Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam

Các dự án xây dựng công trình giao thông luôn có các điểm cơ bản như tính chất bất ổn định, tính độc đáo, chi phí đầu tư lớn và thời gian dài, chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên liên quan, đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp.; đồng thời sự tác động và chi phối của môi trường kinh tế - xã hội - luật pháp - văn hóa đã dẫn đến khả năng xuất hiện rủi ro trong các dự án này là không thể tránh khỏi. Các rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi giai đoạn của dự án, kể từ khi xác định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu

tư, cho đến khi kết thúc đưa dự án vào khai thác và sử dụng. Chúng rất đa dạng và biến đổi khác nhau tùy thuộc và từng điều kiện cụ thể. Xác định, đánh giá các rủi ro trong dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam hiện nay là một việc làm cần thiết, giúp các bên liên quan có một danh sách các rủi ro có khả năng xảy ra, để từ đó có nhận thức và những kế hoạch phòng chống và phản ứng với rủi ro, hạn chế các tác động của rủi ro mang lại đối với các dự án. Mặt khác, các rủi ro trong dự án có mối liên quan đến nhau. Vì vậy nghiên cứu này nhằm xây dựng danh mục các rủi ro và nhận diện mối quan hệ giữa chúng. Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu được thực hiện tại các bên liên quan đến dự án bao gồm các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn.

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang Trúc Khang 06/01/2024 6460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam

Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (39) 2014 43 
RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG 
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM 
Ngày nhận bài: 10/07/2014 Trịnh Thùy Anh1 
Ngày nhận lại: 18/08/2014 
Ngày duyệt đăng: 09/09/2014 
TÓM TẮT 
Trong các dự án xây dựng công trình giao thông, rủi ro hết sức đa dạng và phức tạp, 
ngoài ra chúng có mối quan hệ tác động qua lại. Bài viết này nhằm xây dựng danh mục các loại 
rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam hiện nay, đồng thời phân tích 
mối quan hệ tác động qua lại giữa các rủi ro này. Phương pháp phân tích định tính, thống kê mô 
tả, và phương pháp phân tích hệ thống đã được áp dụng trong nghiên cứu này. Xác định các loại 
rủi ro và mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng có thể giúp ích cho các bên liên quan trong 
công tác quản trị rủi ro, cũng có thể dùng làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn 
sau này. 
Từ khóa: rủi ro, phân tích rủi ro, quản trị dự án, dự án xây dựng công trình giao thông. 
ABSTRACT 
Risks are diversified and complicated in transport construction projects. There are 
sequence and cumulative relations between the risks. This paper aims to provide a check list of 
the risks in its relation and scheme. Research study of the paper is qualitative analysis, 
description statistic, and system dynamic approach. The check list and sequence relations of 
risks which is investigated and built in the paper would be useful for risk management as well as 
futher study. 
Keywords: risk, risk analysis, project management, transport construction project. 
1. Giới thiệu 
Các dự án xây dựng công trình giao 
thông luôn có các điểm cơ bản như tính chất 
bất ổn định, tính độc đáo, chi phí đầu tư lớn và 
thời gian dài, chịu ảnh hưởng điều kiện tự 
nhiên, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên liên 
quan, đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp...; 
đồng thời sự tác động và chi phối của môi 
trường kinh tế - xã hội - luật pháp - văn hóa đã 
dẫn đến khả năng xuất hiện rủi ro trong các dự 
án này là không thể tránh khỏi. Các rủi ro luôn 
tiềm ẩn trong mọi giai đoạn của dự án, kể từ 
khi xác định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu 
tư, cho đến khi kết thúc đưa dự án vào khai 
thác và sử dụng. Chúng rất đa dạng và biến đổi 
khác nhau tùy thuộc và từng điều kiện cụ thể. 
Xác định, đánh giá các rủi ro trong dự án 
xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam 
hiện nay là một việc làm cần thiết, giúp các 
bên liên quan có một danh sách các rủi ro có 
khả năng xảy ra, để từ đó có nhận thức và 
những kế hoạch phòng chống và phản ứng với 
rủi ro, hạn chế các tác động của rủi ro mang lại 
đối với các dự án. Mặt khác, các rủi ro trong 
dự án có mối liên quan đến nhau. Vì vậy 
nghiên cứu này nhằm xây dựng danh mục các 
rủi ro và nhận diện mối quan hệ giữa chúng. 
Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua 
phỏng vấn sâu được thực hiện tại các bên liên 
quan đến dự án bao gồm các chủ đầu tư, nhà 
1
 TS, Trường Đại học Mở TP.HCM. Email:tthuyanh@yahoo.com 
44 KINH TẾ 
thầu, tư vấn. 
2. Cơ sở lý thuyết 
Rủi ro là những sự kiện hoặc hoạt động 
có nguy cơ gây ra những kết quả tiêu cực hoặc 
những kết quả không mong muốn (Rowe, 
1977), là sự kết hợp giữa những mối nguy hại 
và tình thế nguy hiểm (Chicken & ctg, 1998). 
Mối nguy hại là điều gì đó xảy ra và có tác 
động xấu đến các hoạt động của tổ chức, còn 
tình thế nguy hiểm là một môi trường độc lập 
với mối nguy hại và tạo điều kiện cho mối 
nguy hại đó diễn ra (Akintoye và MacLeod, 
1997). Rủi ro là khả năng những yếu tố không 
được dự đoán trước xảy ra và tác động xấu đến 
tiến độ hoàn thành của dự án về khía cạnh chi 
phí, thời gian và chất lượng (Akintoye và 
MacLeod, 1997). 
Việc xác định rủi ro trong các dự án xây 
dựng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể tại nơi 
thực hiện dự án. William (1994) đã phân loại 
rủi ro thành: rủi ro liên quan đến sự kiện, các 
tác động, các hoạt động và hợp đồng. Perry và 
Hayes (1985), Mustafa và A1-Bahar (1991) đã 
xác định được một số nguồn gây ra những rủi 
ro trong các dự án xây dựng bao gồm những 
rủi ro về vật chất, môi trường, thiết kế, giao 
vận, tài chính, luật pháp, chính trị, xây dựng và 
khai thác. Những rủi ro này tác động tới kết 
quả thực hiện các dự án cả về thời gian, chi phí 
và chất lượng. 
Theo Conroy và Soltan (1998) thì dự án 
có thể có những rủi ro về ngân sách, sự hài 
lòng của nhà thầu, sự hài lòng của khách hàng, 
tính hiệu quả của hệ thống quản trị dự án, sự 
hài lòng của đội tham gia dự án, sự hài lòng 
của đội dự án. 
Jaafari (2001) cho rằng đối với các dự án 
lớn thì thường gặp phải những rủi ro về sự 
phát triển của dự án (dự án có thể bị ngừng 
đầu tư hoặc bị từ bỏ), rủi ro về thị trường, rủi 
ro về chính trị, rủi ro về kỹ thuật, rủi ro về tài 
chính, rủi ro về môi trường, rủi ro về chi phí, 
rủi ro về tiến độ, rủi ro về quá trình hoạt động, 
rủi ro về cơ cấu tổ chức, rủi ro bất khả kháng. 
Chapman (2001) xác định được 4 nhóm 
rủi ro là: môi trường, n ... uyển chậm, kém chất lượng Môi trường kinh tế 1.8 25 
R061 Giá nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị thay đổi Môi trường kinh tế 4 8 
R062 Hạn chế việc điều chỉnh giá Chính sách, quy định 2.9 16 
R063 Cho phép điều chỉnh giá Chính sách, quy định 0.3 
R064 Đầu tư máy móc thiết bị của nhà thầu đầu tư dàn trải Năng lực các bên 1.6 27 
R065 Công nghệ thi công đặc biệt, thiết bị chuyên dụng Năng lực các bên 0.8 
R066 Công nghệ xây dựng quá hiện đại Năng lực các bên 0.6 
R067 Lãng phí thất thoát tại công trường Tiêu cực 1.2 31 
R068 Tiêu cực trong xây dựng cơ bản Tiêu cực 7.3 1 
R069 Doanh nghiệp chạy theo thành tích Chính sách, quy định 4.6 6 
R070 Lãi suất ngân hàng cao Tài chính 2.5 19 
R071 Thay đổi các bên liên quan dự án, thay đổi nhân sự chủ 
chốt 
Năng lực quản trị 
1.3 
30 
R072 Trình độ và kinh nghiệm của nhà quản lý dự án hạn chế Năng lực quản trị 2.1 23 
R073 Trình độ và kinh nghiệm của ban điều hành dự án hạn 
chế 
Năng lực quản trị 
