Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng

Thalassemia là nhóm bệnh thiếu máu tan máu di truyền phổ biến nhất tại Việt Nam

và trên thế giới, tạo gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

xác định thalassemia là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và khuyến cáo các nước Đông

Nam Á nên chọn thalassemia là một trong những ưu tiên hàng đầu về di truyền người [9].

Chương trình kiểm soát thalassemia thường thực hiện ở mức độ phòng ngừa cấp hai

với ưu tiên là tầm soát và chẩn đoán trước sinh để phòng ngừa các trước hợp bệnh mới và

giảm tần suất hiện mắc của bệnh. Các quốc gia như Síp, Ý, Hy Lạp, Thái Lan, Hồng

Kông nơi bệnh thalassemia lưu hành cao đã có các chương trình phòng chống rất thành

công với nhiều công trình nghiên cứu về tầm soát và chẩn đoán trước sinh.

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về huyết học, điều trị và đặc điểm phân tử của

bệnh thalassemia. Bệnh viện Từ Dũ là nơi đầu tiên thực hiện phòng ngừa chủ động bằng

các biện pháp tầm soát và chẩn đoán trước sinh bằng các biện pháp huyêt học và di

truyền phân tử. Tuy nhiên việc xây dựng, mở rộng chương trình tầm soát và chẩn đoán

trước sinh cho cả nước là hết sức cần thiết nhằm để phòng ngừa đạt hiệu quả cao.

Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng trang 1

Trang 1

Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng trang 2

Trang 2

Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng trang 3

Trang 3

Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng trang 4

Trang 4

Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng trang 5

Trang 5

Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 18820
Bạn đang xem tài liệu "Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng

Sàng lọc trước sinh bệnh thiếu máu tan máu Thalassemia tại cộng đồng
 1
SÀNG LỌC TRƯỚC SINH BỆNH THIẾU MÁU TAN MÁU 
THALASSEMIA TẠI CỘNG ĐỒNG 
1. Đặt vấn đề 
Thalassemia là nhóm bệnh thiếu máu tan máu di truyền phổ biến nhất tại Việt Nam 
và trên thế giới, tạo gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 
xác định thalassemia là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và khuyến cáo các nước Đông 
Nam Á nên chọn thalassemia là một trong những ưu tiên hàng đầu về di truyền người [9]. 
Chương trình kiểm soát thalassemia thường thực hiện ở mức độ phòng ngừa cấp hai 
với ưu tiên là tầm soát và chẩn đoán trước sinh để phòng ngừa các trước hợp bệnh mới và 
giảm tần suất hiện mắc của bệnh. Các quốc gia như Síp, Ý, Hy Lạp, Thái Lan, Hồng 
Kông nơi bệnh thalassemia lưu hành cao đã có các chương trình phòng chống rất thành 
công với nhiều công trình nghiên cứu về tầm soát và chẩn đoán trước sinh. 
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về huyết học, điều trị và đặc điểm phân tử của 
bệnh thalassemia. Bệnh viện Từ Dũ là nơi đầu tiên thực hiện phòng ngừa chủ động bằng 
các biện pháp tầm soát và chẩn đoán trước sinh bằng các biện pháp huyêt học và di 
truyền phân tử. Tuy nhiên việc xây dựng, mở rộng chương trình tầm soát và chẩn đoán 
trước sinh cho cả nước là hết sức cần thiết nhằm để phòng ngừa đạt hiệu quả cao. 
2. Phân loại bệnh thalassemia 
Thalassemia có đặc điểm di truyền theo quy luật Mendel do đột biến gen globin 
làm giảm hoặc không sản xuất globin để tạo thành hemoglobin (Hb). Bệnh có 2 nhóm lớn 
là α- và β-thalassemia, tùy theo đột biến ở gen globin hay . Người bình thường có 4 
gen globin (ký hiệu / ) và 2 gen globin  (ký hiệu /). 
Trong nhóm α-thalassemia, bệnh Hb Bart’s là thể nặng nhất: phù thai, phù nhau và 
chết trong tử cung vì đột biến 4 gen -globin. Thể bệnh HbH do đột biến 3 gen globin 
gây thiếu máu từ nhẹ đến nặng. Thể -thalassemia 1 và -thalassemia 2 xảy ra ở người 
có 2 hoặc 1 gen globin đột biến với thiếu máu nhược sắc nhẹ nhưng thường không có 
biểu hiện lâm sàng [4]. 
Đối với nhóm -thalassemia, thể dị hợp tử mang 1 gen globin  bị đột biến -
thalassemia có kiểu hình thiếu máu nhược sắc nhẹ. Người bệnh β-thalassemia thiếu máu 
nặng cần được truyền máu thường xuyên có 2 alen đột biến -thalassemia, khởi bệnh 
sớm trong những năm đầu đời. Đột biến tại codon 26 GAG>AAG gen -globin là thể đặc 
biệt vừa gây ra vị trí ghép nối giả khi hình thành ARN thông tin tạo kiểu hình -
thalassemia, vừa sản xuất ra loại globin E variant (HbE) có axít amin tại vị trí 26 
glutamin bị thay bằng lysin. Người dị hợp tử HbE hoặc đồng hợp tử HbE có kiểu hình 
thiếu máu nhược sắc nhẹ. Tuy nhiên nếu 1 đột biến HbE kết hợp với 1 đột biến -
thalassemia khác sẽ gây bệnh -thalassemia nặng [3]. 
3. Đặc điểm dịch tễ học 
Bệnh thalassemia có xuất độ cao ở các khu vực sốt rét lưu hành, trải dài từ Địa 
Trung Hải qua Trung Đông, bán đảo Ấn Độ đến Đông Nam Á và các quần đảo ở Thái 
 2
Bình Dương, tạo thành vành đai thalassemia. Tuy nhiên do hiện tượng di dân, ngày nay 
thalassemia phổ biến trên toàn thế giới với khoảng 269 triệu người mang gen bệnh và 
mỗi năm có 160 nghìn trẻ em bệnh thalassemia được sinh ra. Hầu hết số trẻ em bệnh mới 
sinh này sống ở vùng Đông Nam Á. 
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á có tần suất bệnh thalassemia cao. Tần 
suất bệnh trong các nhóm dân tộc của Việt Nam tương đương với một số quốc gia trong 
khu vực (bảng 1 và 2). 
Bảng 1. Tỉ lệ mang gen -thalassemia của người Việt Nam trong một số nghiên cứu 
[1],[7]. 
Quần thể Cỡ mẫu Tỉ lệ % 
Người Việt ở Việt Nam 201 2,5 – 6,0 
Người Việt ở Mỹ 182 1,7 – 8,0 
Người Việt ở Pháp 42 9,0 
