Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y

Nghiên cứu này nhằm kiểm định mức độ tác động của các yếu

tố đặc điểm tính cách lên thái độ đối với rủi ro tài chính và thái độ

rủi ro tài chính lên ý định đầu tư tài chính của nhà đầu tư cá nhân

thuộc thế hệ Y tại Việt Nam. Kết quả kiểm nghiệm mô hình cấu

trúc tuyến tính dựa trên bộ dữ liệu được thu thập từ 277 nhà đầu tư

tài chính thuộc thế hệ Y cho thấy yếu tố tâm lý bất ổn có tác động

đồng biến với thái độ đối với rủi ro tài chính, các yếu tố sự dễ chịu,

sự tận tâm và sẵn sàng trải nghiệm có tác động nghịch biến với thái

độ đối với rủi ro tài chính, còn mối quan hệ giữa yếu tố hướng

ngoại và thái độ đối với rủi ro tài chính không được ủng hộ; đồng

thời, thái độ đối với rủi ro tài chính có tác động nghịch biến lên ý

định đầu tư tài chính dài hạn và ý định đầu tư tài chính ngắn hạn.

Bên cạnh ý nghĩa về lý thuyết thì kết quả mà nghiên cứu này đạt

được phần nào hữu ích cho các nhà phân tích tài chính, các công ty

tài chính có cái nhìn rõ hơn về ý định đầu tư tài chính cá nhân thế

hệ Y tại Việt Nam.

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 1

Trang 1

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 2

Trang 2

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 3

Trang 3

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 4

Trang 4

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 5

Trang 5

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 6

Trang 6

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 7

Trang 7

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 8

Trang 8

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 9

Trang 9

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 16120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y

Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y
 114 Trần Ngọc Hưng và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 114-126 
Sự tác động của các đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính 
cá nhân: Một nghiên cứu trên thế hệ Y 
The impact of Big-five personality traits on investment intentions: 
Study on generation Y 
Trần Ngọc Hưng1*, Dương Như Hùng2, 
Nguyễn Tường Nam3, Trương Ngọc Anh Vũ4 
1Công ty cổ phần tập đoàn năng lượng Tuấn Ân, Việt Nam 
2Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
3Trường Cao đẳng Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
4Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ, Email: vu.tna@ou.edu.vn 
THÔNG TIN TÓM TẮT 
DOI:10.46223/HCMCOUJS.
econ.vi.15.3.1331.2020 
Ngày nhận: 05/03/2020 
Ngày nhận lại: 09/04/2020 
Duyệt đăng: 20/04/2020 
Từ khóa: 
đặc điểm tính cách, thế hệ Y, 
thái độ đối với rủi ro tài chính, 
ý định đầu tư tài chính cá 
nhân 
Keywords: 
personality characteristic, 
generation Y, attitude toward 
financial risks, intention to 
invest in the personal finance 
Nghiên cứu này nhằm kiểm định mức độ tác động của các yếu 
tố đặc điểm tính cách lên thái độ đối với rủi ro tài chính và thái độ 
rủi ro tài chính lên ý định đầu tư tài chính của nhà đầu tư cá nhân 
thuộc thế hệ Y tại Việt Nam. Kết quả kiểm nghiệm mô hình cấu 
trúc tuyến tính dựa trên bộ dữ liệu được thu thập từ 277 nhà đầu tư 
tài chính thuộc thế hệ Y cho thấy yếu tố tâm lý bất ổn có tác động 
đồng biến với thái độ đối với rủi ro tài chính, các yếu tố sự dễ chịu, 
sự tận tâm và sẵn sàng trải nghiệm có tác động nghịch biến với thái 
độ đối với rủi ro tài chính, còn mối quan hệ giữa yếu tố hướng 
ngoại và thái độ đối với rủi ro tài chính không được ủng hộ; đồng 
thời, thái độ đối với rủi ro tài chính có tác động nghịch biến lên ý 
định đầu tư tài chính dài hạn và ý định đầu tư tài chính ngắn hạn. 
Bên cạnh ý nghĩa về lý thuyết thì kết quả mà nghiên cứu này đạt 
được phần nào hữu ích cho các nhà phân tích tài chính, các công ty 
tài chính có cái nhìn rõ hơn về ý định đầu tư tài chính cá nhân thế 
hệ Y tại Việt Nam. 
ABSTRACT 
The aim of this paper is to examines the empirical relationship 
between personality traits attitude towards financial risk, mediated 
by attitude towards financial risk of gen Y Vietnamese individual 
investors. Based on the testing of a theoretical model with a set of 
data collected from 277 investors. The results of analyzing 
structural equation modeling show that neuroticism has a positive 
impact on attitude towards financial risk, the factors of 
agreeableness, conscientiousness and openness to experience have 
a negative impact on attitude towards financial risk, the 
relationship between extraversion and attitude towards financial 
risk is not supported. Specifically, attitude towards financial risk 
has a direct negative impact on investment intentions. From this 
 Trần Ngọc Hưng và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 114-126 115 
conclusion, the paper may be useful for analysts or finance 
companies to better understand the behavior of individual finance 
investment of gen Y Vietnamese. 
1. Giới thiệu 
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2019 Việt Nam có tốc độ tăng 
tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 7,02% so với năm 2018. Đặc biệt, hiệu quả tín 
dụng đối với tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng tín dụng cần thiết cho 1% tăng 
trưởng kinh tế đã giảm từ trên 2,2% năm 2017 xuống mức bình quân 1,4% năm 2019. Tăng 
trưởng vốn huy động từ thị trường chứng khoán thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ 
phiếu bổ sung vốn đạt mức tăng trưởng ấn tượng với hơn 33%. Như vậy đi cùng đà tăng trưởng 
ổn định trên 5% từ năm 2012 đến năm 2019 thì lượng nguồn vốn đầu tư cá nhân dồi dào đã góp 
một phần hết sức quan trọng vào việc phát triển hoạt động kinh tế và hoạt động đầu tư. 
Đầu năm 2019 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Đề án tái cấu trúc thị 
