Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế (NVYT) về rối loạn tự

kỷ (RLTK) ở trẻ sau một năm triển khai chương trình truyền thông về RLTK ở trẻ em tại cộng đồng (từ

tháng 1/2018 đến tháng 1/2019) tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình.

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau không có nhóm chứng, với

cỡ mẫu 300 và 295 NVYT ở ba tuyến (xã, huyện và tỉnh) tương ứng với thời điểm trước can thiệp (TCT)

và sau can thiệp (SCT) được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Kết quả: Về kiến thức, trong tổng số 14 câu hỏi, 13 câu có tỷ lệ trả lời đúng SCT cao hơn TCT (OR từ

1,17 - 4,73), trong đó sự thay đổi có ý nghĩa thống kê ở 5 câu về dấu hiệu cờ đỏ và 3 câu về sai lầm trong

điều trị RLTK. Với 5 câu hỏi (tổng là 25 điểm) đánh giá thái độ, điểm trung vị SCT là 17, cao hơn 1 điểm

so với TCT (p<0,05). Không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về thực hành khi nghi ngở trẻ mắc RLTK

của NVYT trước và sau can thiệp (p>0,05).

Kết luận: Chương trình can thiệp giúp nâng cao kiến thức và thái độ của NVYT về RLTK ở trẻ. Cần tiếp

tục duy trì chương trình để thấy được sự thay đổi về thực hành của NVYT.

