Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia

TÓM TẮT:

Tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch

vận động viên đội tuyển quốc gia, chúng tôi đề

xuất quy trình các bước thực hiện đã được Hội

đồng liên ngành khoa học y học và y học thể thao

thông qua. Quy trình gồm các bước: Bước 1:

Khám sức khỏe tổng quát theo quy định của Bộ Y

tế; Bước 2: Sàng lọc, phát hiện vận động viên có

dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng liên quan

bệnh lý tim mạch thông qua kết quả khám tại

Bước 1; Bước 3: khám chuyên sâu tim mạch các

vận động viên đã sàng lọc, phát hiện có bệnh lý

tim mạch tại Bước 2; Bước 4: kết luận bệnh lý tim

mạch mà vận động viên mắc phải, gửi kết quả về

các đơn vị quản lý, sử dụng vận động viên và cá

nhân vận động viên.

Từ khóa: Sàng lọc; bệnh lý tim mạch; Vận

động viên.

ABSTRACT:

In oder to conduct screening and early

detection of cardiovascular diseases among the

national atheletes, we propose a step-by-step

procedures approved by the Council of

Interdisciplinary Medicine Science and Sports

Medicine. The process includes the following

steps: Step 1: General health check as prescribed

by the Ministry of Health; Step 2: Screen and

detect the national atheletes suffered from clinical

and subclinical signs related to cardiovascular

disease through the examination results in Step 1;

Step 3: In-depth cardiovascular examination of

the national atheletes who are detected with

cardiovascular diseases at Step 2; Step 4:

Conclusion of the cardiovascular disease the

national atheletes have been suffered from, send

these conclusion to the managing offices as well as

the individual national atheletes.

Keywords: Atheletes; Cardiovascular diseases; Process of screening.

 

Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia trang 1

Trang 1

Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia trang 2

Trang 2

Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia trang 3

Trang 3

Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia trang 4

Trang 4

Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 8200
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia

Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 5/2020
76 Y HỌC VÀDINH DƯỠNG THỂ THAO
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên
nhân gây đột tử hàng đầu trong thi đấu và tập luyện
thể dục thể thao (TDTT) ở vận động viên (VĐV),
nhất là trong thi đấu, tập luyện TDTT đỉnh cao. Tầm
soát, sàng lọc phát hiện sớm bệnh lý tim mạch VĐV
nhằm có kế hoạch, giải pháp giúp giảm thiểu tai nạn
xảy ra trong tập luyện và thi đấu TDTT. Đây là
nhiệm vụ cấp thiết đối với công tác an toàn vệ sinh
tập luyện, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra trong bối
cảnh ngày càng có nhiều tầng lớp xã hội tham gia tập
luyện, thi đấu TDTT.
Để ngăn ngừa các biến cố tim mạch, VĐV cần
phải được khám sàng lọc trước khi bắt đầu tập luyện
thể thao hoặc thi đấu thể thao. Vì vậy, các nhà khoa
học đã tập trung nghiên cứu tìm ra nhiều phương
pháp khác nhau để chẩn đoán phát hiện sớm bệnh tim
ở VĐV như: tầm soát gene để xác định VĐV có nguy
cơ mắc bệnh lý tim mạch bẩm sinh; Khám sức khỏe
toàn diện để sàng lọc ra những VĐV có bệnh tim;
làm nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ (NPGS
ĐTĐ), xạ hình, chụp cắt lớp, để chẩn đoán nguyên
nhân. Theo các kết quả nghiên cứu đã công bố thì các
yếu tố là nguyên nhân gây đột tử thường liên quan
đến các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, rối
loạn nhịp tim, hội chứng brugada, cơ tim phì đại.
Tại Việt Nam, những năm cuối 1900s của thế kỷ
XX, Viện Khoa học TDTT có áp dụng NPGS ĐTĐ để
chẩn đoán xác định bệnh tim ở một số VĐV nhưng
chỉ trong phạm vi hẹp, chưa được nghiên cứu tổng kết
kinh nghiệm. Hiện nay chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu sâu và toàn diện về chẩn đoán sớm
các bệnh tim mạch có nguy cơ gây đột tử trong thể
thao. Do vậy, chúng tôi đề xuất một nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học quy mô lớn hơn, chuyên sâu để chẩn
đoán sàng lọc phát hiện sớm bệnh lý tim mạch gây
nguy cơ đột tử ở VĐV với tên: “Nghiên cứu quy trình
sàng lọc phát hiện sớm bệnh lý tim mạch ở vận động
viên các đội tuyển quốc gia”.
Để triển khai nhiệm vụ này, chúng tôi đã đề xuất
các bước của “Quy trình thực hiện quy trình tầm soát,
Quy trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý 
tim mạch vận động viên đội tuyển quốc gia
PGS. TS.BS. Võ Tường Kha Q
TÓM TẮT: 
Tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch
vận động viên đội tuyển quốc gia, chúng tôi đề
xuất quy trình các bước thực hiện đã được Hội
đồng liên ngành khoa học y học và y học thể thao
thông qua. Quy trình gồm các bước: Bước 1:
Khám sức khỏe tổng quát theo quy định của Bộ Y
tế; Bước 2: Sàng lọc, phát hiện vận động viên có
dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng liên quan
bệnh lý tim mạch thông qua kết quả khám tại
Bước 1; Bước 3: khám chuyên sâu tim mạch các
vận động viên đã sàng lọc, phát hiện có bệnh lý
tim mạch tại Bước 2; Bước 4: kết luận bệnh lý tim
mạch mà vận động viên mắc phải, gửi kết quả về
các đơn vị quản lý, sử dụng vận động viên và cá
nhân vận động viên.
Từ khóa: Sàng lọc; bệnh lý tim mạch; Vận
động viên. 
ABSTRACT:
In oder to conduct screening and early 
detection of cardiovascular diseases among the
national atheletes, we propose a step-by-step 
procedures approved by the Council of
Interdisciplinary Medicine Science and Sports
Medicine. The process includes the following
steps: Step 1: General health check as prescribed
by the Ministry of Health; Step 2: Screen and
detect the national atheletes suffered from clinical
and subclinical signs related to cardiovascular 
disease through the examination results in Step 1;
Step 3: In-depth cardiovascular examination of
the national atheletes who are detected with 
cardiovascular diseases at Step 2; Step 4:
Conclusion of the cardiovascular disease the
national atheletes have been suffered from, send
these conclusion to the managing offices as well as
the individual national atheletes.
Keywords: Atheletes; Cardiovascular dis-
eases; Process of screening.
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 5/2020
77Y HỌC VÀDINH DƯỠNG THỂ THAO
sàng lọc phát hiện sớm bệnh lý tim mạch VĐV các
đội tuyển quốc gia” và đã được Hội đồng liên ngành
khoa học y học và y học thể thao thông qua. 
2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng: vận động viên các đội tuyển quốc
