Quy trình kỹ thuật chuyên ngành phẫu thuật nội soi
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ u tuyến yên lần đầu tiên được thực hiện tại Pháp năm 1992. Ngày nay, phương pháp này là phương pháp phẫu thuật chủ yếu trong cắt bỏ khối u tuyến yên tại các nước phát triển. Khi triển khai thực hiện phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u tuyến yên, chúng ta phải được đào tạo về kỹ năng nội soi, trang thiết bị và đưa ra chỉ định phù hợp. Để đạt kết quả tốt nhất, chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ quy trình phẫu thuật nội soi cắt u tuyến yên.
II. CHỈ ĐỊNH
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ u tuyến yên là phương pháp phẫu thuật nội soi qua mũi-xoang bướm. Chỉ định mổ nội soi giống với chỉ định mổ cắt bỏ u tuyến yên bằng phương pháp vi phẫu qua xoang bướm. Chỉ định mổ bao gồm:
-U tuyến yên không tăng tiết.
-U tuyến yên tăng tiết GH, tăng tiết ACTH, tăng tiết FSH, hỗn hợp.
-U tuyến yên tăng tiết prolactine (điều trị nội thất bại).
-U tuyến yên thất bại sau điều trị nội khoa, xạ trị.
-U tuyến yên xâm lấn xuống dưới vùng xoang bướm.
-U tuyến yên xâm lấn lên trên.
-U tuyến yên xâm lấn sang bên.
-U tuyến yên tái phát.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình kỹ thuật chuyên ngành phẫu thuật nội soi
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 1 QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH PHẪU THUẬT NỘI SOI HÀ NỘI, 2016 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 2 DANH MỤC CHƢƠNG I. PHẪU THUẬT SỌ NÃO 1. Phẫu thuật nội soi tuyến yên qua đường xương bướm ...................... Trang 11 2. Phẫu thuật nội soi hỗ trợ kẹp cổ túi phình ................................................... 17 3. Phẫu thuật nội soi phá nang màng nhện dịch não tủy .................................. 22 4. Phẫu thuật nội soi lấy máu tụ ....................................................................... 25 5. Phẫu thuật nội soi hỗ trợ giải ép thần kinh số V .......................................... 28 6. Phẫu thuật nội soi hỗ trợ lấy u não ............................................................... 33 7. Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nền sọ .................................................... 37 8. Phẫu thuật nội soi lấy u nền sọ ..................................................................... 40 9. Phẫu thuật nội soi lấy u não thất .................................................................. 44 10. Phẫu thuật nội soi lấy u sọ hầu qua xoang bướm ......................................... 47 11. Phẫu thuật nội soi điều trị rò dịch não tủy nền sọ ........................................ 51 12. Phẫu thuật nội soi giảm áp thần kinh số II ................................................... 54 13. Phẫu thuật nội soi phá thông sàn não thất III ............................................... 57 14. Phẫu thuật nội soi sinh thiết u não thất ........................................................ 60 15. Phẫu thuật nội soi phá thông sàn não thất và sinh thiết u não thất .............. 63 CHƢƠNG II. PHẪU THUẬT CỘT SỐNG 16. Phẫu thuật nội soi lấy nhân đĩa đệm cột sống thắt lưng qua đường liên bản sống .............................................................................................................. 68 17. Phẫu thuật nội soi lấy nhân đĩa đệm cột sống thắt lưng qua lỗ liên hợp ..... 72 18. Phẫu thuật nội soi lấy nhân đĩa đệm cột sống ngực đường trước trong vẹo cột sống .............................................................................................................. 