trường chứng khoán Việt Nam, trong đó đặt mục tiêu tăng số lượng nhà đầu tư lên 3% dân số, 
tương đương với gần 3 triệu tài khoản đến năm 2020 và nâng lên 5% đến năm 2025 (Lam Phong, 
2019). Để tăng số lượng cá nhân đầu tư tài chính, các nhà môi giới, các công ty tài chính không 
thể không chú ý đến thế hệ Y ở Việt Nam, thế hệ này đang được quan tâm đến rất nhiều vì sẽ là 
thế hệ chủ chốt trong lực lượng lao động chính toàn cầu (32% dân số thế giới và 35% dân số 
Việt Nam) (Nielsen, 2016). Theo Miller và Washington (2009) thế hệ Y hay có tên gọi khác là 
Millennials là những người sinh từ năm 1977 đến 2000. Mothersbaugh và Hawkins (2016) nêu 
lên các yếu tố làm cho thế hệ Y có nét riêng so với các thế hệ khác bao gồm: sử dụng công nghệ, 
thích âm nhạc và văn hoá pop, có tính khoan dung, thông minh và yêu thích thời trang. Như vậy 
với thực trạng số lượng nhà đầu tư hiện hữu và tiềm năng ở thế hệ Y là không nhỏ, với nhiều đặc 
điểm riêng biệt đồng thời là thế hệ tương lai của ... luận mô hình đo 
lường này phù hợp với dữ liệu thực tế. 
Như thể hiện trên Bảng 2, hệ số tải chuẩn hoá của các biến dao động từ 0,653 đến 0,815 
đều lớn hơn 0,5 đồng thời phương sai trích của các thang đo AVE dao động từ 0,511 đến 0,636 đều 
lớn hơn 0,5 nên các thang đo đạt giá trị hội tụ. Độ tin cậy tổng hợp (CR) co giá trị từ 0,771 đến 
0,875 đều lớn hơn 0,7 nên các thang đo đạt độ tin cậy. Tương quan giữa các khái niệm dao động từ 
0,520 tới 0,636, thấp xa đáng kể với 1 (p = 0,05) nên các thang đo đạt độ giá trị phân biệt. 
4.3. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính 
Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình này có giá trị Chi-
square = 562.968; df = 388; p = 0,000 nhỏ hơn 0,05; Chi-square/df = 1,451; CFI = 0,948; TLI = 
0,942; GFI = 0,874 nhỏ hơn 0,9, tuy nhiên Nguyen và Nguyen (2011) thì một mô hình có Chi-
square/df nhỏ hơn 2, TLI, CFI lớn hơn 0,9 và RMSEA = 0,04 nhỏ hơn 0,08 thì có thể kết luận là 
mô hình này phù hợp tốt với dữ liệu thu thập được từ thực tiễn và 33% phương sai của yếu tố ý 
định đầu tư ngắn hạn, 39% phương sai của yếu tố ý định đầu tư dài hạn được giải thích bởi các 
yếu tố có trong mô hình nghiên cứu. 
Kết quả ước lượng (Bảng 3) cho thấy các mối quan hệ kiểm định đều có ý nghĩa về mặt 
thống kê (p < 0,05), và hệ số chuẩn hoá của H2, H3, H4, H5, H6, H7 cùng dấu với giả thuyết đề 
ra nên được ủng hộ. 
Giả thuyết H1 tuy có p < 0,05 nhưng dấu của hệ số hồi quy chuẩn hóa ngược với dấu của 
giả thuyết H1 đề xuất nên giả thuyết này không được ủng hộ. 
 Trần Ngọc Hưng và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 114-126 123 
Bảng 3 
Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính 
Mối quan hệ Hệ số 
chuẩn hoá 
p Kiểm định 
giả thuyết 
Hướng ngoại -> Thái độ đối với rủi ro tài chính 0,188 0,018 Bác bỏ H1 
Tâm lý bất ổn -> Thái độ đối với rủi ro tài chính 0,251 0,004 Ủng hộ H2 
Sự dễ chịu -> Thái độ đối với rủi ro tài chính -0,212 0,003 Ủng hộ H3 
Sự tận tâm -> Thái độ đối với rủi ro tài chính -0,251 0,003 Ủng hộ H4 
Sẵn sàng trải nghiệm -> Thái độ đối với rủi ro tài chính -0,272 0,002 Ủng hộ H5 
Thái độ đối với rủi ro tài chính -> Ý định đầu tư ngắn hạn -0,577 0,002 Ủng hộ H6 
Thái độ đối với rủi ro tài chính -> Ý định đầu tư dài hạn -0,623 0,002 Ủng hộ H7 
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu 
5. Thảo luận kết quả 
Mối quan hệ giữa 5 đặc điểm tính cách và thái độ đối với rủi ro tài chính 
Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy mối quan hệ của tính hướng 
ngoại và thái độ rủi ro tài chính có hệ số β = 0,188 bị bác bỏ, do đó tính cách hướng ngoại của 
các nhà đầu tư cá nhân thế hệ Y không có mối quan hệ tác động đến thái độ rủi ro tài chính. Như 
vậy các nhà môi giới hay nhà phân tích về đầu tư cá nhân không thể dựa trên tính cách hướng 
ngoại để dự báo hành vi đầu tư của nhà đầu tư cá nhân thế hệ Y tại Việt Nam. 
Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy mối quan hệ của tâm lý bất ổn và 