Bảng 2. Tỉ lệ mang gen -thalassemia và HbE của người Việt Nam trong một số nghiên 
cứu [1],[7]. 
Quần thể HbE -thalassemia 
 Cỡ mẫu Tỉ lệ % Cỡ mẫu Tỉ lệ % 
Miền Bắc 
Kinh (Hà Nội) 401 1,24 401 1,49 
Kinh (Đồng Bằng Sông Hồng) 512 0,98 512 1,17 
Tày 199 1,0 199 11,0 
Mường 40 7,15 40 25,0 
Thái 18 16,6 18 16,6 
Các dân tộc thiểu số khác 364 2,3 346 12,4 
Miền Trung 
Kinh 259 4,6 35 2,55 
Ê-đê 371 41,0 371 1,0 
Vân-kiều 78 23,08 78 2,56 
Các dân tộc Rha-đê, Sê-đăng, 
Khơme, Pakô 598 
5,8 – 
38,6 228 8,33 
Miền Nam 
Kinh 1682 3,1 – 8,9 446 0,45–1,7 
Các dân tộc Chăm, Stiêng, Gia Jai 290 29,1 – 34 124 5,0 
Hải ngoại 
Người Việt ở Mỹ 182 1,0 – 2,0 182 1,7 – 8,0 
Người Việt ở Pháp 42 9,0 
Việt Nam có 56 nhóm dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 90% dân số của 
cả nước. Vì thế, gánh nặng do thalassemia gây ra được tạm tính dựa trên nhóm dân tộc 
Kinh ở mức độ nào đó có thể đại diện cho toàn cảnh của cả nước. 
 3
Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh năm 1974, có khoảng 1,17 – 1,56 triệu 
người mang gien bệnh và 49% các trường hợp thiếu máu tan máu ở trẻ em Việt Nam là 
do -thalassemia gây ra. 
Tuy nhiên, vào năm 2009 dân số Việt Nam là 86 triệu người. Từ bảng 1 và 2 cho 
thấy tỉ lệ mang gen trung bình của dân tộc Kinh của bệnh -thalassemia là 4,25%, của -
thalassemia, HbE lần lượt là 1,27%, 1,76%. Như vậy, ước tính hiện nay có khoảng 3,65 
triệu người mang gen bệnh -thalassemia, 1,09 triệu người mang gen -thalassemia và 
1,51 triệu người mang gen HbE. 
Với tỉ suất sinh 17,6/1000 (năm 2009), thì mỗi năm có khoảng 1,51 triệu trẻ được 
sinh ra. Trong số đó có gần 110 nghìn trẻ mang gen bệnh và 2.166 trẻ bị bệnh 
thalassemia nặng. Mỗi năm số lượng bệnh nhân sẽ tăng chồng chất lên. Số trẻ bị bệnh 
nặng được tính bằng phương trình Bayesian như sau: 
 2
2211 
pqq
Với 2pq bằng 7,28%là tổng tỉ lệ mang gen đột biến bệnh -thalassemia, -
thalassemia và HbE của dân tộc Kinh. Từ đây tính được tỉ suất bệnh nặng (q2) trong quần 
thể là 0,0014. Như vậy số lượng trẻ sinh ra mỗi năm bị bệnh nặng là: 86 triệu (dân số) x 
0,0176 (tỉ suất sinh) x 0,0014 (tỉ suất bệnh nặng) = 2.166 trẻ bệnh thalassemia nặng. 
4. Gánh nặng bệnh thalassemia 
Gánh nặng của bệnh được quyết định bởi tỉ suất trẻ sinh ra bị bệnh, chi phí và hiệu 
quả của điều trị, hỗ trợ xã hội và mức độ các bệnh nhân được chấp nhận và hòa nhập vào 
xã hội. Nhu cầu chăm sóc và chi phí ở tại một thời điểm phụ thuộc vào số lượng bệnh 
nhân sống trong quần thể. Do chất lượng của hệ thống y tế ngày càng được cải thiện đã 
làm số lượng bệnh cần được điều trị và chăm sóc ngày càng tăng lên. 
Chi phí dành cho các bệnh nhân thalassemia bao gồm truyền máu, thuốc và các 
điều trị cần thiết khác bao gồm thải sắt và phẫu thuật, viện phí. Cho đến nay chưa có một 
tính toán nào cụ thể về chi phí cho điều trị bệnh thalassemia ở Việt Nam. Tuy nhiên, chi 
phí có thể được ước lượng tùy thuộc vào tình hình kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia. Ở 
Canada, chi phí khoảng 30.000 đô la / năm, trong suốt 30 – 35 năm, tương đương 1 triệu 
đô la / bệnh nhân [6]. Tại Iran, chi phí truyền máu và điều trị thải sắt tốn kém hơn 5.000 
đô la Mỹ / năm trong ít nhất 15 năm [5],[8]. 
Ở các nước có nước có nguồn lực cao, chi phí cho điều trị và chăm sóc y tế hầu 
như được ngân sách chính phủ trả. Tuy nhiên, các nước có nguồn lực thấp không thể 
kham nổi chi phí này cho tất cả bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân và gia đình phải chi trả cho 
các điều trị và các loại thuốc ngoại nhập. Vấn đề này đã tạo gánh nặng lên xã hội và gia 
đình của bệnh nhân. Một thực tế là gia đình bệnh nhân thường không đủ khả năng đáp 
ứng các chi phí lâu dài này. Nhiều bệnh nhân đã nhận được sự điều trị và chăm sóc rất 
hạn chế do không có đủ tiền. 
Bên cạnh đó nhu cầu truyền máu trị liệu cũng tạo ra một gánh nặng rất khó giải 
quyết. Nếu mỗi bệnh nhân cần được truyền tối thiểu 1 đơn vị máu mỗi 4 tuần thì mỗi 
 4
năm cần tối thiểu 13 đơn vị máu cho 1 bệnh nhân. Nếu năm 2009 có 2.166 trẻ sinh ra 
mắc bệnh được phát hiện và điều trị truyền máu đầy đủ thì số đơn vị máu cần là 28.158 
đơn vị / năm. Trong 20 năm số lượng máu sử dụng sẽ là 563.160 đơn vị. Tuy nhiên tình 
hình thực tế cho thấy hệ thống y tế của Việt Nam đang thiếu nguồn hiến máu trong khi 
nhu cầu cho điều trị lại đang tăng lên. Theo báo cáo của Hội Chữ Thập Đỏ mỗi năm cả 
nước chỉ thu đươc 1/5 nhu cầu. Vì vậy gánh nặng do thalassemia gây ra chắc chắn sẽ làm 
tình trạng khan hiếm máu trầm trọng hơn. 
5. Tầm soát và chẩn đoán trước sinh thalassemia tại Bệnh viện Từ Dũ 
Quản lý bệnh thalassemia bao gồm phòng ngừa trường hợp bệnh mới, điều trị và 
quản lý lâu dài bệnh nhân đã có. Tuy nhiên cải thiện điều trị và quản lý lâu dài đòi hỏi 
rất nhiều nguồn lực. Bên cạnh đó, tầm soát toàn bộ quần thể trong tuổi sinh đẻ là việc 
không thể vì phân nửa dân số 86 triệu người Việt Nam dưới 25,5 tuổi. Vì thế chương 
trình kiểm soát thalassemia nên được thiết lập ở mức độ phòng ngừa cấp hai, ưu tiên tầm 
soát và chẩn đoán trước sinh thalassemia để phòng ngừa bệnh mới và giảm tỉ suất hiện 
mắc của bệnh. 
5.1. Quy trình thực hiện 
Sau những bước thử nghiệm từ năm 2006, đến năm 2008 bệnh viện Từ Dũ chương 
trình tầm soát và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia đã áp dụng cho các phụ nữ mang 
thai đến khám tại bệnh viện như lưu đồ 1. 
Lưu đồ 1. Tầm soát và chẩn đoán trước sinh thalassemia tại bệnh viện Từ Dũ. 
Tất cả các phụ nữ đang mang thai lần đầu đến khám thai tại buồng khám thai bệnh 
viện Từ Dũ được hỏi bệnh sử và chỉ định xét nghiệm huyết đồ để đánh giá sức khỏe thai 
phụ. Đây là xét nghiệm khám thai thường quy. Những thai phụ có kết quả huyết đồ bất 
 5
thường với MCV < 80 fL hoặc MCH < 28 pg được tư vấn và mời chồng đến để hỏi bệnh 
sử và xét nghiệm huyết đồ. 
Nếu người chồng cũng có kết quả huyết đồ bất thường với MCV < 80 fL hoặc 
MCH < 28 pg hoặc cả hai thì cả hai vợ chồng sẽ được bác sĩ tiếp tục tư vấn và chỉ định 
làm xét nghiệm ferritin. Nếu kết quả xét nghiệm ferritin của 2 vợ chồng đều nằm trong 
ngưỡng bình thường thì nghi ngờ thalassemia và được tư vấn điện di Hb cho vợ chồng và 
chẩn đoán tìm đột biến gen cho thai phụ, chồng, thai. Nếu ferritin bất thường thì sẽ 
chuyển điều trị thiếu máu thiếu sắt và kiểm tra sau 1 tháng. 
Đối với những thai phụ và chồng đã có tiền sử có bệnh thalassemia thì sẽ được tư 
vấn ngay lần khám đầu, mời vào nghiên cứu cho chỉ định xét nghiệm tầm soát huyết đồ, 
ferritin và điện di Hb cùng 1 lần. 
Các trường hợp chẩn đoán thai bình thường hoặc chỉ mang gen bệnh sẽ được tiếp 
thục khám thai định kỳ. Các thai có kiểu gen tiên lượng bệnh nặng sau sinh sẽ được 
chuyển Hội đồng Tư vấn trước sinh để được tư vấn tiên lượng bệnh, khả năng điều trị sau 
sinh. Hầu hết thai phụ và gia đình đề nghị được chấm dứt thai kỳ trong trường hợp này. 
6. Kiến nghị 
Theo WHO, đối với các nước đông dân số chương trình phòng chống thalassemia 
nên được tích hợp vào hệ thống y tế sẵn có như sức khỏe sinh sản, chương trình dân số, 
chăm sóc trước sinh... Ở Việt Nam, các chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, 
sức khỏe bà mẹ và trẻ em là những chương trình rất thành công với mạng lưới tổ chức, 
giáo dục, truyền thông rộng khắp trên toàn quốc. Vì thế tích hợp chương trình phòng 
chống thalassemia vào các chương trình sẵn có sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực về 
con người, phương tiện và tiền bạc. 
Do tính phổ biến và gánh nặng của thalassemia lên gia đình và xã hội, yêu cầu xây 
dựng và thực hiện chương trình phòng chống bệnh thalassemia tại Việt Nam là thiết thực 
và cấp bách. Dân số đích của chương trình là tất cả các cặp vợ chồng lần đầu đi khám 
thai tại các bệnh viện và các cơ sở y tế địa phương. Những người có tiền sử gia đình liên 
quan đến bệnh thalassemia hoặc có tình trạng thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ cũng 
nên được xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán trước khi có thai hoặc càng sớm càng tốt nếu 
đang mang thai. Quy trình tầm soát thực hiện được đề nghị như lưu đồ 1 nhưng phân cấp 
thực hiện như bảng sau. 
Bảng 4. Phân cấp thực hiện các xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán thalassemia. 
Loại XN Cấp thực hiện Mục đích Yêu cầu 
XN huyết 
đồ 
Trạm y tế, phòng khám 
tư nhân, cơ sở y tế 
Phát hiện thiếu máu 
nhược sắc ở vợ và chồng 
Có máy XN huyết đồ tự 
động 
Ferritin BV đa khoa huyện, BV 
đa khoa tỉnh, BV phụ 
sản 
Loại trừ nguyên nhân 
thiếu sắt. 
Nếu có thì điều trị bổ 
sung sắt kịp thời. 
Có trang bị máy XN sinh 
hóa tự động 
Điện di Hb BV đa khoa tỉnh, BV 
viện phụ sản 
Xác định loại bệnh 
thalassemia 
Có trang bị máy điện di 
Hb mao quản hoặc HPLC. 
Chọc ối BV đa khoa tỉnh, BV Lấy mẫu bệnh phẩm gửi Có máy siêu âm trắng đen, 
 6
phụ sản đến phòng XN gen để tìm 
đột biến 
được đào tạo thực hiện thủ 
thuật và tư vấn. 
Xét nghiệm 
gen 
BV Từ Dũ, BV có khả 
năng XN gen 
Khảo sát tìm đột biến gen 
thalassemia ở thai và cha 
mẹ 
Có trang bị phòng XN di 
truyền phân tử 
Thực hiện các nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến chương trình tầm soát 
và chẩn đoán trước sinh này như: quy định về chẩn đoán gen, quản lý và lưu mẫu DNA, 
xây dựng hệ thống kiểm soát và bảo đảm chất lượng cho chương trình; chế độ bảo hiểm y 
tế cho các trường hợp tầm soát và chẩn đoán. 
Tài liệu tham khảo: 
1 Nguyễn Công Khanh. (1993). Xuất độ rối loạn huyết sắc tố tại Việt Nam. Y học Việt Nam, 8, 
11-16. 
2 Nguyễn khắc Hân Hoan, Phạm Việt Thanh, Trương Đình Kiệt & Lâm Thị Mỹ. (2011). 
Nghiên cứu tầm soát và chẩn đoán trước sinh đột biến gen thalassemia. Tạp chí Nghiên cứu Y 
học, 73(2), 1 - 8. 
3 Nguyễn Khắc Hân Hoan, Phạm Việt Thanh, Trương Đình Kiệt & Lâm Thị Mỹ. (2011). Chẩn 
đoán trước sinh bệnh thalassemia trên 290 trường hợp thai. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 74(3), 
1 - 7. 
4 Borgna-Pignatti, C., Galanello, R., Greer, J. P., Foerster, J., Lukens, J. N., Rodgers, G. M., et 
al. (2004). Thalassemias and related disorders: Quantitative disorders of hemoglobin 
synthesis. In J. P. Greer, G. M. Rodgers, J. Foerster, F. Paraskevas, J. N. Lukens & B. Glader 
(Eds.), Wintrobe's clinical hematology (Vol. 11, pp. 1319-1365). Philadelphia: Lippincott 
Williams & Wilkins. 
5 Ghotbi, N. & Tsukatani, T. (2002). An economic review of the national screening policy to 
prevent thalassemia major in Iran. Discussion Paper No 562. Kyoto Institute of Economic 
Research. Kyoto University. 
6 Goldbloom, R. B. (2004). Screening for hemoglobinopathies in Canada, from 
7 Nguyen Khac Han Hoan. (2005). Thalassaemia and a model of prenvention in Vietnam. The 
University of Sydney, Sydney. 
8 Samavat, A. & Modell, B. (2004). Iranian national thalassaemia screening programme. BMJ, 
329, 1134-1137. 
9 WHO Regional Office for Southeast Asia. (2004). Identifying regional priorities in the area 
of human genetics in SEAR. Report of an intercountry consultation. Bangkok, Thailand, 23 - 
25 Sep 2003: New Delhi. 

File đính kèm:

  • pdfsang_loc_truoc_sinh_benh_thieu_mau_tan_mau_thalassemia_tai_c.pdf