So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi

Mục tiêu nghiên cứu này nhằm so sánh thời gian khởi mê và ảnh hưởng trên nhịp tim, huyết áp khi khởi

mê bằng propofol TCI kết hợp với Ketamin và Etomidat kết hợp với Sevofluran ở người cao tuổi. Tổng số

gồm 150 bệnh nhân ≥ 60 tuổi, ASA I-II được ngẫu nhiên chia làm ba nhóm: nhóm 1 gồm 50 bệnh nhân

được khởi mê bằng Propofol TCI (Target Controlled Infusion) đặt nồng độ đích tại huyết tương (Cp - plasma

concentration) kết hợp Ketamin 0,3 mg/kg; nhóm 2 gồm 50 bệnh nhân được khởi mê bằng Propofol TCI đặt

nồng độ đích tại não (Ce - effect site concentration) kết hợp Ketamin 0,3 mg/kg; nhóm 3 gồm 50 bệnh nhân

được khởi mê bằng Etomidat 2mg/ml truyền tĩnh mạch tốc độ 150 ml/giờ. Cả ba nhóm cùng kết hợp Fentanyl

3µg/kg; Esmeron 0,8mg/kg để đặt ống nội khí quản (NKQ). Kết quả cho thấy thời gian chờ mất tri giác, đủ

điều kiện đặt ống NKQ, thời gian khởi mê của nhóm 3 ngắn hơn so với nhóm 1 và nhóm 2 (p < 0,001). Nhịp

tim, huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch trung bình tại thời điểm mất tri giác (T1), trước khi đặt ống NKQ

(T2) của cả ba nhóm đều giảm so với trước khởi mê và mức độ giảm tương đương nhau, tuy nhiên sau khi đặt

ống NKQ tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch trung bình của nhóm 3 cao hơn so với nhóm 1,

nhóm 2 và cao hơn so với thời điểm trước khi khởi mê. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Khởi

mê bằng Propofol TCI kết hợp Ketamin ở người cao tuổi có thời gian khởi mê dài hơn nhưng ít gây biến đổi

về nhịp tim, huyết áp do phản ứng của người bệnh với thủ thuật đặt NKQ hơn so với khởi mê bằng Etomidat.

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi trang 1

Trang 1

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi trang 2

Trang 2

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi trang 3

Trang 3

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi trang 4

Trang 4

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi trang 5

Trang 5

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi trang 6

Trang 6

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi trang 7

Trang 7

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi trang 8

Trang 8

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 9540
Bạn đang xem tài liệu "So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi

So sánh hiệu quả khởi mê và tác dụng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở người cao tuổi
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 132 (8) - 2020 131
SO SÁNH HIỆU QUẢ KHỞI MÊ VÀ TÁC DỤNG 
TRÊN NHỊP TIM, HUYẾT ÁP GIỮA GÂY MÊ KẾT HỢP 
PROPOFOL TCI VỚI KETAMIN VÀ ETOMIDAT 
VỚI SEVOFLURAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI 
Nguyễn Thị Thanh Huyền¹, , Nguyễn Hữu Tú²
1Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
2Trường Đại học Y Hà Nội
Mục tiêu nghiên cứu này nhằm so sánh thời gian khởi mê và ảnh hưởng trên nhịp tim, huyết áp khi khởi 
mê bằng propofol TCI kết hợp với Ketamin và Etomidat kết hợp với Sevofluran ở người cao tuổi. Tổng số 
gồm 150 bệnh nhân ≥ 60 tuổi, ASA I-II được ngẫu nhiên chia làm ba nhóm: nhóm 1 gồm 50 bệnh nhân 
được khởi mê bằng Propofol TCI (Target Controlled Infusion) đặt nồng độ đích tại huyết tương (Cp - plasma 
concentration) kết hợp Ketamin 0,3 mg/kg; nhóm 2 gồm 50 bệnh nhân được khởi mê bằng Propofol TCI đặt 
nồng độ đích tại não (Ce - effect site concentration) kết hợp Ketamin 0,3 mg/kg; nhóm 3 gồm 50 bệnh nhân 
được khởi mê bằng Etomidat 2mg/ml truyền tĩnh mạch tốc độ 150 ml/giờ. Cả ba nhóm cùng kết hợp Fentanyl 
3µg/kg; Esmeron 0,8mg/kg để đặt ống nội khí quản (NKQ). Kết quả cho thấy thời gian chờ mất tri giác, đủ 
điều kiện đặt ống NKQ, thời gian khởi mê của nhóm 3 ngắn hơn so với nhóm 1 và nhóm 2 (p < 0,001). Nhịp 
tim, huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch trung bình tại thời điểm mất tri giác (T1), trước khi đặt ống NKQ 
(T2) của cả ba nhóm đều giảm so với trước khởi mê và mức độ giảm tương đương nhau, tuy nhiên sau khi đặt 
ống NKQ tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch trung bình của nhóm 3 cao hơn so với nhóm 1, 
nhóm 2 và cao hơn so với thời điểm trước khi khởi mê. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Khởi 
mê bằng Propofol TCI kết hợp Ketamin ở người cao tuổi có thời gian khởi mê dài hơn nhưng ít gây biến đổi 
về nhịp tim, huyết áp do phản ứng của người bệnh với thủ thuật đặt NKQ hơn so với khởi mê bằng Etomidat. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Gây mê bệnh nhân cao tuổi, propofol - TCI, ketamin.
Hiện nay tuổi thọ trung bình của con người 
trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng 
tăng do đó số bệnh nhân cao tuổi có chỉ định 
gây mê phẫu thuật ngày càng nhiều.¹ Tuy nhiên 
gây mê hồi sức cho người cao tuổi gặp nhiều 
khó khăn bởi những thay đổi về sinh lý và bệnh 
lý. Giai đoạn khởi mê là giai đoạn có nhiều biến 
động đặc biệt là về huyết động. Thay đổi huyết 
động có thể là trụy tim mạch khi mê quá sâu 
hay tăng vọt mạch, huyết áp khi mê chưa đủ 
làm tăng nguy cơ thiếu máu vành, tăng nguy 
cơ tai biến mạch não hay nặng thêm bệnh phối 
hợp kèm theo.2,3
Phương pháp gây mê qua hệ thống bơm 
tiêm truyền kiểm soát nồng độ đích TCI (Target 
Controlled Infusion) mô hình Schnider với 
