Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày

Trong quản lý sản xuất hiện đại, tính cạnh tranh của sản phẩm

công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản là: chất

lượng, giá cả, thời gian giao hàng (Quality, Cost, Delivery – QCD). Đây

là điều kiện tiên quyết mà khách hàng luôn yêu cầu nhà cung cấp

phải đáp ứng. Cụ thể như sau:

- Chất lượng: Chất lượng sản phẩm phải tuân thủ yêu cầu của

khách hàng và các tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng sản phẩm phải ổn

định, tỷ lệ sai hỏng phải luôn được kiểm soát trong mức cho phép,

ngay cả khi sản lượng tăng đột biến. Nhằm đảm bảo các yếu tố về

chất lượng, bên cạnh công nghệ, thiết bị, khách hàng luôn yêu cầu

nhà cung cấp phải áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn, công cụ quản lý

chất lượng vào thực tế sản xuất.

- Giá cả: Giá thành của sản phẩm cần cạnh tranh, nhất là với sản

phẩm nhập khẩu. DN cung ứng cần tính toán kỹ lưỡng về các yếu tố

cấu thành giá, đưa ra giá cạnh tranh và có khả năng giảm giá khi khấu

hao giảm. Việc loại bỏ lãng phí, tăng năng suất nhằm giảm giá thành

liên quan mật thiết đến việc áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý

hiện đại.

- Thời gian giao hàng: Hiện nay các nhà sản xuất coi chi phí lưu

kho là dạng chi phí cần cắt giảm nhằm giảm chi phí và tăng hiêu quả

sản xuất, vì vậy sự chính xác của thời gian giao hàng được đặc biệt chú

trọng. Thời gian giao hàng được kiểm tra, đánh giá trên các yếu tố:

Khả năng quản lý chuỗi cung ứng; Bộ phận packing – logistic; Quản lý

kế hoạch sản xuất và giao hàng.

Khi xúc tiến xuất khẩu, tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu,

các yếu tố QCD còn được yêu cầu ở mức cao hơn. Theo khảo sát của

Trung tâm Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (SIDEC), bên

cạnh QCD, các yếu tố khác về môi trường (E – Environment); tài chính

(F – Finance); công nghệ (T – Technology); trách nhiệm xã hội (R –

Responsibility); luật pháp (L – Laws) cũng được các khách hàng đa

quốc gia kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt. Chỉ khi đáp ứng được các

yêu cầu này nhà cung cấp mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng

của họ. Và ngay cả khi trở thành nhà cung cấp chính thức, khách hàng

cũng liên tục kiểm tra, đánh giá lại nhà cung cấp theo các tiêu chí trên.

Nhằm đáp ứng và đảm bảo các yêu cầu về QCD EF TRL, việc áp dụng7

các tiêu chuẩn, công cụ quản lý sản xuất hiện đại là đặc biệt cần thiết

đối với các công ty sản xuất sản phẩm CNHT.

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 1

Trang 1

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 2

Trang 2

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 3

Trang 3

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 4

Trang 4

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 5

Trang 5

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 6

Trang 6

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 7

Trang 7

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 8

Trang 8

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 9

Trang 9

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang baonam 7340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày

Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; lean manufacturing và các hệ thống,công cụ quản lý nâng cao trong ngành thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày
SỔ TAY HƯỚNG DẪN VỀ HỆ THỐNG 
ISO 14001:2015; LEAN MANUFACTURING 
VÀ CÁC HỆ THỐNG,CÔNG CỤ QUẢN LÝ NÂNG CAO 
TRONG NGÀNH THUỘC DA VÀ SẢN XUẤT 
NGUYÊN PHỤ LIỆU NGÀNH DA GIÀY
DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
BỘ CÔNG THƯƠNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG HÌNH HỘP 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I. YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN, CÔNG CỤ 
QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH DA 
GIÀY
5
CHƯƠNG II. CÁC TIÊU CHUẨN, CÔNG CỤ QUẢN LÝ TRONG LĨNH 
VỰC CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH DA GIÀY
11 
II.1 Hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001 12
II.2 Quản lý sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing 15
II.3 Một số hệ thống tiêu chuẩn khác 17
CHƯƠNG III. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING 
VÀ ISO 14001:2015 TẠI DOANH NGHIỆP THUỘC DA VÀ SẢN 
XUẤT NGUYÊN PHỤ LIỆU NGÀNH DA GIÀY
24 
III.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2015 và Lean Manufacturing tại 
DN CNHT ngành da giày
25 
III.2 Hướng dẫn áp dụng Lean Manufacturing 30
III.3 Hướng dẫn áp dụng ISO 140001:2015 48
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
MỤC LỤC
1DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNHT Công nghiệp hỗ trợ
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EU Liên minh Châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường
ISO 50001 Hệ thống quản lý năng lượng
ISO 9001 Hệ thống quản lý chất lượng
MNCs Tập đoàn đa quốc gia
OHSAS 18001 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề 
nghiệp
RCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
SA 8000 Hệ thống quản trị trách nhiệm xã hội
TĐTT Tốc độ tăng trưởng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
TTBQ Tăng trưởng bình quân
2DANH MỤC BẢNG
Bảng III.1: Đánh giá về tầm quan trọng của tiêu chuẩn, công cụ 
quản lý
26
Bảng III.2: Nhân tố thúc đẩy DN áp dụng tiêu chuẩn, công cụ 
quản lý
26
Bảng III.3: Một số vấn đề ảnh hưởng đến khả năng áp dụng 
tiêu chuẩn, công cụ quản lý tại DN CNHT ngành da giày
28
Bảng III.4 Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 52
Bảng III.5 Các yêu cầu duy trì, lưu giữ thông tin dạng văn bản 54
DANH MỤC HÌNH
Hình I.1: Yêu cầu về tiêu chuẩn, công cụ quản lý ngành da giày 8
Hình III.1: Hiện trạng áp dụng tiêu chuẩn, công cụ quản lý 25
Hình III.2: Khó khăn khi xây dựng, áp dụng ISO 14001 27
Hình III.3: Khó khăn khi xây dựng, áp dụng ISO 14001 28
DANH MỤC HỘP
Hộp II.1: Điểm đổi mới của ISO 14001:2015 so với các phiên bản trước 14
Hộp III.1: Các lãng phí về nguồn lực trong tổ chức 31
Hộp III.2: Các cải tiến đơn giản có thể áp dụng tại DN 47
Hộp III.3: Cải tiến chất lượng liên tục với PDCA 53
Hộp III.4: Điều kiện áp dụng thành công ISO 14001:2015 58
DANH MỤC BẢNG HÌNH HỘP
3LỜI NÓI ĐẦU
Áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn, công cụ quản lý theo chuẩn 
mực quốc tế giúp doanh nghiệp (DN) giảm lãng phí, ổn định chất 
lượng sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng, thực thi trách nhiệm 
xã hội, phát triển bền vững, và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh 
của mình. Hiện nay việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn và công cụ 
quản lý chất lượng đã rất phổ biến trên thế giới. Trong thương mại 
quốc tế, hợp tác sản xuất toàn cầu, các tiêu chuẩn, công cụ quản lý 
chất lượng đã mang tính thông lệ, là tiêu chí cụ thể mà DN cần đáp 
ứng khi tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Trong lĩnh vực da giày, bên cạnh các yêu cầu cụ thể về chất lượng 
và an toàn sản phẩm, việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế 
đã trở thành điều kiện quan trọng để DN có thể tham gia vào các thị 
trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản. Một số tiêu chuẩn cụ thể thường 
được yêu cầu là: ISO 9000/9001 (Hệ thống quản lý chất lượng); ISO 
14000/14001 (Hệ thống quản lý môi trường); SA 8000 (Hệ thống quản 
lý trách nhiệm xã hội); OHSAS 18001 (Hệ thống quản lý an toàn sức 
khỏe nghề nghiệp). Nhằm giảm lãng phí, ổn định và nâng cao chất 
lượng, việc áp dụng các công cụ quản lý, từ cơ bản như 5S, Kaizen đến 
các công cụ tiên tiến như Lean Manufacturing (quản lý sản xuất tinh 
gọn), 6 Sigma cũng là yêu cầu cụ thể của khách hàng đối với nhà cung 
cấp. Tuy nhiên tại Việt Nam, số lượng DN thuộc da, sản xuất nguyên 
phụ liệu ngành da giày đã áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý 
nâng cao còn khá ít ỏi, đặc biệt là hệ thống quản lý môi trường ISO 
14001, và các công cụ quản lý bậc cao như Lean Manufacturing. Các 
chương trình hỗ trợ, thúc đẩy DN xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, 
công cụ quản lý cũng chưa được triển khai thực hiện. 
4Trong năm 2015, Việt Nam đã kết thúc đàm phán hai hiệp định 
quan trọng là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp 
định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đây là cơ hội rất lớn 
cho ngành da giày, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của 
Việt Nam. Tuy nhiên nhằm đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất 
lượng, DN công nghiệp hỗ trợ (CNHT) da giày cần được hỗ trợ mạnh 
mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường này.
Trước tình hình đó, dự án “Tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống 
 ...  Khí thải phụ thuộc vào dòng và quá trình xử lý nước thải, 
có thể phát sinh SO2, NH3, mùi hôi thối khó chịu, đặc biệt 
mùi từ công đoạn xử lý sinh học.
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành thuộc da
Thực tế khảo sát DN cho thấy chất thải trong các công đoạn sản 
xuất trong sản xuất sản phẩm CNHT và giày dép cũng ảnh hưởng xấu 
đến môi trường:
- Công đoạn pha cắt: tạo ra các chất thải rắn như các loại ba via 
từ vật liệu sản xuất mũ, lót và đế giầy bằng da, vải, giả da, các-tông, 
cao su, chất tổng hợp như PU, PVC.. và tiếng ồn làm ảnh hưởng đến 
môi trường.
- Công đoạn may: chất thải rắn có bụi và via vải, chỉ, giấy... Chất 
thải lỏng rất ít, chỉ có một lượng rất nhỏ do sử dụng dung môi tẩy sạch 
chi tiết tạo ra.
- Công đoạn gò ráp và hoàn thiện: chất gây ô nhiễm trong công 
đoạn này là các loại dung môi dùng để xử lý bề mặt vật liệu chi tiết, 
các loại keo dán, chất tạo bóng và mầu trong trau chuốt phun xì giầy. 
Công đoạn này sử dụng các thiết bị sấy nên phải tính đến ảnh hưởng 
do nhiệt độ cao gây ra, nhất là trong những tháng mùa hè.
- Công đoạn khác: Công đoạn cán luyện cao su gây tiếng ồn và 
bụi, ô nhiễm không khí và sinh ra một số chất thải rắn; Các xưởng sản 
xuất đế giầy trong những tháng hè thường bị nóng do nhiệt độ phát 
tán từ các thiết bị có gây nhiệt như thiết bị sấy và ô nhiễm bụi.
Bên cạnh các yếu tố về công nghệ sản xuất và xử lý nước thải, 
áp dụng ISO 14001 là biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát và giảm 
các ảnh hưởng xấu đến môi trường tại DN CNHT ngành da giày. Về 
cấu trúc, ISO 14001:2015 bao gồm 10 điều khoản, trong đó các điều 
khoản từ 4 đến 10 là những yêu cầu thực tế và phải được thực hiện 
như một phần của HTQLMT tại mỗi DN:
52
Bảng III.4 Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015
ĐK Yêu cầu Tóm tắt
1 Phạm vi áp dụng Chi tiết phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn
2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu tham khảo, viện dẫn của tiêu chuẩn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong tiêu 
chuẩn
4 Bối cảnh của tổ chức
Xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài ảnh 
hưởng đến HTQLMT; xác định các bên hữu 
quan có liên quan đến HTQLMT và yêu cầu của 
họ; xác định phạm vi và xây dựng HTQLMT.
5. Lãnh đạo
Các yêu cầu về lãnh đạo và cam kết của lãnh 
đạo cao nhất đối với tính hiệu lực của HTQLMT, 
thiết lập chính sách môi trường và vai trò, 
trách nhiệm của các vị trí liên quan. 
6 Hoạch định
Xác định rủi ro và cơ hội ảnh hưởng đến 
HTQLMT và các hành động nhằm đảm bảo 
HTQLMT đạt được kết quả dự kiến.
7 Hỗ trợ
Điều khoản này xác định các nguồn lực cần 
thiết nhằm thực hiện, duy trì và cải tiến liên 
tục HTQLMT. Tập trung vào nhận thức và xác 
định năng lực
8 Điều hành
Điều khoản chú trọng vào việc kiểm soát 
quá trình, chuẩn bị sẵn sàng và xử lý các tình 