78 19. Phẫu thuật nội soi chỉnh vẹo cột sống ngực ................................................. 81 20. Phẫu thuật nội soi giải phóng lỗ liên hợp cột sống cổ ................................. 84 21. Phẫu thuật nội soi hỗ trợ làm cứng cột sống lưng........................................ 87 22. Phẫu thuật nội soi cắt bản sống giải ép trong hẹp ống sống thắt lưng ......... 89 23. Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường sau ................... 93 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 3 24. Phẫu thuật nội soi lấy đĩa đệm cột sống cổ ngực ......................................... 96 CHƢƠNG III. PHẪU THUẬT CHẤN THƢƠNG CHỈNH HÌNH 25. Phẫu thuật nội soi tạo hình mỏm cùng vai ................................................... 100 26. Phẫu thuật nội soi điều trị mất vững khớp vai ............................................. 103 27. Phẫu thuật nội soi điều trị rách sụn viền trên từ trước ra sau ...................... 107 28. Phẫu thuật nội soi điều trị viêm, co rút khớp vai ......................................... 110 29. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân ...................................................................................................................... 113 30. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân chân ngỗng ....... 116 31. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật 2 bó............ 119 32. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè đồng loại một bó ........................................................................................................... 122 33. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè đồng loại hai bó ............................................................................................................ 125 34. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước .......................................... 129 35. Phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời nhiều dây chằng ( chéo trước, chéo sau) bằng gân đồng loại ....................................................................................... 133 36. Phẫu thuật nội soi điều trị khớp gối bằng gân đồng loại (nội soi tái tạo dây chằng chéo trước, chéo sau, mổ mở tái tạo dây chằng bên chày, bên mác) 138 37. Phẫu thuật nội soi điều trị viêm khớp vai .................................................... 147 38. Phẫu thuật nội soi giải phóng ống cổ tay ..................................................... 150 39. Phẫu thuật nội soi cắt bao hoạt mạc viêm khớp gối .................................... 153 40. Phẫu thuật nội soi cắt lọc sụn khớp gối ....................................................... 156 41. Phẫu thuật nội ... èm theo bệnh lý tủy cổ. - Hẹp ống sống cổ bẩm sinh - Mất vững cột sống cổ kèm theo - Các bệnh lý kèm theo không thể gây mê phẫu thuật. III. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện: 2. Phương tiện: 3. Người bệnh: - Chuẩn bị người bệnh theo qui trình phẫu thuật cột sống thường qui. - Xét nghiệm tiền phẫu - Khám người bệnh tiền mê 4. Hồ sơ bệnh án: Đúng theo quy định Bộ Y tế. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Người bệnh nằm sấp, tư thế cột sống cổ trung tính Cố định đầu khung Mayfield C-arm xác định vị trí cần giải phóng Rạch da khoảng 1,5-2cm chiều dài, cách đường giữa khoảng 2cm Dùng hệ thống nong (Metrix) nong dần các lớp cơ cạnh cột sống và đặt hệ thống banh cơ có cánh tay cố định. Đặt camera nội soi có đường rãnh tích hợp trên hệ thống banh; Tiến hành giải áp lổ liên hợp bằng khoan mài cao tốc đường kính mũi khoan mài kim cương 2mm. Mài từ trong ra ngoài, bắt đầu từ ranh giới cột khớp và ống sống. Mái xương ở bản sống trên trước để xác đinh vai của rễ thần kinh và bộc lộ toàn bộ rễ thần kinh từ trên xuống dọc theo đường đi của rễ. Dùng probe để xác đinh rễ thần kinh đã được giải áp. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 83 Cầm máu tại vị trí các tĩnh mạch ngoài màng cứng bằng Surgicel®, Fibrillar® và sáp xương; Súc rửa vết mổ Đóng vết mổ 03 lớp, không đặt dẫn lưu Người bệnh được mang nẹp cổ mềm sau phẫu thuật 4 tuần VI. THEO DÕI Kháng sinh sau phẫu thuật 03 ngày đường tĩnh mạch Giảm đau Người bệnh được cho vận động ngay sau thoát mê Theo dõi các biến chứng sớm sau phẫu thuật: máu tụ ngoài màng tủy, tổn thương rễ thần kinh dựa trên các dấu hiệu lâm sàng Đánh giá các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật Người bệnh có thể xuất viện sau phẫu thuật từ 3-5 ngày Tái khám lần đầu sau 02 tuần Tái khám lần 02 sau 04 tuần Tái khám sau 03 tháng đánh giá các biến chứng muộn: gù cột sống, mất vững cột sống, đau cột sống theo trục (axial pain). VIII. XỬ TRÍ TAI BIẾN Xử trí tai biến nếu có HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 84 21. PHẪU THUẬT NỘI SOI HỖ TRỢ LÀM CỨNG CỘT SỐNG THẮT LƢNG Ths Ngô Văn Quang Anh, Ths Nguyễn Thanh Xuân, Ths Huỳnh Kim Ngân I. ĐẠI CƢƠNG Phẫu thuật làm cứng cột sống thắt lưng là một trong những phẫu thuật thường qui ở cột sống. Chỉ định làm cứng khi có mất vững cột sống do các nguyên nhân khác nhau như: chấn thương, trượt đốt sống trong bệnh lý khuyết eo và thoái hóa, u thân đốt sống. Nội soi hỗ trợ trong phẫu thuật cột sống thắt lưng là một phẫu thuật ít xâm nhập(MIS) với mục tiêu hạn chế tổn thương phần mềm do phẫu thuật mở kinh điển gây ra, vết mổ ngắn tạo nên hiệu quả thẩm mỹ cho người bệnh. II. CHỈ ĐỊNH Hẹp ống sống thắt lưng Trượt đốt sống do khuyết eo và thoái hóa III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH IV. CHUẨN BỊ IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế. 2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người (tên, tuổi,), đúng bệnh. 3. Thực hiện kỹ thuật: Người bệnh nằm sấp, gây mê nội khí quản Đặt thông tiểu Xác định vị trí cần can thiệp trên C-arm Rạch da 2cm, cách đường giũa 1,5-2cm Dùng hệ thống banh Metrix hoặc tương tự tách các lớp cơ cạnh cột sống Tiếp cận cột sống thắt lưng từ phía sau ngay trên mặt khớp của tầng đĩa đệm cần can thiệp. Đặt ống banh tự giữ, kiểm tra lại trên C-arm vị trí của ống banh HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 85 Nối camera nội soi vào rãnh đã tích hợp trên ống banh Dùng khoan mài và đục xương cắt toàn bộ mặt khớp trên và dưới dựa vào màn hình nội soi; Bộc lộ đĩa đệm và tiến hành lấy toàn bộ đĩa đệm kèm theo ghép xương liên thân đốt theo kỹ thuật qua lỗ liên hợp (TLIF). Đặt vít cuống cung qua da theo kỹ thuật thường qui Đặt thanh nối dọc cố định cột sống Đóng vết mổ không dẫn lưu VI. THEO DÕI Kháng sinh đường tĩnh mạch 03 ngày Giảm đau Vận động sớm ngay sau mổ Tái khám sau 16 tuần đánh giá sự liền xương, các triệu chứng lâm sàng VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN Xử trí tai biến nếu có HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 86 22. PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT BẢN SỐNG GIẢI ÉP TRONG HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƢNG BS. Nguyễn Nhật Linh I. ĐẠI CƢƠNG Phẫu thuật nội soi cắt bản sống giải ép trong hẹp ống sống thắt lưng là phương pháp phẫu thuật làm rộng ống sống giải ép tủy rễ thần kinh ống sống thắt lưng bằng kênh nội soi dưới sự dẫn đường bằng X-quang. Ưu điểm của phương pháp này: ít xâm