Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình

Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật.

Ở trường mầm non có rất nhiều các họat động, nhiều môn học phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo, lao động trong tương lai. Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động. Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế. Trẻ rất thích sử dụng màu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. Trẻ tham gia vào hoạt đông tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách.

Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo. Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, cắt, tô màu và làm đẹp sản phẩm.

Nhận thưc rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay. Như NQ hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng (Khoá VIII) đã nêu: “Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ mẫu giáo học tốt môn tạo hình.

 

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 15 trang baonam 04/01/2022 8800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình
Đề tài:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật.
Ở trường mầm non có rất nhiều các họat động, nhiều môn học phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo, lao động trong tương lai. Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động. Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế. Trẻ rất thích sử dụng màu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. Trẻ tham gia vào hoạt đông tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách.
Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo. Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, cắt, tô màu và làm đẹp sản phẩm.
Nhận thưc rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay. Như NQ hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng (Khoá VIII) đã nêu: “Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ mẫu giáo học tốt môn tạo hình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu vấn đề này là để tìm cách vận dụng phương pháp giáo dục áp dụng vào bài dạy, hướng dẫn trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đạt kết quả cao.
- Xác định cơ sở lý luận về đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình.
- Tìm hiểu đánh giá thực trạng tình hình về việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với hoạt động tạo hình ở trường mầm non.
- Đề xuất các giải pháp khả thi trong việc nâng cao phương pháp hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Giải pháp của giáo viên về công tác nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT– THỰC NGHIỆM:
- Đối tượng là trẻ mẫu giáo tại lớp mẫu giáo ghép 3-4 tuổi Cu Dong của Trường mầm non Húc – Hướng Hóa – Quảng Trị.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Thông kê các số liệu và chất lượng trẻ trong việc làm quen với hoạt động tạo hình ở trường mầm non.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: trên các số liệu thu thập được kết hợp với quát trình quan sát, đánh giá tình hình, rút ra kết luận.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: so sánh đối chiếu số liệu để đánh giá chất lượng trẻ.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Thời gian bắt đầu từ tháng 8 năm 2017 khảo sát thực trạng, lựa chọn đề tài nghiên cứu.
- Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Khảo sát năng lực của trẻ, xây dựng kế hoạch về cách tổ chức, xây dựng các hoạt động cho trẻ theo nguyên nhân, áp dụng các giải pháp đưa ra, kiểm tra đánh giá kết quả nghiên cứu – xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Tháng 4 năm 2018 kết thúc quá trình nghiên cứu, viết đề tài hoàn thành nội dung nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thuận lợi:
Đã nhiều năm tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo ghép ba độ tuổi và đã ... âm:
Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn.
+ Cái trẻ muốn làm (nội dung)
+ Làm thế nào để đạt được (quá trình)
+ Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm)
Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm.
 Với những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ được đánh giá tốt (khá) qua việc làm của trẻ. Ví dụ: “Ôi cô rất thích tô màu ngôi trường này”, “Bức tranh này trông đẹp quá!”
Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện.
Nếu có trường hợp yêu cầu làm mẫu, phải gợi ý chứ đừng nên làm ngay. Bắt đầu xé từ đâu, xé hình gì, xé như thế nào,..Tạo tình huống để trẻ làm giúp. Ví dụ: “Để đất mềm ra chúng ta làm như thế nào?”. Trong khi làm mẫu tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về nhiệm vụ. Động viên kích thích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện.
Biện pháp 4: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình:
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. 
Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo 
hình là vô cùng quan trọng.
Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, bông, vải vụn, Chúng có thể được sản xuất như: giấy, hồ dán, kéo, 
Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua mầu sắc như: tô, cắt, dán, vẽ, nặn, 
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc những điểm sau:
+ An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại,)
+ Rẻ tiền (những nguyên vật liệu mua ở địa phương)
+ Dễ kiếm: Ví dụ: vỏ ốc, hến, hạt na, bưởi, len, )
+ Dễ bảo quản hay cất giữ
+ Dễ cầm: (phù hợp với tầm tay của trẻ)
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm cả giác quan.
+ Dễ sửa chữa
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu
+ Luôn quan sát sự tưởng tượng và sử dụng trí nhớ linh hoạt
Vì từng đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế tôi luôn huy động trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu, phế thải có sẵn ở địa phương.