huống khẩn cấp, giảm thiểu các ảnh hưởng 
bất lợi khi cần thiết.
9 Đánh giá kết quả hoạt động
Điều khoản này bao gồm các yêu cầu để đo 
lường, phân tích và đánh giá hiệu lực của 
HTQLMT, kiểm soát định kỳ của lãnh đạo về 
HTQLMT.
10. Cải tiến
DN phải xác định, lựa chọn cơ hội và cải tiến 
liên tục nhằm nâng cao kết quả và hiệu lực 
của HTQLMT
Mối quan hệ giữa các điều khoản của ISO 14001:2015 được thiết 
kế theo Chu trình cải tiến liên tục PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện 
53
– Kiểm tra – Điều chỉnh), qua đó yêu cầu DN luôn có sự cải tiến về 
HTQLMT. 
Hộp III.3: Cải tiến chất lượng liên tục với PDCA
PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều 
chỉnh) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho 
người Nhật trong những năm 1950. Nội dung của chu trình PDCA bao 
gồm:
Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, 
thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.
Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
Action: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều 
chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào 
mới.
Chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự 
cải tiến liên tục và không ngừng. Trên thực tế chu trình PDCA là nền tảng 
cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001. Khi một tổ chức thực hiện được 
chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo 
tiêu chuẩn ISO 9001.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu, 2016
ISO 14001:2015 cũng yêu cầu cụ thể về việc duy trì, lưu giữ thông 
tin dạng văn bản. Cụm từ “thông tin dạng văn bản” đề cập đến các 
yêu cầu về tài liệu, hồ sơ. Các điều khoản nào trong tiêu chuẩn có yêu 
cầu “duy trì thông tin dạng văn bản” có nghĩa là điều khoản đó yêu cầu 
có “tài liệu”, “thủ tục dạng văn bản”. Điều khoản nào yêu cầu “lưu giữ 
thông tin dạng văn bản” có nghĩa là yêu cầu có “hồ sơ” cung cấp bằng 
chứng cho sự phù hợp với các yêu cầu. Để xây dựng hệ thống ISO 
14001:2015, DN cần xây dựng đầy đủ các lưu trình, hồ sơ, văn bản này.
54
Bảng III.5 Các yêu cầu duy trì, lưu giữ thông tin dạng văn bản
4.3 Phạm vi của HTQLMT 7.5.1 Thông tin dạng văn bản theo 
yêu cầu của tiêu chuẩn và văn 
bản mà DN xác định là cần 
thiết cho HTQLMT
5.2 Chính sách môi trường 7.5.3 Thông tin dạng văn bản có 
nguồn gốc từ bên ngoài được 
DN xác định là cần thiết.
6.1.1 Thông tin dạng văn bản 
về rủi ro và cơ hội, đáp 
ứng yêu cầu của khoản 
6.1 
8.1 Thông tin dạng văn bản về 
mức độ cần thiết để đảm bảo 
các quá trình được thực hiện 
theo kế hoạch
6.1.2 Thông tin dạng văn 
bản về khía cạnh môi 
trường và các tác động 
môi trường có iên quan
9.1.1 Bằng chứng của kết quả giám 
sát, đo lường, phân tích và 
đánh giá
6.1.3 Thông tin dạng văn bản 
về các nghĩa vụ tuân 
thủ
9.1.2 Bằng chứng của kết quả đánh 
giá sự tuân thủ
6.2.1 Thông tin dạng văn bản 
về các mục tiêu môi 
trường
9.2.2 Bằng chứng của việc thực 
hiện các chương trình đánh 
giá và kết quả
7.2 Thông tin dạng văn bản 
về bằng chứng năng lực
9.3 Thông tin dạng văn bản là 
bằng chứng về kết quả của 
quá trình xem xét của lãnh 
đạo
7.4 Thông tin dạng văn bản 
về bằng chứng truyền 
thông
10.2 Thông tin về bản chất sự 
không phù hợp và hành động 
thực hiện cũng như kết quả 
của hành động khắc phục
Các bước xây dựng và áp dụng ISO 14001:2015 tại DN:
Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án
Nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể về ISO 14001:2015
Thành lập ban chỉ đạo dự án ISO 14001:2015. Thành viên ban chỉ 
đạo phải có các kiến thức cơ bản về môi trường và HTQLMT theo ISO 
14001:2015. Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường.
Phân tích bối cảnh DN, các vấn đề nội bộ và bên ngoài DN, những 
bên liên quan, những ảnh hưởng đến môi trường. So sánh với các 
55
điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan
Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường.
Lập kế hoach cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng 
phần công việc cụ thể cho việc xây dựng HTQLMT.
Tổ chức đào tạo về ISO 14001:2015 cho cán bộ, nhân viên trong 
DN, đặc biệt là nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo.