gia các môn thể thao.
2.2. Dung cụ, trang thiết bị:
- Máy điện tim 12 kênh ECG-2350 -Nihon
Kohden;
- Holter điện tâm đồ BTL-08 HOLTER H600;
- Máy siêu âmdoppler màuchuyên tim mạch EKO
7, Samsung, Hàn Quốc;
- Hệ thốngcộng hưởng từMAGNETOM SEM-
PRA1.5 Tesla;
- Hệ thống thiết bị CosmedK4b2, Italy;
- Các dụng cụ và thuốc: Huyết áp kế Omron Nhật
Bản, Model: Hem-7361T và tai nghe tim phổi 2 mặt
CK-S747PF; Đồng hồ bấm giây PC2810; Thảm chạy
được điều chỉnh bằng điện, loại treadmill;Thuốc glyc-
erin nitrate xịt dưới lưỡi (Nitromint, Nati spray); Điện
cực dán theo dõi; Bình Oxi cao áp cấp cứu; Tủ thuốc
cấp cứu tim mạch hô hấp đầy đủ; Giường bệnh...
2.3. Cỡ mẫu: được tính theo công thức sau
Trong đó: 
Z21-a/2: giá trị giới hạn tương ứng với độ tin cậy
(bằng 1,96 nếu độ tin cậy là 95%); 
p: tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch ước lượng
trong quần thể vận động viên chuyên nghiệp là 0.16
(theo European Society of Cardiology 2010 [1]);
d: độ chính xác mong muốn (giá trị chênh lệch cao
nhất hay thấp nhất so với gíatrị giữa, trong nghiên cứu
này mong muốn kết quả dao động từ 0,02 đến 0,15 thì
d = 0,04 .
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên, nhiều thời điểm lấy mẫu, chúng tôi nhân
lên gấp đôi. Do vậy cỡ mẫu cần khảo sát là 323 x 2
= 646 vận động viên.
2.4. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
2.5. Thông số nghiên cứu:
2.5.1. Các thông số nghiên cứu khi khám sức
khỏe tổng quát
a) Tiền sử có triệu chứng liên quan, mắc bệnh về
tim, mạch, huyết áp.
b) Các thông số lâm sàng: 
- Mạch tĩnh (lần/phút);
- Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp
hiệu số, huyết áp hiệu dụng (đơn vị đều là mmHg);
- Tần số tim (lần/phút), kiểu tần số tim.
- Các tiếng thổi, rung và các tiếng bất thường khi
nghe tim (nếu có);
- Chỉ số công năng tim HW [12]:
+ Mạch đập yên tĩnh ngay trước vận động test (F0-
lần/phút); 
+ Mạch đập ngay sau vận động test (F1-lần/phút); 
+ Mạch hồi phục sau vận động test (F2-lần/phút); 
+ Chỉ số công năng tim:
c) Các thông số cận lâm sàng:
c1) X-Quang tim phổi thắng, phân tích, xác định:
- Chỉ số tim-ngực;
- Vị thế tim – kích thước bóng tim;
- Kích thước các buồng tim; 
- Vị trí, kích thước các mạch máu lớn;
- Tuần hoàn phổi.
c2) Điện tim, xác định:
- Tần số tim;
- Đặc điểm các sóng, các đoạn: T, U, ST, R, S, Q,
phức bộ QRS;
- Trục điện tim.
2.5.2. Các thông số nghiên cứu khi khám chuyên
sâu tim mạch
a) Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ, đánh giá:
- Triệu chứng đau tức ngực xuất hiện; mất điều
hòa, mất định hướng; khó thở;
- Tần số tim, nhịp tim;
- Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương;
- Các sóng điện tim: Sóng T, sóng U ở V5, đoạn
ST, biên độ R và Q ở V5;
b) Siêu âm tim, xác định: 
- Ghi nhận các thông số siêu âm tim theo kiểu TM
và 2D.
- Đo kích thước các buồng tim và khối cơ thất trái
bằng siêu âm M-mode (Theo hội siêu âm Hoa kỳ
A.S.E kết hợp với siêu âm 2D). Chỉ tiêu, tiêu chuẩn
đánh giá: Đường kính thất phải (RV); Bề dày vách
liên thất (IVSd); (IVSs); Đường kính thất trái
(LVDd); (LVDs); Bề dày thành sau thất trái
N=
Vậy N= = 322,69 ~323 VĐV
HW =
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 5/2020
78 Y HỌC VÀDINH DƯỠNG THỂ THAO
Hình 1. Các bậc công suất theo protocol Bruce trong NPGS ĐTD
Hình 2. NPGS ĐTD ở bệnh nhân
Hình 3. NPGS tim phổi gắng sức
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 5/2020
(LVPWd);(LVPWs); Đường kính động mạch chủ
(AO); Độ mở van động mạch chủ(AOV); Đường kính
nhĩ trái (LA); Công thức tính khối cơ thất trái: LVM
(g) = 0,8 x [1,04x(LVDd+ IVSd + PWLVd)3-
LVDd3]+0,6; Tính chỉ số khối cơ thất trái LVMI
(g/m2)= LVM/BSA với BSA=W0,425xH0,725x
71,84x 10-4(m2); Khảo sát chức năng tâm thu thất
trái, dựa vào FS và EF (TM, 2D); Phân suất co 
rút FS% = 100 x (LVDd- LVDs)/LVDd; Phân suất
tống máu EF% = 100 x (EDV-ESV)/EDV; Khảo sát
chức năng tâm trương thất trái. Các tiêu chuẩn siêu
âm doppler rối loạn chức năng tâm trương thất trái
chia thành 4 độ.
c) MRI, CT, xạ hình tim khi cần thiết phối hợp để
chẩn đoán chuyên sâu:
- MRI: Hình ảnh về chức năng thất trái, vận đồng
thành và độ dày thành thất; Sử dụng chất đối quang
gadolinium để phát hiện vùng giảm tưới máu, tắc
nghẽn vi mạch và vùng sẹo, xơ hóa.
- Hình ảnh chụp xạ hình cắt lớp đơn photon
SPECT: sử dụng Thallium-201 (201Tl) và các chất
gắn với99mTc. 
- PET-CT: phân biệt vùng thiếu máu cơ tim bằng
hình ảnh chất đánh dấu tưới máu13NH3ammonia và
hình ảnh chuyển hóa chụp bằng chất chuyển
hóa18FDG. 
2.6. Lực lượng, địa điểm nghiên cứu
- Lực lượng: chuyên gia của bệnh viện Thể thao
Việt Nam, bệnh viện Tim Hà Nội, 04 trung tâm Huấn
luyện Thể thao quốc gia, Trung tâm đào tạo vận động
viên thuộc Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc
Ninh và cán bộ y tế của các bệnh viện đa khoa tỉnh
của địa phương.
- Địa điểm: 04 trung tâm Huấn luyện Thể thao
quốc gia Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,
Trung tâm đào tạo vận động viên thuộc Trường Đại
học Thể dục thể thao Bắc Ninh và các bệnh viện đa
khoa tỉnh của địa phương.
Hình 4. Bất thường trên điện tâm đồ khi gắng sức ở một bệnh nhân có hẹp nặng động mạch vành phải
Hình A: điện tâm đồ trước nghiệm pháp (bình thường). 
Hình B: điện tâm đồ bất thường với đoạn ST chênh dốc xuống rõ, T đảo ngược khi gắng sức tối đa.
Hình 5. Phì đại cơ tim Hình 6. Giãn buồng tâm thất trái
79Y HỌC VÀDINH DƯỠNG THỂ THAO
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 5/2020
80 Y HỌC VÀDINH DƯỠNG THỂ THAO
2.7. Quy trình các bước thực hiện tầm soát 
- Bước 1: Khám sức khỏe tổng quát theo quy định
của Bộ Y tế; 
- Bước 2: Sàng lọc, phát hiện vận động viên có
dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng liên quan bệnh lý
tim mạch thông qua kết quả khám sức khỏe tổng quát
tại Bước 1; 
- Bước 3: Khám chuyên sâu tim mạch các vận
động viên đã sàng lọc, đã phát hiện có bệnh lý tim
mạch tại Bước 2; 
- Bước 4: Kết luận bệnh lý tim mạch mà vận động
viên mắc phải, gửi kết quả về các đơn vị quản lý, sử
dụng vận động viên và cá nhân vận động viên.
2.8. Các dạng bệnh lý tim mạch sẽ được phát
hiện, tầm soát
- Nhóm tim bẩm sinh; 
- Nhóm rối loạn nhịp tim; 
- Nhóm bệnh tim do tăng huyết áp; 
- Nhóm bệnh mạch vành; 
- Nhóm bệnh van tim; 
- Nhóm bệnh cơ tim; 
- Nhóm bệnh viêm tim.
3. KẾT LUẬN
Tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch của
VĐV có vai trò vô cùng quan trọng. Điều này giúp
cho bác sỹ thể thao, huấn luyện viên, nhà quản lý thể
thao có kế hoạch, giải pháp huấn luyện VĐV phù hợp
trình độ thể chất, điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn
sinh mạng cho VĐV trong thi đấu và luyện tập, góp
phần nâng cao thành tích thi đấu, tập luyện TDTT.
Quy trình tầm soát, sàng lọc phát hiện sớm bệnh lý
tim mạch VĐV đã được Hội đồng liên ngành các nhà
khoa học y học, y học thể thao thông qua và đang
được triển khai tầm soát cho các VĐV tại các Trung
tâm huấn luyện Thể thao quốc gia. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACC/AHA (2002), Guideline Update for Exercise Testing, Summary Article
2. Bộ Y tê (2014), Thông tưsố14/2013/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế Hướng dẫnkhám sức khỏe
3. Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Cửu Lợi, Bùi Đức Phú (2009), Một số chỉ số mới trong nghiệm pháp gắng
sức để chẩn đoán bệnh lý động mạch vành ở bệnh nhân đau thắt ngực, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, tr.
4. Lê Minh Khôi (2015), Sinh lý tim, mạch ứng dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản y học
5. Nguyễn Quý Khoáng, Nguyễn Quang Trọng (2017), Chẩn đoán hình ảnh hệ tim mạch, Bản dịch của
Michael J. Shea, MD, Michigan Medicine at the University of Michigan.
6. Kwok JM, Miller TD, Christian TF, Hodge DO, Gibbons RJ (1999), Prognostic value of a treadmill exer-
cise score in symptomatic patients with nonspecifi c ST-T abnormalities on resting ECG, JAMA, 282(11), pp.
1047- 1053. 
Nguồn bài báo: Thuyết minh đề cương chi tiết đề tài cấp Bộ của bệnh viện Thể thao Việt Nam, thực hiện năm
2021-2022 với tên "Nghiên cứu quy trình sàng lọc phát hiện sớm bệnh lý tim mạch của vận động viên các tuyển
quốc gia" đã được phê duyệt.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 14/7/2020; ngày phản biện đánh giá: 12/8/2020; ngày chấp nhận đăng: 15/10/2020)
Hình 7: Hình ảnh hẹp động mạch vành trước và sau
đặt stent trên phim chụp CT cản quang Hình 8: Hình ảnh xạ hình tưới máu cơ tim

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_tam_soat_phat_hien_som_benh_ly_tim_mach_van_dong_v.pdf