Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi

Nêu thực trạng tình hình của Trường trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.

 Đối với trường Mầm non tôi đang công tác, có 01 điểm trường gồm có 9 lớp Mẫu giáo và 01 nhóm trẻ với 30 cháu trong đó có 04 lớp mẫu giáo lớn: 112 cháu, 04 lớp mẫu giáo chồi: 192 cháu, Tổng số 09 phòng học, 01 phòng chức năng, 01 bếp bán trú, 01 nhà xe, 06 phòng vệ sinh, đồ chơi ngoài trời 05 loại.

Điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều hạn chế, phòng học, bàn ghế chưa theo quy chuẩn, đồ dùng đồ chơi còn thiếu nhiều và đơn giản nên chưa phát huy được tính tích cực cho trẻ.

Nhờ sự quan tâm của các cấp lớp học đã được nâng cấp sửa chửa. nhưng mái hiên ngắn. nên những ngày mưa nắng đều bị nắng mưa tạt vào trong lớp các cháu còn nhỏ nên dễ bị ốm tỷ lệ chuyên cần đến lớp của trẻ không cao. Bên cạnh đó cặp. áo . dép của trẻ treo lên giá treo nhanh bị hư hỏng do ánh nắng chiếu vào thường xuyên

 

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi trang 9

Trang 9

doc 9 trang baonam 11860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên Trần Thị Thu Huyên    Năm sinh: 1966
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đai học mầm non
- Chức năng, nhiệm vụ được phân công Hiệu trưởng
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Họa Mi 
II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vất chất ở trường Mầm non Họa Mi
2. Nêu thực trạng tình hình của Trường trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
	Đối với trường Mầm non tôi đang công tác, có 01 điểm trường gồm có 9 lớp Mẫu giáo và 01 nhóm trẻ với 30 cháu trong đó có 04 lớp mẫu giáo lớn: 112 cháu, 04 lớp mẫu giáo chồi: 192 cháu, Tổng số 09 phòng học, 01 phòng chức năng, 01 bếp bán trú, 01 nhà xe, 06 phòng vệ sinh, đồ chơi ngoài trời 05 loại. 
Điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều hạn chế, phòng học, bàn ghế chưa theo quy chuẩn, đồ dùng đồ chơi còn thiếu nhiều và đơn giản nên chưa phát huy được tính tích cực cho trẻ. 
Nhờ sự quan tâm của các cấp lớp học đã được nâng cấp sửa chửa. nhưng mái hiên ngắn. nên những ngày mưa nắng đều bị nắng mưa tạt vào trong lớp các cháu còn nhỏ nên dễ bị ốm tỷ lệ chuyên cần đến lớp của trẻ không cao. Bên cạnh đó cặp. áo . dép của trẻ treo lên giá treo nhanh bị hư hỏng do ánh nắng chiếu vào thường xuyên 
Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
Trong quá trình xây dựng phong trào giáo dục mầm non nói chung và sự nghiệp GD&ĐT tạo nói riêng, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách 
nhiệm đầu tiên của người cán bộ quản lý mà đặc biệt là người hiệu trưởng, muốn 
chất lượng dạy và học đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đầy đủ 
từ phòng học, phòng chức năng, các loại đồ dùng trang thiết bị dạy học cái quan trọng nhất đó là sức khỏe của trẻvì đây chính là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh hơn, đầy đủ hơn. Cha mẹ trẻ cũng an tâm hơn khi gửi con em mình đến trường lớp.
 Trong công tác quản lý, có lẽ đề tài này đã được nhiều nhà quản lý giáo dục nghiên cứu, song đối với bản thân tôi, là một người quản lý đang làm việc tại 
trường thuộc vùng khó khăn, điều kiện kinh tế của địa phương còn nghèo, đời 
sống của người dân quanh năm phụ thuộc vào nghề làm ruộng, làm rẫy, văn hóa 
xã hội phát triển chậm, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho 
giáo dục rất hạn hẹp thì đây chính là vấn đề làm cho tôi quan tâm, trăn trở nhiều 
hơn cả. Vì điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục,trong 
nhiều năm qua, các cháu phải chịu nhiều thiệt thòi vì không được học trong một 
ngôi trường khang trang, sạch sẽ, thoáng mát như các bạn ở vùng thuận lợi khác. 
Và thế nên, đối với trường tôi, đây là một đề tài mới, vừa có tính thực tiễn, vừa 
mang tính chiến lược lâu dài góp phần to lớn vào quá trình xây dựng hoàn thiện 
cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện đáp ứng 
nhu cầu bức thiết về giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và nhằm duy trì trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn mức độ II trong năm tới. . 
 Chúng ta khẳng định cơ sở vật chất là điều kiện, phương tiện để nhà 
trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục và đồng thời hướng tới xây 
dựng trường đạt chuẩn quốc gia mứ độ II Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp để tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày giải pháp của mình với đề tài: "Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng cơ sở vật chất ở trường Mầm non Họa Mi"
Các Giải pháp quản lý.
Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm non đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, lấy chất lượng để duy trì phát triển số lượng. Muốn làm được điều đó cần phải, kết hợp sức mạnh cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, sự phối hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong việc tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong vấn đề này, người Hiệu trưởng là cầu nối giữa nhà trường với các cấp lãnh đạo ở địa phương, các ban ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể để tham mưu, phối hợp cùng tích cực tham gia thực hiện các kế hoạch của nhà trường có hiệu quả cao nhất. Nói như vậy có nghĩa là, tham mưu có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Chính vì vậy, bản thân tôi thấy công tác tham mưu là một trong những giải pháp có tính quyết định việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán bộ quản lý. Muốn làm tốt công tác tham mưu trong việc tăng trưởng CSVC của nhà trường cần có những giải pháp sau: 
 * Giải pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn CSVC và trang thiết bị ở trường Mầm non
 Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. 
Người quản lý phải nghiên cứu đầy đủ các loại tài liệu và nắm chắc được những 
yêu cầu tối thiểu, cụ thể về các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của trường 
Mầm non lúc đó mới có căn cứ để lập kế hoạch phát triển. Để xây dựng được kế 
hoạch có tính khả thi cao tôi đã tập trung nghiên cứu Quyết định số 05/VBHNBGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Mầm non; Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia; Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 Ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non;
 * Giải pháp 2. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất 
 Kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý. Nếu không có kế hoạch 
sẽ không thực hiện được chức năng quản lý. Kế hoạch chính là yếu tố then chốt 
trong việc thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển nhà trường. Vì vậy, tôi luôn 
luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, hoạch định kế hoạch đối 
với tất cả các hoạt động của nhà trường, đặc biệt đối với công tác lập kế hoạch 
xây dựng cơ sở vật chất, đây là một trong những giải pháp quan trọng mang tính 
chiến lược lâu dài xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường, Tôi đã lên kế hoạch xin ý kiến lãnh đạo các cấp để làm mái vóm phía trước che mái, phía sau để ăn trưa cho các cháu tất cả các phân hiệu 5 được UBND xã và Phòng GD&ĐT phê duyệt để thực hiện xuyên suốt trong năm học và đem đến kết quả cao. 
  Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu từ tổng thể đến chi tiết, thời gian bắt 
đầu thực hiện, các tổ chức tham gia thực hiện, nguồn đầu tư, tổng kinh phí thực 
thiện và dự kiến móc hoàn thành. Bên cạnh đó, kế hoạch cần nêu rõ các hạng 
mục đầu tư mới hay tu sửa nâng cấp hoàn chỉnh, mua sắm các loại trang thiết bị 
phục vụ cho công tác quản lý, hành chính, công tác dạy và học, công tác bán 
trú. Không những thế, trước khi xây dựng kế hoạch cần nắm chắc số lượng trẻ 
hiện tại và dự đoán số lượng trẻ sẽ huy động vào lớp trong những năm tiếp theo 
để có số lượng trẻ tương ứng với số phòng học, số lớp,. Ngoài ra, những hạng mục cấp thiết thì tôi đưa vào kế hoạch hàng năm để tranh thủ các nguồn vốn huy động được từ công tác xã hội hóa và nhà trường chủ động bàn bạc thực hiện như: tu sửa, mua sắm các loại đồ dùng, 
 * Giải pháp 3: Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu 
 - Ban giám hiệu nhà trường phải là những người nắm vững chuyên môn, 
hiểu tường tận những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về cấp học Mầm 
non để tuyên truyền làm rõ nhận thức vai trò, vị trí của cấp học Mầm non nhất là 
trong giai đoạn hiện nay
  - Dựa trên kế hoạch dài hạn, có kế hoạch cụ thể cho từng năm sát đúng với tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường đảm bảo tính đồng bộ hóa cao.
  - Thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. 
  - Chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, kết hợp đồng thời với việc tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ 
nhằm tạo lòng tin trong quần chúng nhân dân, phụ huynh, thu hút mọi người 
quan tâm đến sự phát triển giáo dục Mầm non.
  - Gắn trách nhiệm bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho giáo viên ở các lớp.
  - Động viên đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình trong công tác, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi có tính giáo dục, hiệu quả sử dụng cao. 
 - Khích lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng với Ban giám hiệu nhà trường vận động các thành viên trong cộng đồng hỗ trợ kinh phí, công sức để tăng trưởng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non.
  - Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục trên địa bàn toàn xã, thực hiện 
kế hoạch phát triển giáo dục Mầm non phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế 
- xã hội ở địa phương. 
 *Giải pháp 4: Công tác tham mưu của Hiệu trưởng 
 Để kế hoạch xây dựng CSVC, trang thiết bị trở thành hiện thực thì công 
tác tham mưu của Hiệu trưởng quyết định đến sự thành công hay thất bại kế 
hoạch đó. Vì vậy, Hiệu trưởng phải xác định được đối tượng mình cần tham 
mưu đó là Phòng GD&ĐT, Đảng ủy - HĐND - UBND xã. Chính vì thế, sau khi đã lập xong kế hoạch một cách cụ thể, thông qua Hội đồng Sư phạm nhà trường, tôi trực tiếp chủ động tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã. Việc tham mưu không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, nhất là đối với đơn vị thuộc vùng khó khăn, nên đòi hỏi phải khéo léo, chọn thời điểm phù hợp, phải kiên trì, kết hợp với tuyên truyền,.... Muốn tham mưu có hiệu quả cần phải chuẩn bị kỹ nội dung, đề xuất những vấn đề cốt lõi của việc tăng trưởng CSVC cho nhà trường được tiến hành trong năm học, có thứ tự ưu tiên, việc nào làm trước, việc nào làm sau, 
 Sau nhiều lần tham mưu, nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cụ thể: Năm 2016, xây dựng 02 mái vòm tại phân hiệu thôn 1, phân hiệu thôn 3 với kinh phí NĐ 24 nhân dân tự đóng góp Năm 2017 xây dựng 01 mái vòm tại phân hiệu thôn 2, Năm 2018 xây dựng 01 mái vòm tại phân hiệu thôn chính,
 * Giải pháp 5 : Công tác xã hội hóa giáo dục 
Để tăng trưởng CSVC trong trường học nói chung, trường Mầm non nói riêng, công tác xã hội hóa giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng. Muốn thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả cần quan tâm các đối tượng sau: 
 1. Đối với phụ huynh - Tiến hành tổ chức họp Ban chấp hành (BCH) Hội phụ huynh ngay từ đầu năm học, thông qua kết quả đạt được của năm học trước và kế hoạch, nhiệm vụ năm học mới, trao đổi, bàn bạc các nội dung trong kế hoạch có liên quan đến sự tăng trưởng CSVC của nhà trường và thống nhất hướng giải quyết. 
 - Tiếp theo, tổ chức họp phụ huynh các lớp, thông qua kết quả họp BCH 
Hội phụ huynh. Tiếp tục trao đổi, bàn bạc và thống nhất các nội dung trong kế 
hoạch có liên quan đến sự tăng trưởng CSVC của nhà trường nhằm giúp phụ 
huynh hiểu rõ tình hình của nhà trường để chung tay, góp sức xây dựng trường 
có CSVC khang trang , đảm bảo đáp ứng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. - Tổ chức trưng bày sản phẩm của trẻ, thi làm đồ dùng dạy học, mời phụ huynh tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức, như hội thi “Cô và cháu hát dân ca”; “Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, thân thiện và hiệu quả” "Làm đồ dùng đồ chơi"tạo không khí vui tươi, cởi mở, chia sẻ thuận lợi cũng như khó khăn để rồi cùng chung tay xây dựng trường lớp. Hiệu trưởng nhà trường cần phải biết dựa vào từng sức mạnh đó để tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo xây dựng cho sự nghiệp giáo dục mầm non. 
 * Giải pháp 6. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC 
của nhà trường 
Song song với việc xây dựng tăng trưởng cơ sở vật chất thì nhà trường cần làm tốt công tác sử dụng và bảo quản CSVC. Đây không phải là việc làm riêng của cán bộ quản lý mà đòi hỏi tất cả những người tham gia vào công tác 
giáo dục đều có trách nhiệm bảo quản, nhưng trước hết là đội ngũ CB, GV, NV 
trong nhà trường là những người đầu tiên phải làm tốt việc sử dụng và bảo quản 
CSVC. Bởi vì đội ngũ giáo viên, nhân viên là người trực tiếp sử dụng. Trong 
quá trình sử dụng, muốn phát huy hết công dụng, công suất, sự lâu bền của các 
loại đồ dùng trang thiết bị, thì nhà trường cần có cơ chế quản lý theo phương 
thức tự quản; có nghĩa là: những đồ dùng, trang thiết bị máy móc cần thiết cho 
người nào sử dụng thì phải có biên bản bàn giao, và người sử sụng phải có trách 
nhiệm bảo quản, giữ gìn, có sự kiểm tra việc sử dụng và bảo quản CVSC, thành 
lập Ban kiểm kê tài sản và tiến hành kiểm kê 2 lần/năm, thanh lý những tài sản 
hư hỏng theo quy định. 
Ví dụ: Tài sản nhà bếp nhà trường giao cho cô dinh dưỡng và giáo viên 
làm cụm trưởng quản lý, các loại đồ dùng ở các lớp giáo cho giáo viên các lớp 
sử dụng và bảo quản. Ban kiểm kê tài sản có đầy đủ các thành phần gồm: Trưởng Ban thanh tra nhân dân, CBQL phụ trách công tác cơ sở vật chất, tổ trưởng chuyên môn, kế toán và giáo viên các lớp. Khi kiểm kê, cập nhật danh mục đầy đủ và lập biên bản tại chỗ, phân thành các loại tài sản khác nhau để thuận lợi trong việc quản lý. vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gắn trách nhiệm cụ thể vào  tiêu chí thi đua và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm không bị thất thoát, hư hỏng. Đối với phòng học nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, giáo dục trẻ không viết, vẽ bậy lên tường, trang trí phòng học hợp lý, tạo sự thoáng mát sạch sẽ. Các phòng học tuy đã xây dựng lâu năm song tường nhà vẫn luôn mới, vững chắc và bền đẹp.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Hiện nay, nhà trường đã và đang hoàn thiện dần các điều kiện về cơ sở vật 
chất nhằm đảm bảo cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ duy trì trường Mầm 
non đạt chuẩn quốc gia. Bản thân tôi, tin tưởng rằng, trong những giai đoạn tiếp 
theo dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, sự hỗ trợ đầu tư 
của toàn xã hội cho giáo dục mầm non sẽ giúp nhà trường nâng cấp các phòng học đúng qui cách mầm non thoáng mát có nhà vệ sinh riêng sạch sẽ cháu thích đến giống nơi vui chơi, có nhà thể chất riêng ,có phòng họp HĐSP, có bếp ăn các phân hiệu để giảm tải việc chuyên chở hàng ngày của các cô cấp dưỡng, để trường phát triển ngang tầm với các trường bạn trong huyện. Với tôi, đây là, niềm vui lớn, nó chắp cánh cho mình phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II, phấn đấu danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, giữ vững cơ quan văn hóa, chi bộ trong sạch vững mạnh Xuất sắc. 
7. Đề xuất, kiến nghị
Để CSVC của trường mầm non Họa Mi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhà trường xin được kiến nghị lên các cấp hàng năm nên quan tâm hổ trợ cho trường tu sửa tường nhà, mái nhà, mái hiên, do đã được xây dựng trên hai mươi năm. Năm 2015 để đạt chuẩn trường được nâng cấp sữa chữa, nên độ bền vững chưa cao.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_tham_m.doc