Ví dụ: Bằng những hạt gạo, hạt đỗ, rơm, rạ, lá cây,.. tôi có thể tạo ra nhiều con vật nghộ nghĩnh, sinh động, những bức vẽ, các đề tài khác nhau.
Biện pháp 5: Tích hợp các môn học khác:
Tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh hoạt và khéo
 léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp, cần lựa chọn nội dung phù 
hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, chắp vá.
* Ví dụ: Đối với tiết học “Vẽ phương tiện giao thông” (đề tài) tôi chuẩn bị rất nhiều phương tiện giao thông (đồ chơi) và chuẩn bị từ 2-4 tranh cho bé quan sát.Khi vào bài cho trẻ hát bài “Em tập lái ôtô”. Sau đó tôi hỏi trẻ; Cả lớp vừa hát bài gì?
- Vậy trong lớp có những đồ chơi gì là phương tiện giao thông.
- Cho trẻ nói tên và đếm các phương tiện giao thông.
* Sau đó tôi cho trẻ quan sát các bức tranh mà trẻ vừa được mô tả qua đồ chơi trong lớp.
* Giới thiệu và đàm thoại với trẻ về các bức tranh mẫu (từ 2 – 4 tranh)
* Trẻ thực hiện: Tôi mở băng có các bài hát trong chủ điểm gợi cho trẻ say mê làm việc trong khi trẻ thực hiện, tôi đến từng bàn động viên khuyến khích đối với những cháu còn lúng túng, gợi ý cho trẻ làm từ đơn giản đến phức tạp. Đối với trẻ khá tôi gợi ý để trẻ có nhiều sáng tạo trong bài vẽ.
* Nhận xét sản phẩm: Cho trẻ để bài theo tổ, theo bàn và làm đoàn tàu đi quanh quan sát, nhận xét để trẻ chọn bức tranh mà trẻ thích nhất: con thích bài nào nhất? Vì sao con thích? Sau đó cô phân tích ưu điểm của từng bức tranh ở từng nét vẽ, màu sắc, bố cục, hình dáng, cho trẻ đếm phương tiện đã vẽ được, những bài đã vẽ được.
* Kết thúc: Cho trẻ vận động bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” với một tiết học như 
vậy, tôi đã thu được kết quả rất đáng mừng, xuyên suốt tiết học là chủ đề phương tiện giao thông, trẻ rất hứng thú và tích hợp được MTXQ, toán, âm nhạc.
Sau đây là một số ví dụ đối với tiết học nặn (theo đề tài) mẫu giáo.
* Ví dụ: Đối với bài “Nặn củ cà rốt” đối với dạng bài này tôi phải chuẩn bị vật mẫu của mình to hơn trẻ nhiều đồng thời cũng chuẩn bị một số vật mẫu nhỏ để cho trẻ quan sát kĩ hơn, chuẩn bị 1 bàn xoay để trẻ có thể quan sát tất cả các hướng của chú thỏ và tôi cho trẻ ngồi đội hình vòng cung. Thông qua việc đàm thoại về màu sắc và cách chọn màu, cũng như cách chia tỉ lệ đất giúp trẻ thực hiện tốt hơn bài làm của mình. Thông qua đó tôi cũng lồng hép nội dung giáo dục nhằm phát triển tình cảm đạo đức cũng như tình cảm xã hội ở trẻ.
 Phần kết thúc nhận xét và phần trao thưởng cho các giải là những bông hoa,..
Biện pháp 6: Dạy tạo hình thông qua các hoạt động khác:
- Hoạt động làm quen với toán: Ví dụ: Cho trẻ trang trí hình vuông và hình chữ nhật.
- Hoạt động khám phá: Ví dụ cho trẻ vẽ các con vật, các loại quả hay các phương tiện giao thông, và người thân trong gia đình,
- Hoạt động làm quen văn học: Ví dụ sau khi học xong bài thơ “Hoa kết trái” cho trẻ vẽ hoa cà, hoa mướp.
- Hoạt động tạo hình: Ví dụ: vẽ các con vật trong truyện.
- Hoạt động làm quen với chữ cái:Ví dụ: trẻ tô màu vào chữ in rỗng, vào vở tập tô.
Biện pháp 7: Học tạo hình mọi lúc, mọi nơi
Trẻ được làm quen với hoạt động khám phá khi đi dạo chơi trẻ được ngắm 
nhìn vật thật, đựơc sờ nắm, khi cho trẻ họat động ngoài trời cô có thể phát phấn để trẻ có thể vẽ lên nền. Ví dụ: trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những biểu tượng mà trẻ thích. Khi hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ lượm lá khô, cành khô để làm vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình.