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên 
bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty.
Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường 
nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Chương trình cần mô tả 
cách thức tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu của mình, bao gồm cả thời 
gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện.
Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
Ðảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên 
trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách 
hiệu quả.
Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện HTQLMT, thực hiện các hành 
động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu 
chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và sổ tay quản 
lý môi trường.
Sử dụng các kỹ thuật năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng 
cao hiệu quả hoạt động môi trường.
Bước 4: Ðánh giá nội bộ và xem xét
Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường 
cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của công ty.
Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh 
đạo.
Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường 
nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015.
Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, 
thực hiện các hành động khắc phục.
Bước 5: Ðánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống
Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng 
56
nhận. Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận nếu thấy cần 
thiết.
Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống 
văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức. Xem xét kết quả đánh 
giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc 
phục đối với những điểm không phù hợp.
Bước 6: Duy trì chứng chỉ
Thực hiện đánh giá nội bộ.
Thực hiện các hành động khắc phục.
Thực hiện đánh giá giám sát.
Không ngừng duy trì, cải tiến liên tục hệ thống và chịu sự giám 
sát định kỳ của tổ chức chứng nhận.
Các tổ chức đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cần 
lưu ý thực hiện những hoạt động sau để chuyển đổi cập nhật lên ISO 
14001:2015:
1. Đánh giá HTQLMT đang áp dụng theo phiên bản ISO 14001:2015 
để xác định những điểm chưa phù hợp. Xây dựng kế hoạch chuyển 
đổi.
2. Tổ chức đào tạo, truyền đạt nhận thức cho nhân viên và các bên 
liên quan về HTQLMT theo phiên bản ISO 14001:2015.
3. Cập nhật, xây dựng các văn bản cần thiết để đáp ứng các yêu 
cầu của tiêu chuẩn sửa đổi.
4. Xác nhận hiệu lực của hệ thống quản lý thông qua các hoạt 
động như đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo.
5. Đăng ký đánh giá chứng nhận (trong lần đánh giá giám sát, 
đánh giá tái chứng nhận, hoặc cuộc đánh giá riêng).
	Một số kết quả về hoạt động hỗ trợ áp dụng ISO 
14001:2015 tại DN:
- Nâng cao năng lực quản lý các khía cạnh môi trường thông 
qua chương trình hành động vì môi trường được triển khai trong toàn 
DN.
- Giảm 10% tiêu dùng tài nguyên( điện, nước, giấy, than đá, 
xăng dầuvv) thông qua các chương trình giảm tiêu dùng tài nguyên 
được triển khai trong toàn DN
- Kiểm soát tốt hơn các tình trạng khẩn cấp về môi trường của 
DN thông qua các thủ tục quản lý tình trạng khẩn cấp và PCCN. 
- Nâng cao năng lực đáp ứng các yêu cầu của luật pháp và các 
57
yêu cầu khác. 
- Ứng xử có trách nhiệm với cộng đồng
	Một số trở ngại thường gặp khi triển khai dự án cải tiến:
- Sự cam kết của Lãnh đạo và các cấp quản lý 
- Tính tuân thủ theo mục tiêu/chương trình hành động của dự án
- Hiểu biết chưa đầy đủ về môi trường và tác động của chúng tới 
con người.
- Xác định không đầy đủ các tác động môi trường trong quá trình 
sản xuất.
- Công nghệ lạc hậu.
- Làm theo hình thức mà không chú trọng tới các giá trị cốt lõi của 
môi trường.
58
Hộp III4: Điều kiện áp dụng thành công ISO 14001:2015
Thực tế hỗ trợ DN cho thấy, bên cạnh sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên 
gia, các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công ISO 14001:2015 
tại DN:
1. Ðịnh hướng và quyết tâm của lãnh đạo DN
- Sự quyết tâm và chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo DN trong việc 
triển khai xây dựng và áp dụng ISO 14001. Tìm hiểu và nắm vững 
nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 14001.
- Cùng với đơn vị tư vấn xác định yêu cầu của tiêu chuẩn và mức 
độ đáp ứng của DN, hoạch định chính sách, mục tiêu và cam kết về 
môi trường. Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và thực 
hiện, triển khai hệ thống quản lý môi trường trong thực tế sản xuất 
của DN. 
2. Người lao động DN
- Người lao động trong DN là yếu tố quyết định sự thành công 
của hệ thống quản lý. Người lao động cần hiểu được ý nghĩa ,mục 
đích của quản lý môi trường, ý thức được trách nhiệm của mình 
trong công việc được giao, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định 
đối với công việc cụ thể.
3. Trình độ công nghệ, thiết bị của DN
- Có khả năng kiểm soát các thông số ảnh hưởng đến môi trường. 
- Ðáp ứng các quy định của nhà nước, của ngành về vấn đề công 
nghệ, môi trường.
59
KẾT LUẬN
Trong lĩnh vực sản xuất da thuộc và nguyên phụ liệu cho ngành 
da giày, bên cạnh các yêu cầu cụ thể về chất lượng và an toàn sản 
phẩm, việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế đã trở thành 
điều kiện tiên quyết để DN có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất 
toàn cầu. Khách hàng quốc tế thường yêu cầu, khuyến khích nhà 
cung ứng áp dụng một số tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9000/9001 
(hệ thống quản lý chất lượng); ISO 14000/14001 (hệ thống quản lý 
môi trường); SA 8000 (hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội); OHSAS 
18001 (hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp). Nhằm 
loại bỏ lãng phí, ổn định và nâng cao chất lượng, việc áp dụng các 
công cụ quản lý tiên tiến như 5S, Keizen, Lean Manufacturing (quản 
lý sản xuất tinh gọn) cũng là yêu cầu cụ thể của khách hàng đối 
với các nhà cung ứng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng DN CNHT 
ngành da giày đã áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý nâng cao 
còn khá ít ỏi, đặc biệt là hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, 
các công cụ quản lý bậc cao như Lean Manufacturing, 6 Sigma. 
Cuốn sách đã rà soát các yêu cầu về tiêu chuẩn, công cụ quản 
lý tại các thị trường lớn của ngành da giày như EU, Mỹ, Nhật Bản; từ 
đó đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý vào 
sản xuất. Nhìn chung DN CNHT ngành da giày chủ yếu có quy mô 
nhỏ, năng lực công nghệ và quản lý còn ở mức thấp, vì vậy tuy đã 
nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn, công 
cụ quản lý nhưng DN gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng vào thực 
tế sản xuất. Bên cạnh việc thiết vốn, thiếu công nghệ để nâng cao 
năng lực, việc thiếu các chương trình hỗ trợ, thiếu chuyên gia tư vấn 
về tiêu chuẩn, công cụ quản lý cũng là khó khăn khá lớn của DN. 
“Sổ tay hướng dẫn về hệ thống ISO 14001:2015; Lean Manu-
facturing và các hệ thống, công cụ quản lý nâng cao trong ngành 
thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày” đã đưa ra kế 
hoạch, hướng dẫn DN áp dụng 2 tiêu chuẩn: ISO 14001 và Lean 
Manufacturing vào thực tế sản xuất. Các hành động được nghiên 
cứu, cân nhắc cho phù hợp với đặc điểm của ngành, năng lực nội 
tại của DN và nguồn lực của dự án, đảm bảo có tính khả thi cao. 
Tuy nhiên kết quả thực hiện cũng phụ thuộc rất lớn vào 
quyết tâm của DN. Đây sẽ là các bài học điển hình, nhằm triển 
khai và nhân rộng hoạt động năng suất chất lượng trong DN 
CNHT ngành da giày nói riêng, và DN CNHT Việt Nam nói chung.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công Thương (2010), Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn 
trong ngành thuộc da, Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công 
nghiệp
2. Trung tâm năng suất Việt Nam (2014), Cẩm nang kiến thức về năng 
suất chất lượng, Nhà xuất bản Lao động - xã hội.
3. Viện Nghiên cứu da giày (2008), Điều tra đánh giá hiện trạng môi 
trường ngành da giày; xây dựng sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi 
trường cho các doanh nghiệp ngành da giày.
4.  (truy cập tháng 2/2016).
5.  (truy cập tháng 2/2016).
6.  (truy cập tháng 10/2016).

File đính kèm:

  • pdfso_tay_huong_dan_ve_he_thong_iso_140012015_lean_manufacturin.pdf