt. Bánh mì là một món ăn bình dị, nên đến cách ăn cũng mộc mạc và đơn giản. Hiếm có thể tìm thấy món ăn nào vừa ngon, rẻ vừa phong phú và tiện lợi như bánh mì. Trong cuộc thi Miss Universe 2018 vừa qua, cộng đồng fan quốc tế vô cùng thích thú với hình ảnh của Hoa hậu H’Hen Niê trong bộ trang phục dân tộc mô phỏng “Bánh Mì” đầy độc đáo đã để lại ấn tượng mạnh mẽ, góp phần tô đẹp hình ảnh đất nước. 3 ĐÁNH GIÁ SỨC HÚT CỦA BÁNH MÌ VIỆT NAM QUA LĂNG KÍNH CỦA BẠN BÈ QUỐC TẾ 3.1 Khảo sát Online 3.1.1 Kết quả khảo sát về phương tiện giúp thực khách biết tới Bánh mì Việt Nam Bản đồ 2: Phương tiện giúp thực khách biết tới Bánh mì Việt Nam 1722 Đa số các thực khách đều biết tới bánh mì Việt Nam qua 4 phương tiện chính: Internet (58.8%), Bạn bè, người thân (28.9%), Du lịch tại Việt Nam (9.7%) và Tạp chí, sách báo (2.6%). 3.1.2 Kết quả khảo sát về sự cảm nhận của thực khách sau khi thưởng thức bánh mì Chúng tôi xin được trình bày sau đây về kết quả khảo sát của 107 thực khách đã thưởng thức bánh mì Việt Nam: 107 thực khách đã từng ăn bánh mì trước đó thì có 90 người (84.1%) cảm thấy tuyệt vời, 16 người (15%) cảm thấy ngon ở mức bình thường và có 1 người (0.9%) cảm thấy không tệ. Điều này là bằng chứng xác thực cho thấy sức hấp dẫn của bánh mì Việt Nam. Biểu đồ 5: Cảm nhận của thực khách sau khi thưởng thức bánh mì 3.1.3 Kết quả khảo sát về quyết định giới thiệu Bánh mì cho bạn bè và người thân của thực khách 96 người (89.7%) sau khi đã thưởng thức Bánh mì quyết định sẽ giới thiệu món Bánh mì Việt Nam đến bạn bè và người thân. Và 10 người (9.3%) vẫn chưa chắc chắn và chỉ có 1 người (0.9%) chọn hầu như không giới thiệu. Biểu đồ 6: Quyết định giới thiệu Bánh mì cho bạn bè và người thân của thực khách 1723 3.1.4 Kết quả khảo sát về sự lo lắng của thực khách khi thưởng thức bánh mì Việt Nam Khi được hỏi về vấn đề lo lắng khi thưởng thức bánh mì tại Việt Nam: 67 người (chiếm 62.6%) cảm thấy không có vấn đề e ngại gì. 23 người (chiếm 21.5%) lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm. 8 người e ngại (7.5%) về chất lượng sản phẩm. 9 người còn lại chưa tới Việt Nam và chưa đưa ra được câu trả lời. Biểu đồ 7: Sự lo lắng của thực khách khi thưởng thức bánh mì Việt Nam 3.2 Phỏng vấn sâu Không quá ngạc nhiên khi chỉ cần một bức hình rất đỗi bình thường của chiếc bánh mì thịt nướng đăng trên một nhóm trên Facebook đã thu hút hàng ngàn lượt like, yêu thích. Chúng tôi nhận được hàng trăm bình luận khen ngợi bánh mì Việt. Rất nhiều du khách đã bày tỏ sự yêu thích, hài lòng và chia sẻ câu chuyện của mình gắn với hình ảnh chiếc Bánh mì Việt Nam: “Tôi có thể ngửi và nếm thấy vị giòn từ bức ảnh này”, Carolyn LaPorte Yummo: “Món bánh mì ngon nhất mà tôi đã từng có từ một người bán hàng dạo ở Hội An. Lớp vỏ cứng giòn còn bên trong thì thực sự hoàn hảo. Thịt và rau được làm hoàn hảo vì họ cho nước sốt đổ lên khắp bánh mì và thịt. Miệng của tôi đang thèm đến chảy nước miếng khi nói về bánh mì Việt Nam”. 4 NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU Bánh mì Việt Nam còn được nhiều tổ chức và tờ báo nổi tiếng trên thế giới tôn vinh như một món ăn nhất định phải thưởng thức khi du lịch Việt Nam như kênh truyền hình National Geographic, Tạp chí du lịch Mỹ Conde’ Nast Traveler, Huffington Post, Liên minh Kỷ lục Thế giới Wordkings và Viện Top Thế giới, Traveller, CN. Hình ảnh cựu tổng thống Barack Obama đang ngồi ăn một ổ bánh mì Việt Nam từng gây sốt trên mạng xã hội. Sáng 10/11, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cùng đầu bếp nổi tiếng người Úc gốc Việt Luke Nguyen thưởng thức bánh mì tại một cửa hàng vỉa hè ở Đà Nẵng. Bên cạnh đó, nhiều thần tượng nổi tiếng Hàn Quốc cũng mê mệt ới món ăn bình dân này như: Yuri (SNSD), ca sĩ Lee Seung Hoon, nhóm nhạc nữ Red Velvet... Báo The Guardian của Anh đã viết: “Có một bí mật ít người biết đó là, chiếc sandwich ngon nhất thế giới không phải ở Rome, 1724 Copenhagen hay thành phố New York, mà là trên những đường phố Việt Nam” [2]. Lúc sinh thời, đầu bếp Anthony Bourdain - một trong những chuyên gia ẩm thực có ảnh hưởng nhất thế giới gọi Bánh Mì Phượng là “Chiếc bánh mì ngon nhất thế giới”. Những ngày cuối tháng 2 vừa qua, có một số lời nhận định tiêu cực của vài bạn trẻ trên Đài YTN News về hoạt động cách ly, cơ sở vật chất, chỉ nhận được “vài mẩu bánh mì” buổi sáng và coi bánh mì như một “món ăn tạm bợ” đã bị dư luận trong nước lên tiếng phản đối, hàng loạt các thông điệp gửi đến bạn bè quốc tế. Nhà đài YTN khẳng định chỉ truyền đạt lập trường của những cá nhân bị cách ly và không có ý định hạ thấp hay coi thường văn hóa đặc trưng của Việt Nam. 5 CÁC GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ BÁNH MÌ – Đẩy mạnh hơn nữa trong công tác tổ chức, quy hoạch và quảng bá lâu dài. – Đảm bảo vệ sinh an toàn, người dân phải được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết. – Thiết lập mạng lưới kiểm tra, đánh giá chất lượng an toàn, quá trình chế biến, nguồn gốc thực phẩm. – Tích cực quảng bá ẩm thực đường phố Việt Nam ra thế giới thông qua các hoạt động như các lễ hội ẩm thực trong và ngoài nước, các sự kiện, triển lãm về du lịch. – Tổ chức, tham gia các cuộc thi ẩm thực, các tour du lịch khám phá ẩm thực, tôn vinh tài năng. – Cung cấp thông tin đúng, quảng cáo qua những video ngắn trên những website, phát hành rộng rãi tài liệu giới thiệu ẩm thực bằng nhiều thứ tiếng tại các điểm du lịch, sân bay, cửa khẩu, – Tuyên truyền, khuyến khích gìn giữ và phát huy các yếu tố truyền thống trong văn hóa ẩm thực. 6 KẾT LUẬN Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển và ngày càng có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, ẩm thực Việt ngày càng nhận được nhiều lời khen, sự quan tâm từ bạn bè khắp năm châu. Ẩm thực là một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Du khách quốc tế luôn đánh giá cao ẩm thực Việt Nam, do đó ẩm thực hứa hạn sẽ là một tài sản lớn, nguồn lực tạo ra các sản phẩm du lịch, tạo ra lợi thế cạnh tranh của du lịch Việt Nam, thu hút khách quốc tế và mang lại nguồn lợi cho đất nước. Ẩm thực chính là cách quảng bá nhanh nhất hình ảnh của một đất nước và một nền văn hóa. Bánh mì - một món ăn bình dị, dân dã của người dân Việt lại được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới và đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và là một đặc trưng không thể thiếu khi nhắc đến ẩm thực của mảnh đất hình chữ S. Dù là thực khách đã ăn, chưa ăn hay sẽ ăn đa phần đều cảm thấy hào hứng khi nhắc đến “Bánh mì”. Bánh mì Việt Nam là một phần linh hồn của ẩm thực đường phố, từ một món ăn 1725 phổ thông đã trở thành món ăn "quốc dân" của người Việt và cùng người Việt đi khắp năm châu bốn bể, làm rạng danh ẩm thực Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Từ điển tiếng Anh Oxford (2011), Nhà xuất bản Đại học Oxford [2] Richard Johnson, 2012, The world's best street food, 1726
File đính kèm:
- suc_hut_cua_banh_mi_viet_nam_qua_lang_kinh_cua_ban_be_quoc_t.pdf