+ Giờ sinh hoạt chiều: Ví dụ: tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ thích và cho trẻ vẽ những con vật đó.
+ Ở các hoạt động góc: Góc học tập trẻ có thể chơi dậy vẽ, nặn, xé, dán.
Góc nghệ thuật trẻ: Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể tạo nên một bức tranh xé dán “ Ngôi nhà của bé”. Bên cạnh dạy tạo hình ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, nặn theo mẫu, vẽ theo ý thích, hay xé dán một hình ảnh nào đó, theo các đề tài mà trẻ đã được làm quen ở lớp.
Biện pháp 8: Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và có năng khiếu tạo hình:
Ngoài việc giảng dạy trên tiết học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu để tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi.
* Ví dụ 1: Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn cho trẻ xem tranh và gợi ý cho trẻ vẽ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp.
* Ví dụ 2: Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên trẻ vẽ về những bức tranh mà trẻ yêu thích để tặng ông bà, cha mẹ. Những trẻ khá, giỏi tôi gợi ý, yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy khả năng sáng tạo.
* Ví dụ: Trẻ đang vẽ ô tô gợi hỏi “Con sẽ vẽ ô tô chạy ở đâu?” Đường đồng bằng hay miền núi, trên bầu trời có gì?
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
* Bảng khảo sát so sánh đối chiếu kết quả của trẻ về hoạt động tạo hình tại thời điểm tháng 3.
TT
Nội dung
Tổng số
Kết quả khảo sát tháng 9
Kết quả khảo sát tại tháng 3
Kết quả tăng so với đầu năm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ
%
1
Số trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
27
16/27
59
24/27
89
30%
2
Cảm nhận và thể hiện được cảm xúc trước những sản phẩm đẹp của bản thân và mọi người.
27
15/27
56
22/27
81
25%
3
Kỹ năng hoạt động tạo hình như: vẽ, nặn, cắt, xé dán, tô màu.
27
14/27
52
21/27
78
26%
4
Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm ra một sản phẩm đơn giản.
27
13/27
48
23/27
85
37%
5
Nhận xét nói lên được những ý tượng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình và của bạn.
27
13/27
48
20/27
74
26%
6
Thể hiện được sự sáng tạo khi tham gia hoạt động tạo hình.
27
12/27
44
21/27
78
34%
Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế một cách hợp lí và kết quả mang lại cho trẻ trong giờ hoạt động tạo hình đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, hầu hết các tiết tạo hình 100% trẻ đều hoàn thành sản phẩm. Trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động biết sử dụng các nguyên vật liệu để tạo nên nhiều sản phẩm ngộ ngĩnh. Trẻ đã biết nhận xét về sản phẩm của mình, của bạn và nói lên được những ý tượng thể hiện trong sản phẩm tạo hình.
Góc tạo hình đã có nhiều tranh của nhiều cháu và các sản phẩm bằng đất nặn làm cho phụ huynh phấn khởi và yên tâm hơn. Vì thế mà phụ huynh đã có những cách nhìn nhận tốt hơn về năng lực của con em mình. Từ đó, có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động của lớp, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi giúp đỡ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn
PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN :
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, tôi đã rút ra cho mình những bài 
học bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp. Điều quan trọng đầu tiên đối với trẻ là chuẩn bị tri thức cho trẻ, kết hợp với việc soạn giáo án đầy đủ, sáng tạo và có thủ thuật lên lớp. Say mê không chưa đủ mà đòi hỏi môn tạo hình phải phát huy hết khả năng năng tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mang tính thẩm mĩ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ, qua đó thu hút sự chú ý của trẻ và tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo.
Lên kế hoạch tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi, tuyên truyền kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng chuyên đề vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục thường xuyên lấy trẻ làm trung tâm, “Cô giáo là người gợi mở dẫn dắt trẻ vào thế giới đầy mầu sắc của tạo hình”.
Để có được sản phẩm đẹp do trẻ tạo ra cô giáo phải là người kiên trì không nóng vội trước kết quả của trẻ tạo ra, mà dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự yêu nghề của mình với vốn kiến thức đã được học đem đến cho trẻ những gì cần thiết nhất, giúp trẻ tiến bộ.
Cần cho trẻ thể hiện các sản phẩm tạo hình theo sở thích để phát triển tính tò mò sáng tạo của trẻ.
