Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non

1. Chất lượng đội ngũ (NH: 2018 - 2019

Tổng số CCVC 29 nữ 28, Dân tộc 14 nữ 14

 Cán bộ quản lý : 03, giáo viên 23, nhân viên : 03

Trong đó đảng viên 13, đạt chuẩn 29, Đại học 24, cao đẳng 0, trung cấp 04

 a. Thuận lợi : Trường mầm non do tôi phụ trách là một. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ ,nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, giáo viên luôn yêu thương, tôn trọng trẻ và coi trẻ như chính con em của mình, nhiều giáo viên chịu khó, kiên trì linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục, dịu dàng giàu tình cảm.

 Nhà trường đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và chăm sóc giáo dục khá đầy đủ đảm bảo cho trẻ hoạt động tích cực.

 Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của ngành, của cấp uỷ chính quyền địa phương về mọi mặt. Nhận thức của phụ huynh học sinh ngày càng cao, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần, vật chất, sức người, sức của.

 

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non trang 6

Trang 6

doc 6 trang baonam 04/01/2022 9120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên : Nguyễn Thị Long                Năm sinh: 1969
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSPMN
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng
	- Đơn vị công tác : Trường Mầm non Sơn Ca
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non
	2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
Trường Mầm non Sơn Ca nơi tôi công tác là trường mới được thành lập từ năm 2009 đến nay, cơ sở vật chất của trường còn hạn chế, nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đạt được những kết quả sau:
1. Chất lượng đội ngũ (NH: 2018 - 2019
Tổng số CCVC 29 nữ 28, Dân tộc 14 nữ 14
 Cán bộ quản lý : 03, giáo viên 23, nhân viên : 03
Trong đó đảng viên 13, đạt chuẩn 29, Đại học 24, cao đẳng 0, trung cấp 04
 a. Thuận lợi : Trường mầm non do tôi phụ trách là một. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ ,nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, giáo viên luôn yêu thương, tôn trọng trẻ và coi trẻ như chính con em của mình, nhiều giáo viên chịu khó, kiên trì linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục, dịu dàng giàu tình cảm.
 Nhà trường đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và chăm sóc giáo dục khá đầy đủ đảm bảo cho trẻ hoạt động tích cực.
 Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của ngành, của cấp uỷ chính quyền địa phương về mọi mặt. Nhận thức của phụ huynh học sinh ngày càng cao, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần, vật chất, sức người, sức của.
 Khó khăn: 
 - Trường có nhiều phân hiệu đường sá đi lại khó khăn các điểm trường cách điểm chính từ 3 – 10 km ,
- Trình độ giáo viên không đồng đều một số giáo viên người đồng bào Dân tộc thiểu số đã lớn tuổi .
	- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.
	- Việc đổi mới phương pháp dạy học và cập nhật các vấn đề đổi mới của một số giáo viên còn hạn chế, chưa thường xuyên.
	- Ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên vào giảng dạy còn hạn chế, chưa thành thạo.
	- Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trường học còn gặp nhiều khó khăn, công trình vệ sinh , sân chơi hàng rào các phân hiệu chưa có.
	- Nhận thức của một bộ phận phụ huynh chưa đầy đủ nên chưa quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chủ yếu phó mặc cho nhà trường.
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
 Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng nâng cao, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non, để có được đội ngũ giáo viên “Vừa hồng - vừa chuyên”. Là cả một vấn đề rất khó khăn và phức tạp bởi vì chất lượng đội ngũ giáp viên trong trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều khi yếu tố xã hội lại đóng vai trò chính, nhưng trình độ nghiệp vụ của cá nhân, giáo viên thì phụ thuộc vào phần lớn về khả năng sư phạm và lòng yêu nghề của chính họ. Chính vì vậy, việc “ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên không thể một sớm một chiều mà làm ngay được mà phải thực hiện dần từng bước và phải có kế hoạch trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ ,tâm huyết với nghề, hệ thống trường lớp được trang bị tương đối đồng bộ chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường mầm non là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu mà nhà trường chúng ta đặt ra hiện nay.
	4. Giải pháp công tác quản lý.
 Công tác xây dựng kế hoạch: Gíup cho đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
 Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ kế thừa những năm tiếp theo
Chỉ đạo cán bộ giáo viên, bám sát thông tư 32/2011 để xây dựng kế hoạch cá nhân cho phù hợp với năng lực, nhân thức của mỗi người và phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường.
	Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên đề, hội giảng , thao giảng của các tổ nhóm một cách cụ thể cho từng tháng, học kì và năm học.
	Thành lập các tổ nghiệp vụ để phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, kiểm tra nắm bắt chuyên môn nghiệp vụ của từng đồng chí.
	 Lập kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên hàng năm cụ thể, chi tiết.
	Lập kế hoạch hội thi cụ thể trong năm học.
 Công tác giáo dục tư tưởng: Nhà trường kết hợp với công đoàn chăm lo đời sống đoàn viên tinh thần vật chất ,cho giáo viên. Nhà trường luôn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở và đảm bảo mức lương cho cô, có kế hoạch xây dựng bán trú tạo điều kiện thuận lợi cho các bậc phụ huynh yên tâm công tác và làm việc. Đồng thời giáo viên có điều kiện để quan tâm chăm sóc, dạy dỗ các em thường xuyên hàng ngày.
Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
- Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp, khi soạn cần phải bám sát mục tiêu, nội dung chương trình của Bộ, nắm chắc được yêu cầu và đề ra phương pháp dạy học phù hợp. Giáo viên nào còn yếu về năng lực soạn bài thì giao cho tổ chuyên môn tìm hiểu rõ về nguyên nhân, lý do để có biện pháp bồi dưỡng cụ thể, phù hợp .
	- Chỉ đạo hiệu phó chuyên môn duyệt bài hàng tuần, mỗi tuần có thể tập trung kiểm tra đột xuất một nội dung. Tổng hợp báo cáo kết quả duyệt bài về hiệu trưởng để có biện pháp tháo gỡ, bồi dưỡng giúp đỡ kịp thời đối với các đồng chí giáo viên đó
 Bồi dưỡng qua tiết dạy, hội thi.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch xây dựng cụ thể đội ngũ giáo viên tham gia các hội thi trong năm do Sở, Phòng giáo dục tổ chức để tránh bị động về con người dự thi. Giao nhiệm vụ cho cá nhân giáo viên có cách tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
	 Kiểm tra chuyên đề: Là đi sâu vào các vấn đề đã chỉ đạo.
 Kiểm tra các điều kiện thực hiện chuyên đề
 Dự giờ đánh giá chất lượng giáo viên
 Đánh giá chất lượng trẻ thông qua các kỹ năng tiết dạy qua các hoạt động có liên quan đến chuyên đề.
 	- Kiểm tra các hoạt động của giáo viên:
Kiểm tra việc thực hiện hoàn thành các loại hồ sơ, sổ sách của một giáo viên.
Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi v.v...
Kiểm tra chất lượng học kỳ I, học kỳ II, cả năm ...Tôi tiến hành thường xuyên, theo từng tuần xen kẽ kế hoạch và thông qua việc dự giờ thăm lớp.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
Từ những kinh nghiệm chỉ đạo “Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Mầm non” trường chúng tôi đã áp dụng và thực hiện nhiều năm qua đến nay đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà tường đã có chuyển biến rõ rệt, thể hiện: 
 	- 100%cán bộ giáo viên nhà trường đều có lập trường tư tưởng vững vàng ,có phẩm chất đạo đức tốt ,có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước .
 - Đội ngũ giáo viên đoàn kết ,thống nhất cao trong mọi công tác ,có tâm huyết với nghề ,có tinh thần tương thân - tương ái, thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành, nhiệt tình, năng động....luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao
Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên ngày càng được nâng cao.
 Kết quả nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên cuối năm như sau:
1. Về kết quả chấm sáng kiến kinh nghiệm: 
Tổng số SKKN dự thi cấp huyện: 04, 
2. Về kết quả thi đua năm học 2017 - 2018: đề nghị khen thưởng
* Đối với học sinh:
Cháu ngoan Bác Hồ: 122 cháu, Bé ngoan : 144 cháu
* Cán bộ viên chức:
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân: Lao động tiên tiến: 22 Đ/c; Chiến sĩ thi đua cơ sở: Đ/c 2 Đ/c
Khen thưởng đối với cá nhân: UBND huyện tặng thưởng Giấy khen: 4Đ/c
Khen thưởng đối với đối với tập thể: Tập thể lao động tiên tiến huyện tặng thưởng Giấy khen
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
 Năm học 2019 – 2020 nhà trường tiếp tục tham mưu xây dựng CSVC huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt kết quả cao hơn, 
- Tổ chức chuyên đề, hội thảo tập trung và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giảng dạy và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
- Tích cực tham mưu với các cấp, các ngành làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học 
 - Tổ chức một số chuyên đề trọng điểm về bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
7. Đề xuất, kiến nghị
Lãnh đạo phòng giáo dục và Đào tạo. Ủy ban nhân dân huyện krông A Na quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về công tác quản lý nhà trường, kỷ năng tham mưu phối hợp để làm tốt công tác giáo dục.
Tạo điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, đảm bảo tốt cho các hoạt động giáo dục nhà trường./.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
 PHT
 Trương Thị Hạnh	
 NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Long
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
 XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc