Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019

This study was conducted on 9,001 women aged 21-70 in Chau

Thanh A district, Vi Thuy district, Long My district and Long My

town of Hau Giang province to determine the current situation of

cervical lesions and Several risk factors related to cervical damage

for women aged 21-70 years in Hau Giang province. The results

detected 5,402 cases of gynecological infections, VIA (+) counted

as 570 cases. Percentage of abnormal PAP test results is 53 cases, of

which: ASCUS (3.9%), LSIL (1.8%), HSIL (0.9%), AGC (2.8%).

Women aged 30- 39 have the highest rate of VIA (+) (9.1%). The

most common type of uterine injury in this investigation was

cervicitis. 60.0% of the study subjects were supported with

medicines for gynecological infections; 5.3% supported cold

pressure treatment.

Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019 trang 1

Trang 1

Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019 trang 2

Trang 2

Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019 trang 3

Trang 3

Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019 trang 4

Trang 4

Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019 trang 5

Trang 5

Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019 trang 6

Trang 6

Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019 trang 7

Trang 7

Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 4200
Bạn đang xem tài liệu "Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019

Results on cervical cancer screening for women in hau giang province in the period 2015-2019
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 12 - 19 
 12 Email: jst@tnu.edu.vn 
RESULTS ON CERVICAL CANCER SCREENING FOR WOMEN 
IN HAU GIANG PROVINCE IN THE PERIOD 2015-2019 
Tran Thi Thanh Hue1*, Nguyen Thi Hai Ha2, Nguyen Huy Phu3, Tran Trung Dung4, 
Nguyen Thi Tu Anh2, Truong Thi Tan2 
1Thang Long University, 2Nam Dinh University of Nursing 
3Center for Environmental and Health Studies 
4Hau Giang Reproductive Health Care Center 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 26/10/2020 This study was conducted on 9,001 women aged 21-70 in Chau 
Thanh A district, Vi Thuy district, Long My district and Long My 
town of Hau Giang province to determine the current situation of 
cervical lesions and Several risk factors related to cervical damage 
for women aged 21-70 years in Hau Giang province. The results 
detected 5,402 cases of gynecological infections, VIA (+) counted 
as 570 cases. Percentage of abnormal PAP test results is 53 cases, of 
which: ASCUS (3.9%), LSIL (1.8%), HSIL (0.9%), AGC (2.8%). 
Women aged 30- 39 have the highest rate of VIA (+) (9.1%). The 
most common type of uterine injury in this investigation was 
cervicitis. 60.0% of the study subjects were supported with 
medicines for gynecological infections; 5.3% supported cold 
pressure treatment. 
Revised: 07/01/2021 
Published: 11/01/2021 
KEYWORDS 
Screening 
Cervical cancer 
VIA test 
PAP 
Hau Giang 
KẾT QUẢ KHÁM SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 
TẠI MỘT SỐ HUYỆN, THỊ XÃ CỦA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2015-2019 
Trần Thị Thanh Huệ1*, Nguyễn Thị Hải Hà2, Nguyễn Huy Phú3, Trần Trung Dũng4, 
Nguyễn Thị Tú Anh2, Trương Thị Tân2 
1Trường Đại học Thăng Long 
2Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 
3Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe 
4Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hậu Giang 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 26/10/2020 Nghiên cứu này được thực hiện đối với 9.001 phụ nữ thuộc độ tuổi 
21- 70 tại huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ và 
thị xã Long Mỹ của tỉnh Hậu Giang nhằm xác định thực trạng tổn 
thương cổ tử cung và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tổn thương 
cổ tử cung cho phụ nữ từ 21-70 tuổi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Kết 
quả đã phát hiện 5.402 trường hợp viêm nhiễm phụ khoa, VIA (+) 
tính là 570 trường hợp. Tỷ lệ kết quả xét nghiệm PAP bất thường là 
53 trường hợp, trong đó: ASCUS (3,9%), LSIL (1,8%), HSIL (0,9%), 
AGC (2,8%). Phụ nữ từ 30- 39 tuổi có tỷ lệ VIA (+) cao nhất (9,1%). 
Loại tổn thương tử cung hay gặp nhất trong điều tra này là viêm cổ tử 
cung. 60,0% đối tượng nghiên cứu được hỗ trợ cấp thuốc điều trị 
viêm nhiễm phụ khoa; 5,3% được hỗ trợ điều trị áp lạnh. 
Ngày hoàn thiện: 07/01/2021 
Ngày đăng: 11/01/2021 
TỪ KHÓA 
Sàng lọc 
Ung thư cổ tử cung 
Test VIA 
PAP 
Hậu Giang 
* Corresponding author. Email: hue.tran.thanh2010@gmail.com 
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 12 - 19 
 13 Email: jst@tnu.edu.vn 
Pap smear 
Soi CTC 
Viễm nhiễm phụ khoa VIA (-) VIA (+) Nghi ngờ ung thư VIA (+) 
Khám phụ khoa, Test VIA 
Áp lạnh hoặc LEEP 
Chuyển tuyến Cấp thuốc điều 
trị 
1. Đặt vấn đề 
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô 
tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở 
nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Theo báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 
công bố vào đầu tháng 2/2019, chỉ riêng năm 2018, thế giới ghi nhận 570.000 trường hợp mắc 
UTCTC. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ [1]. Tại Việt Nam, 
năm 2018 có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Khi 
khám sàng lọc UTCTC tại một số huyện của Cần Thơ, Nguyễn Trung Kiên [3] nhận thấy tỉ lệ 
viêm nhiễm phụ khoa khá cao, 65,2% số phụ nữ tham gia nghiên cứu. Một trong những lý do dẫn 
đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở phụ nữ nước ta là do họ chưa được sàng lọc định kỳ có hệ 
thống để phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận; và khi phát hiện tổn 
thương tiền ung thư thì cũng chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả [4], [5]. Khi được phát hiện 
sớm, UTCTC xâm lấn có thể được điều trị thành công bằng phương pháp cắt bỏ tử cung hoặc xạ 
trị, tỷ lệ sống sót thêm 5 năm đối với phụ nữ mắc ung thư ở giai đoạn đầu ước tính là 92%. Với 
mục đích tăng cường tầm soát ung thư cổ tử cung cho chị em phụ nữ, chúng tôi đã tiến hành 
nghiên cứu sàng lọc ung thư cổ tử cung nhằm xác định thực trạng tổn thương cổ tử cung và một 
số yếu tố nguy cơ liên quan đến tổn thương cổ tử cung cho phụ nữ từ 21-70 tuổi tại huyện Châu 
Thành A, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ của tỉnh Hậu Giang. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
- Đối tượng và địa điểm nghiên cứu (ĐTNC): chọn toàn bộ phụ nữ (PN) từ 21-70 tuổi tại 
huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ của tỉnh Hậu Giang đồng 
ý tham gia nghiên cứu. 
- Cỡ mẫu: 9.001 phụ nữ từ 21- 70 tuổi tại các địa điểm nghiên c ... iến hành thăm khám để 
phân loại vị trí tổn thương và xác định nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa, kết quả thu được như ở 
Bảng 3. 
Bảng 3. Tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa theo vị trí tổn thương và theo nguyên nhân 
Nội dung Số lượng (n=9.001) Tỷ lệ (%) 
Tỷ lệ PN được phát hiện có viêm nhiễm phụ khoa 5.042 60,0 
Phân loại theo vị trí viêm 
- Viêm âm hộ 95 1,1 
- Viêm âm đạo 1.334 14,8 
- Viêm cổ tử cung 4.469 49,7 
Phân loại theo nguyên nhân 
- Ký sinh trùng 63 0,7 
- Nấm Candida 568 6,3 
- Vi khuẩn 4.771 53,0 
Kết quả ở bảng 3 cho thấy số phụ nữ bị viêm cổ tử cung chiếm 49,7%, số phụ nữ bị viêm âm 
đạo chiếm 14,8% và chỉ có 1,1% phụ nữ bị viêm âm hộ. Về nguyên nhân gây viêm có 53% là do vi 
khuẩn; 6,3% do nấm Candida và 0,7% do ký sinh trùng. 
Khi phân loại tổn thương cổ tử cung cho các ĐTNC, chúng tôi thu được kết quả như ở hình 3. 
21-29 30-39 40-49 50-59 60-70 Tổng
933
2272 1612
473 112
5402
515
719
957
818 590
3599
Viêm nhiễm phụ khoa Không viêm nhiễm phụ khoa
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 12 - 19 
 16 Email: jst@tnu.edu.vn 
Hình 3. Phân loại tổn thương cổ tử cung (n=9.001) 
Quan sát hình 3 thấy, trong 9.001 phụ nữ được khám sàng lọc có 49,8% chị em có cổ tử cung 
bình thường; 48,4% viêm cổ tử cung; 0,8% bị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ II; 2,2% bị nang Naboth; 
bị Polip là 0,9%. 
Trong 9.001 chị em phụ nữ thì với những đối tượng có kết quả VIA (+), chúng tôi tiến hành xét 
nghiệm tế bào học cổ tử cung, kết quả được trình bày trong Bảng 4. 
Bảng 4. Kết quả xét nghiệm tế bào học cổ tử cung 
Nội dung Số lượng (n = 9.001) Tỷ lệ (%) 
Tỷ lệ phụ nữ được làm xét nghiệm tế bào học cổ tử cung 570 6,3 
Trong đó: 
- Tế bảo vảy không điển hình (ASCUS) 22 3,9 
- Tổn thương biểu mô vảy grade thấp (LSIL)-CIN I 10 1,8 
- Tổn thương biểu mô vảy grade cao (HSIL)-CIN II, CIN III 5 0,9 
- Tế bào tuyến không điển hình (AGC) 16 2,8 
Tổng 53 9,3 
Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ phụ nữ được xét nghiệm tế bào học CTC trong tổng số phụ nữ 
khám sàng lọc là 6,3%. Trong số 570 phụ nữ VIA (+) được làm xét nghiệm tế bào học CTC, có 53 
trường hợp có kết quả tế bào bất thường, trong đó có 22 trường hợp có tế bảo vảy không điển hình 
(ASCUS), 10 trường hợp có tổn thương biểu mô vảy grade thấp (LSIL)-CIN I, 05 trường hợp có 
tổn thương biểu mô vảy grade cao (HSIL)-CIN II, CIN III và 16 trường hợp có tế bào tuyến không 
điển hình (AGC). Như vậy 9,3% phụ nữ VIA(+) có kết quả xét nghiệm tế bào học CTC bất thường 
được phát hiện qua khám sàng lọc tại các xã thuộc tỉnh Hậu Giang. 
Bảng 7. Bảng tống hợp kết quả hỗ trợ điều trị 
Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 
Số phụ nữ khám sàng lọc 9.001 
- Tỷ lệ phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa được cấp thuốc điều trị viêm nhiễm phụ 
khoa/số PN khám sàng lọc 
5.402/9.001 60,0 
- Tỷ lệ PN được hỗ trợ điều trị áp lạnh/số PN khám sàng lọc 476/9.001 5,3 
Số liệu từ bảng 7 cho thấy 60,0% ĐTNC được hỗ trợ cấp thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa; 
5,3% ĐTNC được hỗ trợ điều trị áp lạnh. 
4. Bàn luận 
Về nghề nghiệp, chúng tôi triển khai nghiên cứu tại 3 huyện vùng nông thôn và 01 thị xã nên 
tỷ lệ phụ nữ làm nông nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 61%; sau đó là nhóm ở nhà 
làm nội trợ chiếm 22%; chỉ có 3% trong số họ là làm viên chức nhận lương; 14% chị em làm các 
công việc khác. Tỷ lệ này khác so với nghiên cứu của Trần Thị Lợi tại thành phố Hồ Chí Minh 
49.8%
0.9%
0.1%
48.4%
2.2%
0.5%
0.8%
0.2%
Bình Thường
Polip
U xơ TC
Viêm CTC
Nang Noboth
Lộ tuyến độ 1
Lộ tuyến độ 2
Lộ tuyến độ 3
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 12 - 19 
 17 Email: jst@tnu.edu.vn 
(62,2% nội trợ và buôn bán, làm ruộng là 2,32%) [5] và khác so với nghiên cứu của Gravitt tại 
Ấn Độ (36,3% phụ nữ làm ruộng, nội trợ là 30,1%) [6], sự khác nhau này có thể giải thích là do 
sự khác biệt về địa bàn nghiên cứu. Tình trạng hôn nhân của ĐTNC như sau: 95,3% đã kết hôn, 
kết quả này cũng tương đồng như trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình năm 2013 [7]. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ có tiền sử sản phụ khoa chỉ chiếm 39% (trong đó tỷ lệ sảy 
thai là 22,9%; nạo hút thai là 15,9%), các bác sỹ cho biết tiền sử sản phụ khoa cung cấp những 
thông tin cần thiết để đóng góp cho những tư vấn quan trọng từ phía bác sỹ phụ khoa để duy trì 
và nâng cao sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia 
chuyên ngành sản phụ khoa thì phụ nữ có tiền sử phá thai phải đối mặt với nguy cơ ung thư cổ tử 
cung cao gấp 2,3 lần so với phụ nữ không có tiền sử phá thai. Phụ nữ từng phá thai 2 hoặc nhiều 
hơn 2 lần phá thai phải đối mặt nguy cơ gấp 4,92 lần bình thường. 
Test VIA (Visual Inspection with Acetic acid - VIA) là phương pháp dễ thực hiện và có nhiều 
triển vọng trong việc áp dụng tầm soát và phòng chống UTCTC theo hướng cộng đồng. Trong 
nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành làm test VIA cho 8.980 ĐTNC (chiếm 99,8% số phụ nữ 
được khám sàng lọc), 21 trường hợp khám sàng lọc không tham gia xét nghiệm VIA vì đã cắt cổ 
tử cung trước đó. Số phụ nữ được phát hiện có kết quả test VIA (+) là 570 trường hợp (chiếm 
6,3%), kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên ở Cần Thơ (7,3%) [3], 
thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Vũ Quốc Huy tại Huế (VIA+ 7,7%) [8], thấp hơn so với 
nghiên cứu của Gravitt tại Ấn Độ (VIA + là 12%) và cao hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Bá 
Tân tại Đà Nẵng (VIA + là 1,5%) [9]. Điều này có thể giải thích là do việc đánh giá VIA hoàn 
toàn phụ thuộc vào trình độ của người đọc kết quả và nó mang tính chủ quan nhiều hơn và không 
đơn thuần chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nhiễm bệnh tại cộng đồng, các cán bộ y tế khi đã thực hiện kỹ 
thuật thành thạo có xu hướng xác định tổn thương chính xác hơn những cán bộ y tế mới được 
thực hiện, tỷ lệ dương tính giả thường cao trong giai đoạn đầu cán bộ y tế mới thực hiện và sau 
đó giảm dần theo kinh nghiệm tích lũy của cán bộ y tế. 
Tuổi cũng là một yếu tố liên quan đến tình trạng tổn thương tiền ung thư và UTCTC. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, với phương pháp sàng lọc VIA đã cho kết quả tổn thương tiền ung thư 
cao ở nhóm tuổi 30-39 (9,1%), kết quả này khác so với nghiên cứu của Huỳnh Bá Tân tại Đà Nẵng 
(VIA+ cao nhất ở nhóm tuổi 45-50) và cũng khác so với nghiên cứu của Gravitt (VIA+ cao nhất ở 
nhóm tuổi trên 60 tuổi). Điều này có thể là do các nghiên cứu đều được triển khai tại cộng đồng 
nhưng cỡ mẫu khác nhau và cỡ mẫu chưa đủ lớn để có tính đại diện hoặc có thể sai số trong quá 
trình sàng lọc do cán bộ y tế gây nên (sai số do chọn mẫu, đọc và đánh giá, nhận định kết quả). 
Viêm nhiễm phụ khoa là những bệnh liên quan đến viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ, là nỗi 
ám ảnh của tất cả chị em, đặc biệt những chị em sau khi sinh đẻ. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa 
khiến cho nhiều chị em mệt mỏi, cuộc sống tình dục bị ảnh hưởng và nguy hiểm hơn là viêm 
nhiễm phụ khoa còn gây ra các biến chứng như vô sinh, hiếm muộn hoặc có thể dẫn tới ung thư. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khám phụ khoa cho 9.001 chị em phụ nữ, kết quả cho thấy 
tuổi càng cao thì tỷ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa càng thấp. Cụ thể là nhóm phụ nữ 30-39 tuổi có tỷ 
lệ bị viêm nhiễm phụ khoa cao nhất (76,0%); tiếp theo là nhóm phụ nữ 21-29 tuổi (64,4%), tỷ lệ 
phụ nữ có viêm nhiễm phụ khoa trong độ 40-49 tuổi là 62,7%; tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở 
nhóm phụ nữ 50-59 tuổi là 36,6%; nhóm phụ nữ từ 60-70 tuổi có tỷ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa 
thấp nhất (16,0%). Sau đó, tất cả các ĐTNC được chúng tôi phân loại viêm nhiễm phụ khoa theo 
vị trí tổn thương và theo nguyên nhân (bảng 3). Kết quả khám phát hiện trong số 9.001 trường 
hợp thì số phụ nữ bị viêm cổ tử cung chiếm 49,7%; số phụ nữ bị viêm âm đạo chiếm 14,8%; chỉ 
có 1,1% phụ nữ bị viêm tại âm hộ. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên ở 
Cần Thơ (65,2%) thì tỷ lệ phụ nữ được phát hiện có viêm nhiễm phụ khoa tại Hậu Giang (60,0%) 
không có sự khác biệt nhiều. Kết quả xét nghiệm nguyên nhân gây viêm cho thấy có 53,0% chị 
em tham gia khám sàng lọc bị viêm nhiễm là do vi khuẩn; 6,3% là do nấm Candida (tỷ lệ này 
thấp hơn trong khám sàng lọc tại Cần Thơ - 12,8%); 0,7% là do ký sinh trùng [3]. Kết quả phân 
loại tổn thương cổ tử cung ở hình 3 cho thấy trong số 9.001 phụ nữ được khám sàng lọc thì 
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 12 - 19 
 18 Email: jst@tnu.edu.vn 
49,8% chị em có cổ tử cung bình thường, tỷ lệ này thấp hơn không đáng kể so với nghiên cứu 
của Nguyễn Trung Kiên tại Cần Thơ (52%); tỷ lệ phụ nữ bị viêm cổ tử cung là 48.4%, cao hơn so 
với Cần Thơ (25,6%); 0,1% phụ nữ khám sàng lọc có u xơ CTC (Cần Thơ là 0,2%); 0,2% phụ nữ 
bị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ III (Cần Thơ là 0,4%); 0,5% phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung 
độ I (Cần Thơ là 14,8%); 0,8% bị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ II (Cần Thơ là 3,5%) [3]. Bên 
cạnh đó, số phụ nữ trong 30 xã được khám sàng lọc còn gặp các vấn đề khác liên quan đến CTC 
như nang Naboth là 2,2% (Cần Thơ là 5%), tỷ lệ bị Polip là 0,9% (Cần Thơ là 2,1%) [3]. Những 
chỉ số trên một lần nữa cho thấy kiến thức và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh 
sản của người dân còn rất hạn chế. Tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho 
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 
Pap (Papanicolaou) là một phương pháp sàng lọc phát hiện tiền ung thư và ung thư tế bào cổ 
tử cung bằng cách quan sát tế bào từ CTC dưới kính hiển vi. 570 phụ nữ có kết quả VIA (+) được 
tiến hành làm xét nghiệm tế bào học cổ tử cung (Pap), kết quả phát hiện có 53 trường hợp có tế 
bào bất thường (9,3%). Trong đó có 22 trường hợp có tế bảo vảy không điển hình (ASCUS); 10 
trường hợp có tổn thương biểu mô vảy grade thấp (LSIL)-CIN I; 05 trường hợp có tổn thương 
biểu mô vảy grade cao (HSIL)-CIN II, CIN III và 16 trường hợp có tế bào tuyến không điển hình 
(AGC). Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả trong nghiên cứu của Dhaubhadel P (PAP + là 
0,57%) [10] và nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình năm 2013 (tỷ lệ PAP là 6,1%, trong đó 4,9% 
ASCUS, 0,3% LSIL, 0,2% HSIL) [7], cũng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Lợi 
(PAP+ là 2,13%, trong đó, ASCUS là 1,1,%, LSIL 0,45%, HSIL: 0,52% và AGUS là 0,6%) [5]. 
Như vậy có thể thấy kết quả sàng lọc UTCTC tại cộng đồng bằng phương pháp tế bào học của 
chúng tôi khác so với các tác giả khác và với các nghiên cứu khác nhau thì tỷ lệ PAP dương tính 
rất khác nhau, nguyên nhân có thể do cách lựa chọn đối tượng nghiên cứu, độ tuổi của các đối 
tượng nghiên cứu khác nhau nên có thể dẫn đến tỷ lệ PAP dương tính cũng khác nhau. Mặt khác, 
do tập quán, lối sống, tình trạng kinh tế xã hội, ý thức của mỗi vùng, mỗi quốc gia cũng khác 
nhau. Thêm vào đó, kinh nghiệm sàng lọc của các cơ sở y tế cũng rất khác nhau và nó có ảnh 
hưởng nhất định đến kết quả sàng lọc. 
Tất cả phụ nữ tham gia khám sàng lọc bị viêm nhiễm phụ khoa đều được cấp thuốc điều trị. 
Số liệu từ bảng 7 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ được cấp thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa là 60,0% 
trong tổng số 9.001 phụ nữ khám sàng lọc. Tổng số phụ nữ đã được điều trị áp lạnh là 476 trường 
hợp, chiếm 83,5% tổng số phụ nữ có kết quả VIA+ đã phát hiện qua khám sàng lọc; tương đương 
6,3% tổng số phụ nữ tham gia khám sàng lọc UTCTC tại các địa điểm nghiên cứu. Trong tổng số 
570 trường hợp VIA+, có 22 trường hợp có tế bảo vảy không điển hình (ASCUS), 10 trường hợp 
có tổn thương biểu mô vảy grade thấp (LSIL)-CIN I, 05 trường hợp có tổn thương biểu mô vảy 
grade cao (HSIL)-CIN II, CIN III và 16 trường hợp có tế bào tuyến không điển hình (AGC); tất 
cả các trường hợp này đã được Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hậu Giang tư vấn khám 
định kỳ, nơi khám và điều trị kịp thời phòng tiến triển thành UTCTC. 
5. Kết luận 
Nghiên cứu này đã khám sàng lọc UTCTC cho 9.001 phụ nữ trong độ tuổi từ 21-70 ở một số 
huyện, thị xã của tỉnh Hậu Giang. Tỷ lệ phụ nữ được phát hiện có viêm nhiễm phụ khoa là 
60,0%. Tất cả phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa đều được dự án cấp thuốc điều trị góp phần nâng 
cao sức khỏe, khuyến khích phụ nữ tích cực tham gia khám sàng lọc UTCTC. Đã phát hiện được 
570 trường hợp có tổn thương sớm ở tế bào cổ tử cung (VIA+) tương đương 6,3% số phụ nữ 
được sàng lọc và đã điều trị áp lạnh cho 476 trường hợp VIA+ (83,5% số phát hiện VIA+). Có 22 
trường hợp có tổn thương tiền ung thư CIN I, CIN II, CIN III, ASCUS, AGC đều được tư vấn 
chuyển gửi điều trị kịp thời để phòng tiến triển đến UTCTC. Nhóm phụ nữ độ tuổi 30-39 có nguy 
cơ tổn thương sớm ở tế bào cổ tử cung (VIA+) cao là 9,1%, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi này thì 
khoảng 9 người có nguy cơ VIA+. 
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 12 - 19 
 19 Email: jst@tnu.edu.vn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] Hanoi Obstetrics Hospital, "The age of cervical cancer tends to be rejuvenated", 2019. [Online]. 
Available: 
dang-co-xu-huong-tre-hoa-10611.html. [Accessed Oct. 24, 2019]. 
[2] Hospital K, “The cervical cancer warning sign women often ignore,”2019. [Online]. Available: 
https://benhvienk.vn/dau-hieu-canh-bao-ung-thu-co-tu-cung-chi-em-thuong-bo-qua-nd83783.html. 
[Accessed Oct. 24, 2019]. 
[3] T. K. Nguyen, G. Lade, and H. V. Trinh, “Results of cervical cancer screening for women in 24 
communes of Can Tho city 2014 – 2016,” Journal of Community Medicine, no. 35, pp. 65-69, 2016. 
[4] Ministry of Health, The project of screening for early detection of ancient letter and treatment in some 
provincers in 2019- 2025, Decision no. 3877/QD-BYT dated August 29, pp. 3-4, 2019. 
[5] T. L. Tran, V. P. Ho, and T. K. D. Le, “The prevalence of HPV infection among women in Ho Chi 
Minh City and related factors,” Ho Chi Minh City Medicine, no. 3, pp. 164-169, 2009. 
[6] P. E. Gravitt, P. Paul, and H. A. Katki, "Effectiveness of VIA, Pap, and HPV DNA Testing in a Cervical 
Cancer Screening Program in a Peri-Urban Community in Andhra Pradesh, India," Plosone, vol. 5, no. 
10, 2010. [Online]. Available: https://europepmc.org/article/PMC/2965656. [Accessed Oct. 28, 2010]. 
[7] T. B. Nguyen, “Determining the value and feasibility of the observation method with acetic acid (Via) in 
cervical lung cancer screening in Bac Ninh and Can Tho, some factors related to cervical cancer,” Doctor 
Thesis, University of Public Health, 2015. 
[8] V. Q. H. Nguyen, M. T. Le, and Q. V. Truong, “Screening for precancerous lesions and cervical cancer by 
cervical cytology,” Journal of Obstetrics, vol. 1, no. 11, pp. 50-59, 2013. 
[9] B. T. Huynh, V. Q. Ngo, and T. H. Dang, “Building a cervical cancer screening network at the grassroots 
health level of Da Nang city by observing the cervix after applying acetic acid (VIA),” Maternity 
Journal, no. 10, vol. 2, pp. 163-172, 2012. 
[10] P. Dhaubhadel, A. Vaidya, and P. Choudhary, “Early Detection of Precursors of Cervival Cancer with 
Cervival Cytology and Visual Inspection of Cervix with Acetic,” Journal of Nepal Medical 
Association, vol. 170, no. 47, pp. 71-76, 2008. 

File đính kèm:

  • pdfresults_on_cervical_cancer_screening_for_women_in_hau_giang.pdf