Propofol được coi là phương pháp gây mê 
có nhiều ưu điểm như mê nhanh, êm dịu, tỉnh 
nhanh, chất lượng tỉnh tốt và thường được sử 
dụng để gây mê cho người cao tuổi. Có hai loại 
nồng độ đích bao gồm nồng độ đích trong huyết 
tương (Cp - plasma concentration) và nồng độ 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Huyền, 
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
Email: huyengm.hd@gmail.com
Ngày nhận: 13/09/2020
Ngày được chấp nhận: 20/10/2020
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 132 (8) - 2020132
đích trong não (Ce - effect site concentration). 
Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gây mê 
bằng TCI là cách thức ít gây thay đổi huyết động 
nhất đối với việc sử dụng propofol, tuy nhiên 
theo nghiên cứu của Đỗ Ngọc Hiếu (2012) khi 
khởi mê bằng propofol TCI-Cp ở người cao tuổi 
huyết áp tối đa vẫn giảm đến 28% - 30% so với 
huyết áp nền.⁴
Ketamin là thuốc mê tĩnh mạch duy nhất có 
tác dụng kích thích hệ tim mạch do tác dụng 
kích thích giao cảm, tăng catecholamine lưu 
hành gây tăng mạch, huyết áp, nhịp tim và cung 
lượng tim. Etomidat là một thuốc mê tĩnh mạch 
ít ảnh hưởng đến huyết động, thường được 
lựa chọn để khởi mê ở bệnh nhân có rối loạn 
hay có nguy cơ rối loạn huyết động. Tuy nhiên 
thuốc cũng có nhược điểm là gây đau khi tiêm, 
khởi phát ổ động kinh từ trước, có các cử động 
bất thường và đặc biệt thuốc gây ức chế sự 
bài tiết hormone của vỏ thượng thận kể cả khi 
dùng một liều duy nhất.5,6 Vì vậy, chúng tôi tiến 
hành đề tài “So sánh hiệu quả khởi mê và tác 
động trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê kết 
hợp Propofol – TCI với Ketamin và Etomidat 
với Sevofluran ở người cao tuổi” nhằm 2 
mục tiêu: (1) So sánh hiệu quả khởi mê giữa 
Propofol-TCI-Cp hoặc Propofol-TCI- Ce cùng 
kết hợp với Ketamin và Etomidat kết hợp với 
Sevofluran ở người cao tuổi. (2) So sánh ảnh 
hưởng trên nhịp tim và huyết áp khi khởi mê 
giữa Propofol-TCI-Cp hoặc Propofol-TCI-Ce 
cùng kết hợp với Ketamin và Etomidat kết hợp 
với Sevofluran ở người cao tuổi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Gồm 150 BN ≥ 60 tuổi có chỉ định gây mê 
NKQ, phẫu thuật tại Khoa Gây mê hồi sức và 
chống đau Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tuổi ≥ 60, ASA I - II, gây mê NKQ, phẫu 
thuật theo chương trình.
- Kết quả xét nghiệm công thức máu, sinh 
hóa máu ... í quản, thời gian khởi mê 
của ba nhóm
 Nhóm NC
Thời điểm
Nhóm 1 (n = 50) Nhóm 2 (n = 50) Nhóm 3 (n = 50) P
Thời gian mất tri giác (giây) 
(min – max)
203,96 ± 100,2
(89 - 560)
163,2 ± 58,3
(90 - 313)
128,76 ± 51,3
(55 - 294)
< 0,001
Thời gian chờ đặt NKQ 
(giây) (min – max)
547,36 ± 183,14
(285 - 960)
452,58 ± 115,66
(233 - 849)
327,22 ± 68,17
(240 - 540)
< 0,001
Thời gian khởi mê (giây) 
(min – max)
605,06 ± 188,08
(340 - 1000)
525,36 ± 129,94
(292 - 920)
385,62 ± 72,23
(290 - 590)
< 0,001
Thời gian từ khi bắt đầu khởi mê đến khi mất tri giác, chờ đặt ống nội khí quản của nhóm 3 ngắn 
nhất sau đến nhóm 2, nhóm 1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 132 (8) - 2020 135
Bảng 3. Sự thay đổi nhịp tim tại các thời điểm
 Thời điểm
 Nhóm NC
T0 T1 T2 T3 T4
Nhóm 1
(n = 50)
X ± SD (lần/phút) 78,6 ± 13,4 71,6 ± 12,5* 70,8 ± 12,0* 84,8 ± 14,7* 73,7 ± 10,9
Giảm so với T0 (%) 8,5 ± 10,0 9,1 ± 12,7 - 9,3 ± 19,7 4,9 ± 13,8
Nhóm 2 
(n = 50)
X ± SD (lần/phút) 75,2 ± 11,4 67,6 ± 10,8* 68,8 ± 10,6* 81,0 ± 11,9* 72,3 ± 9,7
Giảm so với T0 (%) 9,4 ± 12,2 7,7 ± 12,1 - 8,7 ± 14,7 2,9 ± 11,7
Nhóm 3 
(n = 50)
X ± SD (lần/phút) 79,4 ± 13,5 74,5 ± 13,1* 73,6 ± 13,1* 92,4± 12,5* 79,6 ± 13,2
Giảm so với T0 (%) 5,8 ± 8,3 6,6 ± 12,6 -16,6 ± 16,0 - 1,1 ± 12,9
P 0,22 0,20 0,13 0,000 0,004
 T0: trước khởi mê; T1: mất tri giác; T2: trước đặt NKQ; T3: ngay sau đặt NKQ; T4: sau đặt NKQ 5 
phút.
*: p < 0,05 so sánh với trước gây mê
Sau tiêm thuốc mê tần số tim của cả ba nhóm đều giảm so với T0 và không có sự khác biệt giữa 
3 nhóm. Tại thời điểm 1 phút và 5 phút sau khi đặt ống NKQ tần số tim của nhóm 3 tăng hơn so với 
nhóm 1 và 2. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Bảng 4. Sự thay đổi huyết áp tâm thu tại các thời điểm nghiên cứu
 Thời điểm
Nhóm NC
T0 T1 T2 T3 T4
Nhóm 1 
(n = 50)
X ± SD (mmHg) 139 ± 18,1 127,9 ± 21,1* 96,1 ± 16,0* 134,1 ± 23,4 110,4 ± 17,7*
Giảm so với T0 (%) 7,7 ± 11,6 26,9 ± 13 2,4 ± 17,8 19,7 ± 13,8
Nhóm 2 
(n = 50)
X ± SD (mmHg)
138,6 ± 
18,8
127,8 ± 21,3* 99,1 ± 18,4* 131,6 ± 26,2 112,7 ± 15,4*
Giảm so với T0 (%) 7,0 ± 14,4 24,5 ± 15,4 3,4 ± 22 17,6 ± 13,6
Nhóm 3 
(n = 50)
X ± SD (mmHg) 134,8 ± 1,1 128,0 ± 21,6* 104,5 ± 24,2* 151,4 ± 24* 128,4 ± 20,4
Giảm so với T0 (%) 4,8 ± 9,4 22,1 ± 14,4 - 13,4 ± 16,5 3,5 ± 16,2
P 0,5 1,0 0,1 0,000 0,000
T0: trước khởi mê; T1: mất tri giác; T2: trước đặt NKQ; T3: ngay sau đặt NKQ; T4: sau đặt NKQ 5 
phút;
 *: p < 0,001 so sánh với trước gây mê
Huyết áp tâm thu tại các thời điểm trước khởi mê, mất tri giác, trước đặt NKQ giữa ba nhóm 
không có sự khác biệt. Tại thời điểm ngay sau đặt ống NKQ, huyết áp tâm thu của nhóm 3 cao hơn 
nhóm 1,2 và cao hơn so với T0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 132 (8) - 2020136
Bảng 5. Sự thay đổi huyết áp động mạch trung bình tại các thời điểm nghiên cứu
 Thời điểm
Nhóm NC T0 T1 T2 T3 T4
Nhóm 1
 X ± SD (mmHg) 98,7 ± 12,7 92,3 ± 15,2 72,8 ± 11,0 100,0 ± 15,7 80,8 ± 11,3
Giảm so với T0 (%) 6,3 ± 10,6 25,1 ± 13,4 - 2,3 ± 16,9 17,2 ± 13,3
Nhóm 2
X ± SD (mmHg) 98,4 ± 11,3 91,4 ± 12,7 75,1 ± 13,3 97,9 ± 16,4 83,0 ± 9,7
Giảm so với T0 (%) 6,6 ± 11,3 22,8 ± 15,1 - 0,5 ± 18,3 14,7 ± 12,2
Nhóm 3
X ± SD (mmHg) 95,9 ± 13,3 91,6 ± 13,2 79,6 ± 16,7 111,9 ± 16,9* 94,5 ± 14,1
Giảm so với T0 (%) 3,9 ± 11,0 17,5 ± 16,6 - 17,7 ± 17,8 0,2 ± 16,6
P 0,486 0,941 0,058 0,000 0,000
T0: trước khởi mê; T1: mất tri giác; T2: trước 
đặt NKQ; T3: ngay sau đặt NKQ; T4: sau đặt 
NKQ 5 phút.
*: p < 0,001 so sánh với trước gây mê
Huyết áp động mạch trung bình tại các thời 
điểm trước khởi mê, mất tri giác, trước đặt NKQ 
giữa ba nhóm không có sự khác biệt. Tại thời 
điểm ngay sau đặt ống NKQ, huyết áp tâm thu 
của nhóm 3 cao hơn nhóm 1, nhóm 2 và cao 
hơn so với T0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,001.
IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba nhóm 
đều có sự tương đồng về giới, chiều cao, cân 
nặng, ASA, chỉ số BMI, tỷ lệ người bệnh có 
bệnh lý tăng huyết áp kèm theo. Thời gian chờ 
mất tri giác, thời gian chờ đặt ống NKQ của 
nhóm 3 ngắn hơn so với nhóm 1 và nhóm 2, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 
Trong nghiên cứu này, điều kiện đặt ống NKQ 
bao gồm: BIS ≤ 60 và TOF = 0. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu 
của Nguyễn Quốc Khánh⁷ khi tiến hành so sánh 
hai nhóm: nhóm 1 được khởi mê bằng Propofol 
TCI kiểm soát nồng độ đích tại huyết tương, 
nhóm 2 được khởi mê bằng Propofol kiểm soát 
nồng độ đích tại não, đặt nồng độ đích ban đầu 
là 4 µg/ml. Kết quả: Thời gian khởi mê ở nhóm 
2 nhanh hơn nhóm 1 (104 ± 7,2 giây so với 237 
± 16,8 giây) với p < 0,01. Tuy nhiên thời gian 
khởi mê trong nghiên cứu này ngắn hơn chúng 
tôi vì đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân (BN) 
từ 16 đến 65 tuổi nên tác giả đặt nồng độ đích 
cao ngay (4 µg/ml) còn đối tượng nghiên cứu 
của chúng tôi là BN cao tuổi nên chúng tôi đặt 
nồng độ đích ban đầu thấp sau đó tăng dần.
Tác giả Yong – Kwon Ko⁸ khi so sánh 
thời gian chờ đủ điều kiện đặt ống NKQ khi 
gây mê bằng Propofol 2 mg/kg (nhóm P) và 
Etomidat 0,3 mg/kg (nhóm E) có dùng giãn 
cơ Cisatrancurium cho thấy: Thời gian chờ đủ 
điều kiện đặt ống của nhóm E ngắn hơn nhóm 
P (155,74 ± 32,92 so với 185,26 ± 38,57 giây, 
p = 0,008). Lý giải kết quả này theo tác giả là 
do nhóm E có huyết áp tại các thời điểm sau 
gây mê cao hơn nhóm P nên các thuốc giãn 
cơ được đưa tới các synap thần kinh cơ nhanh 
hơn từ đó làm cho thời gian chờ tác dụng 
của thuốc giãn cơ ngắn hơn. Tuy nhiên, trong 
nghiên cứu của chúng tôi, huyết áp tại các thời 
điểm sau gây mê giữa 03 nhóm không có sự 
khác biệt, sở dĩ thời gian chờ mất tri giác, thời 
gian chờ đặt NKQ, thời gian khởi mê của nhóm 
3 ngắn hơn nhóm 1 và 2 là do chúng tôi đặt 
nồng độ đích của nhóm 1 và nhóm 2 ở mức 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 132 (8) - 2020 137
thấp và tăng dần, còn nhóm 03 chúng tôi truyền 
Etomidat tốc độ 150 ml/h liên tục cho đến khi 
BIS < 60, do đó thời gian chờ tác dụng của 
nhóm 3 ngắn hơn. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như 
nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hà⁹, Đỗ Ngọc 
Hiếu⁴ hay của Liu10, nhịp tim đều giảm ở thời 
điểm mất tri giác và thời điểm trước khi đặt ống 
NKQ. Có lẽ do tác dụng của các thuốc gây mê 
Propofol, Etomidat đồng thời cũng do BN dần 
đi vào mất tri giác và không còn lo lắng căng 
thẳng như trước khi gây mê, phẫu thuật. Tuy 
nhiên, tại thời điểm sau đặt ống NKQ nhịp tim 
của nhóm 3 tăng hơn so với nhóm 1, nhóm 2 và 
tăng hơn so với thời điểm T0 với tỷ lệ tăng trung 
bình so với T0 là 16,6%, trong đó có 20/50 BN 
nhóm 3 có tỷ lệ tăng nhịp tim > 20% so với T0 
trong khi số lượng BN này ở nhóm 1 và 2 đều 
là 11/50 BN, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,05.
Tác giả Kavita Meena và cộng sự nghiên 
cứu trên 90 BN được phẫu thuật theo kế hoạch 
tuổi từ 15 đến 60 tuổi chia ngẫu nhiên làm 03 
nhóm: nhóm I được gây mê bằng Propofol 
2mg/kg; nhóm 2 được gây mê bằng Etomidat 
0,3 mg/kg; nhóm 3 gây mê bằng Propofol 1 mg/
kg kết hợp với Etomidat 0,2 mg/kg. Kết quả: tần 
số tim đều giảm ở cả ba nhóm sau gây mê, sau 
đặt ống NKQ tần số tim của cả ba nhóm đều tng 
nhưng nhóm 2 tăng nhiều hơn so với nhóm 1 
và nhóm 3, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p < 0,001. Như vậy, qua các nghiên cứu trên 
cho thấy thấy khởi mê bằng Propofol hạn chế 
được sự tăng nhịp tim sau đặt ống NKQ hơn 
so với khởi mê bằng Etomidat và sự kết hợp 
Propofol với Ketamin giúp làm ổn định nhịp tim 
hơn so với khởi mê bằng Etomidat trong suốt 
quá trình khởi mê và đặt ống NKQ. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả ba 
nhóm sau khi truyền thuốc mê huyết áp tâm 
thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình 
đều giảm, giảm nhiều nhất tại thời điểm trước 
khi đặt ống NKQ so với trước khi khởi mê, tuy 
nhiên sự khác biệt về chỉ số huyết áp tâm thu, 
huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình tại 
các thời điểm: trước khi khởi mê (T0) mất tri 
giác (T1), trước khi đặt NKQ (T2) giữa 3 nhóm 
không có sự khác biệt. Tuy nhiên, tại thời điểm 
ngay sau đặt ống NKQ (T3), huyết áp tâm thu, 
huyết áp trung bình của nhóm 3 tăng hơn so với 
nhóm 1, nhóm 2 và tăng hơn so với thời điểm 
trước khởi mê, sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê với p < 0,001.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Kavita 
Meena và cộng sự11 cho thấy tại thời điểm 1 
phút sau khi đặt ống NKQ huyết áp tâm thu 
của nhóm khởi mê bằng Etomidat (133,87 
± 5,7 mmHg) cao hơn so với nhóm khởi mê 
bằng Propofol (111,77 ± 6,4 mmHg) và nhóm 
Propofol kết hợp Ketamin (130,57 ± 4,8 mmHg) 
với p< 0,001. Huyết áp trung bình tại thời điểm 
sau đặt ống NKQ 1 phút của nhóm khởi mê 
bằng Etomidat (95,95 ± 4 mmHg) cũng cao hơn 
so với nhóm khởi mê bằng Propofol (81,67 ± 
3,6 mmHg) và nhóm Propofol kết hợp Etomidat 
(92,77 ± 4,0 mmHg), với p < 0,001.
Afshin Gholipour Baradari và cộng sự12 
nghiên cứu trên 120 BN tuổi từ 18 đến 45 
tuổi, chia làm 03 nhóm: nhóm 1 khởi mê bằng 
Etomidat 0,3 mg/kg, nhóm 2 khởi mê bằng 
Prpopfol 1,5 mg/kg phối hợp với Ketamin 0,5 
mg/kg; nhóm 3 khởi mê bằng Thiopental 3mg/
kg phối hợp với Ketamin 0,5 mg/kg cho thấy: 
tại thời điểm 1 phút sau đặt ống NKQ nhịp tim, 
huyết áp tâm thu, huyết áp trung bình của nhóm 
Etomidat cao hơn so với các nhóm còn lại và 
cao hơn so với trước khi gây mê, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tác giả kết 
luận: sự phối hợp giữa Propofol với Ketamin khi 
gây mê sẽ làm giảm sự biến đổi huyết động khi 
soi thanh quản và đặt nội khí quản, giúp huyết 
động của người bệnh ổn định hơn.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 132 (8) - 2020138
V. KẾT LUẬN
Thời gian chờ mất tri giác, đủ điều kiện đặt 
ống NKQ, thời gian khởi mê của nhóm 3 ngắn 
hơn nhóm 1 và nhóm 2. Thời gian khởi mê của 
nhóm 1,2,3 lần lượt là: 605,0 giây; 525,3 giây; 
385,6 giây. Sau đặt ống NKQ nhịp tim trung 
bình của nhóm 3 (92,4 ± 12,5 lần/phút) tăng 
hơn so với nhóm 1 (84,8 ± 14,7 lần/phút) và 
nhóm 2 (81,0 ± 11,9 lần/phút); huyết áp tâm thu 
tại các thời điểm: trước khởi mê (T0), mất tri giác 
(T1), trước đặt nội khí quản (T2), của ba nhóm 
như nhau. Sau đạt ống 1 phút huyết áp tâm thu 
trung bình của nhóm 3 (151,4 ± 24,0 mmHg) 
cao hơn nhóm 1 (134,1 ± 134,1 mmHg), nhóm 
2 (131,6 ± 26,2 mmHg). Huyết áp trung bình 
của nhóm 3 tại thời điểm sau đặt ống 1 phút và 
5 phút (111,9 ± 16,9 mmHg; 94,5 ± 14,1 mmHg) 
cao hơn nhóm 1 (100,0 ± 15,7 mmHg; 80,8 ± 
11,3 mmHg), nhóm 2 (97,9 ± 16,4 mmHg; 83,0 
± 9,7 mmHg). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,001.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Statistics, World Health 
Organization, WHO. The technical health 
information is based on data accurate with respect 
to the year indicated; 2015.
2. Karen G. Scandrett, Brian S. Zuckerbraun, 
Andrew B. Peitzman. Operative risk stratification 
in the older adul. Surgical Clinics North Am, 2015; 
95(1), p 149 – 172.
3. David J Chambers, Martin WB Allan. 
Anaesthesia in the elderly. Anaesthesia and 
Intensive Care Medicine, 2017; Volume 18, Issue 
1, page 22 – 26.
4. Đỗ Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Tú . Đánh giá 
sự thay đổi một số chỉ số huyết động và thời gian 
chờ đặt nội khí quản khi khởi mê sử dụng propofol 
- TCI hoặc Etomidat ở người cao tuổi. Luận văn 
thạc sỹ y học, trường Đại học y Hà Nội 2012.
5. Stuart A. Forman. Clinical and Molecular 
Pharmacology of Etomidate. NIH Public Access, 
Anesthesiology, 2011; 114(3): 695 – 707.
6. Melissa L. Thompson Bastin, Pharm D. 
Effects of Etomidate on Adrenal Suppression: 
A Review of Intubated Septic Patients. Hosp 
Pharm, 2014; 49(2), p:177 – 183.
7. Nguyễn Quốc Khánh . Khởi mê bằng 
propofol: kiểm soát nồng độ đích hay huyết 
tương. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2010; tập 
5- Số 6/2010, p 85 - 89.
8. Young-Kwon Ko, Yoon-Hee Kim, Sang-
Il Park, Woo Suk Chung, Chan Noh and Jung-
Un Lee. Comparison of etomidate and propofol 
on intubating conditions and the onset time 
associated with cisatracurium administratio. 
Korean J Anesthesiol 2015 April, 2015; 68(2): 
136-140).
9. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Hữu Tú. Đánh 
giá hiệu quả khởi mê, thoát mê và tác động lên 
tuần hoàn khi khởi mê bằng propofol TCI kết 
hợp với ketamin ở người cao tuổi. Luận văn tốt 
nghiệp bác sỹ nội trú chuyên ngành Gây mê Hồi 
sức trường Đại học y Hà Nội, 2015..
10. Liu Shao-hua, WEI Wei, DING Guan-
nan, KE Jing-dong, HONG Fang-xiao and TIAN 
Ming. Relationship between depth of anesthesia 
and effect-site concentration of propofol during 
induction with the target-controlled infusion 
technique in elderly patients. Chinese Medical 
Journal. 2009; 122 (8): 935-940..
11. Kavita Meena, Rajesh Meena, Sudhansu 
Sekhar Nayak, Shashi Prakash and Ajit Kumar. 
A Comparative Study of Effect of Propofol, 
Etomidate and Propofol Plus Etomidate Induction 
on Hemodynamic Response to Endotracheal 
Intubation: A RCT. Journal of Anesthesia & 
Clinical Research; 2016, 7:5..
12. Afshin Gholipour Baradari, Abolfazl 
Firouzian, Alieh Zamani Kiasari. Effect of 
Etomidate Versus Combination of Propofol-
Ketamine and Thiopental-Ketamine on 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 132 (8) - 2020 139
Hemodynamic Response to Laryngoscopy and 
Intubation: A Randomized Double Blind Clinical 
Trial. Anesthesiology and Pain Medicine, 2016; 
6(1); e30071
Summary
COMPARISON OF THE EFFECTS OF PROPOFOL TCI 
WITH KETAMIN AND ETOMIDAT WITH SEVOFLURAN ON 
ANESTHESIA, HEART RATE AND BLOOD PRESSURE 
IN ELDERLY PATIENTS
The primary objective of this study was to compare the duration of anesthesia and the effects on 
heart rate, blood pressure during anesthesia with propofol TCI combined with Ketamine and Etomidat 
combined with Sevofluran in the elderly.A total of one hundred and fifty patients over 60 years old, 
ASA I and II undergoing general anesthesia and endotracheal intubation for elective surgery, were 
randomized to three groups: Group 1 induced with Propofol TCI-Cp combined Ketamin 0.3 mg/kg (n 
= 50), Group 2 induced with Propofol TCI-Ce combined Ketamin 0.3 mg/kg (n = 50); Group 3 induced 
with Etomidat 2mg/ml intravenous rate 150 ml / hour (n = 50). All three groups received fentanyl 3 µg/
kg + esmeron 0.8mg/kg. Results: The average onset time of lost senses, intubation and anesthesia of 
group 3 was shorter than that of group 1 and group 2 (p < 0.001). There were no group differences in 
HR, SBP, MAP following intravenous anesthetic drug injection and endotracheal intubation. However 
HR, SBP, MAP were substantially higher in group E after endotracheal intubation.Anesthesia with 
Propofol TCI combined with Ketamin in the elderly has a longer time of anesthesia, but less changes 
in heart rate and blood pressure response to endotracheal intubation than with etomidat anesthesia. 
Key words: Anaesthesia elderly population, TCI propofol, ketamin

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_khoi_me_va_tac_dung_tren_nhip_tim_huyet_ap.pdf