Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children

Background/Purposes: Asthma is a common disease that causes chronic bronchitis. In

children, the most important trigger for an acute asthma is viral infection. This research

studies the correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children.

Methods: 101 acute asthma children admitted to the Immunology, Allergy and

Rheumatology Department with diagnosis of viral etiology by multi-bait PCR technique 5

viruses.

Results: 101 children diagnosed with acute asthma attack, 79 patients had positive PCR

with virus, accounting for 78.2%. In which: 93.7% (+) with RV, 5.1% (+) with Boca vi

rút, CoVNL63 and the lowest is Cov 43 (2.5%). Combined viral infection rate (infected

with 2 viruses or more): 6.3%. Children under 5 years old: viral infection in severe acute

asthma group: 96.1%, mild acute asthma group: 54.5%. Viruses associated with severe

asthma attacks in children <5 years old such as RV, Cov 43, CoVNL63 with p<0.05 and

p<0.001. There was no difference in the group of children over 5 years old with p>0.05.

Conclusion: The acute asthma attack related to the viral agent accounts for 78.2%. The

group of children under 5 years old has 96.1% of severe acute asthma attacks correlated

with virus. Children > 5 years old had no corelation between viral infection and severity of

asthma attacks.

Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children trang 1

Trang 1

Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children trang 2

Trang 2

Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children trang 3

Trang 3

Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children trang 4

Trang 4

Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children trang 5

Trang 5

Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children trang 6

Trang 6

Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 6320
Bạn đang xem tài liệu "Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children