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình trang 1

Trang 1

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình trang 2

Trang 2

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình trang 3

Trang 3

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình trang 4

Trang 4

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình trang 5

Trang 5

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình trang 6

Trang 6

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình trang 7

Trang 7

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình trang 8

Trang 8

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 10820
Bạn đang xem tài liệu "Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình
98
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
Hứa Thanh Thủy và cộng sự
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tự kỷ (RLTK), là một nhóm các rối 
loạn phát triển phức hợp của não, đặc trưng bởi 
những khó khăn trong tương tác xã hội, giao 
tiếp và một loạt các hành vi và mối quan tâm 
bị hạn chế hoặc bị lặp đi lặp lại (1). Các nghiên 
cứu dịch tễ học gần đây ước tính tỷ lệ trẻ mắc 
RLTK toàn cầu là 0,62% (2). Tại Việt Nam, 
công bố mới về dịch tễ học tại ba tỉnh miền Bắc 
cho thấy, tỷ lệ RLTK ở trẻ từ 18 đến 30 tháng 
là 0,75% (3). Sàng lọc và chẩn đoán sớm RLTK 
ở trẻ em trước 3 tuổi là chìa khóa cho việc thực 
hiện can thiệp và hỗ trợ trẻ có RLTK đạt hiệu 
quả. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy thực 
trạng chậm trễ trong chẩn đoán và can thiệp cho 
trẻ RLTK (4, 5), và một trong những nguyên 
nhân của tình trạng này là sự hạn chế về kiến 
thức, thái độ, thực hành của các nhóm đối tượng 
thường xuyên tiếp xúc với trẻ như người chăm 
sóc trẻ (NCST), giáo viên mầm non (GVMN) 
và nhân viên y tế (NVYT) (6-8). Nghiên cứu 
tại Pakistan tiến hành trên 348 bác sỹ đa khoa 
cho thấy chỉ có 44,6% đã từng nghe tới RLTK, 
trong đó tỷ lệ nhận thức sai về nguyên nhân và 
trị liệu của tự kỷ 45,2% và 38,3% (8). Thậm chí, 
đối với nhóm bác sỹ thuộc chuyên ngành nhi 
khoa và tâm thần, nghiên cứu tại Nigeria cũng 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế (NVYT) về rối loạn tự 
kỷ (RLTK) ở trẻ sau một năm triển khai chương trình truyền thông về RLTK ở trẻ em tại cộng đồng (từ 
tháng 1/2018 đến tháng 1/2019) tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau không có nhóm chứng, với 
cỡ mẫu 300 và 295 NVYT ở ba tuyến (xã, huyện và tỉnh) tương ứng với thời điểm trước can thiệp (TCT) 
và sau can thiệp (SCT) được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn.
Kết quả: Về kiến thức, trong tổng số 14 câu hỏi, 13 câu có tỷ lệ trả lời đúng SCT cao hơn TCT (OR từ 
1,17 - 4,73), trong đó sự thay đổi có ý nghĩa thống kê ở 5 câu về dấu hiệu cờ đỏ và 3 câu về sai lầm trong 
điều trị RLTK. Với 5 câu hỏi (tổng là 25 điểm) đánh giá thái độ, điểm trung vị SCT là 17, cao hơn 1 điểm 
so với TCT (p<0,05). Không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về thực hành khi nghi ngở trẻ mắc RLTK 
của NVYT trước và sau can thiệp (p>0,05).
Kết luận: Chương trình can thiệp giúp nâng cao kiến thức và thái độ của NVYT về RLTK ở trẻ. Cần tiếp 
tục duy trì chương trình để thấy được sự thay đổi về thực hành của NVYT.
Từ khóa: Tự kỷ, rối loạn tự kỷ, can thiệp, kiến thức, thái độ, thực hành, nhân viên y tế
Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn 
tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình
Hứa Thanh Thủy1*, Nguyễn Thái Quỳnh Chi1, Nguyễn Thị Nga1, Đinh Thu Hà1, Nguyễn Thị 
Hương Giang2, Nguyễn Thanh Hương1
BÀI BÁO NGHIÊN CỨU GỐC
*Địa chỉ liên hệ: Hứa Thanh Thủy
Email: htt@huph.edu.vn
1 Trường Đại học Y tế công cộng
2Bệnh viện Nhi Trung Ương
Ngày nhận bài: 03/4/2020
Ngày phản biện: 15/4/2020
Ngày đăng bài: 28/6/2020
99
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
cho thấy kiến thức của đối tượng rất hạn chế, 
với trung bình điểm kiến thức chỉ đạt 12,56/19 
điểm (9).
Một chương trình truyền thông nâng cao kiến 
thức, thái độ, thực hành của NCST, GVMN 
và NVYT về RLTK đã được triển khai thí 
điểm tại hai tỉnh Hoà Bình và Thái Bình từ 
năm 2017 đến 2018. Để cung cấp bằng chứng 
tin cậy về kết quả của chương trình can thiệp, 
nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu 
“đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực 
hành của NVYT về RLTK ở trẻ sau một năm 
can thiệp”.
PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp so 
sánh trước sau không có nhóm chứng được thực 
hiện tại tỉnh Hòa Bình và Thái Bình. Thu thập 
số liệu trước can thiệp (TCT) và sau can thiệp 
(SCT) vào tháng 01/2017 và tháng 1/2019. 
Đối tượng nghiên cứu: NVYT không chuyên 
về RLTK, có tiếp xúc với trẻ dưới 5 tuổi, được 
chia thành 3 tuyến: tuyến xã (NVYT thôn và 
CBYT xã), tuyến huyện (CBYT đang công tác 
tại Khoa Khám bệnh, Khoa Nhi thuộc TTYT 
hoặc TTYTDP và BVĐK huyện), và tuyến tỉnh 
(CBYT đang công tác tại Khoa Khám bệnh, 
Khoa nhi thuộc BVĐK tỉnh). 
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Cỡ mẫu 
được tính toán theo công chức chọn mẫu hai tỷ lệ:
Hứa Thanh Thủy và cộng sự
Với α = 0,05, β = 0,2; P
1 
và P
2
: Tỷ lệ NVYT có 
thực hành đúng về RLTK ở trẻ thời điểm TCT 
và SCT tương ứng là 0,65 và 0,80. Cỡ mẫu thực 
tế cho 2 tỉnh TCT là 300 và SCT là 295. 
ĐTNC được chọn lựa theo phương pháp chọn 
mẫu nhiều giai đoạn. 
- Giai đoạn 1: tại mỗi tỉnh lựa chọn 1 thành 
phố (TP) và 1 huyện: TP. Hòa Bình và Huyện 
Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình); TP. Thái Bình và 
huy ... CT. Đặc biệt, sự thay đổi này có ý nghĩa 
thống kê (p<0,001) ở cả 5 câu hỏi về dấu hiệu 
cờ đỏ nghi ngờ trẻ RLTK và 3 câu hỏi liên quan 
đến kiến thức sai lầm của ĐTNC về cách cách 
trị liệu RLTK phổ biến tại Việt Nam. 
Khi phân tích sự thay đối trước và sau can thiệp 
theo từng nhân tố và theo cả thang đo, kết quả 
Bảng 3 cho thấy, điểm trung vị đối với nhóm 
kiến thức về dấu cờ đỏ nghi ngờ trẻ mắc RLTK 
và nhóm kiến thức về sai lầm trong “điều trị” 
RLTK ở trẻ tại thời điểm SCT cao hơn so với 
TCT (p<0,001). Còn đối với nhóm kiến thức cơ 
bản, điểm trung vị trước và SCT không có sự 
thay đổi (p>0,05). Đối với biến tổng hợp kiến 
thức chung vể RLTK, điểm trung vị tại thời 
điểm SCT cao hơn so với TCT (22 điểm so với 
20 điểm, p<0,001).
Bảng 2. Sự thay đổi kiến thức theo từng nhân tố và kiến thức chung của NVYT
Nhóm kiến thức
Trung vị (iqr) Giá trị p 
(Kiểm định 
Mann-Whitney)
TCT 
(n=193)
SCT 
(n=226)
Kiến thức về dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc 
RLTK
6 (5) 8 (4) <0,001
Kiến thức cơ bản về RLTK 10 (4) 10 (4) 0,855
Kiến thức sai lầm về điều trị RLTK 3 (3) 6 (2) <0,001
Kiến thức chung về RLTK ở trẻ 20 (10) 22 (8) <0,001
102
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
Hứa Thanh Thủy và cộng sự
Bảng 3. Sự thay đổi thái độ của NVYT về RLTK ở trẻ 
Nội dung
Trung vị 
(khoảng tứ phân vị)
p
TCT 
(n=300)
SCT 
(n=295)
Tôi cho rằng trẻ tự kỷ đều bị thiểu năng trí tuệ 3 (2) 4 (1) <0,001
Tôi cho rằng tự kỷ không thể cải thiện được 4 (0) 4 (0) 0,124
Tôi cho rằng trẻ tự kỷ luôn gây rắc rối cho những trẻ chơi cùng 4 (2) 4 (1) <0,001
Tôi cảm thấy trẻ tự kỷ thường có hành vi gây hại đến người 
xung quanh 
4 (1) 4 (0) 0,135
Tôi nghĩ rằng trẻ mắc tự kỷ cần được học tại các trường/lớp 
chuyên biệt.
2 (1) 2 (1) 0,215
Thái độ chung về RLTK ở trẻ của NVYT 16 (3) 17 (3) <0,001
3. Sự thay đổi thái độ của NVYT về RLTK ở trẻ 
Bảng 3 cho thấy, điểm trung vị ở các phát biểu: 
“Tôi cho rằng trẻ tự kỷ đều bị thiểu năng trí tuệ” 
và “Tôi cho rằng trẻ tự kỷ luôn gây rắc rối cho 
những trẻ chơi cùng” và biến tổng hợp thái độ 
chung về RLTK của NVYT tại thời điểm SCT 
cao hơn TCT (p<0,001). Như vậy, can thiệp đã 
làm thay đổi thái độ của NVYT đối với trẻ tự kỷ 
theo hướng tích cực hơn.
3.4. Sự thay đổi thực hành của NVYT về xử 
trí sớm khi nghi ngờ trẻ RLTK 
Tương ứng tại thời điểm TCT và SCT, có 
110/300 (38,2%) và 174/275 (63,3%) NVYT đã 
từng quan sát và nghi ngờ trẻ mắc RLTK, vào 
thời điểm trẻ 25-30 tháng. Đa phần là con của 
hàng xóm/bạn bè/họ hàng (khoảng 80%), một 
số ít là trẻ đi khám bệnh (dưới 10%). 
103
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
Hứa Thanh Thủy và cộng sự
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Khuyên 
NCST đưa 
trẻ đi
Tư vấn 
NCST cách 
chăm sóc trẻ 
tại nhà
Tìm và đưa 
tài liệu cho 
NCST
Không làm gì
86.4
29.1
23.6
7.3
87.4
32.8
31
7.4
TCT SCT
Hình 1: Sự thay đổi thực hành của NVYT khi nghi ngờ trẻ RLTK trước và sau can thiệp
Kết quả Hình 1 cho thấy, tại thời điểm SCT tỷ 
lệ chọn phương án “khuyên NCST đưa trẻ đi 
khám bác sỹ”; “Tư vấn cho NCST cách chăm 
sóc trẻ tại nhà” hay “Tìm và đưa tài liệu cho 
NCST” đều cao hơn so với TCT, tuy nhiên sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 
Đối với phương án không hợp lý nhất: “Không 
làm gì cả”, tỷ lệ ĐTNC chọn thấp (khoảng 7%) 
và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại 
hai thời điểm TCT và SCT.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm SCT, 
NVYT có sự cải thiện đáng kể về kiến thức liên 
quan đến các dấu hiệu cờ đỏ nghi ngờ trẻ mắc 
RLTK so với thời điểm TCT với mức tăng từ 20-
30% (p<0,05) và điểm trung vị tăng từ 6 lên 8 
điểm (p<0,001). Đây chính là chỉ báo quan trọng 
đầu tiên phản ánh hiệu quả của chương trình 
can thiệp và có thể nói là khá khả quan khi so 
sánh với kết quả của một số nghiên cứu trên thế 
giới. Ví dụ, nghiên cứu của K. L. Daniel và cộng 
sự (2009) đánh giá chương trình truyền thông 
“Nhận biết dấu hiêu, Hành động sớm” tại Hoa 
Kỳ sau 3 năm (năm 2007 so với năm 2004) cho 
thấy, tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về các dấu 
hiệu nghi ngờ trẻ mắc RLTK tăng từ 74% lên 
87% (p<0,05) (11). Điều này có thể là do sự khác 
biệt về quy mô và kênh truyền thông của chương 
trình can thiệp. Đối với can thiệp ở quy mô quốc 
gia sử dụng kênh truyền thông đại chúng (truyền 
hình, truyền thanh, trang web, video clip) như 
chiến dịch truyền thông Nhận biết dấu hiệu – 
hành động sớm, khả năng tiếp cận của đối tượng 
đích đến các hoạt động của chương trình có thể 
là hạn chế hơn so với can thiệp được triển khai ở 
quy mô nhỏ, kết hợp cả hình thức truyền thông 
đại chúng (banner, áp phích và loa phát thanh) 
và truyền thông nhóm/cá nhân (phát tận tay tờ 
104
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
rơi, sách mỏng, xem video, tập huấn và thảo luận 
nhóm) như nghiên cứu can thiệp của chúng 
tôi (11). Lý giải này cũng phù hợp với kết quả 
nghiên cứu về tỷ lệ tiếp cận với chương trình 
truyền thông: đối với chương trình “Nhận biết 
dấu hiệu – hành động sớm”, tỷ lệ CBYT nghe 
nói về chiến dịch là 43% (11); trong khi đó với 
nghiên cứu này, tỷ lệ là 92,9%.
Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam đã cho thấy thực 
trạng trẻ mắc RLTK được chẩn đoán và điều trị 
muộn. Một trong những nguyên nhân của tình 
trạng này là do nhận thức sai lầm của cộng đồng 
về nơi cung cấp dịch vụ y tế và khả năng chữa 
trị cho trẻ RLTK. Họ cho rằng các dịch vụ như 
phòng khám đông y, châm cứu bấm huyệt có 
thế chữa khỏi hoàn toàn cho trẻ RLTK (12, 13). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm SCT, 
CBYT đã có sự cải thiện về kiến thức liên quan 
đến những sai lầm trong điều trị RLTK so với 
TCT với mức tăng khoảng 30%. Kết quả này 
đã cung cấp thêm bằng chứng chứng minh hiệu 
quả của việc áp dụng cách tiếp cận giáo dục sức 
khỏe và truyền thông nâng cao kiến thức của 
chương trình can thiệp.
Đối với các nội dung kiến thức liên quan tới 
cách chẩn đoán, can thiệp hiệu quả và vai trò 
của NCST và GVMN trong việc phát hiện dấu 
hiệu sớm bất thường ở trẻ, kết quả nghiên cứu 
cho thấy tỷ lệ trả lời đúng SCT cao hơn so với 
TCT, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (p>0,05). Đây cũng chính là những nội 
dung mà NCST đã có kiến thức tốt tại thời điểm 
TCT, do đó không có sự thay đổi rõ rệt tại thời 
điểm SCT. 
Các kết quả nghiên cứu trên cùng với kết quả 
khá tích cực khi so sánh điểm trung vị kiến thức 
chung về RLTK ở trẻ của đối tượng SCT so với 
TCT (tăng từ 20 lên 22 điểm) một lần nữa có 
thể khẳng định hiệu quả nâng cao kiến thức về 
RLTK ở trẻ của chương trình can thiệp tại Hòa 
Bình và Thái Bình.
Tại thời điểm TCT, NVYT đã có thái độ tương 
đối tích cực với các can thiệp cho trẻ RLTK 
và không có thái độ kỳ thị với trẻ RLTK. Tuy 
nhiên có đến 60% NVYT đồng ý với nhận định 
“trẻ RLTK cần được học các trường lớp chuyên 
biệt”. Kết quả này khá tương đồng với nghiên 
cứu của Rahbar và cộng sự (2011) tại Karachi – 
Pakistan, có tới 80% CBYT cho rằng trẻ RLTK 
nên được giáo dục ở trường đặc biệt; và hơn 
60% cho rằng trẻ RLTK đang bị kỳ thị hoặc chịu 
những ý kiến tiêu cực trong xã hội (8). Tại thời 
điểm SCT, điểm trung vị thái độ chung về RLTK 
của NVYT cao hơn so với TCT (17 điểm so với 
16 điểm, p<0,001). Đặc biệt NVYT đã có thái độ 
tích cực hơn đối với trẻ tự kỷ, tỷ lệ không đồng ý 
với phát biểu “Tôi cho rằng trẻ tự kỷ đều bị thiểu 
năng trí tuệ” và “Tôi cho rằng trẻ tự kỷ luôn gây 
rắc rối cho những trẻ chơi cùng” SCT cao hơn 
so với TCT (p<0,001). Những kết quả này thể 
hiện NVYT đã có cái nhìn thiện cảm hơn về trẻ 
RLTK, từ đó có thể sẽ quan tâm đến trẻ và gia 
đình của trẻ RLTK hơn, sẽ là người động viên gia 
đình tham gia vào mô hình quản lý.
Về thực hành, kết quả nghiên cứu cho thấy 
không có sự khác biệt về thực hành của đối 
tượng trước và sau can thiệp. Điều này có thể 
lý giải do tại thời điểm TCT, NVYT đã có thực 
hành xử trí tốt khi nghi ngờ trẻ mắc RLTK và do 
thời gian can thiệp chưa đủ dài để có thể nhận 
thấy sự thay đổi trong thực hành của NVYT.
Bên cạnh những kết quả thu được khả quan, 
nghiên cứu cũng có một số điểm hạn chế cần 
được lưu ý bao gồm: thiết kế nghiên cứu chưa 
có nhóm chứng, địa bàn nghiên cứu là hai tỉnh 
khu vực miền Bắc nên chưa đảm bảo tính đại 
diện cho toàn bộ Việt Nam và câu hỏi đánh giá 
thực hành mới chỉ dùng lại ở hành vi xử trí khi 
nghi ngờ trẻ mắc RLTK, chưa đánh giá được 
các chỉ số sâu hơn như thực hành sàng lọc, chẩn 
đoán rối loạn phát triển và RLTK ở trẻ.
KẾT LUẬN
Sau 1 năm can thiệp, chương trình truyền thông 
nâng cao nhận thức về RLTK ở trẻ tại cộng đồng 
đã đạt mang lại những thay đổi tích cực về kiến 
Hứa Thanh Thủy và cộng sự
105
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
thức và thái độ của NVYT về RLTK. NVYT đã 
hiểu rõ hơn về các dấu hiệu cờ đỏ nghi ngờ trẻ 
mắc RLTK và loại bỏ những sai lầm trong cách 
trị liệu cho trẻ tự kỷ; có thái độ tích cực đối với 
RLTK ở trẻ. Tuy nhiên, do thời gian can thiệp 
ngắn, sự thay đổi về thực hành đối tượng vẫn 
chưa được chứng minh. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu là một phần của đề 
tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ 
học, phương pháp chẩn đoán và can thiệp sớm 
rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng” do trường 
Đại học Y tế công cộng chủ trì. Chúng tôi xin 
chân thành cảm ơn GS.TS. Bùi Thị Thu Hà – 
chủ nhiệm đề tài, các đơn vị, cá nhân: Sở Y tế, 
UBND tỉnh/huyện/xã và các CBYT tại hai tỉnh 
Hòa Bình, Thái Bình đã tạo điều kiện, hỗ trợ 
chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization. Questions and 
answers about autism spectrum disorders 
(ASD) 2018 [Available from: https://www.who.
int/features/qa/85/en/.
2. World Health Organization. Comprehensive 
and coordinated efforts for the management 
of autism spectrum disorders 2013 [Available 
from: 
eb133/b133_4-en.pdf.
3. Hoang VM, Le TV, Chu TTQ, Le BN, Duong 
MD, Thanh NM, et al. Prevalence of autism 
spectrum disorders and their relation to selected 
socio-demographic factors among children 
aged 18–30 months in northern Vietnam, 2017. 
International Journal of Mental Health Systems. 
2019;13(1):29.
4. Hrdlicka M, Vacova M, Oslejskova H, 
Gondzova V, Vadlejchova I, Kocourkova J, et al. 
Age at diagnosis of autism spectrum disorders: 
is there an association with socioeconomic 
status and family self-education about autism? 
Neuropsychiatric disease and treatment. 
2016;12:1639-44.
5. Baio J, Wiggins L, Christensen DL, Maenner 
MJ, Daniels J, Warren Z, et al. Prevalence of 
Autism Spectrum Disorder Among Children 
Aged 8 Years - Autism and Developmental 
Disabilities Monitoring Network, 11 Sites, 
United States, 2014. Morbidity and mortality 
weekly report Surveillance summaries 
(Washington, DC : 2002). 2018;67(6):1-23.
6. Alamri A, Tyler-Wood T. Teachers’ Attitudes 
Toward Children with Autism: A Comparative 
Study of the United States and Saudi Arabia. 
The Journal of the International Association of 
Special Education. 2016;16:14-25.
7. Wang J, Zhou X, Xia W, Sun C, Wu L, Wang 
J. Autism awareness and attitudes towards 
treatment in caregivers of children aged 3-6 
years in Harbin, China. Social psychiatry and 