Giáo viên phải có khả năng tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mang tính thẩm mĩ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ, qua đó thu hút sự chú ý của trẻ và tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo.
Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc tránh lạm dụng, ôm đồm và phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh.
Luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên đề thông qua dự giờ đồng nghiệp và việc tiếp thu chuyên đề do nhà trường tổ chức.
Sử dụng các đồ dùng hằng ngày có các yếu tố trang trí, có chất lượng thẩm 
mĩ cao: màu sắc tươi sáng, hình dáng sinh động, bắt mắt và gây hứng thú cho trẻ.
Trẻ em để lĩnh hội một tri thức đầy đủ và toàn diện thì đòi hỏi ở trẻ có một trạng thái tâm lý thoải mái và an toàn. Vì vậy, là một cô giáo Mầm non chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở và tôn trọng trẻ, từ đó trẻ thấy mình thực sự được an toàn và nó tích cực tham gia vào hoạt động và lĩnh hội tri thức một cách trọn vẹn.
Nhờ đó mà trẻ rèn luyện kỹ năng tạo hình và phát huy được tính sáng tạo, chủ động tích cực theo cách riêng của mình. Lúc này chúng ta mới thực sự đưa hoạt động tạo hình của trẻ đạt đến mức độ hoạt động Nghệ Thuật. Đó là: " Nghệ thuật của trẻ thơ" hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.
Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ở trường Mầm non lĩnh vực nào cũng quan trọng, đó là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hài hoà và toàn diện giúp trẻ bước vào đời. Vì vậy chúng ta phải hết sức quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ có những hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là một trường học thân thiện.
Để trẻ học tốt hoạt động tạo hình thì trước hết cô giáo phải thực sự là người bạn lớn của trẻ, luôn kịp thời lắng nghe ý kiến, giải thích, động viên giúp đỡ trẻ khi trẻ còn lúng túng.
Quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. Giáo dục cho trẻ thói quen nếp sống văn minh, ngăn nắp gọn gàng trước và sau khi học. Có ý thức bảo vệ sản phẩm của mình của bạn.
Ngoài chuyên môn vững cô còn phải thực hiện sự hoà nhập với thế giới của trẻ thơ. Cô hiểu và cùng trẻ thể hiện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, thoải mái và đạt hiệu quả cao trong giờ học.
II. KIẾN NGHỊ:
Đối với phòng giáo dục: Mở thêm nhiều lớp tập huấn để giáo viên được học tập để nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với nhà trường: Được thăm lớp dự giờ các đồng nghiệp 
Cung cấp thêm tài liệu, phương tiện dạy trẻ làm quen với hoạt động tạo hình theo chủ đề. Trang thiết bị đồ dùng dạy học.
Đối với phụ huynh:
Quan tâm hơn đến việc học của con em
Quyên góp thêm nhiều nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: tre nứa, bìa cát tông, vỏ hộp nhựa, hột hạt, tạp chí cũ,.. để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ được tốt hơn.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tham khảo hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục Mầm non “Mẫu giáo 3-4 tuổi”
- Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp
- Chương trình giáo dục Mầm non
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng hè năm học 2017-2018
- Xem và tham kháo trên ti vi, mạng các tiết mẫu về hoạt động tạo hình.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt môn tạo hình.” Ngoài ra nó còn là những kết quả sau quá trình đào sâu nghiên cứu tâm lý trẻ. Mong muốn lớn nhất của tôi làm sao để mỗi tiết học, trẻ được vui chơi và thấm vào tâm hồn trong sáng của trẻ những cảm xúc, ở đó sự sáng tạo đã được bắt nguồn, nảy nở. Tuy nhiên kinh nghiệm của bản thân chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu xót và hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến xây dựng của các cấp lãnh đạo và các bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thành tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Húc, ngày 06 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung người khác.
Tác giả
Hồ Thị Thu Lưu
MỤC LỤC
 PHẦN I: MỞ ĐẦU Trang 
I. Lý do chọn đề tài	1
II. Mục đích ngiên cứu	1
III. Đối tượng nghiên cứu	2
IV. Đối tượng khảo sát – thực nghiệm	2
V. Phương pháp nghiên cứu	2
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu	2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận	2
II. Cơ sở thực tiễn	2
III. Kết quả khảo sát.............................................................................................4
III. Các biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động tạo hình	4
IV. Kết quả đạt được	10
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
I. Kết luận	11
II. Kiến nghị	12
III. Tài liệu tham khảo........................................................................................12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc