So sánh năng lực tiếng việt của học sinh Khmer Lớp 3, 4 và 5 giữa Đông và Tây Nam Bộ (trường hợp Bình Phước và Trà Vinh, Sóc Trăng)
Học sinh Khmer bậc Tiểu học ở hai khu vực Bình Phước (Đông Nam Bộ) và Trà Vinh, Sóc Trăng (Tây Nam Bộ) đều phải sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên, năng lực, mức độ và phạm vi sử dụng ngôn ngữ quốc gia này của học sinh của hai khu vực còn nhiều hạn chế. Vậy, nguyên nhân từ đâu? Bài viết sẽ một phần trả lời
cho câu hỏi trên nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách ngôn ngữ, chính sách giáo dục và những người xây dựng chương trình sách giáo khoa có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "So sánh năng lực tiếng việt của học sinh Khmer Lớp 3, 4 và 5 giữa Đông và Tây Nam Bộ (trường hợp Bình Phước và Trà Vinh, Sóc Trăng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh năng lực tiếng việt của học sinh Khmer Lớp 3, 4 và 5 giữa Đông và Tây Nam Bộ (trường hợp Bình Phước và Trà Vinh, Sóc Trăng)
39 CHUYÊN MỤC VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC - NGHIÊN CỨU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT SO SÁNH NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH KHMER LỚP 3, 4 VÀ 5 GIỮA ĐÔNG VÀ TÂY NAM BỘ (Trường hợp Bình Phước và Trà Vinh, Sóc Trăng) HỒ XUÂN MAI* Học sinh Khmer bậc Tiểu học ở hai khu vực Bình Phước (Đông Nam Bộ) và Trà Vinh, Sóc Trăng (Tây Nam Bộ) đều phải sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên, năng lực, mức độ và phạm vi sử dụng ngôn ngữ quốc gia này của học sinh của hai khu vực còn nhiều hạn chế. Vậy, nguyên nhân từ đâu? Bài viết sẽ một phần trả lời cho câu hỏi trên nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách ngôn ngữ, chính sách giáo dục và những người xây dựng chương trình sách giáo khoa có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn. Từ khóa: năng lực, học sinh Khmer, sử dụng, hạn chế Nhận bài ngày: 16/5/2019; đưa vào biên tập: 17/5/2019; phản biện: 18/5/2019; duyệt đăng: 10/7/2019 1. DẪN NHẬP Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ giáo dục. Tất cả học sinh đều phải học và sử dụng nó để tiếp cận các tri thức. Nếu không làm chủ được tiếng Việt, học sinh sẽ rất khó để học lên những bậc cao hơn, để giao tiếp và để phát triển xã hội. Học sinh Khmer bậc Tiểu học ở hai khu vực Bình Phước (Đông Nam Bộ) và Trà Vinh, Sóc Trăng (Tây Nam Bộ) cũng vậy. Cuối tháng 4 năm 2019 chúng tôi có một đợt khảo sát năng lực tiếng Việt của học sinh người Stiêng và Khmer ở Bình Phước để phục vụ cho đề tài cấp Bộ “Năng lực tiếng Việt của học sinh các dân tộc Stiêng và Khmer ở Bình Phước: thực trạng và giải pháp”. Bài viết này là một phần kết quả của đợt khảo sát. Bước vào lớp 1, học sinh phải học và sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, có những học sinh sử dụng tiếng Việt chưa thực sự * Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. HỒ XUÂN MAI – SO SÁNH NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT 40 tốt, ngay trong phạm vi trường học. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy hơn một nửa số học sinh Khmer ở bậc học này dưới trung bình môn Tiếng Việt. Phạm vi không gian và thời gian thực hiện khảo sát của bài viết này là Trường Tiểu học Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước (học k 2 năm học 2018 - 2019); Trường Tiểu học Long Sơn C, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh và Trường Tiểu học Thới An Hội 3, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng (học k 2 năm học 2016 - 2017). Chúng tôi lấy kết quả khảo sát ở Trường Tiểu học Lộc Khánh làm chuẩn còn hai trường kia là để tham chiếu. Đối tượng khảo sát của chúng tôi là học sinh Khmer, bậc Tiểu học, mỗi khối 10 học sinh, không phân biệt giới tính. Như vậy, tổng cộng số học sinh khảo sát là: 10 học sinh x 3 khối x 3 trường = 90 học sinh. Chúng tôi không thể khảo sát nhiều hơn 10 học sinh bởi có những nơi số học sinh giữa các khối không đủ. Trong bài viết này, với lớp 3, chúng tôi khảo sát hai kỹ năng viết câu và xác định thành phần câu. Với hai khối còn lại, chúng tôi khảo sát hai kỹ năng viết câu và sáng tạo câu, cụ thể là viết câu đúng (đủ các thành phần chính, diễn đạt trọn ý) và mức độ sử dụng các loại câu (số lượng câu, mức độ đúng - sai) (theo Thông tư 22). Ngoài ra, chúng tôi khảo sát số từ mới mà học sinh tích lũy từ lớp 3 đến lớp 5. Khảo sát từ mới là để góp phần lý giải vì sao học sinh Khmer bậc Tiểu học sử dụng tiếng Việt kém. Về khái niệm “từ mới”, chúng tôi căn cứ vào mục “Mở rộng vốn từ” của sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xác định(1). Như vậy, phạm vi nội dung khảo sát của bài viết này là: - Lớp 3: kỹ năng viết câu và xác định thành phần câu. - Lớp 4 và 5: kỹ năng viết câu và sáng tạo câu. 2. KHÁI NIỆM “NĂNG LỰC”, “NĂNG LỰC NGÔN NGỮ” VÀ “KỸ NĂNG NGÔN NGỮ” Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt (2003), thì “năng lực (ability) là khả năng làm việc tốt”, chẳng hạn như “năng lực cán bộ, năng lực làm việc” Nó thuộc cái bên trong của mỗi người, tức khả năng vốn có. Còn năng lực ngôn ngữ (competenence) là “ trong ngôn ngữ có một cơ chế sáng tạo, không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp. Đó là năng lực ngôn ngữ của người nói (), được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi còn rất nhỏ” (Nguyễn Đức Dân, 1986: 227). Nói cách khác, đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ khi không phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp. Chẳng hạn, khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, chúng ta không chú ý tới các quy tắc ngữ pháp bởi nó đã được hình thành từ khi mới học nói và tồn tại dưới dạng tiềm thức. Chúng ta sử dụng nó để nói. Đó là năng lực ngôn ngữ phổ quát, mọi người đều có. Nó khác với sự thực hiện ngôn ngữ (performence). TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (249) 2019 41 Bởi, sự thực hiện ngôn ngữ là cách thức một người thể hiện cái vốn có; là cái thực tế, cụ thể hóa năng lực ngôn ngữ; là cái biểu hiện cụ thể của năng lực ngôn ngữ. Nó thuộc kỹ năng ngôn ngữ (skill). Khi sử dụng ngôn ngữ ở dạng chủ động, tức tìm cách diễn đạt sao cho hiệu quả nhất, bắt buộc chúng ta phải cần tới các kỹ năng như thay đổi cấu trúc, ... áo khoa, tức chủ ngữ) và những câu sai cũng rất giống nhau (1, 2, 3, 4, 6, 7, 8). 3.2. Học sinh lớp 4 và lớp 5 Môn Tiếng Việt của hai khối này có ba yêu cầu chính là tập đọc, luyện từ và câu (gồm mở rộng vốn từ, dấu câu, viết câu đơn giản/xác định các bộ phận câu (lớp 4); liên kết câu, các loại câu (lớp 5)) và Tập làm văn. Để kết quả khảo sát đi vào chiều sâu, với hai khối này, chúng tôi chỉ chọn khảo sát hai yêu cầu kỹ năng viết câu (đúng-sai) và khả năng sáng tạo câu. Khảo sát hai kỹ năng trên sẽ trả lời được các HỒ XUÂN MAI – SO SÁNH NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT 44 câu hỏi về kỹ năng đọc hiểu, vốn từ và khả năng viết, sử dụng các loại câu (câu đơn, câu đơn mở rộng, câu ghép, câu ghép nhiều mệnh đề). 3.2.1. Kỹ năng viết câu Lớp 4: Để khảo sát kỹ năng này, mỗi khối chúng tôi cho một đề Tập làm văn (không có trong sách giáo khoa nhưng đúng chủ đề của chương trình), yêu cầu thực hiện trong 30 phút nhằm xem những loại câu nào học sinh thường sử dụng, số câu đúng/có nghĩa - sai/không có nghĩa. Cụ thể, lớp 4 là “Em hãy tả chú chim bồ câu” (thuộc văn miêu tả loài vật, trọng tâm của học k 2) và lớp 5 là “Em hãy miêu tả một dòng sông” (thuộc văn miêu tả cảnh, trọng tâm của học k 2). Chúng tôi cũng chỉ khảo sát những câu có nghĩa. Kết quả như Bảng 4 dưới đây. Nhận xét: - Hầu hết học sinh đều sử dụng câu đơn, cho dù ở khối này đã được học câu ghép (từ tuần 24). Kết quả này phù hợp với đặc điểm, với khả năng diễn đạt của học sinh và với yêu cầu của chương trình (chỉ giới thiệu câu ghép). Học sinh lớp 4 đã được học thành phần trạng ngữ từ lớp 3 nhưng số câu có trạng ngữ thu được chỉ khoảng 1/6 số câu đúng. Điều này phù hợp với học sinh lớp 4 bởi trạng ngữ sẽ được học kỹ hơn ở lớp 5. - Số câu đúng, câu đơn, câu ghép và câu có trạng ngữ viết trong 30 phút của học sinh Khmer ở ba địa phương không quá khác biệt. So với lớp 3, kết quả này là đáng mừng, vì: (1) Tất cả học sinh lớp 4 đều đã diễn đạt tốt suy nghĩ của mình (số câu có trạng ngữ tăng và học sinh đã sử dụng được câu ghép); (2) Số câu đúng tăng hơn gấp 6 lần so với lớp 3 chứng tỏ chỉ cách nhau một năm học, học sinh đã tích lũy rất tốt các kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong 30 phút mà chỉ có tối Bảng 4. Khảo sát kỹ năng viết câu của học sinh lớp 4 Địa phương Tổng số câu đúng/10 bài Tốc độ trung bình (làm tròn) Loại câu (/câu đúng) Số câu có trạng ngữ Câu đơn Câu ghép Lộc Ninh 30 1p/ 1 câu 24/30 6/30 4/30 Trà Vinh 30 1p/ 1 câu 26/30 4/30 4/30 Sóc Trăng 28 1,1p/ 1 câu 22/28 6/28 6/28 Nguồn: Tác giả khảo sát và thống kê. . Bảng 5. Khảo sát kỹ năng viết câu của học sinh lớp 5 Địa phương Tổng số câu đúng/10 bài Tốc độ trung bình (làm tròn) Loại câu (/câu đúng) Số câu có trạng ngữ Câu đơn Câu ghép Lộc Ninh 40 7,5p/ 1 bài 32/40 8/40 12/40 Trà Vinh 38 7,8p/ 1 bài 32/38 6/38 10/38 Sóc Trăng 38 7,8p/ 1 bài 30/38 8/38 10/38 Nguồn: Tác giả khảo sát và thống kê. . TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (249) 2019 45 đa 30 câu (cao nhất) đúng, trung bình 2,7 câu/1 bài thì vẫn chưa đạt như mong muốn và học sinh vẫn phải rèn luyện nhiều hơn. Như vậy, tốc độ viết của học sinh giữa ba địa phương không quá khác biệt (Bảng 5). Lớp 5 - Ở lớp 5, số câu ghép đã tăng. Có ba nguyên nhân chính: (1) Các học sinh đã tích lũy tốt các kỹ năng, năng lực tiếng Việt; (2) Là lớp cuối cấp, chuẩn bị để thi vào bậc Trung học Cơ sở nên được học sinh đầu tư nhiều và kỹ hơn; (3) Lớp 5 chủ yếu học loại câu ghép. Tuy nhiên, như vậy là đáng lo: khi học loại câu nào thì học sinh chỉ chủ yếu sử dụng loại câu đó thì đặc điểm học lệch, học tủ càng đáng lưu ý hơn. Nhận xét: - So với lớp 4, số lượng câu đúng của lớp 5 tăng 1/3; số câu ghép tăng hơn 3 lần còn số câu có trạng ngữ tăng gấp 2 lần. - Tương tự như lớp 4, năng lực, kỹ năng tiếng Việt của học sinh Khmer lớp 5 ở cả ba địa phương đều không cách biệt nhau. 3.2.2. Kỹ năng sáng tạo câu Với học sinh lớp 4: Bước 1: Chọn 5 câu trong sách giáo khoa và yêu cầu bỏ trạng ngữ để tạo câu mới. Học sinh thực hiện trong 10 phút: (1) “Được phát động từ tháng 4 năm 2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước” (bài “Vẽ về cuộc sống an toàn”); (2) “Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại” (bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật”); (3) “Ngày hôm đó, vương quốc nọ như có phép mầu làm thay đổi” (bài “Vương quốc vắng nụ cười”); (4) “Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài độ 6 giây” (bài “Tiếng cười là liều thuốc bổ”) và (5) “Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao quay xung quanh cái tâm này” (bài “Dù sao trái đất vẫn quay”). Tất cả những câu này đều được trích trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2017. Kết quả như sau (Bảng 6). Bảng 6. Kết quả khảo sát kỹ năng sáng tạo câu của học sinh lớp 4 Địa phương Bỏ đúng trạng ngữ Ghi chú Lộc Ninh 4 (/10HS) Chỉ tính những học sinh đúng từ 3 câu trở lên Trà Vinh 4 Sóc Trăng 2 Nguồn: Tác giả khảo sát và thống kê. Bước 2: Yêu cầu học sinh thay chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong những câu trên bằng những chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ tương ứng. Kết quả như sau (Bảng 7). Nhận xét: - Hầu hết học sinh không hiểu hoặc hiểu rất kém về câu. - Khả năng tái hiện câu của học sinh đều rất thấp. HỒ XUÂN MAI – SO SÁNH NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT 46 Với học sinh lớp 5: Bước 1: Chọn 5 câu ghép trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh tách thành những câu độc lập. Học sinh thực hiện trong 10 phút: (1) “Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch” (bài “Cách nối các vế câu ghép”); (2) “Vì con khỉ này rất tinh nghịch nên các anh thường phải cột dây” (bài “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”); (3) “Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người” (bài “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”); (4) “Ngày nay, trên đất nước ta, tuy công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh nhưng mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình” (bài “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”) và (5) “Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông thành phố, trung bình mỗi đêm có 1 vụ tai nạn và 4 vụ va chạm giao thông” (bài “Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh”). Tất cả những câu này đều được trích trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011. Kết quả như sau (Bảng 8). Bảng 8. Kết quả khảo sát kỹ năng sáng tạo câu của học sinh lớp 5 Địa phương Đúng Ghi chú Lộc Ninh 2 (/10HS) Chỉ tính những học sinh đúng từ 2 câu trở lên Trà Vinh 4 Sóc Trăng 2 Nguồn: Tác giả khảo sát và thống kê. Bước 2: Cho 5 câu đơn ngoài sách giáo khoa, yêu cầu học sinh thêm quan hệ từ để tạo thành câu ghép: (1) Nó chẳng bao giờ siêng. Nó phải nhận kết quả đáng xấu hổ thôi; (2) Mưa như trút nước. Tuấn vẫn đi học rất đúng giờ; (3) Ông tôi thường xuyên luyện tập. Ông tôi tuy tuổi cao nhưng rất khỏe; (4) Đường xa lại khó đi. Chúng tôi vẫn tới đúng giờ nên được mọi người hoan nghênh; (5) Cả xóm đều nghèo. Bọn tôi vẫn không bỏ học cho nên tất cả thầy cô giáo đều thương còn bạn bè thì quý mến. Kết quả như sau (Bảng 9). Bảng 9. Kết quả khảo sát kỹ năng tạo câu ghép của học sinh lớp 5 Địa phương Đúng yêu cầu Ghi chú Lộc Ninh 4 (/10HS) Chỉ tính những học sinh đúng từ 2 câu trở lên Trà Vinh 4 Sóc Trăng 2 Nguồn: Tác giả khảo sát và thống kê. Bảng 7. Kết quả khảo sát kỹ năng sáng tạo câu của học sinh lớp 4 Địa phương Kết quả (/10 học sinh) Ghi chú Thay chủ ngữ đúng Thay vị ngữ đúng Thay trạng ngữ đúng Lộc Ninh 4 4 2 Chỉ tính những học sinh đúng từ 3 câu trở lên Trà Vinh 2 2 1 Sóc Trăng 4 6 2 Nguồn: Tác giả khảo sát và thống kê. . . TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (249) 2019 47 Nhận xét: - Tất cả đều đúng ở câu 1, 2 và sai ba câu còn lại. Sở dĩ như vậy là vì những câu này có quan hệ từ nên học sinh không xác định được. - Qua hai kết quả trên, chúng ta thấy đáng lo, bởi: . Những câu trong Bước 1 có trong sách giáo khoa, thuộc những tiết chính khóa, học sinh đã được học nhưng có 22/30 học sinh làm sai còn ở Bước 2 là 20/30 học sinh sai. Chỉ có một cách giải thích duy nhất là học sinh không hiểu (có thể vì chương trình khó so với trình độ; nhiều bài, môn học nên học sinh không đủ thời gian luyện tập...). . Hơn hai phần ba học sinh làm sai, cho dù đây là chương trình trọng tâm của học k 2. 3.3. Mấy ghi nhận và suy nghĩ về thực trạng tích lũy từ mới Kết quả khảo sát cho thấy số từ học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 tích lũy được ở học k 2(2) như Bảng 10 (số trung bình đã được làm tròn). Nếu học k 1 cũng bấy nhiêu từ mới thì mỗi năm học sinh bậc học này sẽ tích lũy được bao nhiêu? Vì chương trình không bắt buộc học sinh phải nhớ tất cả, cho nên, thực tế, học sinh chỉ nhớ một số từ. Nếu so với Tân Hán ngữ giáo trình (Đại học Bắc Kinh, 2001), New Concept English (L.G. Alexander, 1994) hay một số giáo trình dạy ngoại ngữ khác, chúng ta thấy nguyên nhân vì sao hết bậc Tiểu học, học sinh chúng ta vẫn rất khó khăn trong diễn đạt. Đó là: Việc phân bố từ mới của sách giáo khoa chưa thật sự hợp lý, thiếu logic. Bởi lẽ, càng lên lớp trên thì số từ mới phải càng nhiều, đáp ứng nhu cầu giao tiếp và tâm lý - độ tuổi, nhưng như đã thấy, hai lớp cuối lại là những lớp có số từ mới ít nhất, đặc biệt là lớp 4. Một điểm rất đáng chú ý khác là trong tổng số 49 từ mới, không có từ nào từ thuộc lớp từ nông thôn - làng quê (0%); không có từ nào thuộc phương ngữ Nam Bộ (0%), 1 từ thuộc trung du - miền núi (2%, làm tròn), 8 từ thuộc ngôn ngữ vùng văn hóa Bắc Bộ (16,3%). Cấu trúc như vậy là chưa cân đối và sẽ dẫn tới tình trạng mai một đặc trưng tiếng nói vùng/miền (xem thêm Hồ Xuân Mai, 2015: 295- 302). Cơ cấu lớp từ mới cũng bất hợp lý, vì trong 49 từ chỉ có 1 từ chỉ gia đình Bảng 10. Kết quả khảo sát từ mới trong sách giáo khoa từ lớp 3 đến lớp 5 Lớp Tổng số từ tích lũy ở học k 2 Trung bình/tuần Loại từ Từ đơn tiết Từ đa tiết 3 29 1,8 từ/1tuần 2 24 4 8 0,5 từ/1 tuần 0 8 5 12 0,7 từ/1 tuần 3 9 Nguồn: Tác giả khảo sát và thống kê. . HỒ XUÂN MAI – SO SÁNH NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT 48 (2%); 25 từ chỉ các vấn đề xã hội (51%) và 3 từ chỉ thiên nhiên (6,1%). Như vậy, từ chỉ nông thôn - làng quê, gia đình và thành phố rất ít. Về mục tiêu, cơ cấu và phân bố như trên là không phù hợp, bởi các Thông tư 30, 22 và mục tiêu của bậc học là xây dựng tình cảm, yêu thương gia đình, cha mẹ, ông bà. Về kiến thức, thực tế trên sẽ không đáp ứng được yêu cầu của bậc học và nhu cầu giao tiếp. Yêu cầu là khi học sinh học hết bậc học này phải sử dụng tiếng Việt tốt, có khả năng diễn đạt được ý nghĩ của mình hoặc/và sử dụng từ ngữ để diễn đạt nội dung nghe người khác nói. Còn về nhu cầu, chúng ta thấy với số lượng từ như vậy, chắc chắn học sinh sẽ gặp không ít khó khăn khi học lên những lớp cao hơn. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Tuy chưa đầy đủ, bao quát nhưng những kết quả trên cho thấy năng lực tiếng Việt của học sinh người Khmer ở bậc Tiểu học nói riêng, cụ thể là ở Lộc Ninh, Bình Phước (và cả ở Trà Vinh và Sóc Trăng) chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đặt ra. Năng lực tiếng Việt của học sinh người Khmer ở hai khu vực còn hạn chế (từ lớp 3 đến lớp 5). Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất thuộc chương trình sách giáo khoa. Số lượng từ mới từ sách giáo khoa quá hạn chế đã phần nào khiến cho học sinh thiếu hẳn vốn từ vựng để diễn đạt. Nên tăng cường số lượng từ mới cho tất cả các khối; bố trí, cấu trúc cân đối và hợp lý hơn. Sau mỗi học k , thậm chí là sau mỗi bài học, cần có bảng từ mới như cách làm của Tân Hán ngữ giáo trình, New Concept English hay một số giáo trình ngoại ngữ khác và bắt buộc học sinh phải thuộc, nắm chắc trước khi chuyển sang bài mới. Nên có chế độ bắt buộc mỗi học sinh phải tích lũy số lượng từ cần thiết và có hiểu biết căn bản một số loại câu mới được xét lên lớp. Kèm theo đó là cần thay đổi phương pháp giảng dạy, giúp học sinh chủ động và linh hoạt hơn trong diễn đạt. Có như vậy mới tránh được cách diễn đạt đơn điệu bằng chủ yếu câu đơn một nòng cốt như đã nêu ở trên. Nhìn trên bình diện quốc gia, ngoài lớp từ toàn dân, cần phân bố số từ vựng sao cho thật hợp lý, đảm bảo từ của mỗi vùng/miền đều có trong chương trình theo một tỷ lệ như nhau, có chú giải, so sánh để học sinh (và có thể là giáo viên) hiểu và sử dụng. Theo chúng tôi, nên bỏ một số bài/nội dung chưa thật sự phù hợp với từng khối và tăng thời lượng cho phần luyện tập để học sinh nắm kỹ bài học, môn học. Chúng tôi cho rằng đây mới là giải pháp thiết thực để nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh bậc học này. CHÚ THÍCH (1) Mục đích của bài viết là đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt, cho nên, chúng tôi TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (249) 2019 49 chỉ trình bày kết quả khảo sát và nguyên nhân của thực trạng đó, mà không đề cập các chi tiết về khảo sát như câu hỏi, bảng hỏi (2) Học k 2 có 17 tuần, từ tuần 19 đến tuần 35. Riêng tuần 35 là để ôn thi học k nên thực tế học sinh chỉ học 16 tuần. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Alexander, L.G. 1994. New Concept English, Trần Văn Thành và Lê Thanh Yến dịch và chú giải. TPHCM: Nxb. TPHCM. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2007, 2016. bộ sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, tập 1 và tập 2. Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2014. Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2014. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/8/2014. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2016. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học. 6. Đại học Bắc Kinh. 2001. Tân Hán ngữ giáo trình (3 tập), Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục biên dịch. TPHCM: Nxb. Đại học Quốc gia. 7. Hồ Xuân Mai. 2015. Tiếng Việt và sự phát triển văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia-Sự thật. 8. Hội đồng Châu Âu (Council of Europe). Common European Framework of Reference (CEFR - Khung tham chiếu chung năng lực học ngoại ngữ Châu Âu) 9. Hội đồng Giáo dục Mỹ. 2014. The American Council on the Teaching of Foreign Languages (ACTFLE - Quy tắc giảng dạy ngoại ngữ Hoa K ). 10. Nguyễn Đức Dân. 1986. “Năng lực ngôn ngữ và sự thực hiện ngôn ngữ”, trong Ngôn ngữ học: Khuynh hướng - lĩnh vực - khái niệm. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 11. Nguyễn Như Ý (chủ biên). 2003. Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Nxb. Giáo dục.
File đính kèm:
- so_sanh_nang_luc_tieng_viet_cua_hoc_sinh_khmer_lop_3_4_va_5.pdf