2 
24 
R074 Thiếu sự quản lý, hỗ trợ từ phía trên, từ các đối tác Năng lực quản trị 2 24 
R075 Quy trình thực hiện quản lý dự án chưa phù hợp Năng lực quản trị 1.8 25 
R076 Dự án quá nhạy cảm với điều kiện thay đổi của ngoại 
cảnh 
Môi trường tự nhiên 
0.8 
R077 Ô nhiễm môi trường Môi trường tự nhiên 0.5 
R078 Phản ứng tiêu cực của cộng đồng, tác động dây chuyền Môi trường tự nhiên 1.5 28 
R079 Thiếu hợp tác của cơ quan địa phương Chính sách, quy định 2.5 19 
R080 Nợ đọng, khó khăn tài chính Tài chính 6.3 4 
R081 Nhiều thủ tục trong quá trình thanh toán, rườm rà, kéo 
dài 
Tài chính 
3.3 
14 
R082 Chưa quan tâm hồ sơ hoàn công Tài chính 2.5 19 
R083 Thiếu sự phối hợp chặt chẽ Năng lực các bên 2.8 17 
R084 Kế hoạch thực hiện, chi phí, thời hạn bàn giao không rõ Năng lực các bên 1.2 31 
 Giai đoạn kết thúc dự án 
R085 Công tác quản lý yếu kém Năng lực vận hành 3.1 16 
R086 Chiến lược, quy hoạch tổng thể chưa phù hợp, đầu tư 
không đồng bộ 
Cơ chế chính sách 
1.8 
25 
R087 Công trình không được khai thác đồng bộ, giảm hiệu quả Cơ chế chính sách 1.4 29 
R088 Quản lý thu phí kém hiệu quả Năng lực vận hành 0.6 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (39) 2014 49 
STT Rủi ro Nguồn gây rủi ro 
Điểm 
TB 
Xếp 
hạng 
R089 Vi phạm tải trọng sử dụng công trình Năng lực vận hành 1.5 28 
R090 Duy tu bảo dưỡng công trình giao thông kém Năng lực vận hành 3.5 12 
R091 Người dân vô ý thức và phá hoại công trình Năng lực vận hành 1.3 30 
Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các rủi 
ro do chính sách, quy định, chủ trương tác 
động lớn nhất đến dự án. Các rủi ro do sai lầm 
về chủ trương đầu tư sẽ làm mất hiệu quả đầu 
tư, gây hậu quả nghiêm trọng như lãng phí, 
thất thoát. Tiếp theo là các rủi ro liên quan đến 
tài chính, rủi ro do bố trí vốn đầu tư phân tán, 
dàn trải, không đúng quy định trong quy 
hoạch, kế hoạch, gây nên tình trạng chiếm 
dụng vốn, nợ đọng lớn, thất thoát. Các rủi ro 
do khảo sát thiết kế, và cuối cùng là các rủi ro 
thuộc về dự án tác động ít hơn so với hai loại 
rủi ro trên. 
Trong giai đoạn thực hiện dự án, các rủi 
ro do tiêu cực, nợ đọng, cơ chế xin - cho, thủ 
tục hành chính bất cập là các rủi ro gây hậu 
quả nặng nề nhất đến các dự án, làm lãng phí 
vốn đầu tư, gây kéo dài thời gian và ảnh hưởng 
đến chất lượng công trình. Rủi ro do giải 
phóng mặt bằng không đúng thời hạn quy định 
làm chậm tiến độ dự án, gây lãng phí, mất hiệu 
quả đầu tư. Các rủi ro do triển khai kế hoạch 
giải ngân hàng năm bị chậm, bố trí vốn đối 
ứng chậm, nhiều dự án khởi công không được 
bố trí vốn, khối lượng hoàn thành không có 
vốn thanh toán dứt điểm gây tác động nặng nề, 
gây hiện tượng tiêu cực là chạy chỉ tiêu kế 
hoạch, chạy vốn, gây hậu quả lãng phí, 
thất thoát và làm cho đồng vốn sử dụng kém 
hiệu quả. 
Các rủi ro do khâu thiết kế như chất 
lượng hồ sơ thiết kế không theo đúng các quy 
phạm, quy chuẩn về kỹ thuật; hồ sơ thiết kế 
không phù hợp với tình hình thực tế về địa 
chất, địa hình, thủy văn, điều kiện thời tiết, đặc 
điểm tài nguyên, nguồn lực đầu vào,... là các 
rủi ro mang lại hậu quả lớn đối với dự án, dẫn 
đến thất thoát, lãng phí trong quá trình thi công 
dự án. 
