Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai

Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue là 1 gánh nặng toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, trong

đó sốc là biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất. Uớc tính, có khoảng 390 triệu ca nhiễm mới và 20.000 ca tử

vong do Dengue mỗi năm, chủ yếu ở trẻ em.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của trẻ sốc Sốt xuất

huyết Dengue (SXHD) được điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả 800 trường hợp sốc SXHD được điều trị tại bệnh

viện Nhi đồng Đồng Nai trong từ 01/01/2015 đến 30/6/2017.

Kết quả: 800 trường hợp sốc SXHD được đưa vào nghiên cứu có tỷ lệ tử vong là 0,3%. Tuổi trung bình là

9,3 tuổi. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp với mô tả của SXHD theo WHO, 20,2 % bệnh nhân

vẫn còn sốt sau khi đã sốc. Ngày vào sốc trung bình là ngày thứ 5. Có 3% bệnh nhân có HCT lúc ngưng dịch lớn

hơn HCT lúc vào sốc. Số bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết niêm trên lâm sàng chiếm tỷ lệ 4%. 11,3% bệnh

nhân có CRP >10 mg/l ở thời điểm sốc. 3,6% bệnh nhân có albumin máu <25 g/l, 40,2% bệnh nhân có tăng lactat

máu >2 mmol/l. Hầu hết các bệnh nhân đều hồi phục tốt với dung dịch điện giải hoặc kết hợp với dung dịch cao

phân tử.

Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai trang 1

Trang 1

Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai trang 2

Trang 2

Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai trang 3

Trang 3

Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai trang 4

Trang 4

Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai trang 5

Trang 5

Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11800
Bạn đang xem tài liệu "Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai

Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 93
SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI 
Phạm Thị Kiều Trang*, Nguyễn Trọng Nghĩa*, Trần Diệp Tuấn*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue là 1 gánh nặng toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, trong 
đó sốc là biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất. Uớc tính, có khoảng 390 triệu ca nhiễm mới và 20.000 ca tử 
vong do Dengue mỗi năm, chủ yếu ở trẻ em. 
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của trẻ sốc Sốt xuất 
huyết Dengue (SXHD) được điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả 800 trường hợp sốc SXHD được điều trị tại bệnh 
viện Nhi đồng Đồng Nai trong từ 01/01/2015 đến 30/6/2017. 
Kết quả: 800 trường hợp sốc SXHD được đưa vào nghiên cứu có tỷ lệ tử vong là 0,3%. Tuổi trung bình là 
9,3 tuổi. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp với mô tả của SXHD theo WHO, 20,2 % bệnh nhân 
vẫn còn sốt sau khi đã sốc. Ngày vào sốc trung bình là ngày thứ 5. Có 3% bệnh nhân có HCT lúc ngưng dịch lớn 
hơn HCT lúc vào sốc. Số bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết niêm trên lâm sàng chiếm tỷ lệ 4%. 11,3% bệnh 
nhân có CRP >10 mg/l ở thời điểm sốc. 3,6% bệnh nhân có albumin máu <25 g/l, 40,2% bệnh nhân có tăng lactat 
máu >2 mmol/l. Hầu hết các bệnh nhân đều hồi phục tốt với dung dịch điện giải hoặc kết hợp với dung dịch cao 
phân tử. 
Kết luận: Can thiệp điều trị một cách nhanh chóng, thích hợp đã góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong của bệnh. 
Từ khoá: sốc sốt xuất huyết Dengue 
ABSTRACT 
DENGUE HEMORRHAGIC SHOCK AT ĐONG NAI CHILDREN HOSPITAL, VIET NAM 
Pham Thi Kieu Trang, Nguyen Trong Nghia, Tran Diep Tuan, Phung Nguyen The Nguyen 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 93 - 98 
Background: Dengue Hemorrhagic Fever (DHF) is a global health burden with geographical spread and 
increased incidence of disease. Dengue shock syndrome (DSS) is the serious complication that can lead to death in 
24-48 hours. Data for many recent years, it is estimated that 390 million Dengue infections occur each year, at 
least 20,000 deaths, mainly among children. However only a small proportion of cases are reported to World 
Health Organization(WHO). 
Objectives: To describe epidemiological, clinical characteristics, investigational parameters and treatment of 
the patients with DSS at Dong Nai Children Hospital. 
Methods: We retrospectively, cases series who underwent treatment at PICU- Dong Nai Children Hospital 
from 01/01/2015 to 30/06/2017. 
Results: Eight hundred children were enrolled (Mean age was 9.3 years). Clinical and laboratory features 
were similar to the description about DSS in the publication by WHO. Shock occured after 3-7 days of fever 
(mean was 5 days) and 20.2% cases with DSS was still fever. The children whose hematocrit levels at the end of 
infusion was larger than at the onset of shock were 3%. We found 4% cases with severe bleeding. 11.3% children 
*Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh **Bệnh viện Nhi Đồng 1 
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên ĐT: 0989043858 Email: nguyenphung@ump.edu.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 94
with CRP levels >10 mg/L, 40.2% cases with blood lactate concentration >2 mmol/L and only 3.6% cases with 
albumin levels <25 g/L in duration of shock. Almost patients had improved outcome after infusion of crystalloid 
and colloid solution. The overall mortality rate was 0.3%. 
Conclusion: Appropriate intervention and optimal infusion can decrease mortality rate of the patients 
with DSS. 
Key words: dengue shock syndrome 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là 1 bệnh sốt 
cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Ước tính, có 3 
tỷ người trên toàn cầu sống trong khu vực nguy 
cơ nhiễm Dengue, 390 triệu ca nhiễm (96 triệu ca 
có triệu chứng) và 20.000 ca tử vong do Dengue 
mỗi năm(3). 
Sốc là biến chứng phổ biến nhất của bệnh sốt 
xuất huyết Dengue, là tình trạng tăng tính thấm 
thành mạch tạm thời dẫn tới thất thoát huyết 
tương ra ngoài lòng mạch(15). Không có điều trị 
đặc hiệu, theo dõi sát lâm sàng, điều trị dịch 
truyền hợp lý là yếu tố chính quyết định điều trị 
thành công. Nhiều bệnh nhân đáp ứng tốt với 
dịch tinh thể đơn thuần, nhưng có những bệnh 
nhân sốc sâu hoặc sốc kéo dài thường đòi hỏi kết 
hợp với dịch cao phân tử và có nguy cơ suy hô 
hấp do rò rỉ huyết tương nhiều. Tỷ lệ tử vong 
của bệnh thay đổi tùy theo mức độ nghiêm 
trọng của bệnh, phương tiện theo dõi điều trị và 
kinh nghiệm điều trị của bác sĩ lâm sàng(1,4,9,17). 
Mặc dù gánh nặng sốt xuất huyết ngày càng 
gia tăng trên toàn cầu nhưng chỉ có ít báo cáo hồi 
cứu nhỏ đã mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận 
lâm sàng và kết quả điều trị của sốc s ... điều trị chống sốc ban đầu tại bệnh 
viện Nhi đồng Đồng Nai, 
Chẩn đoán SXHD theo tiêu chuẩn lâm sàng 
và cận lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Sốc SXHD đã điều trị dịch truyền từ tuyến trước, 
Bệnh nhi được cchuyển viện lên tuyến trên 
trong quá trình điều trị, 
Có bệnh lý nền tim bẩm sinh có suy tim, cao 
áp phổi, suy gan, suy thận, hội chứng thận hư. 
Định nghĩa các biến số chính 
Sốc sốt xuất huyết dengue 
Khi huyếp áp tâm thu giảm theo tuổi hay 
không đo được hay hiệu áp kẹp ≤20 mmHg và 
có các biểu hiện của giảm tưới máu như vật vã, 
bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch 
nhẹ, tiểu ít. 
Sốc sốt xuất huyết dengue 
Sốc với huyết áp giảm hay kẹp. 
Sốc sốt xuất huyết dengue nặng 
Sốc nặng, huyết áp không đo được, mạch 
không bắt được. 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả hàng loạt ca. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 95
Thu thập và xử lý dữ liệu 
Tất cả dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng và 
điều trị được thu thập vào phiếu thu thập dữ 
liệu thống nhất. 
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm 
Stata12.0. Dùng các phép toán thống kê để so 
sánh các trị số trung bình, các tỷ lệ phần trăm, 
mức ý nghĩa p <0,05. 
KẾT QUẢ 
Qua nghiên cứu (NC) 800 bệnh nhi sốc 
SXHD từ 01/01/2015 đến 30/6/2017 được điều trị 
tại bệnh viện NĐĐN, chúng tôi có những kết 
quả sau: 
Đặc điểm của dân số khảo sát 
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng (n= 800) 
Các đặc điểm dịch tễ 
Trung bình 
± độ lệch 
chuẩn 
N (%) 
Tuổi trung bình (năm) 9,3 ± 3,3 
Giới nam 413 (52%) 
Ngày vào sốc (ngày) 5 ± 0,8 
(3–7) 
Phân lập siêu vi 
5/44 (11%) DENV 1 