thái độ rủi ro tài chính có hệ số β = 0,251, điều này cho thấy tâm lý bất ổn có mối quan hệ đồng 
biến với thái độ rủi ro tài chính. Nghĩa là nhà đầu tư cá nhân có tâm lý càng không ổn định thì sẽ 
có thái độ đối với rủi ro tài chính càng cao. Như vậy, các nhà môi giới hay nhà phân tích về đầu 
tư cá nhân muốn thu hút nhà đầu tư cá nhân có tâm lý bất ổn đầu tư tài chính thì cần phải tư vấn 
kỹ, đưa ra các phương án khác nhau hay các công cụ phòng ngừa rủi ro, cũng như thường xuyên 
theo dõi và tư vấn kịp thời trước những biến động của thị trường,  nhằm giúp đối tượng khách 
hàng này yên tâm hơn. 
Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy mối quan hệ của sự dễ chịu và 
thái độ rủi ro tài chính có hệ số β = -0,212; sẵn sàng trải nghiệm và thái độ rủi ro tài chính với β 
= -0,272; sự tận tâm và thái độ rủi ro tài chính có hệ số β = -0,251, điều này cho thấy sự dễ chịu, 
sẵn sàng trải nghiệm, sự tận tâm, đều có mối quan hệ nghịch biến với thái độ rủi ro tài chính. 
Nghĩa là nhà đầu tư cá nhân có các tính cách sự dễ chịu, sẵn sàng trải nghiệm, sự tận tâm càng 
cao thì sẽ có thái độ đối với rủi ro tài chính càng thấp. Dựa vào hệ số β cho thấy nhà đầu tư cá 
nhân có tính cách sẵn sàng trải nghiệm có thái độ với rủi ro tài chính là thấp nhất, tiếp đó là sự 
tận tâm và sự dễ chịu. Như vậy các nhà môi giới hay nhà phân tích về đầu tư cá nhân có thể dễ 
thu hút đầu tư tài chính từ những nhà đầu tư cá nhân có ba tính cách này theo thứ tự ưu tiên là 
sẵn sàng trải nghiệm, sự tận tâm, sự dễ chịu. 
Mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro tài chính và ý định đầu tư tài chính 
Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy mối quan hệ của thái độ rủi ro tài 
chính và ý định đầu tư tài chính ngắn hạn có hệ số β = -0,577; thái độ rủi ro tài chính và ý định 
đầu tư tài chính dài hạn có hệ số β = -0,623, điều này cho thấy thái độ đối với rủi ro tài chính đều 
có tác động nghịch biến lên ý định đầu tư tài chính bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. Với kết quả 
 124 Trần Ngọc Hưng và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 114-126 
này, cho thấy nhà đầu tư cá nhân thế hệ Y tại Việt Nam có thái độ đối với rủi ro tài chính càng 
cao thì càng ít có ý định đầu tư tài chính ngắn hạn hơn so với dài hạn. Nghĩa là, họ sẽ thiên về 
hành vi đầu tư tài chính dài hạn hơn là quá trình đầu tư tài chính ngắn hạn. Nên các nhà môi giới 
hay nhà phân tích về đầu tư cá nhân tập trung tư vấn và thu hút những nhà đầu tư cá nhân này 
bằng các hình thức đầu tư dài hạn như đầu tư bất động sản, mua trái phiếu chính phủ, đầu tư 
chứng khoán dài hạn etc. 
Sự hiểu biết về tính cách của các nhà đầu tư tài chính về thái độ rủi ro tài chính và thái độ 
rủi ro tài chính tác động lên đầu tư dài hạn hay ngắn hạn sẽ giúp cho các nhà quản lý hay nhà 
môi giới cố vấn về tài chính được hiểu quả hơn hoặc cố vấn về cách thức và hình thức đầu tư cho 
nhà đầu tư tài chính thế hệ Y ở Việt Nam được tốt hơn. Ngoài ra, nhà quản lý, nhà môi giới hay 
nhà phân tích về đầu tư tài chính có thể xác định được nhu cầu của nhà đầu tư cá nhân tiềm năng 
của mình, để từ đó họ thoả mãn nhu cầu nhà đầu tư cá nhân thông qua chiến lược tiếp thị hoặc 
điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn. 
Để thu hút các nhà đầu tư tài chính cá nhân thế hệ Y thì các nhà tư vấn đầu tư tài chính, 
các công ty đầu tư tài chính cần hiểu rõ các đặc điểm tính cách của cá nhà đầu tư thế hệ này, để 
từ đó có chiến lược đào tạo hay tuyển dụng nhân sự nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ tư vấn 
đầu tư tài chính. 
6. Kết luận 
Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá các đặc điểm tính cách tác động lên thái độ 
đối với rủi ro tài chính và thái độ đối với rủi ro tài chính tác động lên ý định đầu tư tài chính cá 
nhân trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả cho thấy yếu tố tâm lý bất ổn có tác động đồng biến với 
thái độ đối với rủi ro tài chính, các yếu tố sự dễ chịu, sự tân tâm và sẵn sàng trải nghiệm có tác 
động nghịch biến với thái độ đối với rủi ro tài chính, còn mối quan hệ giữa yếu tố hướng ngoại 
và thái độ đối với rủi ro tài chính không được ủng hộ; đồng thời, thái độ đối với rủi ro tài chính 
có tác động nghịch biến lên ý định đầu tư tài chính dài hạn và ý định đầu tư tài chính ngắn hạn. 
Kết quả này giúp các nhà môi giới, các công ty tài chính có thể sử dụng mô hình nghiên cứu này 
trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh và các chiến lược cung cấp dịch vụ phù hợp với 
từng đối tượng nhà đầu tư dựa trên đặc điểm tính cách cũng như thái độ đối với rủi ro tài chính 
của họ. 
Như những nghiên cứu khác, bài viết cũng còn một số hạn chế. Bên cạnh việc không tìm 
thấy sự khác biệt trong kết quả giữa các nhóm thu nhập, có thể có sự khác biệt liên quan đến yếu tố 
khác như nhóm tuổi, hoặc trình độ học vấn. Thêm vào đó, các nghiên cứu tiếp theo củng có thể mở 
rộng các đặc điểm tính cách tác động lên thái độ rủi ro tài chính cá nhân tại Việt Nam. 
Tài liệu tham khảo 
Arthur, W., & Graziano, W. G. (1996). The five factor model, conscientiousness, and driving 
accident involvement. Journal of Personality, 64(3), 593-618. 
Britt, S. L., Fernatt, F., Nelson, J. S., Yook, M., Blue, J. M., & Canale, A. (2012). The efficacy 
of financial counseling for college students. Cosumer Interests Annual, 58, 1-8. 
Brown, S., & Taylor, K. (2014). Household finances and the “big five’personality traits”. 
Journal of Economic Psychology, 45, 197-212. 
Chen, C. C., Greene, P. G., & Crick, A. (1998). Does entrepreneurial self-efficacy distinguish 
entrepreneurs from managers? Journal of Business Venturing, 13(4), 295-316. 
 Trần Ngọc Hưng và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 114-126 125 
Chitra, K., & Sreedevi, V. (2011). Does personality traits influence the choice of investment?. 
The IUP Journal of Behavioral Finance, 8(2), 47-57. 
Costa, P. T., & McCrae, R. R. (1992). Normal personality assessment in clinical practice: The 
NEO personality inventory. Psychological Assessment, 4(1), 5-13. 
Durand, R. B., Newby, R., & Sanghani, J. (2008). An intimate portrait of the individual investor. 
The Journal of Behavioral Finance, 9(4), 193-208. 
Enescu, M., & Enescu, M. (2009). Psihonomy - psychology investors. Annals of the University 
of Petrosani, Economics, 9(1), 249-252. 
Garman, E. T., & Forgue, R. E. (1997). Personal Finance (5th ed.). Boston, MA: Houghton 
Mifflin. 
Gunkel, M., Sclaegel, C., Langella, I. A., & Peluchette, J. V. (2010). Personality and career 
deciciveness: An international empirical compirical comparison of business student’s 
carrer planning. Personnel Review, 39(4), 503-524. 
Hai, N. D. T. (2015). Mô hình tính cách năm yếu tố [Five Factor Model]. Retrieved October 20, 
2018, from https://beautifulmindvn.com/2015/11/11/mo-hinh-tinh-cach-5-yeu-to-five-
factor-model/. 
Hira, T. K. (2012). Promoting sustainable financial behaviour: Implications for education and 
research. International Journal of Customer Studies, 36(5), 502-507. 
Hoch, S. J., & Loewenstein, G. F. (1991). Time-inconsistent preferences and customer self-
control. Journal of Customer Research, 17(4), 492-507. 
Joo, S., & Grable, J. E. (2004). An exploratory framework of the factors that influence financial 
satisfaction. Journal of Family and Economic Issues, 25(1), 25-50. 
Keller, C., & Siegrist, M. (2006). Investing in stocks: The influence of financial risk attitude and 
values-related money and stock market attitudes. Journal of Economic Psychology, 27(2), 
285-303. 
Kiev, A. (2003). The psychology of risk: Mastering market uncertainty. Hoboken, NJ: John 
Wiley & Sons. 
Lam Phong. (2019). Phát triển sản phẩm mới, thu hút thêm nhà đầu tư [Develop new products, 
attract more investors]. Retrieved October 22, 2018, from https://tinnhanhchungkhoan.vn/ 
chung-khoan/phat-trien-san-pham-moi-thu-hut-them-nha-dau-tu-302913.html. 
Lim, K. L., Soutar, G. N., & Lee, J. A. (2013). Factors affecting investment intentions: A 
