Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ
Cây hồ tiêu (Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Ở Việt Nam, cây hồ tiêu được trồng chủ yếu ở 6 tỉnh, gồm Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai. Trong đó, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Ngoài ra, còn có các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc và vùng trồng hồ tiêu ở Quảng Trị. Sản xuất hồ tiêu Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, người trồng cây hồ tiêu còn gặp nhiều rủi ro do thời tiết và sâu bệnh gây ra.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ
TS. Trần Danh Sửu (Chủ biên), ThS. Đào Thị Lan Hoa, ThS. Phạm Thị Xuân Hà Nội, 2017 SÂU BỆNH HẠI HỒ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA 3Cây hồ tiêu (Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Ở Việt Nam, cây hồ tiêu được trồng chủ yếu ở 6 tỉnh, gồm Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai. Trong đó, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Ngoài ra, còn có các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc và vùng trồng hồ tiêu ở Quảng Trị. Sản xuất hồ tiêu Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, người trồng cây hồ tiêu còn gặp nhiều rủi ro do thời tiết và sâu bệnh gây ra. Cuốn sách “Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ” được xuất bản nhằm giúp cho bạn đọc và người sản xuất hồ tiêu nhận biết một số loại sâu bệnh hại chính và các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Mặc dù nhóm tác giả đã cố gắng tổng hợp và biên soạn tài liệu nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong được tiếp nhận những góp ý của bạn đọc để cuốn sách này ngày càng hoàn chỉnh và trở thành tài liệu hữu ích giúp cho sản xuất cây hồ tiêu đạt hiệu quả cao hơn. Nhóm tác giả LỜI NÓI ĐẦU 4 Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ 1.1. THÀNH PHẦN SÂU HẠI Tại Việt Nam, thành phần sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu khá phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của từng địa phương mà mức độ gây hại khác nhau. Sâu hại xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây hồ tiêu: Trong vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh. Chúng xuất hiện và gây hại cả bộ phận khí sinh và cả dưới rễ. a) Thành phần sâu hại các bộ phận khí sinh Các loại sâu hại bộ phận khí sinh của cây hồ tiêu (lá, thân, cành, gié, quả...) xuất hiện nhiều hơn so với ở rễ. Hiện nay có khoảng trên 20 loại sâu hại xuất hiện ở các bộ phận khí sinh của cây hồ tiêu. Nhóm sâu hại các bộ phận khí sinh dễ quan sát nên được các nhà vườn phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời, do vậy ít gây thiệt hại đến năng suất. Trong nhóm sâu hại khí sinh có một số sâu hại chính, thường gây hại trên cây hồ tiêu, đó là bọ xít lưới, bọ xít muỗi, rệp sáp Bọ xít lưới và bọ xít muỗi hại lá non, chồi non, gié hoa, gié quả. Rệp sáp giả và rệp sáp giả vằn hại lá, gié hoa, gié quả, thân, cành, lá. Sâu đục thân xén tóc hại thân, nhánh. Sâu đục thân vòi voi hại thân, nhánh, ngọn non. Câu cấu xanh và bọ nâu hại lá. Bọ xít lưới là đối tượng gây hại phổ biến nhất, hầu như tại các vùng trồng hồ tiêu đều có xuất hiện; tiếp đến là rệp sáp, rệp sáp giả vằn, rệp muội, câu cấu xanh Ngoài ra còn có các loại sâu hại thứ yếu khác, xuất hiện ít phổ biến và ít gây hại đến sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu. Thành phần các loại, gồm có: Ánh kim xanh gây hại lá; ánh kim nâu gây hại lá; bọ hũ gây hại lá, chồi non; bọ nẹt hay còn gọi là sâu nái gây hại lá; bọ xít dài gây hại lá; bổ củi giả gây hại lá; rầy xanh gây hại lá non, gié bông; rệp vảy gây hại lá; sâu đo gây hại lá non, gié bông, thân cây. I. THÀNH PHẦN SÂU BỆNH HẠI HỒ TIÊU 5b) Thành phần sâu hại rễ Sâu hại rễ có 3 loại chính là mối, rệp sáp hại rễ và sùng trắng. So với nhóm sâu hại các bộ phận khí sinh thì nhóm sâu hại rễ có thành phần ít hơn. Tuy nhiên, do các đối tượng này gây hại trong đất nên việc phát hiện sớm và phòng trừ rất khó khăn. Nếu công tác kiểm tra vườn cây không tốt, khi cây bị vàng lá mới phát hiện thì việc chữa trị thường không có hiệu quả cao. Rệp sáp hại rễ là đối tượng gây hại chính và nguy hiểm trên cây hồ tiêu, xuất hiện và gây hại phổ biến trên cây hồ tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh ở các vùng trồng hồ tiêu tại Việt Nam. Còn mối và sùng trắng xuất hiện với tỷ lệ hại thấp, chủ yếu gây hại trên cây hồ tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản. 1.2. THÀNH PHẦN BỆNH GÂY HẠI a) Thành phần bệnh hại các bộ phận khí sinh Tương tự như sâu hại, thành phần bệnh hại các bộ phận khí sinh của cây hồ tiêu xuất hiện nhiều hơn so với ở rễ. Bệnh đen lá, bệnh nấm mạng nhện, bệnh tảo đỏ, bệnh thán thư và bệnh vi rút hại lá, thân, cành. Bệnh nấm hồng hại lá, thân, cành và quả. Hiện nay có 6 loại bệnh hại chính xuất hiện ở các bộ phận khí sinh của cây hồ tiêu. Nhóm bệnh hại xuất hiện phổ biến là bệnh đen lá, thán thư, tảo đỏ, virus; trong đó chỉ có bệnh virus là gây hại nặng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hồ tiêu. Các bệnh hại khác xuất hiện nhưng ít gây hại nguy hiểm đối với cây hồ tiêu. b) Thành phần bệnh hại rễ Nhóm bệnh hại rễ hiện tại có 2 loại bệnh chính: Bệnh chết chậm hại lá, thân, cành; bệnh chết nhanh hại lá, thân, cành và quả. Đây là nhóm bệnh gây nguy hiểm và xuất hiện ở tất cả các vùng trồng hồ tiêu tại Việt Nam. Hàng năm, thiệt hại do hai loại bệnh đã làm giảm năng ... hết vì sâu bệnh hại rễ nặng thì đất cần được luân canh với các loại cây trồng khác từ 2 - 3 năm trước khi trồng lại để cắt đứt các nguồn sâu bệnh hại trong đất. - Biện pháp chọn giống và kỹ thuật ươm giống Chọn những giống hồ tiêu có nguồn gốc rõ ràng, có năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng trồng. Không nên lấy giống ở những cây hồ tiêu đã bị nhiễm bệnh chết chậm hoặc nhiễm các loại bệnh hại khác (bệnh virus, bệnh chết nhanh). Hom giống được xử lý thuốc nấm để phòng trừ bệnh trước khi ươm, trồng. Đất ươm tiêu giống phải được phơi bằng cách dùng tấm nilon (PE) để ủ đất khoảng 1 - 2 tháng vào mùa khô trước khi ươm hồ tiêu. Hình 10. Cây và rễ hồ tiêu bị tuyến trùng và nấm bệnh gây hại 21 Chăm sóc cây tiêu giống trong vườn ươm theo đúng quy trình kỹ thuật (làm cỏ, xới váng, tưới nước, bón phân, huấn luyện ánh sáng...), đảm bảo cây hồ tiêu giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn. - Biện pháp canh tác Trồng hồ tiêu với khoảng cách và mật độ thích hợp. Đào hố theo đúng kỹ thuật, hố cần phải được đào và phơi nắng trong mùa khô. Lớp đất mặt được trộn với phân lân (0,2 - 0,3 kg/hố), vôi (0,5 kg/hố) và phân hữu cơ đã ủ hoai mục (15 - 20 kg/hố), rồi lấp đầy hố. Các công việc này được thực hiện trước khi trồng cây hồ tiêu tối thiểu là 1 tháng. Khi trồng móc lại hố để trồng, trồng tiêu ngang mặt đất, không trồng âm. Trồng cây đai rừng chắn gió, trồng mới hoặc bổ sung cây che bóng, cây ăn quả trong vườn hồ tiêu để tạo tiểu khí hậu (độ ẩm, nhiệt độ) thích hợp cho cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt. Trong quá trình chăm sóc cây hồ tiêu (làm cỏ, bón phân...) tránh gây vết thương cho thân ngầm và rễ hồ tiêu. Những cỏ mọc trong gốc nên nhổ bằng tay. Hạn chế xới xáo để không làm tổn thương bộ rễ. Khi bón phân chú ý không để phân vô cơ tiếp xúc trực tiếp với phần thân của cây hồ tiêu. Tưới nước đầy đủ vào mùa khô và các đợt tiểu hạn trong mùa mưa, điều chỉnh thời gian tưới và lượng nước tưới phù hợp. Không áp dụng phương pháp tưới tràn. Tiêu thoát nước kịp thời vào mùa mưa, không để đọng nước trong gốc cây. Vào mùa mưa không để bồn. Vun gốc vào đầu mùa mưa hoặc có thể tạo rãnh thoát nước đối với các vườn thoát nước kém. Bón phân hữu cơ, vô cơ, vi lượng đầy đủ, cân đối, hợp lý theo độ phì đất, độ tuổi và năng suất vườn cây để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế được sự gây hại của bệnh. Bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng hoặc các loại phân bón vào đất có bổ sung chất kích thích sinh trưởng để giúp cây sinh trưởng và phát triển bộ rễ tốt, hạn chế sự gây hại của bệnh. Tạo hình để tán cây hồ tiêu phát triển cân đối. Sau khi thu hoạch cần tạo hình, cắt bỏ các cành nhánh vô hiệu, cắt bỏ các các dây lươn và các cành nhánh ngang mọc từ thân chính ở dưới thấp (cắt từ mặt đất lên đến 20 cm) để tạo độ thông thoáng ở phần gốc thân và hạn chế các lá, cành ở tầng thấp tiếp xúc với đất. Rong tỉa cây che bóng, cây choái sống (cây muồng đen, cây lồng mức, cây 22 Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ muồng cườm, cây keo dậu) hợp lý vào mùa mưa. Các cành nhánh nhỏ sau khi chặt nên dùng để che phủ đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây hồ tiêu. Tủ gốc cho cây hồ tiêu vào mùa khô bằng các vật liệu như cây đậu tương; cây họ đậu (đậu đen, lạc); rơm rạ; cây ngô. Thường xuyên kiểm tra theo dõi vườn hồ tiêu trong mùa mưa để biết được biễn biến của bệnh, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Cắt các bộ phận bị hại nặng hoặc đào bỏ cây bị bệnh nặng, cây chết, thu gom và đưa ra khỏi vườn để tiêu hủy. - Biện pháp sinh học Áp dụng đối với các cây bị bệnh nhẹ. Sử dụng các loại thuốc sinh học trừ tuyến trùng kết hợp thuốc trừ nấm. Không hỗn hợp 2 loại thuốc này với nhau nếu trên nhãn bao bì không cho phép. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Xử lý 2 - 4 lần vào mùa mưa, mỗi lần xử lý cách nhau 1 tháng để phòng trừ. Thuốc sinh học trừ tuyến trùng: Sử dụng một trong các loại thuốc như Abamectin; Chitosan (Oligo-Chitosan); Clinoptilolite; Cytokinin (Zeatin); Paecilomyces lilacinus... Thuốc sinh học trừ nấm: Sử dụng một trong các loại thuốc như Chaetomium cupreum; Trichoderma harzianum; Trichoderma viride - Biện pháp hóa học Chỉ sử dụng thuốc phòng trừ bệnh đối với các cây bị bệnh và các cây xung quanh cây bị bệnh để hạn chế sự lây lan của bệnh sang các cây khỏe trên vườn. Sử dụng các loại thuốc hóa học trừ tuyến trùng kết hợp thuốc hóa học trừ nấm. Không hỗn hợp 2 loại thuốc này với nhau nếu trên nhãn bao bì không cho phép. Việc xử lý thuốc nên được thực hiện trong điều kiện đất đủ ẩm. Chú ý thời điểm sử dụng thuốc phải hợp lý, đảm bảo đúng thời gian cách ly để sản phẩm hạt tiêu không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc hóa học trừ tuyến trùng: Sử dụng một trong các loại thuốc như Benfuracarb, Diazinon, Abamectin + Thiamethoxam Chú ý: Các loại thuốc hạt cần được rải ở độ sâu 10 - 20 cm, sau đó lấp đất lại. Thuốc hóa học trừ nấm: Sử dụng một trong các loại thuốc như Chlorotha- 23 lonil + Mandipropamid; Copper Hydroxide; Fosetyl-aluminium; Mancozeb + Metalaxyl; Tebuconazole... 3.2.2. Bệnh chết nhanh Nguyên nhân: Bệnh do tác nhân chính là nấm Phytophthora spp. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm đối với cây hồ tiêu. Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, đặc biệt là những tháng mưa nhiều và tập trung ở những vườn không thoát nước tốt. Bệnh gây hại nặng ở các diện tích chân đồi, bón ít phân chuồng, đất thiếu Ca, Mg, Kali và hàm lượng đạm quá cao. Bệnh cũng thường xuất hiện trong những năm có hạn hán kéo dài do cây bị stress" và dễ bị nấm tấn công. Bệnh lây lan nhanh, làm cây chết hàng loạt và khó trị vì khi phát hiện triệu chứng héo lá thì nấm bệnh đã gây hại nghiêm trọng và chỉ trong một thời gian ngắn cây đã chết. Triệu chứng Bệnh tấn công tất cả các bộ phận và ở các giai đoạn sinh trưởng của cây hồ tiêu. Nấm có thể gây hại trên lá, chùm quả, thân, rễ nhưng phổ biến nhất là ở phần thân nằm trong đất tiếp giáp với mặt đất. Trên thân cành: Nếu bị tấn công vào nhánh thì rễ cây và thân ngầm bị héo làm cây hồ tiêu chết đột ngột. Cây hồ tiêu bị bệnh có triệu chứng lá bị héo nhưng vẫn còn xanh. Cây chết rất nhanh nên lá vẫn còn nhiều trên cây, chưa kịp rụng. Sau đó lá úa vàng, héo rũ, quả bắt đầu nhăn nheo và khô, cây chết. Đây là triệu chứng để phân biệt với bệnh héo chết chậm. Thân ngầm và hệ thống rễ: Thân ngầm bị thối, mạch dẫn của thân cây bị bệnh thường bị thâm đen. Rễ bị thối, gốc rễ cây thâm đen. Hình 11. Thân ngầm và bộ tán phía dưới của cây hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh 24 Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ Biện pháp phòng trừ: Diễn biến bệnh trên đồng ruộng rất nhanh, thường khi lá bắt đầu héo thì nấm bệnh đã ăn sâu vào bên trong các bộ phận của cây. Do vậy, đối với bệnh chết nhanh biện pháp phòng bệnh là chủ yếu. Để phòng trừ bệnh cần phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bao gồm các biện pháp: Chọn đất trồng, chọn giống và kỹ thuật ươm giống, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học để kiểm soát sự nhiễm bệnh Phytophthora trên cây hồ tiêu. Các biện pháp chọn đất trồng, chọn giống, kỹ thuật ươm giống và biện pháp canh tác thực hiện tương tự như phòng trừ cho cây hồ tiêu đối với bệnh chết chậm. - Biện pháp sinh học Sử dụng một trong các loại thuốc: Trichoderma; Trichoderma virens (8 x 107 bào tử/g) + Trichoderma hamatum (2 x 107 bào tử/g); Garlic oil + Ningnanmycin; Oligo-sacarit; Ningnanmycin theo hướng dẫn trên bao bì. - Biện pháp hóa học Xử lý thuốc vào vùng cổ rễ, vùng rễ ở hình chiếu tán cây, đồng thời phun lên cây theo khuyến cáo trên nhãn thuốc. Xử lý 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Sử dụng một trong các loại thuốc như: Chlorothalonil + Mandipropamid; Copper Hydroxide; Coprous oxide + Dimethomorph; Cymoxanil + Mancozeb; Dimethomorph; Fosetyl-aluminium; Mancozeb + Metalaxyl-M; Mancozeb 3.2.3. Bệnh virus Nguyên nhân: Cho đến nay đã xác định được 4 loại virus gây hại trên cây hồ tiêu ở Việt Nam là: BSV (Banana Streak Virus), CMV (Cucumber Mosaic Virus), PYMoV (Piper Yellow Mottle Virus), TMV (Tobacco Mosaic Virus). Triệu chứng Có nhiều triệu chứng của bệnh virus trên cây hồ tiêu nhưng nhìn chung có 6 triệu chứng bệnh phổ biến: Đốm hoa lá, đốm vàng nhạt, khảm xanh, lá nhỏ biến dạng, vàng lá, vàng lá gân xanh. - Đốm hoa lá: Thường thấy ở lá bánh tẻ của nhánh tiêu và phổ biến ở các vùng trồng tiêu. Bề mặt lá có các đốm nhỏ màu vàng nhạt tới vàng đậm với nhiều vết hoại tử. Lá non khi bị nhiễm nặng sẽ bị biến màu, mép lá quăn, gợn sóng. Nhìn toàn bộ cây vẫn phát triển bình thường. 