Các rủi ro do không thực hiện đúng trình 
tự đấu thầu; xét thầu, đánh giá để xếp loại và 
lựa chọn nhà thầu không chính xác, thiếu 
chuẩn mực; việc chuẩn bị tổ chức đấu thầu 
không đảm bảo chất lượng,... dẫn đến tình 
trạng tiêu cực, thất thoát vốn và tài sản. Hiện 
tượng thông thầu giữa các nhà thầu hoặc chủ 
đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều đơn vị 
tham gia đấu thầu để nâng giá công trình thu 
lợi đã gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đến 
việc đảm bảo hoàn thành mục tiêu dự án. 
Trong quá trình thi công và nghiệm thu 
khối lượng có thể xảy ra các rủi ro do áp dụng 
định mức, đơn giá sai; các rủi ro do thi công 
không đảm bảo khối lượng xây lắp theo thiết 
kế được duyệt, một số khối lượng xây lắp 
không đủ so với thiết kế được duyệt vẫn được 
thanh toán; các rủi ro do kê khai, nghiệm thu 
khống khối lượng hoặc đánh giá sai chất lượng 
công trình; khi thẩm tra thẩm định không đúng 
làm tăng vốn đầu tư xây dựng công trình,... là 
các rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu 
quả của dự án, gây lãng phí thất thoát vốn đầu 
tư. Các rủi ro do khan hiếm, biến động và giá 
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động 
thay đổi là các rủi ro gây tác động lớn đến dự 
án, làm gia tăng chi phí và kéo dài thời gian 
thực hiện dự án. Các rủi ro liên quan đến năng 
lực của các bên tham gia dự án, bao gồm chủ 
đầu tư, tư vấn, nhà thầu, gây ra các hậu quả 
lớn ảnh hưởng đến mục tiêu dự án về mặt chi 
phí, thời gian, và chất lượng dự án. 
Trong giai đoạn khai thác dự án, các rủi 
ro về năng lực vận hành dự án như năng lực 
quản lý yếu kém, duy tu bảo dưỡng không đáp 
ứng yêu cầu và cơ chế chính sách, chiến lược, 
quy hoạch tổng thể không phù hợp, công trình 
không được khai thác đồng bộ đã gây tác động 
và làm giảm hiệu quả dự án. 
50 KINH TẾ 
5. Mối quan hệ giữa các rủi ro trong 
dự án xây dựng công trình giao thông ở 
Việt Nam 
Các rủi ro trong các dự án không tồn tại 
một cách độc lập mà có mối quan hệ và tác 
động qua lại với nhau. Các rủi ro mang tính 
xâu chuỗi, tức là một rủi ro xuất hiện sẽ kéo 
theo một hoặc nhiều rủi ro khác. Căn cứ vào 
kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia, tác giả 
đã minh họa mối quan hệ giữa các rủi ro trong 
dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt 
Nam hiện nay như trình bày trong Hình 1 sau. 
Rủi ro do thiếu thông tin trong xác định 
điều kiện tài chính, nguồn vốn (R001) hoặc rủi 
ro do thông tin sai lệch trong quy hoạch, chính 
sách vĩ mô (R002), hoặc xác định phạm vi dự 
án không phù hợp/không đầy đủ (R003), hay 
mục tiêu dự án không được xác định rõ ràng 
và chính xác (R004) có thể dẫn đến rủi ro do 
đầu tư tràn lan (R006). Việc đầu tư tràn lan lại 
có thể dẫn đến chủ đầu tư chưa xác định rõ 
nguồn vốn vẫn tiến hành đầu tư và phân kỳ 
đầu tư, kế hoạch chưa phù hợp (R008), dẫn 
đến việc thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà tài trợ 
(R009, R044), điều này góp phần làm suy 
giảm năng lực tài chính của nhà thầu (R042) 
và làm trầm trọng thêm tình trạng nợ đọng 
(R041, R080). 
Rủi ro do khảo sát địa hình, thủy văn, địa 
chất sai sót, kéo dài trong giai đoạn chuẩn bị 
dự án (R016), khảo sát địa chất sai sót trong 
giai đoạn thực hiện dự án (R026) có thể dẫn 
đến các thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết 
kế bản vẽ thi công không hoàn chỉnh, sai sót, 
thiếu chính xác (R018, R027), dẫn đến các sai 
sót trong quá trình lập tổng mức đầu tư, tổng 
dự toán (R022, R031), làm tổng mức đầu tư, 
tổng dự toán phải điều chỉnh lại và chỉnh sửa 
nhiều lần (R033). Rủi ro này dẫn tới việc phải 
thay đổi lại tổng mức đầu tư (R021), mang lại 
hậu quả là kéo dài thời gian dự án và làm mục 
tiêu chi phí dự án không đạt được. 