consumer behaviour perspective. Journal of Financial Services Marketing, Nature 
Publishing Group, 18(4), 301-315. 
Martins, N. (2002). A model for managing trust. International Journal of Manpower, 23(8), 754-769. 
Mayfield, C., Perdue, G., & Wooten, K. (2008). Investment management and personality type. 
Financial Services Review, 17(3), 219-234. 
McCrae, R., & Costa, P. T. (1997). Personality trait structure as a human universal. American 
Psychologist, 52(5), 509-516. 
McCrae, R. R., & Sutin, A. R. (2009). Openness to Experience. In M. R. Leary & R. H. Hoyle 
(Eds.), Handbook of individual differences in social behavior (pp. 257-273). NewYork, 
NY: Guilford Press. 
 126 Trần Ngọc Hưng và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 114-126 
Miller, R. K., & Washington. K. (2009). Consumer behavior. Atlanta, GE: Richard K. Miller & 
Associates. 
Mothersbaugh, D. L., & Hawkins, D. I. (2016). Consumer behavior: Building marketing 
strategy. New York, NY: McGraw-Hill. 
Nadan, T., & Saurabh, K. (2016). Big-five personality traits, financial risk attitude and 
investmnet intentions: Study on Generation Y. International Journal of Business 
Forecasting and Marketing Intelligence, 2(2), 128-150. 
Nga, J., & Yien, L. (2013). The influence of personality trait and demographics on financial 
decision making among Generation Y. Young Consumers, 14(3), 230-243. 
Nguyen, T. D., & Nguyen, T. T. M. (2011). Nghiên cứu khoa học Marketing: Ứng dụng mô hình 
cấu trúc tuyến tính SEM [Marketing science research: Applying SEM linear structure 
model]. Ho Chi Minh, Vietnam : Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. 
Nielsen. (2016). Mở khoá thế hệ Millennials tại Việt Nam [Unlock the Millennials generation in 
Vietnam]. Retrieved October 23, 2018, from https://www.nielsen.com/vn/vi/insights/ 
report/2016/unlocking-millennials-vietnam/ 
Oehler, A., Wendt, S., Wedlich, F., & Horn, M. (2016). Investors’ personality influences 
investment decisions: Experimental evidence on extraversion and neuroticism. Journal of 
Behavioral Finance, 19(1), 30-48. 
Pan, C. H., & Statman, M. (2013). Investor personality in investor questionnaires. Journal of 
Investment Consulting, 14(1), 48-56. 
Sadi, R., Asl, H. G., Rostami, M. R., Gholipour, A., & Gholipour, F. (2011). Behavioural 
finance: The explanation of investors’ personality and perceptual biases effects on 
financial decisions. International Journal of Economics and Finance, 3(5), 234-241. 
Sadiq, M. N., & Khan, R. A. A. (2019). Impact of personality traits on investment intention: The 
mediating role of risk behaviors and the moderating role of financial literacy. Journal of 
Finance & Economics Research, 4(1), 1-18. 
Sages, R. A., & Grable, J. E. (2010). Financial numeracy, net worth, and financial management 
skills: Client characteristics that differ based on financial risk tolerance. Journal of 
Financial Service Professionals, 64(6), 57-65. 
Tổng cục thống kê. (2019). Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 [Socio-economic 
situation in the first 6 months of 2019]. Retrieved October 25, 2018, from 
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19226 
Tversky, A., & Kahneman, D. (1974). Judgment under uncertainty: Heuristics and biases. 
Science, 185(4157), 1124-1131. 
Weller, J. A., & Tikir, A. (2011). Predicting domain-specific risk taking with the HEXACO 
personality structure. Journal of Behavioral Decision Making, 24(2), 180-201. 
Xiao, J., Collins, M., Ford, M., Keller, P., Kim, J., & Robles, B. (2010). A review of financial 
behavior research: Implications for financial education. Retrieved October 27, 2018, from 
https://dokumen.tips/documents/a-review-of-financial-behavior-research-review-of-
financial-behavior-research.html 
Zhao, H., & Seibert, S. (2006). The Big Five personality dimensions and entrepreneurial status: 
A meta-analytical review. Journal of Applied Psychology, 91, 259-271. 

File đính kèm:

  • pdfsu_tac_dong_cua_cac_dac_diem_tinh_cach_den_y_dinh_dau_tu_tai.pdf