7/44 (16%) DENV 2 
32/44 (73%) Âm tính 
Đặc điểm lâm sàng (LS) 
Huyết áp lúc vào sốc=0 
(mmHg) 
25 (3,1%) 
Thời gian phục hồi màu 
da/sốc ≥ 3 giây 
681 (89,2%) 
Sốt sau sốc 161 (20,2%) 
Gan to 403 (50,4%) 
Xuất huyết niêm/LS 32 (4%) 
Đặc điểm cận lâm sàng 
 n/số bệnh nhân được 
xét nghiệm (%) 
Hct/ sốc 48,9 ± 4 
Hct/ ngưng dịch 42 ± 3,5 
Hct ngưng dịch >hct sốc 24 (3%) 
CRP> 10 mg/l/ sốc 68/ 600 (11,3%) 
SGOT ≥ 1000 (UI/l)/ sốc 31/ 785 (3,9%) 
SGPT ≥ 1000 (UI/l)/ sốc 17/ 785 (2,1%) 
DIC/sốc 52/ 659 (7,9%) 
Albumin <25 (g/l)/sốc 17/ 470 (3,6%) 
Lactat máu >2 (mmol/l)/ 
sốc 
251/624 (40,2%) 
Bảng 2. Đặc điểm điều trị (n-800) 
Đặc điểm điều trị TB ± SD N (%) 
Tổng dịch (ml/kg) 135,9 ± 17,6 
Tổng CPT (ml/kg) 54,4 ± 28,5 
Đặc điểm điều trị TB ± SD N (%) 
Thời gian truyền dịch (giờ) 27,4 ± 4,9 
Tỉ lệ dùng CPT 405 (50,6%) 
Tỉ lệ tái sốc 61 (7,6%) 
Tỉ lệ sốc kéo dài 1 (0,1%) 
Tỉ lệ suy hô hấp và hỗ trợ hô 
hấp 
 137 (17,1%) 
Tỉ lệ thở máy 9 (1,1%) 
Tỉ lệ điều trị lợi tiểu 127 (15,9%) 
Tỉ lệ chọc dò màng bụng 2 (0,3%) 
Tỉ lệ chọc dò màng phổi 0 
Tỉ lệ điều trị chế phẩm máu 68 (8,5%) 
Tỉ lệ tổn thương đa cơ quan 2 (0,25%) 
Lọc máu 2 (0,25%) 
Tỉ lệ tử vong 2 (0,3%) 
Bảng 3. So sánh các đặc điểm của nhóm bệnh nhi sốc 
SXHD nặng và nhóm bệnh nhi sốc SXHD (n=800) 
Các đặc điểm 
Sốc nặng 
(n = 25) 
Sốc 
(n = 775) 
P 
Đặc điểm dịch tễ 
Tuổi trung bình (năm) 8,8 ± 2,8 9,9 ± 3,3 0,45 
Giới nam 15 (60%) 398 (51,4%) 0,4 
Đặc điểm cận lâm sàng 
Hct/ sốc 52,8 ± 5,1 48,8 ± 3,9 <0,001 
Hct/ ngưng dịch 42,3± 4,8 42,1 ± 3,5 0,69 
Crp > 10 mg/l/sốc 2 (8%) 66 (8,5%) 0,55 
SGOT ≥1000 
(UI/l)/sốc 
1 (4%) 44 (5,7%) 0,72 
SGPT ≥ 1000 
(UI/l)/sốc 
0 17 (2,1%) 0,45 
Albumin < 25 (g/l)/sốc 4 (33,3%) 15 (3,3%) <0,001 
Lactat máu >2 
(mmol/l)/ sốc 
13 (68,4%) 120 (19,8%) <0,001 
Đặc điểm điều trị 
Tổng dịch ngưng dịch 148,1 ± 18,3 135,5 ± 17,5 <0,001 
Tổng cao phân tử 
ngưng dịch 
70,5 ± 23,5 53,4 ± 28,5 0,004 
Thời gian truyền dịch 27,3 ± 2,4 27,4 ± 4,9 0,87 
Tái sốc 2 (8%) 59 (7,6%) 0,94 
Hỗ trợ hô hấp 13 (52%) 123 (15,9%) <0,001 
Truyền máu, chế 
phẩm máu 
6 (24%) 62 (8%) 0,005 
BÀN LUẬN 
Qua 800 bệnh nhân sốc SXHD được điều trị 
tại bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai từ thời điểm 
bắt đầu truyền dịch cho tới khi xuất viện, chúng 
tôi thấy lứa tuổi mắc bệnh trung bình là 9,3 tuổi, 
tỉ lệ nam giới là 52%, ngày vào sốc thường là 
ngày thứ 5 của bệnh cũng tương tự như các báo 
cáo khác(2,7,8). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 96
Chúng tôi nhận thấy trong 44 trường hợp 
được định týp virus thì kiểu huyết thanh là 
DENV 1 và DENV - 2, kiểu huyết thanh có sự 
khác biệt giữa các năm theo như nghiên cứu của 
các tác giả tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành 
phố Hồ Chí Minh, năm 1999 kiểu huyết thanh 
phổ biến là DENV- 3, 2001 là DENV- 4, 2004 
DENV-2, từ 2005 – 2009 kiểu huyết thanh 
DENV- 1 chiếm ưu thế(16). Như vậy vi rút liên 
quan tới sốc SXHD dường như là đại diện cho 
quần thể vi rút ảnh hưởng tới cộng đồng, cho tới 
nay không có bằng chứng nào cho thấy kiểu 
huyết thanh cụ thể nào gây bệnh nặng hơn. 
Các triệu chứng lâm sàng thu thập được đều 
phù hợp với mô tả thực nghiệm của SXHD. Tuy 
nhiên có 20,2% bệnh nhân vẫn còn sốt sau khi 
sốc, trong quá trình truyền dịch, điều này cho 