25 - Đốm vàng nhạt: Thường xuất hiện ở lá già. Trên mặt lá có nhiều vết đốm nhỏ màu vàng, đường kính 1 - 3 mm. Vết bệnh không hoại tử, không mất đi, lá không bị biến dạng. Cây phát triển bình thường. - Khảm xanh: Gân lá xanh. Lá bị biến dạng ở mép lá, lá xoắn cuốn vào phía trong. Có nhiều vết xanh đậm lồi lõm trên mặt lá. Nhánh phát triển yếu, chùm quả thưa, số quả/gié ít hơn so với cây không bị bệnh. - Lá nhỏ biến dạng: Hầu hết lá non có kích thước nhỏ không bình thường, chóp lá cong xuống. Bề mặt lá nhăn nhúm, lồi lõm, có nhiều vết khảm, đốm. Ngọn non bị chùn lại, cây sinh trưởng chậm hoặc lùn vàng cả cây. Đôi khi trong cùng một cây chỉ có một phần hay một vài nhánh tiêu có triệu chứng bệnh. Có ít gié quả, số quả/gié ít, hạt rất nhỏ. - Vàng lá: Thường xuất hiện trên lá bánh tẻ và lá già. Phần vàng là phần giới hạn giữa các gân chính của lá, không phân biệt rõ ràng giữa vùng bệnh và không bệnh. Lá không biến dạng, triệu chứng này giống với triệu chứng do cây thiếu dinh dưỡng. - Vàng lá gân xanh: Triệu chứng xuất hiện ở cả lá non và lá già. Đầu tiên là các vết khảm hình tròn, màu vàng nhạt nối tiếp nhau, chạy dọc theo gân chính của lá (triệu chứng xuất hiện nhiều trên lá non). Khi bệnh gây hại nặng, vết bệnh chuyển sang màu vàng đậm, lan rộng ra cả phần thịt lá tạo thành vệt vàng, gân chính vẫn còn xanh. Mép lá quăn, gợn sóng, có nhiều vết hoại tử. Cây vẫn thấy phát triển bình thường nhưng nhánh ngắn, không vươn dài. Biện pháp phòng trừ: - Bệnh virus gây ra thường lây lan qua hom giống lấy từ cây đã bị bệnh. Các cây này có thể chưa thể hiện triệu chứng xoăn lá, khảm lá nhưng virus đã xâm nhập và hiện diện trong cây. Do đó để phòng bệnh này không nên lấy giống từ các vườn đã có triệu chứng bệnh virus. - Trong quá trình canh tác (nhân giống, tạo hình) không nên dùng dao, kéo cắt tỉa các cây bị bệnh, sau đó cắt sang cây khỏe. - Kiểm tra vườn cây thường xuyên và phòng trừ kịp thời các côn trùng môi giới như rầy, rệp Sử dụng một trong các loại thuốc như Alpha - cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl; Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin; Spirotetramat - Khi cây đã bị bệnh nặng cần nhổ bỏ, thu gom và đưa ra ngoài vườn để tiêu hủy. 3.2.4. Bệnh thán thư Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides. Triệu chứng Bệnh gây hại trên lá, gié bông, gié quả, thân nhánh của cây hồ tiêu. Trên lá: Đầu tiên trên lá có những đốm lớn màu vàng sau đó chuyển thành màu nâu và đen dần. Vết bệnh có hình dạng không nhất định. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách giữa phần mô bệnh và mô khỏe. Bệnh thường gây hại ở đầu và mép lá hồ tiêu. Trên gié bông, gié quả: bệnh cũng có thể xuất hiện và gây hại gié bông, gié quả làm bông, hạt bị khô đen. Trên thân nhánh: bệnh xuất hiện trên thân nhánh làm tháo đốt, khô cành. Bệnh thán thư xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa. Biện pháp phòng trừ: Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp. Trong đó các biện pháp như chọn đất trồng, chọn giống và kỹ thuật ươm giống, biện pháp canh tác áp dụng tương tự như bệnh chết nhanh. - Biện pháp sinh học: Sử dụng thuốc là Kasugamycin. - Biện pháp hóa học. Chỉ nên tiến hành phòng trừ bệnh vào những lúc bệnh gây hại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất - nguyên liệu như Azoxystrobin + Difenoconazole; Chlorothalonil + Mandipropamid; Copper Hydroxide Phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. 3.2.5. Bệnh đen lá Nguyên nhân: Do nấm Lasiodiplodia theobromae. Hình 12. Lá và quả cây hồ tiêu bị nhiễm bệnh thán thư 26 Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ 27 Hình 14. Cây hồ tiêu bị nhiễm mạng nhện Hình 13. Cây hồ tiêu bị nhiễm bệnh đen lá Triệu chứng Trên lá: Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ có màu vàng sau phát triển lớn dần và chuyển thành màu nâu đen. Khi già, vết bệnh chuyển thành màu xám, có thể có quầng đồng tâm nhưng không có viền đen bao quanh ngăn cách phần mô bệnh và mô khỏe, đây là điểm chính để phân biệt bệnh thán thư và bệnh đen lá. Bệnh thường xuất hiện và gây hại chủ yếu ở đầu lá và giữa lá. Trên cành nhánh: Trong trường hợp cây hồ tiêu sinh trưởng kém, bệnh cũng có thể xâm nhập vào cành nhánh làm đốt thân nâu đen, rụng dần từ trên ngọn xuống, tán cây trông xơ xác. Biện pháp phòng trừ: Tương tự như bệnh thán thư. 3.2.6. Bệnh mạng nhện Bệnh mạng nhện còn gọi là bệnh nấm mạng nhện, bệnh chỉ, bệnh tơ trắng. Nguyên nhân: Do nấm Corticium koleroga (Pellicularia koleroga) gây ra. Triệu chứng Trên lá và trên cành của cây hồ tiêu xuất hiện những sợi nấm trắng giống hình mạng nhện, sau đó sợi nấm chuyển thành màu nâu và bị chết. Bệnh thường xuất hiện từ phần giữa tán cây hồ tiêu trở lên và từ trong ra ngoài tán lá. Khi lá bị hại nặng lá bắt đầu khô héo và rụng. Các lá bị bệnh có thể rụng từng lá hoặc lá và cành khô héo nhưng vẫn bám hoặc treo vào cây do sự bện chặt của sợi nấm. Khi bị bệnh gây hại nặng cây không phát triển chiều cao, phần bong tróc cành cấp 1 và 2 khỏi cây trụ, làm cây bị suy kiệt, phần ngọn cây bị đổ ngã, khô cành, gié quả bị khô non trước khi thu hoạch. Biện pháp phòng trừ: Tạo cành tỉa tán hợp lý cho cây hồ tiêu phát triển thông thoáng. Cần kiểm tra vườn cây thường xuyên, nhất là vào các tháng mưa nhiều, tập trung. Cắt bỏ và thu gom các cành nhánh, lá bị bệnh, đưa ra khỏi vườn tiêu hủy. Hiện chưa có thuốc đăng ký chính thức để phòng trừ bệnh mạng nhện. 28 Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ LỜI NÓI ĐẦU 3 I. THÀNH PHẦN SÂU BỆNH HẠI HỒ TIÊU 4 1.1. Thành phần sâu hại 4 1.2. Thành phần bệnh hại 5 II. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 6 SÂU BỆNH HẠI HỒ TIÊU 2.1. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại hồ tiêu 6 2.2. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hồ tiêu 7 III. QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI HỒ TIÊU 10 3.1. Quản lý một số sâu hại chính 10 3.2. Quản lý một số bệnh hại chính 19 MỤC LỤC In 1.000 bản khổ 14,5 x 20,5 tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thiết kế Á Âu Địa chỉ: Khu 9, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội Giấy phép xuất bản số 30B/GB-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp ngày 08/12/2017 ISBN: 978-604-9803-12-3 In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2017 Xuất bản phẩm không bán. SÂU BỆNH HẠI HỒ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
File đính kèm:
- sau_benh_hai_ho_tieu_va_bien_phap_phong_tru.pdf