Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình

Giáo dục kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.

 – Về thể chất: Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.

 – Về tình cảm: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.

 – Về giao tiếp - ngôn ngữ: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã.

 – Về nhận thức, tư duy: Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng, học tập suốt đời.

 Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiểu học: Việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.

 Việc hình thành kỹ năng sống cho tất cả mọi người nói chung và trẻ em 5- 6 tuổi nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non không chỉ giúp trẻ có khả năng thích nghi tốt, mà còn giúp trẻ rèn luyện tính tự giác, tự lập từ nhỏ trẻ thể hiện cá tính của bản thân mạnh mẽ nhất. Các bé sẽ cảm thấy tò mò với mọi thứ và sẽ rất cố gắng để học hỏi những điều mới mẻ. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp nhất để các bậc cha mẹ cũng như thầy cô rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bé.

 

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình trang 8

Trang 8

docx 8 trang baonam 04/01/2022 13320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn C tại Trường mầm non Nghĩa Bình
BÁO CÁO
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy
	TÊN BIỆN PHÁP: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp MG Lớn C tại Trường MN Nghĩa Bình
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm - xã hội.
	1. Lý do chọn biện pháp
	Giáo dục kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.
	– Về thể chất: Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.
	– Về tình cảm: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.
	– Về giao tiếp - ngôn ngữ: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã.
	– Về nhận thức, tư duy: Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng, học tập suốt đời.
	Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiểu học: Việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.
	Việc hình thành kỹ năng sống cho tất cả mọi người nói chung và trẻ em 5- 6 tuổi nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non không chỉ giúp trẻ có khả năng thích nghi tốt, mà còn giúp trẻ rèn luyện tính tự giác, tự lập từ nhỏ trẻ thể hiện cá tính của bản thân mạnh mẽ nhất. Các bé sẽ cảm thấy tò mò với mọi thứ và sẽ rất cố gắng để học hỏi những điều mới mẻ. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp nhất để các bậc cha mẹ cũng như thầy cô rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bé.
	Thực trạng vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp MG Lớn C tại trường MN Nghĩa Bình như sau:
	* Thuận lợi
	- Về phía nhà trường
	+ Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và đồ dùng phục vụ cho trẻ trong hoạt động học. Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn, tổ chức cho giáo viên được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và từ các trường khác để nâng cao hiệu quả dạy và học.
	- Về giáo viên:
	+ Là một giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, được đào tạo bài bản, yêu nghề mến trẻ, luôn có trách nhiệm và tinh thần học hỏi, nghiên cứu tài liệu trau dồi kiến thức với chị em đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ thường xuyên để có các biện pháp tốt nhất giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống trong cuộc sống hàng ngày.
	+ Luôn cố găng tìm tòi các bài tập mở sáng tạo, đa dạng và phong phú từ nguyên phế liệu, vật liệu tự nhiên, giấy màu và từ các nguyên liệu khác nên hấp dẫn, thu hút và lôi cuốn trẻ tích cực tham gia trong các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
	- Về  trẻ:
	+ Trẻ cùng một độ tuổi có nhận thức khá đồng đều và được giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non.
	- Phụ huynh:
	+ Đa số phụ huynh đều thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em đồng thời luôn ủng hộ các phong trào của trường, lớp.
	* Khó khăn:
	- Đối với giáo viên:
	+ Chưa thật sự linh hoạt và sáng tạo trong lồng ghép, tích hợp các phương pháp khi xây dựng kế hoạch giáo dục để tổ chức các tiết học giáo dục kỹ năng sống.
	- Đối với trẻ:
	+ Một số trẻ thể chất còn yếu, nghỉ học nhiều, tính tình bướng bỉnh, không chú ý tham gia vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
	- Đối với phụ huynh: 
	+ Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn một số phụ huynh cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ chú trọng vào giáo dục nhận thức, ngôn ngữ và không chú trọng giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
	* Khảo sát giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đầu năm học 2020 - 2021
STT
Nội dung
Tổng số trẻ
Đầu năm
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Kỹ năng mạnh dạn tự tin
30
5
16.7
25
83.3
2
Kỹ năng giao tiếp
10
33.3
20
66.6
3
Kỹ năng hợp tác
8
26.7
22
23.3
4
 Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu
11
33.7
19
63.3
5
Kỹ năng biết bảo vệ bản thân
8
26.7
22
73.3
	* Nguyên nhân thực trạng
	- Là giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa linh hoạt trong tích hợp các phương pháp và khả năng xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế.
	- Một số phụ huynh nuôn chiều con quá mức, trẻ bướng bỉnh và kỹ năng sống còn yếu nên gặp khó khăn trong quá trình giáo dục trẻ.
	- Một số bố mẹ lo làm ăn để lại con cho ông bà chăm sóc nên khả năng nhận thức của phụ huynh về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn mơ hồ và chưa đúng đắn.
	* Yêu cầu đặt ra
	Hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết để trẻ có khả năng thích nghi, rèn luyện tính tự giác, tự lập từ nhỏ để trẻ tự tin thể hiện cá tính của bản thân mạnh mẽ nhất.
	2. Mục tiêu của biện pháp
	- Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.
	- Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân khi tham gia vào các hoạt động cũng như thể hiện các kỹ năng của mình 1 cách thành thạo.
	3. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp
	3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống theo các chủ đề phù hợp và tích hợp một cách hợp lý trong các hoạt động ở trường mầm non.
	- Khi xây dựng kế hoạch giáo dục chủ đề cần xác định rõ được mục tiêu: "Vì sao phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và những nội dung nào đưa vào để giáo dục trẻ là phù hợp?" Việc xác định được các nội dung phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng và xây dựng kế hoạch hợp lý, đưa ra nội dung, mục tiêu giáo dục của kỹ năng đó và tiến hành các biện pháp trọng tâm hiệu quả nhất.
	- Xác định những nội dung giáo dục kỹ năng sống cần thiết để đưa vào xây dựng kế hoạch giáo dục theo các chủ đề:
	+ Kỹ năng chăm sóc bản thân: Kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm, nhận biết giá trị của bản thân (An toàn, tự lực, tự tin, tự trọng).
	+ Kỹ năng quản lý cảm xúc: Trẻ học cách cảm thông và chia sẽ, kiểm soát bản thân (Yêu thương, biết ơn, tôn trọng).
	+ Kỹ năng giao tiếp:  Kỹ năng thuyết phục và thương thuyết, kỹ năng thay đổi hành vi, kỹ năng giao tiếp (Hòa nhã, cởi mở, hiệu quả).
	+ Kỹ năng học tập: Ý thức trách nhiệm, kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu (Trách nhiệm trong học tập).
	+ Kỹ năng hợp tác và quan hệ xã hội: Kỹ năng thết lập quan hệ với bạn bè và người lớn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề.
	+ Kỹ năng biết kêu cứu, chạy khỏi nơi nguy hiểm (Bình tĩnh, sáng tạo, vượt khó).
	* Ví dụ:
	Trong chủ đề Bản thân, khi xây dựng kế hoạch giáo dục cần xác định tích hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động như:
	- Hoạt động đón - trả trẻ:
	Kỹ năng quản lý cảm xúc: Giáo dục trẻ chào hỏi lễ phép khi đến lớp, ra về.
	- Hoạt động học:	
	Kỹ năng giao tiếp: Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, diễn đạt ý của mình khi giới thiệu về bản thân (KPXH: Bé giới thiệu về bản thân);
	Kỹ năng chăm sóc bản thân: Giúp trẻ nhận biết giá trị cơ thể, biết những bộ phận nhạy cảm, tự bảo vệ mình khi bị bạo hành, xâm hại hay những tình huống nguy hiểm khác. (KPXH: Trò chuyện về cơ thể bé);
	Kỹ năng biết kêu cứu, chạy khỏi nơi nguy hiểm: Giúp trẻ biết những kiến thức về những cảnh báo nguy hiểm, biết kêu cứu và tự chạy ra khỏi khu vực nguy hiểm (KPXH: Làm gì khi gặp nguy hiểm)
	- Hoạt động góc:
	Kỹ năng hợp tác và quan hệ xã hội: Trẻ biết thiết lập quan hệ với bạn bè, cùng nhau làm việc nhóm (Góc xây dựng)
	Kỹ năng chăm sóc bản thân: Trẻ biết những kỹ năng cần thiết tự phục vụ bản thân như tự mặc quần áo, gài cúc, kéo xéc, thắt dây giày, mở chốt, mở khóa cửa, bật công tắc... (Góc học tập) 
	Kỹ năng giao tiếp (Góc phân vai)
	- Hoạt động ngoài trời:
	Kỹ năng quản lý cảm xúc: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, điều chỉnh cảm xúc của bản thân, biết đoàn kết, nhường nhịn bạn khi chơi.
	- Các hoạt động vệ sinh, tổ chức bữa ăn, giờ ngủ:
	Kỹ năng chăm sóc bản thân: Trẻ rèn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa tay bằng xà phòng đúng theo các bước trước và sau khi ăn, lau mặt đúng cách, xúc ăn gọn gàng và tự lấy gối, cất gối sau khi ngủ dậy.
	3.2. Biện pháp 2: Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
	Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, độ tinh nhạy và tâm lý. Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để phù hợp với tư duy của trẻ mà vẫn giữ cho trẻ sự thoải mái, vui vẻ, tự tin khi tham gia các hoạt động. Đổi mới phương pháp dạy học nhưng vẫn phải giữ vững nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống đó là: Không nên quá nuông chiều trẻ; không nên kỷ luật hà khắc; tôn trọng trẻ.
	Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động học mà chơi, chơi mà học để tạo hứng thú như: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, lễ hội,... Các hoạt động giáo dục cho trẻ phải nhẹ nhàng, ân cần, tạo cảm giác vui vẻ cho trẻ. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Qua đó, giúp trẻ phát triển toàn diện, sống hòa đồng, gắn bó, mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động, đồng thời hình thành cơ hội thể hiện, tích lũy kỹ năng, giúp trẻ hiểu bản thân hơn và học cách giao tiếp, giải quyết tình huống nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày.
	3.3. Biện pháp 3. Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
	Vai trò của các bậc phụ huynh cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến và ý tưởng về ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống của mình áp dụng vào trẻ và thống nhất với các phụ huynh về những biện pháp giáo dục ở nhà và thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những kỹ năng mà trẻ đã thành thạo và những kỹ năng còn yếu để cùng bàn luận và cùng uốn nắn trẻ kịp thời.
	Đặc biệt những phụ huynh ít quan tâm đến con cái hay trẻ có bố mẹ đi xa ở với ông bà, tôi tìm cách để gặp và trao đổi về thành tích học tập của cháu ở lớp và đồng thời hỏi thăm về nề nếp sinh hoạt, sở thíchcủa cháu ở nhà. Tác động về mặt tâm lý, dẫn chứng cho phụ huynh hiểu vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ là rất quan trọng. Với việc làm kiên trì đó tôi đã tác động việc học của cháu ở lớp cũng như việc rèn nề nếp ở nhà, vì tôi thấy rằng một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn trong nhóm lớp lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết mới trong môi trường gia đình của trẻ. Chính vì vậy, những người thân bên cạnh trẻ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc bằng cách tạo các mối liên kết  bạn bè tại gia đình trẻ, luôn tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhất khi ở nhà.
	* Ví dụ:
	Một số kỹ năng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong giáo dục trẻ ở trường cũng như ở nhà đó là: kỹ năng quản lý cảm xúc (trẻ biết chào hỏi lễ phép, phụ huynh nhắc nhở con chào cô khi đến lớp, khi ra về, chào người lớn khi đi ra ngoài, chào hỏi ông bà, bố mẹ khi về nhà; cô nhắc nhở trẻ chào bố mẹ khi đến lớp và khi ra về, chào khi có người lớn đến lớp mình,...), kỹ năng tự phục vụ (cất dép, rửa tay, lau mặt, xúc ăn gọn gàng,...)
	4. Hiệu quả áp dụng của biện pháp.
	- Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy, óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định mà còn giúp trẻ so sánh, phân tích, tổng hợp cụ thể hóa hành động vào trong thực tiễn, biết vận dụng các kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
	- Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cùng phụ huynh phối hợp giáo dục trẻ song song với nhau
	* Kết quả đạt được:
	Từ những kinh nghiệm tôi tự nghiên cứu và áp dụng cho trẻ đến thời điểm này tôi đã đạt được kết quả sau:
	- Đối với giáo viên:
	+ Xây dựng được kế hoạch giáo dục theo chủ đề rõ ràng, cụ thể hơn về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
	- Đối với trẻ:
	+ Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động. Đa số trẻ 
	- Về phía phụ huynh:
	+ Phụ huynh đã nhận thức tốt hơn để phối hợp cùng giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
	Từ những kinh nghiệm tôi tự nghiên cứu và áp dụng cho trẻ đến thời điểm này tôi đã đạt được kết quả rất đáng mừng như sau:
STT
Nội dung
Tổng số trẻ
Đầu năm
Thời điểm hiện tại
Ghi chú
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Kỹ năng mạnh dạn tự tin
30
5
16.7
25
83.3
20
66.7
10
33.3
33.4
2
Kỹ năng giao tiếp
10
33.3
20
66.6
21
70
2
30
36.7
3
Kỹ năng hợp tác
8
26.7
22
23.3
18
60
12
40
33.3
4
 Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu
11
33.7
19
63.3
24
80
6
20
46.3
5
Kỹ năng biết bảo vệ bản thân
8
26.7
22
73.3
20
66.7
10
33.3
40
	5. Kiến nghị - đề xuất
	- Nhà trường tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cũng như từ trường khác trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
	- Bản thân cần yêu nghề mến trẻ không ngừng nâng cao, học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, tích cực tham gia dự giờ đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
	- Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng nhau giáo dục trẻ song song, nhất là trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
Gồm 5 phần:
1. Lý do chọn biện pháp
- Cơ sở lý luận
- Thuận lợi
- Khó khăn
- Nguyên nhân thực trạng
- Yêu cầu đặt ra
2. Mục tiêu của biện pháp
3. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp
Biện pháp 1. Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống theo các chủ đề phù hợp và tích hợp một cách hợp lý trong các hoạt động ở trường mầm non.
Biện pháp 2: Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Biện pháp 3. Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
4. Hiệu quả áp dụng của biện pháp
5. Kiến nghị - đề xuất

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.docx