thấy sốc có thể xảy ra sớm hơn, trong giai đoạn 
bệnh nhi còn sốt. 
Giống như các nghiên cứu khác, hầu hết các 
bệnh nhân sốt xuất huyết không có tình trạng 
xuất huyết niêm trong quá trình điều trị. Rất 
hiếm trường hợp xuất huyết nghiêm trọng, 
thường chủ yếu từ đường tiêu hóa. Trong 
nghiên cứu ghi nhận 32 (4%) trường hợp có xuất 
huyết niêm, trong đó có tính cả các trường hợp 
ói dịch lợn cợn nâu, lượng không nhiều. Kết quả 
này không đồng nhất với các nghiên cứu(10) có 
thể do tiêu chuẩn chọp lựa mẫu của các nghiên 
cứu khác nhau. Tuy nhiên số bệnh nhân truyền 
chế phẩm máu trong nghiên cứu của chúng tôi 
là 68 (8,5%) bệnh nhân, cao hơn số bệnh nhân có 
biểu hiện xuất huyết niêm trong nghiên cứu là 
do có những bệnh nhân có diễn tiến không 
thuận lợi nên được truyền chế phẩm máu theo 
các rối loạn trên cận lâm sàng. 
Bệnh nhân có biểu hiện cô đặc máu ở thời 
điểm sốc với dung tích hồng cầu trung bình thời 
điểm này là 48,9 %, tương tự như nghiên cứu(7), 
thời điểm ngưng dịch có dung tích hồng cầu 
trung bình là 42%, tuy nhiên có 24 bệnh nhân 
(3%) có dung tích hồng cầu tại thời điểm ngưng 
dịch cao hơn dung tích hồng cầu tại thời điểm 
bệnh nhân sốc. Cho đến nay chưa có bằng chứng 
giải thích thỏa đáng cho hiện tượng này, nhưng 
điều này cho thấy không phải cứ dung tích hồng 
cầu tăng là còn tiếp tục thất thoát huyết tương. 
Có 11,3% bệnh nhân có CRP> 10 mg/l và tất 
cả các bệnh nhân này đều không phải dùng 
kháng sinh trong quá trình điều trị và đều hết 
sốt ở thời điểm xuất viện. Chưa có nghiên cứu về 
tiên lượng điều trị của CRP ở những bệnh nhân 
sốc, nhưng trong kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
với p tương ứng là 0,25 và 0,19 về tỷ lệ số bệnh 
nhân suy hô hấp, số bệnh nhân truyền máu, chế 
phẩm máu giữa nhóm có crp >10 mg/l và nhóm 
crp <10 mg/l. Nghiên cứu của Chien-Chih Chen 
trên bệnh nhân người lớn, có ngưỡng dự báo sốc 
dựa trên CRP khá cao: 30 mg/l với độ nhạy 
100%, độ đặc hiệu 76,3%(5). 
Lactat máu thường tăng trong các trường 
hợp có suy tim, sốc và tổn thương gan. Trong 
bệnh nhân SXHD lactat có thể dùng làm dấu 
hiệu tiên đoán sốc nếu tăng >2 mmol/l(12). Tăng 
lactat máu trong quá trình điều trị chống sốc 
cũng được coi là 1 chỉ điểm của điều trị sốc 
không thích hợp(11). Nghiên cứu của chúng tôi 
đánh giá lactat máu ở thời điểm sốc chỉ có 40,2% 
bệnh nhân có tăng lactat máu >2 mmol/l. 
Theo 1 vài nghiên cứu về albumin máu trên 
bệnh nhân SXHD, albumin máu giảm có thể coi 
là là dấu hiệu để xác định tràn dịch màng phổi, 
màng bụng và nguy cơ SXHD nặng(13), albumin 
máu cũng có thể dùng để tiên đoán sốc nhưng 
không dùng để tiên đoán tái sốc(14). Tuy nhiên 
trong nghiên cứu của chúng tôi có 3,6% bệnh 
nhân có albumin máu <25 g/l ở thời điểm sốc. 
Về kết quả điều trị 
Tổng lượng dịch truyền trung bình trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 135,9 ml với thời 
gian truyền dịch trung bình là 27,4 giờ. Tương 
tự như trong nghiên cứu Nhan NT có thể do 2 
nghiên cứu làm trong cùng 1 bệnh viện nên 
dân số giống nhau, cách truyền dịch cũng 
giống nhau, nhưng lại nhiều hơn nghiên cứu 
của Lam PK và cộng sự (7). Có 405 (50,6%) bệnh 
nhân trong NC cần chuyển sang dung dịch 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 97