Research paper correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children
 Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 6 (2020) 61-67 
61 
 Research Paper 
Correlation between Certain Viruses and Severity of Acute 
Asthma in Children 
Le Quynh Chi1*, Lu Thi Hoa2, Le Thi Hong Hanh1 
1Vietnam National Children’s Hospital, No 18/879 La Thanh, Dong Da, Hanoi, Vietnam 
2 Ha Noi Medical University, No 1 Ton That Tung, Dong Da, Hanoi, Vietnam 
Received 29 November 2020 
Revised 20 December 2020, Accept 28 December 2020 
Abstract 
Background/Purposes: Asthma is a common disease that causes chronic bronchitis. In 
children, the most important trigger for an acute asthma is viral infection. This research 
studies the correlation between certain viruses and severity of acute asthma in children. 
Methods: 101 acute asthma children admitted to the Immunology, Allergy and 
Rheumatology Department with diagnosis of viral etiology by multi-bait PCR technique 5 
viruses. 
Results: 101 children diagnosed with acute asthma attack, 79 patients had positive PCR 
with virus, accounting for 78.2%. In which: 93.7% (+) with RV, 5.1% (+) with Boca vi 
rút, CoVNL63 and the lowest is Cov 43 (2.5%). Combined viral infection rate (infected 
with 2 viruses or more): 6.3%. Children under 5 years old: viral infection in severe acute 
asthma group: 96.1%, mild acute asthma group: 54.5%. Viruses associated with severe 
asthma attacks in children <5 years old such as RV, Cov 43, CoVNL63 with p<0.05 and 
p0.05. 
Conclusion: The acute asthma attack related to the viral agent accounts for 78.2%. The 
group of children under 5 years old has 96.1% of severe acute asthma attacks correlated 
with virus. Children > 5 years old had no corelation between viral infection and severity of 
asthma attacks. 
Keyword: acute asthma, children, virus 
* 
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: quynhchileviet@gmail.com 
 https://doi.org/10.47973/jprp.v4i6.272 
L.Q. Chi et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 6 (2020) 61-67 
62 
Mối liên quan giữa một số vi rút với mức độ nặng 
của cơn hen phế quản cấp ở trẻ em 
Lê Quỳnh Chi1*, Lữ Thị Hòa2, Lê Thị Hồng Hanh1 
1Bệnh viện Nhi Trung ương, Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 
2Trường Đại học Y Hà Nội, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày29 tháng 11 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 20 tháng 12 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 12 năm 2020 
Tóm tắt 
Đặt vấn đề/ Mục tiêu: Hen phế quản là bệnh lý thường gặp gây viêm phế quản mạn tính. 
Ở trẻ em tác nhân khởi phát gây cơn hen cấp có vai trò quan trọng nhất là nhiễm vi rút. 
Mối liên quan giữa một số vi rút với mức độ nặng của cơn hen phế quản cấp ở trẻ em. 
Phương pháp: 101 trẻ được chẩn đoán cơn hen phế quản cấp nhập viện vào khoa Miễn 
dịch-Dị ứng-Khớp, chẩn đoán mức độ cơn hen cấp, chẩn đoán căn nguyên vi rút bằng kỹ 
thuật PCR đa mồi 5 vi rút. 
Kết quả: trên 101 trẻ được chẩn đoán cơn hen phế quản cấp có 79 bệnh nhân có kết quả 
PCR dương tính với vi rút chiếm 78,2%. Trong đó: 93,7% (+) với RV, 5,1% (+) với Boca 
vi rút, CoVNL63 và thấp nhất là Cov 43 (2,5%). Tỷ lệ nhiễm vi rút phối hợp (nhiễm từ 2 
vi rút trở lên): 6,3%. Trẻ dưới 5 tuổi: nhiễm vi rút ở nhóm hen nặng: 96,1%, nhóm hen 
nhẹ: 54,5%. Các vi rút liên quan cơn hen nặng ở nhóm trẻ < 5 tuổi như RV, Cov 43, 
CoVNL63 với p<0,05 và p<0,001. Nhóm trẻ trên 5 tuổi không có sự khác biệt rõ ràng với 
p>0,05. 
Kết luận: Cơn hen cấp có liên quan với tác nhân vi rút chiếm 78,2%. Nhóm trẻ hen dưới 5 
tuổi có 96,1% cơn hen cấp mức độ nặng liên quan nhiễm vi rút. Trẻ > 5 tuổi không có liên 
quan giữa nhiễm vi rút và mức độ cơn hen. 
Từ khóa: cơn hen cấp, trẻ em, vi rút 
1. Đặt vấn đề 
Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính 
phế quản kết hợp với tăng phản ứng của 
đường dẫn khí, gây co thắt và giới hạn 
luồng khí thay đổi. Trên lâm sàng trẻ 
thường biểu hiện ho, khò khè, khó thở, nặng 
ngực tái phát, từng đợt. Các triệu chứng 
thường nổi bật về đêm, xảy ra trên cơ địa dị 
ứng của bản thân và gia đình. 
Hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, 
có xu hướng ngày càng gia tăng ở các nước 
* Tác giả liên hệ. 
 E-mail address: quynhchileviet@gmail.com 
 https://doi.org/10.47973/jprp.v4i6.272 
đang phát triển. Trẻ em mắc hen phế quản, 
nếu không được chẩn đoán điều trị dự 
phòng đầy đủ sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát 
triển thể chất, khả năng học tập, chất lượng 
cuốc sống của trẻ và gây hậu quả tái cấu 
trúc đường thở sau này. 
Một trong các tác nhân gây khởi phát 
cơn hen phế quản cấp ở trẻ em là nhiễm vi 
rút đường hô hấp. Đây là tác nhân quan 
trọng nhất, thường gây bệnh cảnh của cơn 
hen cấp mức độ vừa đến nặng. Vì vậy khi 
xác định yếu tố khởi phát cơn hen phế quản 
cấp là vi rút giúp chúng ta xác định tiên 
L.Q. Chi et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 6 (2020) 61-67 
63 
lượng và điều trị bệnh một cách hiệu quả 
hơn. Từ thập niên 1970, nhiễm vi rút đường 
hô hấp được xác định là một trong các yếu 
tố khởi phát cơn hen cấp ở cả trẻ em và 
người lớn. Vi rút được tìm thấy khoảng 80% 
trong các giai đoạn khò khè của trẻ học 
đường và từ 50% đến 75% trong các giai 
đoạn khò khè cấp tính của người lớn. Ở Việt 
Nam gần đây cũng có nhiều nghiên cứu về 
hen phế quản trẻ em. Nghiên cứu về sự liên 
quan của vi rút với cơn hen phế quản chưa 
được đề cập nhiều ở trẻ em. Vì lí do đó 
chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Mối liên 
quan giữa một số vi rút với mức độ nặng 
của cơn hen phế quản cấp ở trẻ em”. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu: 
- Bệnh nhân có độ tuổi dưới 16 tuổi được 
chẩn đoán cơn hen phế quản cấp điều trị nội 
trú tại khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp, Bệnh 
viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 
1/7/2019 đến 30/6/2020. Tiêu chuẩn chẩn 
đoán hen phế quản, cơn hen cấp - mức độ 
nặng của cơn hen phế quản cấp theo GINA. 
- Chẩn đoán nhiễm vi rút bằng phương 
pháp nghiên cứu sinh học phân tử. Bệnh 
phẩm là dịch tỵ hầu. Dùng kỹ thuật PCR đa 
mồi 5 vi rút xác định căn nguyên gây cơn 
hen cấp tại khoa Nghiên cứu Sinh học Phân 
tử các Bệnh truyền nhiễm- Bệnh viện Nhi 
Trung ương. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. 
Cỡ mẫu và chọn mẫu: Chọn mẫu thuận 
tiện, tất cả những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn 
trong thời gian nghiên cứu 
Quy trình nghiên cứu: Các bệnh nhân đủ 
tiêu chuẩn nghiên cứu được thăm khám lâm 
sàng, đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp, 
xét nghiệm PCR đa mồi panel 3 vi rút theo 
kit Allplex Respiratory Panel 3 của hãng 
Seegen xác định 5 tác nhân (Bocavirus, 
Rhinovius, CoV OC43, CoV NL63, CoV 
229E) theo hướng dẫn của nhà sản suất. 
Các bệnh nhân nghiên cứu được đánh giá 
trên các nhóm có kết quả xét nghiệm vi rút 
dương tính và âm tính. 
Xử lý số liệu : 
Phân tích và xử lý số liệu theo phương pháp 
thống kê y học. Sử dụng phần mền SPSS 
version 21. 
Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được sự 
chấp thuận của hội đồng đạo đức Trường 
đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung 
ương. 
3. Kết quả nghiên cứu 
Nghiên cứu trên 101 trẻ được chẩn đoán 
cơn hen phế quản cấp nhập viện Khoa Miễn 
dịch-Dị ứng-Khớp, Bệnh viện Nhi Trung 
ương, chúng tôi thu được 79 bệnh nhân có 
kết quả PCR dương tính với vi rút chiếm tỉ 
lệ 78,2% bệnh nhi, có 79 bệnh nhi nhiễm vi 
rút chiếm 78,2% còn lại 21,8% không 
nhiễm. Tuổi trung bình của nhóm trẻ hen 
phế quản liên quan với nhiễm vi rút là 5,47 
± 2,57. Nhóm trẻ > 5 tuổi gặp nhiều hơn 
(53,2%). Trẻ trai: 63,3%. 
3.1. Tỷ lệ từng loại vi rút 
L.Q. Chi et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 6 (2020) 61-67 
64 
0
20
40
60
80
100
RV Boca Cov 43 CoVNL63
%
Biểu đồ 1. Tỷ lệ từng loại vi rút 
Nhận xét: Trong 79 bệnh nhi nhiễm vi rút có 93,7% có kết quả xét nghiệm dương tính với RV, tiếp đến 
5,1% dương tính với Boca vi rút, CoVNL63 và thấp nhất là Cov 43 (2,5%). 
3.2. Tỷ lệ nhiễm vi rút phối hợp (từ 2 loại vi rút trở lên): 6,3%, 93,7% chỉ nhiễm 1 vi rút 
3.3. Mối liên quan giữa mức độ nặng cơn hen với nhiễm vi rút 
Bảng 1. Mối liên quan giữa mức độ nặng cơn hen với nhiễm vi rút 
Vi rút 
Mức độ nặng 
Vi rút (-) Vi rút (+) p n % n % 
Trẻ dưới 5 tuổi 
Nhẹ hoặc trung bình 10 45,5 12 54,5 <0,05 Nặng hoặc đe dọa tính mạng 1 3,9 25 96,1 
Trẻ từ 5 đến 16 tuổi 
Nhẹ 1 14,3 6 85,7 
>0,05 Trung bình 6 31,6 13 68,4 Nặng 4 14,8 23 85,2 
Đe dọa tính mạng 0 0,0 0 0,0 
Nhận xét: nhóm trẻ dưới 5 tuổi: tỷ lệ nhiễm vi rút ở nhóm hen nặng: 96,1% cao hơn rất nhiều so với 
nhóm hen mức nhẹ (54,5%) nhiễm vi rút. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ở nhóm trẻ từ 
5 đến 16 tuổi thì sự khác biệt chưa rõ ràng (p>0,05). 
3.4. Mối liên quan giữa mức độ nặng của cơn hen phế quản và từng loại vi rút ở trẻ dưới 5 
tuổi 
Bảng 2. Mối liên quan giữa mức độ nặng của cơn hen phế quản và từng loại vi rút 
ở trẻ dưới 5 tuổi 
Từng loại vi rút 
Độ nặng của hen 
P Nhẹ, TB Nặng 
n % n % 
RV 
Dương tính 11 50,0 23 88,5 <0,05 
L.Q. Chi et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 6 (2020) 61-67 
65 
Âm tính 11 50,0 3 11,5 
BOCA 
Dương tính 1 4,6 2 7,7 >0,05 Âm tính 21 95,4 24 92,3 
Cov 43 
Dương tính 0 0,0 2 7,7 <0,001 Âm tính 22 100,0 24 92,7 
CoVNL 63 
Dương tính 0 0,0 1 3,9 <0,001 Âm tính 22 100,0 25 96,1 
Nhận xét: Chưa có mối liên quan giữa nhiễm Boca với mức độ nặng của hen; Có mối liên quan chặt 
chẽ giữa nhiễm RV, Cov 43, CoVNL63 với mức độ nặng của hen với p<0,05 và p<0,001. 
3.5. Mối liên quan giữa độ nặng của cơn hen phế quản và từng loại vi rút ở trẻ trên 5 tuổi 
Bảng 3. Mối liên quan giữa độ nặng của cơn hen phế quản và từng loại vi rút ở trẻ trên 5 tuổi 
Từng loại vi rút 
Độ nặng của hen p 
Nhẹ Trung bình Nặng 
n % n % n % 
RV 
Dương tính 5 71,4 13 68,4 22 81,5 >0,05 Âm tính 2 28,6 6 31,6 5 18,5 
BOCA 
Dương tính 0 0,0 1 5,3 0 0,0 >0,05 Âm tính 7 100,0 18 94,7 27 100,0 
Cov 43 
Dương tính 0 0,0 0 0,0 0 0,0 - Âm tính 7 100,0 19 100,0 27 100,0 
CoVNL 63 
Dương tính 1 14,3 1 5,3 1 3,7 > 0,05 Âm tính 6 85,7 18 94,7 26 96,3 
Nhận xét: Chưa có mối liên quan giữa nhiễm vi rút với mức độ nặng của hen ở nhóm tuổi từ 5 đến 16 
tuổi với p > 0,05.
4. Bàn luận 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy trong tổng số 101 bệnh nhi, có 79 bệnh 
nhi nhiễm vi rút chiếm 78,2% còn lại 21,8% 
không nhiễm. Trong tổng số 79 bệnh nhi 
nhiễm vi rút có 93,7% có kết quả xét 
nghiệm dương tính với RV, tiếp đến 5,1% 
dương tính với Boca vi rút, CoVNL63 và 
thấp nhất là Cov 43 (2,5%). Nhiễm vi rút 
đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây 
khởi phát cơn hen cấp. RV và vi rút cúm là 
nguyên nhân phổ biến gây khởi phát cơn 
hen cấp ở trẻ em [5]. Sự phát triển của bệnh 
hen liên quan đến các loại vi rút này có 
những cơ chế riêng biệt, nhưng nói chung, 
nhiễm vi rút đường hô hấp là một yếu tố 
nguy cơ của bệnh hen cơ địa sau này [1]. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy tỷ lệ nhiễm vi rút RV cao nhất lên tới 
93,7%, tiếp đến là Boca vi rút, CoVNL63 
chỉ có 5,1%, thấp nhất là Cov 43 chiếm 
2,5%. Theo tác giả Alicia A. Annamalay và 
L.Q. Chi et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 6 (2020) 61-67 
66 
cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 700 trẻ từ 
2 đến 59 tháng tuổi cho thấy, có ít nhất một 
loại vi rút đường hô hấp được xác định ở 
92,0% trẻ em trong đó RV là phổ biến nhất 
chiếm 53,0%. 
Ở nhóm tuổi < 5 tuổi chưa có mối liên 
quan giữa nhiễm Boca với mức độ nặng của 
hen; tuy nhiên có mối liên quan chặt chẽ 
giữa nhiễm RV, Cov 43, CoVNL63 với mức 
độ nặng của hen với p<0,05 và p<0,001; 
bên cạnh đó chưa có mối liên quan giữa 
nhiễm vi rút với mức độ nặng của hen ở 
nhóm tuổi từ 5 đến 16 tuổi với p>0,05; Các 
loại vi rút khác ngoài RV ít có ý nghĩa quan 
trọng trong vai trò tác nhân gây ra bệnh lý 
hen phế quản. Có thể xuất phát ban đầu là 
nhiễm RSV hoặc các loài gần với nó như 
metapneumovirus nhưng về sau, các trường 
hợp tái nhiễm thường xảy ra ở mức độ nhẹ. 
Đối với Boca vi rút thì trẻ em thường có 
kháng thể bảo vệ, còn đối với vi rút cúm có 
thể góp phần gây ra các cơn hen ở người lớn 
nhưng do hiệu quả của chương trình tiêm 
chủng nên tỷ lệ này cũng hiếm gặp. Các loại 
Corona vi rút (ngoại trừ SARS, MERS), vi 
rút parainfluenza, adeno vi rút và polyma vi 
rút đường hô hấp thường chỉ gây nhiễm 
trùng đường hô hấp trên [2-4]. 
Nghiên cứu của Tuomas Jartti và cộng 
sự về vai trò của vi rút với phát triển hen 
phế quản ở trẻ em đã chỉ ra vi rút đường hô 
hấp (RV, RSV) tương tác với yếu tố môi 
trường và vật chủ để tăng nguy cơ mắc khò 
khè ở trẻ sơ sinh và làm tăng mức độ nặng 
bệnh ở trẻ em34. Nghiên cứu của Lê Thị 
Hồng Hanh năm 2011 về vai trò của nhiễm 
vi rút trong đợt bùng phát HPQ ở trẻ em cho 
thấy tỷ lệ xác định được vi rút hô hấp trong 
đợt bùng phát là 49,66%. Nhóm bệnh nhi 
HPQ nhiễm RSV có đợt bùng phát HPQ 
nặng chiếm 60,70% [5]. Kết quả nghiên cứu 
ở biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút 
phối hợp (nhiễm từ 2 loại vi rút trở lên) có 
6,3%. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
ở nhóm nhiễm vi rút chủ yếu hen ở mức độ 
nặng chiếm 60,8%, mức độ nhẹ chỉ có 
11,4%; còn ở nhóm không nhiễm vi rút tỷ lệ 
mức độ trung bình cao nhất chiếm 59,1%, 
nặng chiếm 22,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p<0,05. Ở nhóm nhiễm từ 2 
loại vi rút trở lên mức độ hen nặng chiếm 
60,0% cao hơn so với nhóm nhiễm từ 01 
loại vi rút trở xuống; tuy nhiên sự khác biệt 
chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết 
quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết 
quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Hoàng 
Ngân. 
Nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút có 
liên quan chặt chẽ với các biểu hiện thở khò 
khè và làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn 
trong suốt thời thơ ấu. Các vi rút đường hô 
hấp là một nguyên nhân quan trọng của biểu 
hiện khò khè cấp tính ở trẻ nhỏ, và vi rút 
được phát hiện trong hầu hết các cơn hen 
cấp trong suốt thời thơ ấu. Đặc biệt, trẻ sơ 
sinh bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút 
có nhiều khả năng bị hen suyễn sau này 
trong thời thơ ấu. Đã có những tiến bộ trong 
việc tìm hiểu cơ chế bệnh sinh của các bệnh 
hô hấp do vi rút và những hiểu biết mới về 
vai trò của vi rút trong bệnh hen suyễn. Kết 
quả nghiên cứu cũng cho thấy mối liên 
quan chặt chẽ giữa triệu chứng co kéo cơ hô 
hấp với nhiễm vi rút với p<0,05; các triệu 
chứng khác chưa có mối liên quan rõ ràng 
(p>0,05). 
5. Kết luận 
Ở trẻ dưới 5 tuổi tỷ lệ nhiễm vi rút ở 
nhóm hen nặng: 96,1% cao hơn rất nhiều so 
với nhóm hen nhẹ 54,5% nhiễm vi rút, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
Tuy nhiên ở nhóm trẻ từ 5 đến 16 tuổi thì sự 
khác biệt chưa rõ ràng với p>0,05. 
Trẻ dưới 5 tuổi có mối liên quan chặt 
chẽ giữa nhiễm RV, Cov 43, CoVNL63 với 
L.Q. Chi et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 6 (2020) 61-67 
67 
mức độ nặng của hen với p<0,05 và 
p<0,001. Trẻ trên 5 tuổi chưa có mối liên 
quan giữa nhiễm vi rút với mức độ nặng của 
hen với p>0,05. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Jartti T, Bønnelykke K, Elenius V et al. Role 
of viruses in asthma. Semin Immunopathol. 
2020;42(1):61-74. 
https://doi.org/10.1007/s00281-020-00781-5. 
[2] Vasileiou E, Sheikh A, Butler C et al. 
Effectiveness of Influenza Vaccines in 
Asthma: A Systematic Review and Meta-
Analysis. Clin Infect Dis 2017;65(8):1388-
1395. https://doi.org/10.1093/cid/cix524 
[3] Papadopoulos NG, Christodoulou I, Rohde G 
et al. Viruses and bacteria in acute asthma 
exacerbations--a GA2LEN-DARE 
systematic review. Allergy 2011;66(4):458-
468. https://doi.org/10.1111/j.1398-
9995.2010.02505.x. 
[4] Christensen A, Kesti O, Elenius V et al. 
Human bocavirus and paediatric infections. 
Lancet Child Adolesc Health 2019;3(6):418-
426. https://doi.org/10.1016/S2352-4642 
(19)30057-4. 
[5] Van TL. Identify some etiologies and risk 
factors in children with pneumonia lasting 
more than 2 weeks at the respiratory 
department of Thanh Hoa Children’s 
Hospital. Journal of Pediatric Research and 
Practice 2020;1:58-64. https://doi.org/10.25 
073/jprp.v4i1.145 

File đính kèm:

  • pdfresearch_paper_correlation_between_certain_viruses_and_sever.pdf