Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long)

Hang động có vị trí đặc biệt trong lịch sử nhân loại.

Ngay từ thời tiền sử, con người đã phát hiện ra, hang

động có thể là nơi thích hợp để trú ẩn tạm thời hoặc lâu

dài. Sau đó, họ đã có thêm một nhận thức khác về hang

động, rằng chúng không chỉ là nơi trú ẩn mà vẻ đẹp

tự nhiên của chúng còn tạo cảm hứng cho họ. Trong

nhiều hang động trên thế giới, dấu tích của người tiền

sử đã được tìm thấy, trong đó đặc biệt thú vị là tranh

vẽ. Nhiều hang động có tầm quan trọng tự nhiên và

văn hóa đã được liệt kê trong Danh sách Di sản thế giới

của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên

hợp quốc (UNESCO). Khám phá hang động được coi

là một trong những hình thức du lịch lâu đời nhất. Để

thu hút du khách, ánh sáng nhân tạo được lắp đặt thêm,

làm thay đổi điều kiện môi trường trong các hang động.

Kết quả là, cùng với ánh sáng đèn đã phát triển các

cộng đồng sinh vật gọi là “thực vật đèn” (Lampenflora).

Những sinh vật quang dưỡng này khiến hang động, đặc

biệt là hệ thống thạch nhũ xuống cấp, không phù hợp

với quan điểm thẩm mỹ của con người.

Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long) trang 1

Trang 1

Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long) trang 2

Trang 2

Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long) trang 3

Trang 3

Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long) trang 4

Trang 4

Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long) trang 5

Trang 5

Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long) trang 6

Trang 6

Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7900
Bạn đang xem tài liệu "Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long)

Sự biến đổi của thạch nhũ dưới tác động của ánh sáng nhân tạo và thực vật đèn (Lampenflora) - Một vài kết quả nghiên cứu ở hang sửng sốt (vịnh Hạ Long)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 83
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THẠCH NHŨ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ÁNH SÁNG 
NHÂN TẠO VÀ THỰC VẬT ĐÈN (LAMPENFLORA) - MỘT VÀI 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở HANG SỬNG SỐT (VỊNH HẠ LONG) 
1. Mở đầu
Hang động có vị trí đặc biệt trong lịch sử nhân loại. 
Ngay từ thời tiền sử, con người đã phát hiện ra, hang 
động có thể là nơi thích hợp để trú ẩn tạm thời hoặc lâu 
dài. Sau đó, họ đã có thêm một nhận thức khác về hang 
động, rằng chúng không chỉ là nơi trú ẩn mà vẻ đẹp 
tự nhiên của chúng còn tạo cảm hứng cho họ. Trong 
nhiều hang động trên thế giới, dấu tích của người tiền 
sử đã được tìm thấy, trong đó đặc biệt thú vị là tranh 
vẽ. Nhiều hang động có tầm quan trọng tự nhiên và 
văn hóa đã được liệt kê trong Danh sách Di sản thế giới 
của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên 
hợp quốc (UNESCO). Khám phá hang động được coi 
là một trong những hình thức du lịch lâu đời nhất. Để 
thu hút du khách, ánh sáng nhân tạo được lắp đặt thêm, 
làm thay đổi điều kiện môi trường trong các hang động. 
Kết quả là, cùng với ánh sáng đèn đã phát triển các 
cộng đồng sinh vật gọi là “thực vật đèn” (Lampenflora). 
Những sinh vật quang dưỡng này khiến hang động, đặc 
biệt là hệ thống thạch nhũ xuống cấp, không phù hợp 
với quan điểm thẩm mỹ của con người.
Thực vật đèn là quần xã thực vật (và cả sinh vật cộng 
sinh) phát triển ở những khu vực không có ánh sáng tự 
nhiên mà chỉ có ánh sáng nhân tạo, như bên trong các 
công trình kiến trúc lịch sử hay hang động tự nhiên có 
cảnh quan đẹp, được trang bị hệ thống chiếu sáng [3]. 
Trong hang, nguồn dinh dưỡng rất nghèo nàn nên tính 
đa dạng của thực vật đèn nghèo hơn so với hệ sinh thái 
bên ngoài hang. Do đó, thực vật đèn trong hang chủ yếu 
là tảo bám, tảo lam, rêu, các loài dương xỉ [4], gây ra 
nhiều vấn đề như làm thay đổi màu sắc, hình dạng của 
các vật trưng bày như tượng, tranh vẽ ở các công trình 
lịch sử và thạch nhũ trong hang động [7].
Sự phát triển du lịch hang động đòi hỏi phải sử 
dụng đèn trong hang để làm tăng vẻ đẹp, sự huyền bí 
của chúng và giúp du khách đi lại, quan sát dễ dàng. 
Tuy nhiên, việc lắp thêm đèn làm thay đổi điều kiện vi 
khí hậu trong hang theo nhiều chiều hướng phức tạp, 
1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản
2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Đỗ Thị Yến Ngọc, Cao Thị Hường 
Trần Tân Văn, Nguyễn Đình Tuấn
Nguyễn Thùy Liên 2 
Nguyễn Huyền Anh, Nguyễn Thị Tâm 
Trần Văn Hoa 
(1)
(3)
TÓM TẮT
Du lịch hang động là một trong những hình thức du lịch lâu đời nhất trên thế giới. Các khu vực được chiếu 
sáng như bề mặt đá, trầm tích và vật liệu nhân tạo xung quanh đèn nhanh chóng trở thành thuộc địa của các 
sinh vật quang hợp tự dưỡng, còn được gọi là thực vật đèn (lampenflora). Thực vật đèn thường gây ra nhiều 
vấn đề, làm thay đổi màu sắc, hình dạng của vật trưng bày, tiêu biểu như tượng, tranh vẽ trong các công trình 
lịch sử, thạch nhũ trong hang động (đặc biệt là hang động đá vôi). Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên 
cứu bước đầu về sự biến đổi của thạch nhũ trong hang Sửng Sốt (vịnh Hạ Long) dưới tác động của ánh sáng 
nhân tạo và thực vật đèn (lampenflora).
Từ khóa: Hang động, thạch nhũ, lampenflora.
Nhận bài: 12/3/2021; Sửa chữa: 29/3/2021; Duyệt đăng: 30/3/2021.
Chuyên đề I, tháng 3 năm 202184
thậm chí trái chiều nhau, chẳng hạn như độ ẩm trong 
hang giảm trong khi nhiệt độ có xu hướng tăng lên do 
nhiệt tỏa ra từ hệ thống chiếu sáng. Đồng thời, đèn 
còn phát ra những bước sóng thích hợp cho quá trình 
quang hợp của các loại thực vật như tảo, rêu, dương 
xỉ Ví dụ, về độ ẩm, nhìn chung các loài tảo kí sinh 
chỉ tồn tại được khi độ ẩm đủ cao. Sự có mặt của nước 
chảy thành dòng hoặc thành giọt có thể làm tăng khả 
năng sinh trưởng của thực vật trong hang [5], đặc biệt 
là các loài tảo. Nhưng hệ thống đèn chiếu sáng khiến độ 
ẩm trong hang giảm, vì thế hạn chế quá trình này. Mặt 
khác, tác động của sự gia tăng nhiệt độ và bước sóng 
của ánh sáng đèn đến hệ thực vật trong hang có vẻ lại 
rõ rệt hơn. Môi trường sâu trong hang thường rất ổn 
định, nhưng có thể thay đổi khi có thêm nguồn năng 
lượng là ánh sáng. Một yếu tố quan trọng đối với sự 
sinh sôi, lây lan của thực vật đèn và các sinh vật khác là 
những luồng khí cục bộ do khí ấm xung quanh các đèn 
công suất lớn sinh ra, nhất là đèn halogen 500 - 1.000W 
[8]. Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng 
trưởng của tảo. Một sự thay đổi nữa là du lịch đại trà 
làm nồng độ khí CO2 trong hang vượt quá 5.000 ppm 
[6]. Ngoài quá trình ăn mòn tự nhiên trong hang, tác 
động cộng hưởng của sự gia tăng nồng độ khí CO2 và 
các biến động về nhiệt độ do du khách gây ra có thể 
trực tiếp ảnh hưởng đến cường độ, thậm chí cả sự phát 
triển của quá trình ăn mòn vách hang. Một nghiên cứu 
ở hang Altamira Cave (Tây Ban Nha) đã cho thấy, ăn 
mòn gây ra bởi du khách tăng gấp 78 lần so với ăn mòn 
t ... 
5 Đèn chiếu sáng lối đi 40 Lắp vào các hốc chân vách hang 
6 Đèn nấm sân vườn 41 Lắp dọc 2 bên lối đi đường lát 
7 Đèn LED thanh max 60W, điều khiển thông minh 2700K-6500K, 
iW Graze QLX Powercore 60o x 30o, 610mm
45 Lắp trên các hốc gần trần hang
8 Đèn LED thanh max 60W, điều khiển thông minh 2700K-6500K, 
iW Graze QLX Powercore 60o x 30o, 305mm
03 Lắp trên các hốc gần trần hang
hang động, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực 
mà ánh sáng thường tạo ra trong hang động. 
Hang Sửng Sốt đã được khai thác du lịch hơn 20 
năm, hệ thống chiếu sáng trong đó được thay đổi 
nhiều lần và hiện tại là sử dụng ánh sáng đèn LED - 
loại đèn đơn sắc, điều khiển đóng ngắt tự động bằng 
rơ le thời gian (Bảng 1). Hệ thống chiếu sáng tập trung 
ở hai bên đường đi và chiếu thẳng góc vào các thạch 
nhũ, trần hang. 
Đèn được bật từ 7h - 17h hàng ngày trong suốt thời 
gian đón khách du lịch. Do lượng khách tham quan 
khá lớn, thời gian chiếu sáng dài, mật độ đèn, cường 
độ ánh sáng khá cao, hang đã trở nên quá tải. Một điều 
dễ thấy là khu vực nào có ánh đèn chiếu sáng thì bề 
mặt các nhũ đá, trần hang đều bị tảo xanh, rêu và nấm 
bao phủ. Sự phát triển của thực vật đèn đã làm các cột 
nhũ, tường hang mất đi sự hấp dẫn (cột nhũ bị đổi màu 
thành xám, nâu vàng, xám đen).
3.3. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sự phát 
triển của thực vật trong hang 
Kết quả nghiên cứu thực vật đèn (Lampenflora) 
trong hang Sửng Sốt đã xác định được 32 loài 
tảo, trong đó có 28 loài tảo lam (vi khuẩn lam, 
Cyanobacteriophyta); 3 loài tảo lục (Chlorophyta) và 1 
loài tảo silic (Bacillariophyta).
(a) (b) (c) (d) (e) 
 ▲Hình 2. Một số đèn sử dụng trong hang Sửng Sốt
(a): Đèn chiếu sáng lối đi; (b): Đèn LED 30W; (c): Đèn nấm; (d): Đèn LED thanh dài 50W; (e): Đèn LED 68W
Chuyên đề I, tháng 3 năm 202186
▲Hình 3. Hệ thống điện chiếu sáng hang Sửng Sốt 
(Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long)
▲Hình 4. Thực vật phát triển khi có ánh sáng đèn chiếu vào 
(tháng 9/2018 - Hang Sửng Sốt)
Bảng 2. Kết quả nghiên cứu thực vật đèn trong hang Sửng Sốt 
TT Tên khoa học TT Tên khoa học
Ngành Cyanobacteriophyta Bộ Nostocales
Lớp Cyanophyceae Họ Nostocaceae
Bộ Chroococcales 22 Nostoc linckia
Họ Microcystaceae Bộ Synechococcales
1 Gloeocapsa acervata Họ Merismopediaceae
2 Gloeocapsa atrata 23 Limnococcus limneticus
3 Gloeocapsa gelatinosa 24 Aphanocapsa holsatica
4 Gloeocapsa livida 25 Aphanocapsa elachista
5 Gloeocapsa punctata Họ Coelosphaeriaceae
6 Gloeocapsa rupestris 26 Coelomoron tropicale
7 Gloeocapsa sanguinea Họ Leptolyngbyaceae
Họ Chroococcaceae 27 Leptolyngbya notata
8 Chroococcus schizodermaticus 28 Leptolyngbya polysiphoniae
9 Chroococcus lithophilus Ngành Chlorophyta
10 Chroococcus minor Lớp Trebouxiophyceae
11 Chroococcus minutus Bộ Chlorellales
12 Chroococcus varius Họ Chlorellaceae
13 Chroococcus indicus 29 Chlorella vulgaris
14 Cyanosarcina burmensis Lớp Chlorophyceae
Họ Aphanothecaceae Bộ Sphaeropleales
15 Aphanothece pallida Họ Bracteacoccaceae
Họ Entophysalidaceae 30 Bracteacoccus minor
16 Chlorogloea novacekii Bộ Chlamydomonadales
17 Coenochloris pyrenoidosa Họ Chlorococcaceae
Bộ Oscillatoriales 31 Chlorococcum infusionum
Họ Oscillatoriaceae Ngành Bacillariophyta
18 Lyngbya borgertii Lớp Bacillariophyceae
Phormidiaceae Bộ Naviculales
19 Potamolinea aerugineo-caerulea Họ Naviculaceae
Họ Microcoleaceae 32 Navicula sp.
20 Microcoleus autumnalis
21 Pseudophormidium indicum
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 87
3.4. Ảnh hưởng của thực vật đèn đến hệ thống 
thạch nhũ trong hang
Thực vật đèn và thạch nhũ có thực vật đèn ở hang 
Đình Thu, hang Sửng Sốt trên vịnh Hạ Long đã được 
lấy mẫu để khẳng định hiện trạng cũng như làm cơ 
sở đề xuất giải pháp hạn chế sự phát triển của chúng. 
Mẫu thạch nhũ gồm: Mẫu có phủ thực vật đèn và mẫu 
không phủ thực vật đèn. Mẫu đối sánh là mẫu không 
có thực vật đèn ở hang Sửng Sốt tại các vị trí không có 
ánh sáng đèn và mẫu ở hang Đình Thu (cùng trên đảo 
Bồ Hòn) là một hang chưa đưa vào khai thác du lịch. 
Mẫu thạch nhũ có thực vật đèn được lấy ở một số vị trí 
có ánh sáng đèn chiếu và phân bổ đều ở một số vị trí 
trong hang Sửng Sốt.
Kết quả phân tích mẫu thạch nhũ có thực vật đèn và 
không có thực vật đèn như sau:
▲Hình 5. Một số hình ảnh thực vật đèn tại hang Sửng Sốt 
chụp dưới kính hiển vi (x400)
1: Coelomoron sp.; 2, 4: Chroococcus spp. (x400),3: 
Chlorogloea sp.
Mẫu không có thực vật đèn
▲Hình 6. Canxit dạng 
tinh thể, hạt, kết thành 
khối, vết vỡ vỏ sò (HLT03/4 
ĐT - Hang Đình Thu, 
10/2018)
▲Hình 7. Canxit dạng tinh 
thể, hình kim, hình ống (HLSS 
15/1 nhũ đá - Hang Sửng Sốt, 
10/2018)
Mẫu thạch nhũ có thực vật đèn lấy tại hang Sửng Sốt 
tháng 10/2018:
▲Hình 8. Lớp thực vật phủ trên bề mặt thạch nhũ (trái); Lỗ 
rỗng xuất hiện trên bề mặt thạch nhũ do ăn mòn sinh học 
(phải) (Mẫu HLSS02/1)
▲Hình 9. Bề mặt thạch nhũ phủ thực vật đèn xuất hiện các lỗ 
rỗng do ăn mòn sinh học (trái); Đới biến đổi do ảnh hưởng của 
thực vật đèn dày ~ 77,6 μm (phải) (Mẫu HLT03/5SS)
▲Hình 10. Lớp thực vật phủ trên bề mặt thạch nhũ làm tăng 
khả năng ăn mòn sinh học (trái); Bề mặt thạch nhũ (canxit) 
xuất hiện các lỗ rỗng (phải) (Mẫu HLT05SS)
Mẫu thạch nhũ có thực vật đèn lấy tại hang Sửng Sốt 
tháng 3/2019:
▲Hình 11. Bề mặt thạch nhũ có phủ thực vật đèn, xuất hiện 
các lỗ rỗng (trái); Đới bị biến đổi do ảnh hưởng của lớp thực 
vật dày 87,1μm (phải) (Mẫu HLSS 19/1) 
▲Hình 12. Bề mặt thạch nhũ có thực vật đèn xuất hiện các lỗ 
rỗng (trái); Đới biến đổi của bề mặt thạch nhũ do ảnh hưởng 
của lớp thực vật dày ~ 87μm (phải) (Mẫu HLSS_19/2)
▲Hình 13. Lớp thực vật phủ trên bề mặt thạch nhũ (trái); 
Đới biến đổi do ảnh hưởng của lớp thực vật đèn dày ~ 81.9μm 
(phải) (Mẫu HL SS 19/3)
Chuyên đề I, tháng 3 năm 202188
▲Hình 14. Lớp thực vật đèn phủ trên thạch nhũ (trái); 
Bề mặt thạch nhũ xuất hiện các lỗ rỗng (phải) (Mẫu 
HLSS_19/4)
▲Hình 15. Bề mặt thạch nhũ có phủ thực vật đèn (trái); 
Đới biến đổi trên bề mặt thạch nhũ do ảnh hưởng sinh học 
dày ~ 87μm (phải) (Mẫu HLSS_19/5)
4. Thảo luận
Kết quả nghiên cứu thực vật đèn trong hang Sửng Sốt 
cho thấy: Khoảng cách từ nguồn sáng đến vị trí lấy mẫu 
dưới 1 m là điều kiện gia tăng số loài tảo trên bề mặt thạch 
nhũ, đồng thời, thành phần loài có sự chuyển biến từ 
nhóm tảo dạng hạt và tập đoàn sang nhóm tảo dạng sợi. 
Có sự tương đồng nhất định trong thành phần loài tảo từ 
cửa hang vào trong hang. Rêu và dương xỉ thường xuất 
hiện ở các vị trí nền đất gần nguồn sáng đèn. Đặc biệt, vị trí 
HL.SS.07, nơi có cả ánh sáng tự nhiên yếu, dương xỉ phát 
triển khá mạnh. Mật độ tế bào tảo tại các điểm lấy mẫu 
khác nhau có sự khác biệt khá lớn, phụ thuộc vào điều kiện 
ánh sáng, độ ẩm. Trong điều kiện không có ánh sáng, bề 
mặt hang động không thấy xuất hiện tảo. Thực vật bậc cao 
cũng không thể phát triển. 
Kết quả phân tích mẫu thạch nhũ bằng phương pháp 
SEM bước đầu có một số nhận xét sau:
Hang Đình Thu là hang chưa khai thác du lịch và ở 
những vị trí không có ánh sáng đèn chiếu sáng : Hệ thống 
nhũ không bị tác động bởi ánh sáng đèn và môi trường vi 
khí hậu khá ổn định (thay đổi theo mùa), hệ thống nhũ 
được bảo tồn khá tốt, tính thẩm mỹ cao. Kết quả phân tích 
cấu trúc tinh thể bằng phương pháp SEM của các mẫu 
thạch nhũ cho thấy chúng vẫn còn giữ nguyên cấu trúc 
tinh thể, không quan sát thấy thành phần ngoại lai (Hình 
5, 6).
Ở hang Sửng Sốt, nơi ánh sáng điện được sử dụng để 
phục vụ khai thác du lịch đã hơn 20 năm, hệ thống chiếu 
sáng tập trung hai bên đường đi với mật độ khá dày, chiếu 
vào các hệ thống nhũ và trần hang: Một điều dễ thấy là khu 
vực nào có ánh đèn chiếu sáng thì bề mặt các nhũ đá, trần 
hang được phủ bởi tảo xanh, rêu, nấm (Lampenflora). 
Kết quả phân tích bằng phương pháp SEM cho thấy vi 
cấu trúc của các mẫu thạch nhũ khác biệt rõ rệt ở các khu 
vực hang động khác nhau: Được chiếu sáng bằng đèn điện 
(Hình 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14) và không được chiếu sáng 
(Hình 6). Bề mặt các mẫu thạch nhũ có phủ thực vật đèn 
xuất hiện những lỗ rỗng do bị ăn mòn sinh học và đới biến 
đổi được xác định theo chiều ngang dao động từ 0,7 - 0,9 
μm. Ở những khu vực tối trong hang, các cấu trúc thạch 
nhũ không bị phá hủy, canxit dạng tinh thể (ảnh 6). Trên 
bề mặt của những mẫu thạch nhũ phủ thực vật đèn thấy 
rõ màng sinh học phát triển (Hình 9, 12, 13 trái). Các Hình 
ảnh cũng chỉ ra rằng, sự phát triển của vi sinh vật cản trở 
quá trình kết tinh và làm cho tinh thể canxit bị phá hủy.
Từ góc độ thu hút, hấp dẫn khách du lịch và quan điểm 
phát triển bền vững hang động, do lượng khách tham quan 
quá lớn, thậm chí có thể đã trở nên quá tải, hệ thống chiếu 
sáng được lạm dụng trong thời gian dài, cường độ lớn đã 
khiến cho thực vật đèn ở hang Sửng Sốt phát triển mạnh, 
lâu dài làm giảm đi đáng kể vẻ đẹp của hệ thống thạch nhũ 
trong hang.
5. Kết luận
Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng nhân 
tạo và thực vật đèn đến thạch nhũ trong hang Sửng Sốt cho 
phép có một số nhận xét sau:
Đối với hang Đình Thu hiện chưa khai thác du lịch cấu 
trúc hang và hệ thống nhũ còn được bảo tồn tốt, có tính 
thẩm mỹ cao. 
Hang Sửng Sốt hiện đang khai thác du lịch, hệ thống 
ánh sáng sử dụng là đèn LED với cường độ ánh sáng được 
điều khiển tự động, thay thế cho ánh sáng truyền thống 
từng được sử dụng một thời gian khá dài trước đó. Ánh 
sáng nhân tạo có tác dụng tích cực là tạo điều kiện thuận 
lợi cho việc đi lại, quan sát trong hang của du khách. Tuy 
nhiên, mật độ bóng đèn khá dày, bố trí dọc tuyến đường 
trong hang, cộng thêm hệ thống chiếu sáng lên các thạch 
nhũ và trần hang đã kích thích sự phát triển của thực vật 
đèn, đặc biệt, những khu vực có độ ẩm cao thì thực vật 
đèn phát triển khá nhanh. Các lớp thực vật đèn phát triển 
sau một thời gian sẽ bị chết tạo thành lớp mùn có nhiều 
màu đen xỉn khác nhau, làm mất tính thẩm mỹ, gia tăng 
tác động sinh học lên bề mặt thạch nhũ. Kết quả phân tích 
cho thấy, thực vật đèn tác động chủ yếu lên phần ngoài của 
thạch nhũ (đới biến đổi dao động 0,7 - 0,9μm), làm cản trở 
sự kết tinh và phá hủy các cấu trúc trên bề mặt thạch nhũ. 
Tuy nhiên, đây là kết quả nghiên cứu bước đầu trong 
thời gian không dài nên chưa làm rõ được sự biến đổi của 
thạch nhũ trong mối quan hệ với lượng khách vào thăm 
quan. Để giải quyết tồn tại này, cần có nghiên cứu đánh 
giá sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân sinh và tự nhiên đến 
sự biến đổi của thạch nhũ trong các hang động karst đang 
khai thác du lịch ở Việt Nam.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albertano, P., 2012. Cyanobacterial biofilms in monuments 
and caves. In: Whitton, B.A. (Ed.), Ecology of Cyanobacteria 
II: Their diversity in Space and Time. Springer, Dordrecht, 
pp. 317 - 343.
2. Caumartin, V., 1986. La conservation des concretions 
dans les cavernes amenagees. In Proceedings, 9u 
congreso international de espeleologıa, Barcelona, Spain, 
Comision Organizadora del IX Congreso International de 
Espeleologıa, 2: 223 - 225.
3. Mulec, J., 2005 - Algae in the karst caves of Slovenia [Ph.D. 
thesis], Ljubljana, Slovenia, University of Ljubljana, 149 p.
4. Mulec (2014). Human impact on underground cultural and 
natural heritage sites, biological parameters of monitoring 
and remediation actions for insensitive surfaces: Case of 
Slovenian show caves. Journal for Nature Conservation, 22: 
132 - 141.
5. Mulec J. & Kosi G., 2009. Lampenflora algae and methods 
of growth control. Journal of Cave and Karst Studies, 71(2): 
109 - 115.
6. Olson, R., 2002. Control of lampenflora in Mammoth 