psychiatric epidemiology. 2012;47(8):1301-8.
8. Rahbar MH, Ibrahim K, Assassi P. Knowledge 
and attitude of general practitioners regarding 
autism in Karachi, Pakistan. Journal of autism and 
developmental disorders. 2011;41(4):465-74.
9. Igwe MN, Ahanotu AC, Bakare MO, Achor 
JU, Igwe C. Assessment of knowledge about 
childhood autism among paediatric and 
psychiatric nurses in Ebonyi state, Nigeria. 
Child and adolescent psychiatry and mental 
health. 2011;5(1):1.
10. Thủy HT, Chi NTQ, Nga NT, Giang NTH, 
Hương NT. Tính giá trị và độ tin cậy của thang 
đo kiến thức về rối loạn tự kỷ ở trẻ: kết quả 
nghiên cứu đối với cán bộ y tế tại hai tỉnh Hòa 
Bình và Thái Bình. Tạp chí Y học thực hành. 
2019;7 (1103) 2019:116-20.
11. Daniel KL, Prue C, Taylor MK, Thomas J, Scales 
M. ‘Learn the signs. Act early’: a campaign to 
help every child reach his or her full potential. 
Public health. 2009;123 Suppl 1:e11-6.
12. Khánh HB. Kiến thức thái độ về hội chứng tự 
kỷ và một số yếu tố liên quan của người chăm 
sóc trẻ dưới 3 tuổi ở phường Thành Công và 
phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà 
Nội [Luận văn thạc sĩ YTCC]. Hà Nội: Đại học 
Y tế công cộng; 2011.
13. Lan PT. Kiến thức, thực hành và nhu cầu được 
cung cấp thông tin của cha mẹ có con tự kỷ tại 
trường chuyên biệt An Phúc Thành tại Hà Nội 
năm 2016 [Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng]. Hà 
Nội: Trường Đại học Y tế công cộng; 2016.
Hứa Thanh Thủy và cộng sự
106
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
Hứa Thanh Thủy và cộng sự
Knowledge, attitudes and practices of healthcare workers about autism 
spectrum disorders in Hoa Binh and Thai Binh: results after one-year 
intervention
Hua Thanh Thuy1, Nguyen Thai Quynh Chi1, Nguyen Thi Nga1, Dinh Thu Ha1, Nguyen Thi 
Huong Giang, Nguyen Thanh Huong1
1Hanoi University of Public Health
2 Vietnam National Children’s Hospital.
Objective: To evaluate the changes in knowledge, attitudes and practices of healthcare workers 
(HCWs) on autism spectrum disorders (ASD) after one year of implementing a community-based 
communication intervention on ADS (from January 2018 to January 2019) in Hoa Binh and Thai Binh 
provinces. Methods: This is an interventional study without a control group and pre-post evaluations 
with 300 HCWs at commune, district and provincial levels in pre-intervention evaluation and 295 
participated in post-intervention selected by using multi-stage cluster. Results: The percentages of 
HCWs who had correct answers for 13/14 questions on ASD knowledge increased after intervention 
(OR from 1.17 to 4.73), in which the changes were statistically significant in 5 question about red 
flags for ASD and 3 questions about mistakes in treatment of ASD. The median score of attitudes 
also increased (17 points vs 16 points, post vs pre-intervention, p<0.05). The results indicated 
an insignificant change in HCWs practices on ASD early actions (p> 0.05). Conclusion: The 
community-based communication intervention improved the knowledge and attitudes of HCWs on 
ASD and should be continued to evaluate the change in practice of HCWs. 
Keywords: Autism, autism disorder, intervention, knowledge, attitudes, practices, health workers 

File đính kèm:

  • pdfsu_thay_doi_kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_cua_nhan_vien_y_te_v.pdf