keo trong quá trình điều trị, tương tự như NC 
của Phung Khanh Lam nhưng tổng CPT trong 
NC của chúng tôi là 54,4 ml, cao hơn khá 
nhiều so với NC của Phung Khanh Lam: 25 ml. 
Có sự khác biệt này có thể do sự khác biệt 
trong cách sử dụng dung dịch cao phân tử của 
2 NC khác nhau. Với NC của chúng tôi, khi 
chuyển đổi sang dung dịch cao phân tử sẽ 
giảm dần liều nhưng sẽ duy trì 2-3 giờ ở mỗi 
liều, còn trong NC của Đông Thị Hoài Tâm(6) 
thì sử dụng cao phân tử không kéo dài. Điều 
này cho thấy việc dùng cao phân tử vẫn còn 
những ý kiến khác nhau. 
Khi so sánh về các đặc điểm của nhóm sốc 
nặng (sốc với hiệu áp = 0 mmHg) và nhóm sốc 
(hiệu áp > mmHg) chúng tôi thấy giữa 2 nhóm 
có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về đặc 
điểm tuổi trung bình và giới tính, với mức ý 
nghĩa thống kê tương ứng là 0,45 và 0,4. Các đặc 
điểm cận lâm sàng thời điểm vào sốc như HCT 
trung bình, tỷ lệ tăng lactat máu, albumin máu ở 
nhóm sốc nặng cao hơn ở nhóm sốc, điều này 
cũng phù hợp với cơ chế sốc là do thất thoát 
huyết tương, khi huyết tương thất thoát càng 
nhiều thì dung tích hồng cầu càng cao, dịch 
trong lòng mạch mất nhiều hơn nên tỷ lệ lactat 
máu tăng nhiều hơn ở nhóm sốc nặng, dịch thất 
thoát kéo theo albumin nên tỷ lệ albumin giảm 
nhiều hơn ở nhóm sốc nặng. Các đặc điểm điều 
trị như tổng dịch ngưng dịch, tổng cao phân tử 
ngưng dịch, tỷ lệ hỗ trợ hô hấp, tỷ lệ truyền chế 
phẩm máu ở nhóm bệnh nhân sốc nặng đều cao 
hơn nhóm sốc. Điều này cũng dễ hiểu, do nhóm 
sốc nặng có thất thoát huyết tương nhiều hơn 
nên cần lượng dịch nhất là cao phân tử nhiều 
hơn để bù đủ thể tích lòng mạch. Dịch thất thoát 
ra khỏi lòng mạch sẽ vào khoang màng bụng, 
màng phổi dẫn đến suy hô hấp nhiều hơn. Tuy 
nhiên, thời gian truyền dịch và tỷ lệ tái sốc giữa 
2 nhóm có sự khác biệt không có ý nghĩa thống 
kê, cho thấy việc điều trị chống sốc nhanh chóng 
ban đầu là cần thiết, nhất là đối với những 
trường hợp sốc nặng. 
KẾT LUẬN 
Qua 800 trường hợp sốc SXHD điều trị tại 
bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai từ tháng 01/2015 
đến tháng 6/2017 chúng tôi kết luận: 
Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 9,3 
tuổi. Ngày vào sốc trung bình là ngày thứ 5. Các 
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp với 
mô tả của SXHD theo WHO, mặc dù có 20,2% 
bệnh nhân vẫn còn sốt sau khi đã sốc. Số bệnh 
nhân có biểu hiện xuất huyết niêm trên lâm sàng 
chiếm tỷ lệ 4%. Có 3% bệnh nhân có HCT lúc 
ngưng dịch lớn hơn HCT lúc vào sốc. có 11,3% 
bệnh nhân có CRP >10 mg/l ở thời điểm sốc. 
3,6% bệnh nhân có albumin máu <25 g/l, 40,2% 
bệnh nhân có tăng lactat máu >2 mmol/l. Hầu 
hết các bệnh nhân đều hồi phục tốt với dung 
dịch điện giải hoặc kết hợp với dung dịch cao 
phân tử. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu là 0,3%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Almas A, Parkash O, Akhter J (2010). "Clinical factors associated 
with mortality in Dengue infection at a tertiary care center". 
Southeast Asian J Trop Med Public Health, 41(2):333-340. 
2. Anders KL, Nguyet NM, Chau NV, et al (2011). 
"Epidemiological Factors Associated with Dengue Shock 
Syndrome and Mortality in Hospitalized Dengue Patients in Ho 
Chi Minh City, Vietnam". Am J Trop Med Hyg, 84(1):127-134. 
3. Bhatt S, Gething PW, Brady OJ, et al (2013). "The global 
distribution and burden of Dengue", Nature, 496(7446):504-507. 
4. Bunnag T, Kalayanarooj S (2011). "Dengue shock syndrome at 
the emergency room of Queen Sirikit National Institute of Child 
Health, Bangkok, Thailand". J Med Assoc Thai, 94(3):S57-63. 
5. Chen CC, Lee IK, Liu JW, et al (2015). "Utility of C-reactive 
protein levels for early prediction of Dengue severity in adults". 
BioMed Research International, pp.e1-6. 
6. Đông Thị Hoài Tâm NQT, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Nguyễn 
Minh Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Nga, Trần Vĩnh Điệt, Cao Thị 
Tâm, Phạm Thị Hải Mến (2008). "Sử dụng dung dịch đại phân 
tử trong điều trị sốc Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em tại bệnh 
viện Nhiệt Đới". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12:125-130. 
7. Lam PK, Tam DT, Diet TV, et al (2013). "Clinical characteristics 
of Dengue shock syndrome in Vietnamese children: a 10-year 
prospective study in a single hospital". Clin Infect Dis, 
57(11):1577-1586. 
8. L'Azou M, Moureau A, Sarti E, et al (2016). "Symptomatic 
Dengue in Children in 10 Asian and Latin American Countries". 
N Engl J Med, 374(12):1155-1166. 
9. Liew SM, Khoo EM, Ho BK, et al (2016). "Dengue in Malaysia: 
Factors Associated with Dengue Mortality from a National 
Registry". PLoS One, 11(6):e0157631. 
10. Phuong CX, Nhan NT, Kneen R, et al (2004). "Clinical diagnosis 
and assessment of severity of confirmed Dengue infections in 
Vietnamese children: is the world health organization 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 98
classification system helpful?". Am J Trop Med Hyg, 70(2):172-
179. 
11. Puspanjono MT, Latief A, Tumbelaka AR, et al (2007). 
"Comparison of serial blood lactate level between Dengue shock 
syndrome and Dengue hemorrhagic fever (evaluation of 
prognostic value)". Paediatrica Indonesiana, 47(4):150-155. 
12. Sirikutt P, Kalayanarooj S (2014). "Serum lactate and lactate 
dehydrogenase as parameters for the prediction of Dengue 
severity". J Med Assoc Thai, 97(6):S220-231. 
13. Suwarto S, Nainggolan L, Sinto R, et al (2016). "Dengue score: a 
proposed diagnostic predictor for pleural effusion and/or ascites 
in adults with Dengue infection". BMC Infect Dis, 16:322. 
14. Tatura SNN, Kalensang P, Mandei JM, et al (2017). "Albumin 
level as a predictor of shock and recurrent shock in chil-dren 
with Dengue hemorrhagic fever". Crit Care, 20(2):24-29. 
15. Usman H, Safitri I, Lum L, et al (2012). "Evidence for the use of 
intravenous rehydration for treating severe Dengue with 
plasma leakage in children and adults: a systematic review". 
Dengue, 36:149. 
16. Vu TT, Holmes EC, Duong V, et al (2010). "Emergence of the 
Asian 1 genotype of Dengue virus serotype 2 in viet nam: in 
vivo fitness advantage and lineage replacement in South-East 
Asia". PLoS Negl Trop Dis, 4(7):e757. 
17. Wills BA, Dung NM, Loan HT, et al (2005). "Comparison of 
three fluid solutions for resuscitation in Dengue shock 
syndrome". New England Journal of Medicine, 353(9):877-889. 
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019 

File đính kèm:

  • pdfsoc_sot_xuat_huyet_dengue_tai_benh_vien_nhi_dong_dong_nai.pdf