Cave National Park, in Hazslinszky, T., ed., International 
Conference on Cave Lighting, Budapest, Hungary, 
Hungarian Speleological Society, 131 - 136.
7. Pulido - Bosch, A., Martin - Rosales, W., Lopez - Chicano, 
M., Rodrigues - Navarro, C.M., and Vallejos, A., 1997. 
Human impact in a tourist karstic cave (Aracena, Spain): 
Environmental Geology, 31(3 - 4): 142 - 149.
8. Roldan M. & Hernandez - Marine M., 2009. Exploring the 
secrets of the three-dimensional architecture of phototrophic 
biofilms in cave. International Journal of Speleology, 38(1): 
41 - 53.
9. Trần Ngọc, Trịnh Anh Đức, Võ Văn Trí, Trần Văn Mùi, 
2014. Nghiên cứu cải tiến hệ thống chiếu sáng trong hang 
động vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm hướng tới 
phát triển du lịch bền vững. Tạp chí Thông tin Khoa học & 
Công nghệ Quảng Bình, 5: 81 - 88.
10. Trịnh Anh Đức và cộng sự, 2017. Eco - friendly Remediation 
of Lampenflora on Speleothems in Tropical Karst Caves. 
Journal of Cave and Karst Studies.
11. Paul Williams, 2015. Annex 6. Cave lighting and the control 
of unwanted plant growth in caves in Trang An Landscape 
Complex, Vietnam. The management plan for Trang An 
landscape complex, Ninh Bình province, Vietnam (For the 
period 2016 - 2020, vision 2030), November 2015.
Để xử lý và hạn chế sự phát triển của thực vật đèn trong 
hang Sửng Sốt, một số biện pháp hóa học (dùng hydrogen 
peroxide (H2O2) và vật lý (thay đổi cường độ, thời gian, 
phần phổ của đèn chiếu sáng) đã được đề xuất, áp dụng 
thử nghiệm. Kết quả sẽ được trình bày trong các chuyên 
đề tiếp theo.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Sở Khoa 
học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh, thực hiện bởi Ban 
Quản lý vịnh Hạ Long và Trung tâm Karst cùng Di sản Địa 
chất (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản) trong khuôn 
khổ nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu đánh giá 
tác động của chiếu sáng nhân tạo đến sự phát triển, xâm 
lấn của thực vật trong hang động trên vịnh Hạ Long, thử 
nghiệm xử lý và đề xuất biện pháp hiệu quả để xử lý, hạn 
chế ảnh hưởng của thực vật trong hang động”. Tập thể tác 
giả xin trân trọng cảm ơn■
THE CHANGE OF STALACTITES UNDER THE INFLUENCE OF ARTIFICIAL 
LIGHT AND LAMPENFLORA - SOME RESEARCH RESULTS IN 
SUNG SOT CAVE (HA LONG BAY) 
Do Thi Yen Ngoc, Cao Thi Huong, Tran Tan Van, Nguyen Dinh Tuan 
Vietnam Institute of Geosciences and Mineral Resources
Nguyen Thuy Lien 
University of Natural Sciences, Hanoi National University
Nguyen Huyen Anh, Nguyen Thi Tam, Tran Van Hoa 
Ha Long Bay Management Board
ABSTRACT
Cave tourism is one of the world's oldest forms of tourism. Illuminated areas such as rocky surfaces, 
sediments, and man-made materials around the lamps quickly become colonized by autotrophic photosynthetic 
organisms, also known as lampenflora. Lampenflora often causes several problems such as altering the color 
and shape of exhibits such as statues and paintings in historical buildings and stalactites in caves (especially 
limestone caves). This paper introduces some preliminary study results on the changes of stalactite in Sung Sot 
Cave (Ha Long Bay) under the influence of artificial light and lampenflora. 
Key words: Cave, stalactite, lampenflora.

File đính kèm:

  • pdfsu_bien_doi_cua_thach_nhu_duoi_tac_dong_cua_anh_sang_nhan_ta.pdf