Những khó khăn về vốn của chủ đầu tư 
(R020), hoặc các thay đổi về thể chế, chính 
sách liên quan (R014), hoặc các vấn đề về 
trình tự quản lý đầu tư (R036) sẽ dẫn tới rủi ro 
về giải phóng mặt bằng (R037). Rủi ro này có 
thể làm nảy sinh những tiêu cực (R068), dẫn 
tới hậu quả là chi phí dự án gia tăng và thời 
gian kéo dài, chất lượng công trình có thể 
không đảm bảo. 
Một loạt các rủi ro như lựa chọn nhà 
thầu tư vấn giám sát xây dựng công trình 
không phù hợp (R047), nhà thầu hoặc tư vấn 
giám sát quá tải (R056), lựa chọn nhà thầu 
cung ứng kém (R046), hoặc các thay đổi về 
nhân sự trong dự án, đối tác liên quan đến dự 
án (R071), hay hiện tượng thông thầu (R038) 
có thể dẫn tới rủi ro tiêu cực trong xây dựng cơ 
bản (R068), làm các mục tiêu về chi phí, thời 
gian và chất lượng của dự án không đạt được. 
Hàng loạt các rủi ro như công tác quản 
lý yếu kém (R085), chiến lược và quy hoạch 
tổng thể chưa phù hợp, đầu tư không đồng bộ 
(R086), công trình không được đưa vào sử 
dụng đồng bộ, giảm hiệu quả đầu tư và khai 
thác (R087), quản lý thu phí kém hiệu quả 
(R088), vi phạm tải trọng sử dụng công trình 
(R089), duy tu bảo dưỡng kém (R090) hay 
người dân vô ý và cố ý phá hoại công trình 
(R091) sẽ dẫn tới mục tiêu chất lượng công 
trình không đảm bảo. 
52 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (39) 2014 
6. Kết luận 
Thông qua khảo sát điều tra các bên liên 
quan, tác giả đã xác định được các rủi ro trong 
các dự án xây dựng công trình giao thông và 
mối quan hệ qua lại giữa các rủi ro đó. Trong 
giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đầu tư, các rủi 
ro gây tác động đến mục tiêu dự án trên góc độ 
thời gian xây dựng bị kéo dài, chi phí gia tăng 
và chất lượng công trình không đảm bảo. 
Trong giai đoạn khai thác vận hành, rủi ro xảy 
ra làm giảm hiệu quả của dự án. Kết quả của 
nghiên cứu này đưa ra danh mục các rủi 
ro trong các dự án xây dựng công trình giao 
thông, đánh giá sơ bộ độ lớn của rủi ro, đồng 
thời giúp các bên liên quan trong việc xem 
xét rủi ro trong mối quan hệ hợp tác qua lại 
lẫn nhau. 
Rủi ro trong các dự án ở các nước đang 
phát triển như Việt Nam khác biệt so với các 
nước đã phát triển. Các rủi ro như giải phóng 
mặt bằng chậm, năng lực các bên liên quan 
yếu, tai nạn trên công trường,... không xuất 
hiện trong các dự án ở các nước phát triển do 
hệ thống pháp luật như quyền sở hữu đất đai, 
hệ thống luật về an toàn lao động tốt. Ở các 
nước phát triển chỉ xuất hiện các rủi ro do 
khủng hoảng kinh tế, do thiên tai, hoặc rủi ro 
kỹ thuật đối với quá trình khảo sát nền móng 
các công trình hầm hoặc nhà siêu cao tầng. 
Các rủi ro có tác động lớn nhất đến các dự án 
xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam 
bao gồm: tiêu cực trong xây dựng cơ bản, giải 
phóng mặt bằng chậm, cơ chế xin cho, tình 
trạng nợ đọng và khó khăn tài chính, và năng 
lực tài chính nhà thầu. Phần lớn các rủi ro gây 
hậu quả nặng nề đến dự án đều có nguyên 
nhân là do thiếu các chế tài đủ mạnh để xử lý 
các chủ thể vi phạm trong quá trình tham gia 
dự án. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abdelhamid TS, Everett JG. (2000). “Identifying root causes of construction accidents”. 
Journal of Construction Engineering and Management, Vol.126 (1), 8-25. 
2. Akintoye, S. A., MacLeod, J.M., (1997). “Risk analysis and management in Construction”. 
International Journal of Project Management, Vol. 15, No.1, 31-38. 
3. Ali Jaafari, A., (2001). “Management of risks, uncertainties and opportunities on projects: 
time for a fundamental shift”. International Journal of Project Management, Vol.19, 89- 
101. 
4. Caltrans, (2003). Project Risk Management Handbook, 1st edition, Office of Project 
Management Process Improvement. 
5. Chapman RJ, (2001). “The controlling influences on effective risk identification and 
assessment for construction design management”. International Journal of Project 
Management Vol. 19, 147-160. 
6. Chris Chapman, Stephen Ward, 1999. Project Risk Management - Processes, Techniques 
and Insights, John Wiley & Sons. 
7. Chen H, Hao G, Poon SW, Ng FF, (2004). “Cost risk management in west rail project of 
Hong Kong”. (AACE International). 
8. Chen Z, Li H, Wong CTC, (2000). “Environmental management of urban construction 
projects in China”. Journal of Construction Engineering Management, 126 (4), 320 - 324. 
9. Chicken, J.C., Posner, T, (1998). The philosophy of risk, Thomas Telford. 
 KINH TẾ 53 
10. Conroy, Soltan, (1998). “ConSERV, A project specific risk management concept”. 
International Journal of Project Management, Vol. 16, No. 6, 353-366. 
11. David Hilson, (2002). “Extending the risk process to manage opportunities”. International 
Journal of Project Management, Vol.20, 235 - 240. 
12. George P. Richardson (1983). Introduction to System Dynamics Modeling with Dynamo. 
The MIT Press. Cambridge, Massachusetts, and London, England. 
13. Haslam RA, Hide SA, Gibb AGF, Gyi DE, Pavitt T, Atkinson S, et al. (2005). 
“Contributing factors in construction accidents”. Applied Ergonomics, 2005, Vol.36(4), 
401-415. 
14. John Raftery (1994). Risk Analysis in Project Management, E & FN Spon, Chapman & 
Hall. 
15. Kaming PF, Olomolaiye PO, Holt GD, Harris FC., (1997). “Factors influencing 
construction time and cost overruns on high rise projects in Indonesia”. Construction 
Management and Economics, Vol.15(1), 83-94. 
16. Lee S, Pena-Mora F, Park M., (2005). “Quality and change management model for large 
scale concurrent design and construction project”. Journal of Construction Engineering 
and Management, Vol.131(8), 890-902. 
17. Mulholland B, Christian J., (1999). “Risk assessment in construction scheduling”. Journal 
of Construction Engineering and Management, Vol.125 (1), 89-102. 
18. Mustafa, M. A. and AI-Bahar, J F., (1991). “Project risk assessment using the analytic 
Hierarchy process”. IEE Transactions of Engineering Management, Vol.38, 46-52. 
19. Perry, J. G. and Hayes, R. W., (1985). “Risk and its management in construction projects”. 
Proceedings of Institution of Civil Engineers, Part 1, June, Vol. 78, 499-521. 
20. Roger Flanagan, George Norman, (1993). Risk Management and Construction, Blackwell 
Scientific Publication. 
21. Rowe, W.D., (1977). An anatomy of risk, New York: Wiley. 
22. Shen, L. Y., W. C. Wu George, and S. K. Ng Catherine, (2001). “Risk Assessment for 
Construction Joint Ventures in China”. Journal of Construction Engineering and 
Management, Vol. 127 (1), 76-81. 
23. Subramanyan H., Priyadarshi H. Sawant, Vandana Bhatt, (2012). “Construction Project 
Risk Assessment: Development of Model Based on Investigation of Opinion of 
Construction Project Experts from India”. Journal of Construction Engineering and 
Management, Vol.138, 409-421. 
24. William, T. M., (1994). “Using a risk register to integrate risk management in project 
definition”. International Journal of Project Management, Vol.12, 17-22. 
 Zou PXW, Zhang G, Wang J, (2007). “Understanding the key risks in construction projects 
in China”. International Journal of Project Management, Vol.25, 601–614. 

File đính kèm:

  • pdfrui_ro_trong_cac_du_an_xay_dung_cong_trinh_giao_thong_o_viet.pdf