Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province

The article analyzes the current situation of medical solid waste

management at 3 medical facilities: Hanoi - Thai Nguyen General

Clinic, Central General Hospital, An Phu General Hospital. The author

uses survey and survey methods to collect information, identify specific

solid waste generated by collecting samples, weighing, measuring and

monitoring the evolution of generated medical solid waste and the

process of treatment of each research facility. Research results show

that the source of medical solid waste generation comes from

professional and daily activities of medical staff and patients' family

members. The volume of daily-life solid waste and hazardous medical

solid waste at medical facilities are different, the volume of hazardous

medical solid waste is much larger than the survey and interview with

medical staff. at each research facility. The collection, storage,

transportation and treatment of medical solid waste are carried out but

not in accordance with the regulations of the Ministry of Health. In

order to well manage medical solid waste at research facilities, it is

necessary to apply a number of solutions synchronously, such as: policy

solutions, economic solutions, treatment technology solutions and

solutions on propaganda and education.

Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province trang 1

Trang 1

Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province trang 2

Trang 2

Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province trang 3

Trang 3

Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province trang 4

Trang 4

Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province trang 5

Trang 5

Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province trang 6

Trang 6

Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province trang 7

Trang 7

Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 5820
Bạn đang xem tài liệu "Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province

Situation of medical solid waste management of some private medical institutions in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 203 - 210 
 203 Email: jst@tnu.edu.vn 
SITUATION OF MEDICAL SOLID WASTE MANAGEMENT OF SOME PRIVATE 
MEDICAL INSTITUTIONS IN THAI NGUYEN CITY, THAI NGUYEN PROVINCE 
Nguyen Thi Bich Lien
1*
, Vi Thuy Linh
1
, Chu Thanh Huy
1
, Pham Huyen Trang
2 
1TNU - University of Sciences 
2TNU - Technical economic college 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 25/4/2021 The article analyzes the current situation of medical solid waste 
management at 3 medical facilities: Hanoi - Thai Nguyen General 
Clinic, Central General Hospital, An Phu General Hospital. The author 
uses survey and survey methods to collect information, identify specific 
solid waste generated by collecting samples, weighing, measuring and 
monitoring the evolution of generated medical solid waste and the 
process of treatment of each research facility. Research results show 
that the source of medical solid waste generation comes from 
professional and daily activities of medical staff and patients' family 
members. The volume of daily-life solid waste and hazardous medical 
solid waste at medical facilities are different, the volume of hazardous 
medical solid waste is much larger than the survey and interview with 
medical staff. at each research facility. The collection, storage, 
transportation and treatment of medical solid waste are carried out but 
not in accordance with the regulations of the Ministry of Health. In 
order to well manage medical solid waste at research facilities, it is 
necessary to apply a number of solutions synchronously, such as: policy 
solutions, economic solutions, treatment technology solutions and 
solutions on propaganda and education. 
Revised: 21/5/2021 
Published: 01/6/2021 
KEYWORDS 
Manage 
Solid waste 
Medical 
Hospital 
Thai Nguyen City 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ 
Y TẾ TƢ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Thị Bích Liên1*, Vi Thùy Linh1, Chu Thành Huy1, Phạm Huyền Trang2 
1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
2Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 25/4/2021 Bài báo phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 3 cơ sở y tế: 
Phòng khám Đa khoa Hà Nội – Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa 
Trung tâm, Bệnh viện Đa khoa An Phú. Tác giả sử dụng phương pháp 
điều tra, khảo sát để thu thập thông tin, xác định chất thải rắn phát sinh 
cụ thể bằng cách thu mẫu, tiến hành cân đo và theo dõi diễn biến chất 
thải rắn y tế phát sinh và quy trình xử lý của từng cơ sở nghiên cứu. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn phát sinh chất thải rắn y tế từ hoạt 
động chuyên môn và sinh hoạt của cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân. 
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế nguy hại tại các 
cơ sở y tế có sự khác nhau, khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại là lớn 
hơn nhiều so với điều tra, phỏng vấn nhân viên y tế tại mỗi cơ sở 
nghiên cứu. Việc thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y 
tế được thực hiện nhưng chưa theo đúng quy định của Bộ Y tế. Để 
quản lý tốt chất thải rắn y tế tại các cơ sở nghiên cứu cần áp dụng đồng 
bộ một số giải pháp như: giải pháp về chính sách, kinh tế, giải pháp 
công nghệ xử lý và giải pháp về tuyên truyền giáo dục. 
Ngày hoàn thiện: 21/5/2021 
Ngày đăng: 01/6/2021 
TỪ KHÓA 
Quản lý 
Chất thải rắn 
Y tế 
Bệnh viện 
Thành phố Thái Nguyên 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4432 
*
 Corresponding author. Email: lienntb@tnus.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 203 - 210 
 204 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Chất thải y tế nói chung và chất thải rắn y tế (CTRYT) nói riêng có đặc tính là chứa nhiều yếu tố 
nguy hiểm tới con người, môi trường. Việc quản lý và xử lý CTRYT là rất cần thiết. Các kết quả 
nghiên cứu trước đây đã đề cập đến vấn đề quản lý CTRYT tại các bệnh viện. Trong [1] nhóm tác 
giả đã đưa ra thực trạng quản lý chất thải nguy hại y tế tuyến tỉnh tại Thái Bình. Trong [2] các tác 
giả đưa ra thực trạng quản lý CTRYT tại sáu bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Trong [3] tác giả nghiên 
cứu việc quản lý CTYT tại một số bệnh viện công thuộc tỉnh Tiền Giang. Trong [4] các tác giả chỉ 
ra thực trạng quản lý chất thải tại các bệnh viện huyện, tỉnh Yên Bái. Trong những năm gần đây 
công tác quản lý CTRYT tại Việt Nam được tiến hành hiệu quả và triệt để hơn. Điều này được thể 
hiện trong việc tuân thủ quy trình thu gom, xử lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, chỉ tại 
các bệnh viện lớn của nhà nước và số ít các cơ sở chữa bệnh tư nhân với quy mô lớn, hiện đại mới 
có sự hiểu biết và phương tiện xử lý hiệu quả. Các cơ sở khám chữa tư nhân khác, đặc biệt là các 
phòng khám tư nhân vừa và nhỏ thì công tác quản lý CTRYT còn nhiều hạn chế. Trong [5] các tác 
giả đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về tỷ lệ phát sinh CTRYT giữa các tuyến bệnh viện, việc thực 
hiện công tác quản lý CTRYT tuyến trung ương tốt hơn tuy ... o thai, u bóc tách,... 
3.2. Thực trạng công tác thu gom chất thải rắn y tế của ba cơ sở nghiên cứu 
Bảng 2 cho thấy, dụng cụ chứa và thu gom CTRYT tại ba cơ sở y tế tư nhân Thái Nguyên: 
Thùng đựng rác thải trong bệnh viện: sử dụng các thùng nhựa hoặc sọt rác có lót túi bóng nilon 
(màu xanh, vàng, đen) và có nắp đậy (sọt rác không có). Vị trí các thùng được bố trí ở các phòng 
khám, chữa bệnh, dọc hành lang và nhà vệ sinh. Thùng rác đặt ở những vị trí dễ nhìn, đông người 
qua lại và những vị trí phát sinh nhiều chất thải. Thùng rác có hai lớp, làm bằng nhựa PE 
(Polyetylen) có độ bền cao và không có bánh xe. Bên ngoài các thùng không có vạch báo hiệu ở 
mức ¾ hộp và ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”. Việc sử dụng sọt rác 
và không ghi vạch báo hiệu là thực hiện chưa đúng như quy chế quản lý chất thải y tế tại Quy chế 
43/2007/QĐ-BYT và thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. 
Dụng cụ chứa và thu gom CTRSH tại các phòng bệnh nhân nội trú và phòng hành chính: mỗi 
phòng bệnh đều có các thùng nhựa lót túi hoặc sọt rác nilon màu xanh hoặc màu đen, có đậy nắp, 
mở bằng đạp chân và bên ngoài có ghi “RÁC THẢI SINH HOẠT”. Việc lót túi bóng màu đen và 
sử dụng sọt rác là không đúng quy định. 
Tại các phòng tiêm và phòng xét nghiệm đều được trang bị hộp (tận dụng chai truyền dịch) 
đựng kim tiêm, khi đầy được bỏ vào thùng rác (sọt rác) có lót túi bóng màu vàng (PKĐK HN-
TN). Như vậy, việc bỏ kim tiêm vào túi bóng màu vàng là chưa đúng. 
Về túi nilon: các cơ sở sử dụng 4 loại túi (túi màu xanh đựng chất thải sinh hoạt, túi màu vàng 
đựng chất thải lây nhiễm, túi màu đen đựng chất thải nguy hại và túi màu trắng đựng chất thải tái 
chế. Tuy nhiên, màu trắng và màu đen không được sử dụng nhiều nên tỷ lệ cán bộ nhân viên y tế 
và bệnh nhân biết đến chiếm tỷ lệ nhỏ. Bệnh viện luôn có sẵn túi nilon để thay thế khi túi đầy. 
Trong ba cơ sở y tế tư nhân thì chỉ có BVĐKTT có xây nơi lưu trữ CTRYT (2 ngăn bằng bê 
tông có tấm che và ghi “Rác thải sinh hoạt”, “Rác thải y tế”. Nhưng hiện tại không sử dụng mà 
để vào xe đẩy bằng tay. Còn PKĐK HN-TN và BVĐKAP lưu trữ tại hành lang tầng 2 và nơi để 
xe của cơ sở y tế đó. Nhìn chung, cả ba cơ sở đã có ý thức chấp hành việc thu gom CTRYT và 
phần nào đáp ứng yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành (BVĐKAP 
và BVĐKTT thực hiện theo Quy chế 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 Quản lý 
chất thải bệnh viện; PKĐK HN-TN thực hiện theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-
BTNMT ngày 31/12/2015 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản 
lý chất thải y tế và Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc Ban hành Quy chế quản lý chất 
thải y tế). Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý chất thải y tế tại PKĐK HN-TN ít được 
đầu tư hơn cả. BVĐKTT có hệ thống cơ sở vật chất tốt nhất. Qua kết quả điều tra phỏng vấn thì 
toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế được phỏng vấn đều trả lời: tại cơ sở y tế (phòng khám hoặc 
bệnh viện) đã thực hiện công việc phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn và theo đúng quy định 
của Bộ Y tế. 
Theo điều tra thực tế thể hiện ở bảng 3, hiện tại công tác phân loại tại các khoa của ba cơ sở 
đã được thực hiện nhưng còn phiến diện, chưa nghiêm ngặt: Màu túi bóng còn sử dụng sai theo 
quy định của Bộ Y tế. Ví dụ: chất thải hoá học nguy hại phải cho vào túi màu đen thì tại 
BVĐKTT có ngày lại cho vào túi màu vàng, PKĐK HN-TN lại để chất thải lây nhiễm vào túi 
màu đen và khi các chai chống thủng hết thì để vật sắc nhọn vào túi bóng màu vàng. Ngoài ra, 
BVĐKTT để các bệnh phẩm (CTRYTNH) vào túi màu xanh, không đúng quy định. Đây là loại 
chất thải lây nhiễm cao vì có chứa các vi sinh vật gây bệnh. Có thể nói BVĐKAP thực hiện công 
tác này tốt hơn cả, sau đó đến BVĐKTT và cuối cùng là PKĐK HN-TN. Như vậy, cho thấy công 
tác phân loại ở PKĐK HN-TN cần học hỏi và có sự điều chỉnh. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 203 - 210 
 208 Email: jst@tnu.edu.vn 
Bảng 2. Phương tiện thu gom CTRYT của ba cơ sở nghiên cứu 
TT 
 Tên cơ sở 
Phƣơng 
tiện thu gom 
PKĐK HN-TN 
BVĐKTT 
BVĐKAP 
1 
Túi nilon đựng 
CTRYT 
3 màu (xanh, vàng, đen) đựng 
chất thải sinh hoạt, rác thải y 
tế và chất thải phóng xạ 
3 màu (xanh, vàng, đen) đựng 
rác thải sinh hoạt, rác thải y 
tế và chất thải phóng xạ 
3 màu (xanh, vàng, đen) 
đựng chất thải sinh hoạt, chất 
thải y tế và chất thải phóng xạ 
2 Thùng rác 
Mỗi khoa đặt 1 thùng rác có lót 
túi bóng màu xanh hoặc vàng 
bên trong, ngoài khoa và hành 
lang có thùng rác lót túi màu 
đen bên trong tương ứng với 
từng loại CTRYT 
Mỗi khoa đặt 1 thùng rác có 
lót túi bóng màu xanh hoặc 
màu vàng hoặc màu đen 
bên trong tương ứng với 
từng loại CTRYT 
Mỗi khoa đặt 1 thùng rác 
có lót túi bóng màu xanh 
hoặc màu vàng hoặc màu 
đen bên trong tương ứng 
với từng loại CTRYT 
3 
Thùng rác đặt 
tại nơi lưu giữ 
cuối cùng 
Để ở ban công, cạnh nhà vệ 
sinh tầng 2 
Có xây nơi lưu giữ rác (2 
ngăn bằng bê tông có tấm 
che và ghi “Rác thải sinh 
hoạt”, “Rác thải y tế”. Nhưng 
hiện tại không sử dụng mà 
để vào xe đẩy bằng tay 
1 thùng 120 ml màu xanh 
(ghi rác thải dân dụng, 2 
thùng 80 ml (rác thải y tế 
màu vàng, rác thải tái chế 
màu trắng) 
4 
Hộp đựng kim 
tiêm 
Có (tận dụng chai truyền 
dịch), hạn chế (chỉ có ở phòng 
tiêm cho bệnh nhân), hộp 
đựng kim tiêm đầy thì lại cho 
vào túi bóng màu vàng 
Có (tận dụng chai truyền 
dịch), hạn chế (chỉ có ở 
phòng tiêm và phòng xét 
nghiệm cho bệnh nhân) 
Có (tận dụng chai truyền 
dịch), hạn chế (chỉ có ở 
phòng tiêm cho bệnh nhân) 
5 
Nơi để rác thải/ 
lưu giữ CTRYT 
Để ở ban công, cạnh nhà vệ 
sinh tầng 2 
Nhà để xe Gầm cầu thang/nhà để xe 
(Nguồn: Số liệu điều tra - 2020) 
Bảng 3. Phân loại CTRYTNH của ba cơ sở nghiên cứu Thái Nguyên 
TT Tên PKĐK HN-TN BVĐKTT BVĐKAP 
1 
Chất thải lây nhiễm sắc 
nhọn như kim tiêm, 
mảnh thuỷ tinh vỡ 
Được cho vào chai nhựa 
(tận dụng các chai nhựa sẵn 
có như chai truyền dịch,), 
đầy chai nhựa thì lại để vào 
túi bóng màu vàng 
Được cho vào chai nhựa 
(tận dụng các chai nhựa 
sẵn có như chai truyền 
dịch (đường),) 
Được cho vào chai nhựa 
(tận dụng các chai nhựa 
sẵn có như chai truyền 
dịch,) 
2 
Bông băng, gạc, các 
bệnh phẩm, 
Được cho vào túi màu đen 
hoặc vàng để dưới đất 
(không có sọt rác) 
Để vào túi màu đen (hết túi 
đen thì để vào túi màu 
xanh) được lót trong sọt rác 
Để vào túi màu vàng 
được lót trong sọt rác 
3 
Chất thải hoá học nguy 
hại, chất phóng xạ (các 
vỏ chai, lọ thuốc chứa 
các chất độc hóa học, 
hóa chất, dược phẩm 
hết hạn sử dụng) 
Cho vào túi màu đen rồi 
buộc chặt mang để vào 
ban công tầng 2. Chất thải 
rắn y tế nguy hại được 
phòng khám ký kết hợp 
đồng với Công ty Urenco 
10 để xử lý. 
Cho vào túi màu vàng rồi 
buộc chặt mang ra chỗ xe 
rác đẩy bằng tay để - 
Phòng chứa chất thải y tế. 
Bệnh viện thuê Công ty 
Anh Đăng xử lý 
CTRYTNH. 
Cho vào túi màu đen rồi 
buộc chặt mang để vào 
thùng rác ghi rác thải độc 
hại ở gầm cầu thang – 
nhà gửi xe. Chất thải rắn 
y tế nguy hại được bệnh 
viện ký kết hợp đồng với 
Công ty Urenco 10 xử lý. 
 (Nguồn: Số liệu điều tra - 2020) 
Qua bảng 4 cho thấy, công tác thu gom và vận chuyển của ba cơ sở đều thực hiện thủ công 
(bằng tay). Các cơ sở cho CTRYT vào các túi rác theo màu sắc quy định của Bộ Y tế. Đến giờ 
quy định thì hộ lý sẽ dồn túi tại mỗi khoa. Túi đầy được hộ lý buộc cổ túi lại. Hộ lý sẽ mang các 
túi đó đến nơi lưu trữ của bệnh viện. CTRYTNH không được xử lý sơ bộ tại nơi phát sinh mà chỉ 
mang để trước cửa của bệnh viện để Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 – 
URENCO 10 (PKĐK HN-TN, BVĐKAP) vận chuyển, xử lý. Còn BVĐKTT thuê Công ty Anh 
Đăng vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 203 - 210 
 209 Email: jst@tnu.edu.vn 
Tuy nhiên, công tác thu gom và vận chuyển CTRYT tại BVĐKAP khá tốt, quan sát bằng mắt 
thường chúng tôi thấy tại đây khá sạch sẽ. Phỏng vấn một số bệnh nhân tại ba cơ sở nghiên cứu 
cho thấy đa số bệnh nhân hài lòng với môi trường tại BVĐKAP. 
Bảng 4. Thu gom và vận chuyển CTRYT của ba cơ sở nghiên cứu 
TT Tên PKĐK HN-TN BVĐKTT BVĐKAP 
1 Vật chứa 
Có túi bóng xanh, vàng hoặc 
đen tại mỗi khoa/phòng 
Có túi bóng (xanh, vàng 
hoặc đen) lót trong sọt rác 
đặt tại mỗi khoa/phòng, 
Có túi bóng (xanh, vàng 
hoặc đen) lót trong sọt rác 
đặt tại mỗi khoa/phòng 
2 Dụng cụ thu gom 
Xách bằng tay các túi bóng 
đựng chất thải y tế tới nơi 
lưu giữ của cơ sở. 
Xách bằng tay các túi 
bóng đựng chất thải y tế 
tới nơi lưu giữ của cơ sở. 
Xách bằng tay các túi 
bóng đựng chất thải y tế 
tới nơi lưu giữ của cơ sở. 
3 
Lượng CTR chứa 
trong mỗi túi 
Dồn túi sau đó được buộc 
cổ túi lại. 
Dồn túi, mỗi túi được 
đựng đầy tới miệng túi, 
sau đó buộc lại 
Mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, 
sau đó buộc cổ túi lại. 
4 Tần suất thu gom 2 lần/ngày (sáng, chiều) 2 lần/ ngày (chiều và tối) 2 lần/ngày (chiều và tối) 
5 
Chất thải lây nhiễm 
cao/CTRYTNH 
Không được xử lý sơ bộ tại 
nơi phát sinh 
Không được xử lý sơ bộ 
tại nơi phát sinh 
Không được xử lý sơ bộ 
tại nơi phát sinh 
6 
Thời gian vận chuyển 
chất thải ra thùng rác 
- Sáng 6h 
- Chiều 13h30 
- Chiều 13h30 
- Tối 9h30 
- Chiều 13h30 
- Tối 10h00 
(Nguồn: Số liệu điều tra - 2020) 
3.3. Thực trạng công tác xử lý chất thải rắn y tế của ba cơ sở nghiên cứu 
* Đối với chất thải y tế nguy hại 
Xử lý ban đầu: Một số khoa/phòng tại ba cơ sở nói trên phát sinh CTRYTNH có mức độ lây 
nhiễm cao, gây độc cho con người như chất thải phóng xạ, chất thải liên quan đến giải phẫu, 
Các CTRYTNH này trước khi đưa ra thùng chứa và vận chuyển đến nơi lưu giữ rác đều không 
được xử lý sơ bộ/ban đầu ngay tại nơi phát sinh mà chỉ cho vào túi bóng màu vàng hoặc màu đen 
không ghi ký hiệu rồi buộc lại. Đối với CTR như lam kính vỡ, đĩa thạch, ống làm test kiểm tra, 
bơm kim tiêm, dao mổ, bộ Troca dùng để mở màng phổi, dây truyền dịch, sông dẫn lưu khí – lưu 
dịch, lọ lấy đờm để làm xét nghiệm, ống lấy mẫu máu – nước tiểu bệnh phẩm của phòng xét 
nghiệm đều được bỏ vào túi bóng trước khi mang ra thùng để rác. 
- Các chai lọ đựng dung dịch chứa phóng xạ phục vụ cho chụp X quang được để riêng sau đó 
các hộ lý mang đi bán cho người thu mua phế liệu. Chỉ có BVĐKAP thực hiện đổi lại nhà sản xuất. 
- CTRYT của BVĐKAP, PKĐK HN-TN sẽ được Công ty cổ phần môi trường đô thị và công 
nghiệp 10 – URENCO 10 vận chuyển từ nơi để rác của bệnh viện về tập trung, xử lý tại khu xử 
lý chất thải công nghiệp, nguy hại. Còn BVĐKTT thuê Công ty Anh Đăng vận chuyển và xử lý 
CTRYTNH. 
* Đối với CTR thông thường 
- Các chất thải tái chế: Ba phòng khám đã tiến hành thu gom các chất thải tái chế bao gồm: 
các chai nhựa đựng dịch truyền, chai lọ thủy tinh không chứa các thành phần nguy hại như giấy 
báo, bìa, thùng carton, Tại cả ba phòng khám, các hộ lý đã tiến hành thu hồi vỏ chai thuốc dịch 
truyền, lon nước ngọt, bìa carton, vỏ hộp, phim X quang. Chất thải tái chế được hộ lý bán cho 
người mua ve chai/đồng nát và tiền thu được thì hộ lý hưởng. Sau đó, công việc tái chế như thế 
nào thì các các cơ sở y tế tư nhân không quan tâm. 
- Các CTRSH: Tại BVĐKTT và BVĐKAP, CTRSH được phân loại và thu gom riêng biệt với 
CTRYTNH. Tại các buồng tiêm, nhà vệ sinh, của các khoa/phòng được trang bị các túi màu 
xanh hoặc đen lót trong các sọt rác hoặc thùng nhỏ có nắp mở bằng đạp chân để thu gom CTR 
thông thường. Các khu vực hành chính cũng được bố trí đặt các thùng nhỏ có nắp mở bằng đạp 
chân bên trong lót túi nilon màu xanh để thu gom. Ở PKĐK HN-TN hai loại này được thu gom 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 203 - 210 
 210 Email: jst@tnu.edu.vn 
và cho vào túi màu xanh hoặc đen. Tuy nhiên ở cả ba cơ sở, sau khi phân loại và thu gom xong 
túi bóng đựng CRTRYTNH và túi bóng đựng CTRSH lại được tập kết chung tại khu lưu giữ. 
Đến giờ quy định hộ lý mang các túi này ra vỉa hè (BVĐKTT thì đẩy xe để rác ra trước cửa 
bệnh viện), tại đó công nhân vệ sinh môi trường của thành phố sẽ tiến hành thu gom và vận 
chuyển về bãi tập kết rác 1 (khu vực gần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên). CTRYT 
của BVĐKAP và PKĐK HN-TN sẽ được Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái 
Nguyên vận chuyển từ nơi để rác của bệnh viện mang đến chôn lấp, xử lý theo đúng quy định tại 
Bãi rác Đá Mài, cách TP. Thái Nguyên 20 km về phía Tây Nam của thành phố. Còn BVĐKTT 
thì thuê Công ty Anh Đăng thu gom và xử lý CTRYT. 
4. Kết luận 
Khối lượng CTRYT tại ba cơ sở y tế phát sinh tương ứng với lượt người đến khám bệnh tại 
các cơ sở, dao động từ 4,2 – 15,5 kg/ngày CTRSH, 0,5 – 3,8 kg/ngày CTRYTNH tại PKĐK HN-
TN; khối lượng CTRSH từ 8,7 – 27,5 kg/ngày và CTRYTNH từ 2,0 – 6,6 kg/ngày tại BVĐKTT; 
khối lượng CTRSH từ 7,3 – 23,5 kg/ngày và CTRYTNH từ 1,7 – 5,1 kg/ngày tại BVĐKAP. 
Công tác quản lý CTRYT tại ba cơ sở nghiên cứu cơ bản tuân thủ quy định của Bộ Y tế tuy 
nhiên trong quá trình quản lý vẫn còn có những sai sót, tồn tại có thể khắc phục được. Một số giải 
pháp chúng tôi kiến nghị để nâng cao công tác quản lý CTRYT tại các cơ sở y tế bao gồm: Quan 
tâm, hỗ trợ hơn bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên và đặc biệt là hộ lý trong việc phân loại, thu gom, vận 
chuyển và xử lý sơ bộ CTRYTNH của phòng khám bằng những việc làm như trợ cấp, khen 
thưởng, tuyên dương; Đầu tư hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác phân loại, thu gom, lưu 
trữ CTRYT; Tăng cường thanh tra, giám sát của các đơn vị hữu quan; Tăng cường tuyên truyền, 
giáo dục cho cán bộ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, lắp đặt đầy đủ hơn quy định, hướng dẫn 
tại cơ sở. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] T. N. A. Pham, X. T. Bui, and H. C. Vo, "Current situation of hazardous medical waste management at 
the provincial level in Thai Binh," TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 15, pp. 103 - 
110, 2020. 
[2] T. T. Le, N. P. Dao, H. D. Dinh, T. T. Nguyen, T. V. Vu, and T. T. Pham, "Current situation of medical 
solid waste management in six provincial general hospitals," Research Journal Medical research, vol. 
21(1), pp. 56 - 63, 2003. 
[3] K. Ngo and H. N. Le, "Situation of medical solid waste management in some public hospitals in Tien 
Giang province in 2014," Journal of Medicine in Ho Chi Minh City, vol. 20, no. 5, pp. 497 - 506, 2016. 
[4] T. T. Le, N. P. Dao, T. T. Nguyen, and T. H. Vu, "Current situation of waste management in district 
hospitals, Yen Bai province," Journal of medical research, vol. 32(6), pp. 274 - 281, 2004. 
[5] T. T. Dam, T. H. Nguyen, and V. T. Tran, "Situation of generation and solid waste management at 
central and provincial hospitals in 2015 – 2016," Journal of Medicine - Military School, no. 9, pp. 44 - 
50, 2019. 
[6] T. H. Nguyen and T. N. T. Nguyen, "Medical solid waste management at Thai Nguyen Central General 
Hospital," TNU Journal of Science and Technology, vol. 120, no. 06, pp. 147 - 152, 2014. 

File đính kèm:

  • pdfsituation_of_medical_solid_waste_management_of_some_private.pdf