lấn, giảm đau lưng sau mổ, hồi phục lại sinh hoạt nhanh, giảm chi phí nằm viện lâu. II. CHỈ ĐỊNH Những bệnh lí gây hẹp ống sống đã có chỉ đinh phẫu thuật: - Thoát vị đĩa đệm đơn thuần hoặc không đơn thuần - Thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật nội soi hoặc điều trị bảo tồn thất bại. - Hẹp ống sống do dây chằng vàng hoặc bao khớp III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Hẹp ống sống nặng - Hẹp ống sống kết hợp mất vững cột sống một hoặc nhiều tầng mà nội soi không thể can thiệp bằng đường sau. - Hội chứng chùm đuôi ngựa. IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện: bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viênnhư mổ mở tiêu chuẩn. 2. Phương tiện: tên, số lượng của thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao (định hướng, ước lượng) - Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi. - Bộ que nong - Ống thao tác: đường kính 8 mm, có mặt vát. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 87 - Ống soi với góc nhìn thẳng, chếch - Bàn phẫu thuật xuyên tia. - Máy đốt điện sóng cao tầng, nguồn sáng và màn hình. - Máy C - arm chụp XQ tại bàn phẫu thuật. 3. Người bệnh: - Được tiêm kháng sinh phòng ngừa trước rạch da khoảng 30 phút - Người bệnh nằm sấp, gây mê nội khí quản. Tư thế này thuận lợi trong trường hợp phẫu thuật nội soi thất bại, cần chuyển phẫu thuật hở sẽ không cần kê lại tư thế người bệnh. 4. Hồ sơ bệnh án: Hoàn thành đầy đủ thông tin như mọi cuộc mổ thông thường V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ xét nghiệm và những cận lâm sàng thiết yếu cho cuộc mổ 2. Kiểm tra người bệnh: đúng tên tuổi, đúng bên mổ 3. Thực hiện kỹ thuật: Chụp XQ kiểm tra tầng thoát vị và định hướng đường vào. Trên XQ tư thế trước - sau, điểm vào nằm tại bờ dưới bản sống trên tại tầng thoát vị, cạnh đường giữa, hướng về bờ dưới của bản sống, bờ trong của khối khớp bên. Rạch da khoảng 7 mm sát đường giữa, cắt cân cơ cạnh sống. Đưa que nong vào tách cơ sát mỏm gai sau của bên thoát vị, đến khoảng liên bản sống, ra sát khối khớp bên, sau đó đưa ống thao tác qua que. Đưa ống soi qua ống thao tác vào xác định vị trí bản sống, dây chằng vàng và bờ trong khối khớp bên trên màn hình. Phẫu trường được bơm rửa liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9%. Cắt phần dây chằng vàng cạnh khối khớp bên, bộc lộ khối mỡ ngoài màng cứng. Đưa ống thao tác vào ống sống, xác định vị trí bao màng cứng và rễ thần kinh bị chèn ép. Dùng khoan mài hoặc kểm cắt rộng dần mô xương và dây chằng vàng đến khi giải phóng màng cứng đủ rộng. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 88 Kiểm tra nếu thấy có thoát vị đĩa đệm rõ: Lấy phần thoát vị mảnh rời nếu có, sau đó qua vị trí rách bao sợi, vào trong khoang đĩa đệm lấy nhân đệm, có thể tách và cắt thêm một phần bao sợi để tạo đường vào khoang đĩa đệm nếu cần. Kiểm tra sự giải phóng rễ thần kinh. Nếu cần có thể đốt quanh chỗ khuyết trên bao sợi và cầm máu bằng đốt điện sóng cao tầng. Đốt bao sợi có 2 hiệu quả: (1) Bao sợi giàu collagen, nhiệt độ làm cho collagen biến chất, dày lên và co lại tại chỗ, (2) Nhiệt gây tổn thương các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau quanh bao. Kiểm tra chảy máu trước khi rút ống nội soi. Đóng da bằng 1 mũi khâu. VI. THEO DÕI Theo dõi hậu phẫu như phẩu thuật đĩa đệm thắt lưng thường qui - Sinh hiệu, tri giác - Triệu chứng thần kinh - Tình trạng ổ bụng. - Tình trạng vết mổ VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN - Thương tổn cấu trúc phía trước thân sống: Rách mạch máu lớn (hay xảy ra ở tầng L4L5, chỉ 50% thấy máu chảy ra phẫu trường, tỉ lệ tử vong cao), một số trường hợp tổn thương ruột và niệu quản...theo dõi để phẫu thuật cấp cứu sớm. - Hội chứng chùm đuôi ngựa, yếu chi sau phẫu thuật, rách màng cứng (thường gặp trong các trường hợp phẫu thuật lại), tổn thương rễ thần kinh. Tùy mức độ, cân nhắc mổ mở sớm. - Sai tầng nếu phát hiện ngay trong mổ: định vị và phẩu thuật lại đúng tầng. - Nhiễm trùng: viêm màng não, nhiễm trùng sâu (viêm thân sống đĩa đệm, áp xe ngoài màng cứng), nhiễm trùng nông. - Biến chứng muộn: - Thoát vị đĩa đệm tái phát, sẹo xơ gây triệu chứng đau theo rễ thần kinh. Trượt đốt sống sau phẫu thuật... HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 89 23. PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ ĐƢỜNG SAU BS. Huỳnh Quốc Bảo I. ĐẠI CƢƠNG Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường sau là phương pháp phẫu thuật làm rộng ống sống giải ép rễ thần kinh cột sống cổ xâm lấn tối thiểu bằng nội soi thường áp dụng cho những chỉ định mở lổ liên hợp cột sống cổ. Ưu điểm của phương pháp này: ít xâm lấn, giảm đau sau mổ, hồi phục lại sinh hoạt nhanh, giảm chi phí nằm viện lâu. II. CHỈ ĐỊNH Những trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ đau rễ điều trị bảo tồn thất bại: - Thoát vị đĩa đệm cổ 1 tầng ngách bên đơn thuần hoặc không đơn thuần có thể kèm chồi xương. - Thoát vị đĩa đệm cổ đau rễ nhiều tầng 1 bên hoặc 2 bên. - Thoát vị đĩa đệm cổ calci hóa. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Hẹp ống sống cổ nặng hoặc có triệu chứng chèn ép tủy - Thoát vị đĩa đệm cổ trung tâm. - Hẹp ống sống kết hợp mất vững cột sống một hoặc nhiều tầng mà nội soi không thể can thiệp bằng đường sau. - Có gù vẹo tại tẩng thoát vị đĩa đệm cổ can thiệp. - Người bệnh có chỉ định can thiệp lối trước ưu thế hơn IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện: bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viênnhư mổ mở tiêu chuẩn. 2. Phương tiện: - MRI và CT hỗ trợ những thông tin nhiều nhất có thễ về tầng sắp mổ kết hợp điện cơ, X-quang HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 90 - Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi. - Bộ que nong - Ống thao tác: đường kính 8 mm, có mặt vát. - Ống soi với góc nhìn thẳng, chếch - Bàn phẫu thuật xuyên tia. - Máy đốt điện sóng cao tầng, nguồn sáng và màn hình. - Máy C - arm chụp XQ tại bàn phẫu thuật. 3. Người bệnh: - Cạo tóc sạch trường mổ - Người bệnh nằm sấp, gây mê nội khí quản. - Được tiêm kháng sinh phòng ngừa trước rạch da khoảng 30 phút. 4. Hồ sơ bệnh án: Hoàn thành đầy đủ thông tin như mọi cuộc mổ thông thường V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ xét nghiệm và những cận lâm sàng thiết yếu cho cuộc mổ 2. Kiểm tra người bệnh: Đúng tên tuổi, đúng bên mổ. 3. Thực hiện kỹ thuật: - Chụp XQ định hướng tầng thoát vị và đường vào cạnh đường bờ trong của khối khớp bên tại tầng thoát vị. - Rạch da khoảng 7 mm cạnh đường giữa, cắt cân cơ cạnh sống. Đưa que nong vào tách cơ sát mỏm gai sau của bên thoát vị, ra sát khối khớp bên, sau đó đưa ống thao tác qua que - Đưa ống soi qua ống thao tác vào xác định vị trí bản sống, dây chằng vàng và bờ trong khối khớp bên trên màn hình. Cắt phần dây chằng vàng cạnh khối khớp bên, bộc lộ rễ thần kinh. Đưa ống thao tác vào ống sống, xác định vị trí bao màng cứng và rễ thần kinh bị chèn ép. Dùng khoan mài hoặc kểm cắt rộng dần mô xương và dây chằng vàng đến khi giải phóng rễ đủ rộng. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 91 - Kiểm tra nếu thấy có thoát vị đĩa đệm rõ: Lấy phần thoát vị mảnh rời nếu có. - Dùng que thăm kiểm tra sự giải phóng rễ cổ. - Kiểm tra chảy máu trước khi rút ống nội soi. - Trong quá trình mổ luôn cầm máu bằng sóng cao tầng những diểm chảy máu trong phẫu trường. - Đóng da bằng 1 mũi khâu. VI. THEO DÕI: Theo dõi hậu phẫu như phẩu thuật đĩa đệm cổ thường qui - Sinh hiệu, tri giác - Triệu chứng thần kinh - Tình trạng vết mổ VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN - Thương tổn cấu trúc phía trước thân sống: - Tổn thương mạch máu lớn....cân nhắc phẫu thuật cấp cứu. - Tổn thương tủy, rách màng cứng , tổn thương rễ thần kinh (Tùy mức độ, cân nhắc mổ mở sớm). - Sai tầng nếu phát hiện ngay trong mổ: định vị và phẩu thuật lại đúng tầng. - Nhiễm trùng: viêm màng não, nhiễm trùng sâu gồm viêm thân sống đĩa đệm, áp xe ngoài màng cứng, nhiễm trùng nông . - Biến chứng muộn: Thoát vị đĩa đệm, tái phát, sẹo xơ nhiều gây triệu chứng đau theo rễ thần kinh. Trượt đốt sống sau phẫu thuật ( nên hạn chế mổ 2 bên) HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 92 24. PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ NGỰC BS. Nguyễn Nhật Linh I. ĐỊNH NGHĨA Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực là bệnh lý đĩa đệm do nhân nhầy thoát ra vòng sợi gây chèn ép vào thần kinh gây triệu chứng bệnh lý rễ thần kinh hoặc bệnh lý tủy thần kinh. II. CHỈ ĐỊNH - Thoát vị đĩa đệm mềm (chưa vôi hóa) được chứng minh bằng các hình ảnh CT scan và MRI, gây triệu chứng đau rễ thần kinh - Thoát vị đĩa đệm mềm chèn (chưa vôi hóa) gây triệu chứng bệnh lý tủy mức độ nhẹ. - Những trường hợp đau dọc trục cột sống và hoặc đau theo rễ thần kinh (gian bả vai, dọc cổ ngực, đau ngực lan ra trước, đau liên sườn, và hoặc đau thắt lưng) được chứng minh có liên quan thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực - Thất bại trong điều trị bảo tồn. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Đĩa đệm cứng/ vôi hóa. - Cốt hóa dây chằng dọc sau. - Triệu chứng thần kinh tiến triển nặng cần phẫu thuật mở giải ép. - Những bệnh lý cổ ngực cần giải ép và làm cứng. IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện quy trình kỹ thuật: Bác sĩ phẫu thuật thần kinh 2. Phương tiện: CT và MRI trước phẫu thuật, máy C-arm định vị hoặc dưới hướng dẫn của CT, máy nội soi, ống nội soi có kênh thao tác, các forcep nội soi có kênh thao tác. 3. Người bệnh: người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực thỏa tiêu chí chỉ định và chống chỉ định HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 93 4. Hồ sơ bệnh án: Đúng theo quy định Bộ Y tế. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Thực hiện kỹ thuật: - Người bệnh nằm sấp, gây tê cục bộ - Dưới hướng dẫn của C-arm hoặc CT trong lúc mổ, xác định đúng tầng thoát vị, và chọn đường vào thích hợp dựa trên mốc giải phẫu - Điểm rạch da thường cách đường giữa khoảng 4-7 cm, đặt các nong mô mềm, đặt trocar. - Đặt ống nội soi vào trocar, làm sạch mô mềm, có thể cắt bỏ một phần diện khớp trên, dây chằng vàng. - Trong quá trình phẫu thuật, đốt mô mềm và cầm máu bằng sóng cao tần. Xác định rễ thần kinh, dùng forcep lấy nhân đệm thoát vị. - Cầm máu, trả rễ thần kinh về vị trí bình thường. VI. THEO DÕI - Chuyển phòng hậu phẫu theo dõi: tràn khí màng phổi, chảy dịch não tủy, tụ máu dưới da, tổn thương thần kinh, tổn thương mạch máu. - Người bệnh có thể tập vận động sớm sau khi phẫu thuật; Có thể xuất viện trong ngày; Kháng sinh đường uống trong 3 ngày; Tập vật lý trị liệu VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN - Nếu nghi ngờ có tổn thương rễ thần kinh, nên ngừng và chuyển sang mổ mở. - Nếu không thể định vị khoang đĩa đệm và hoặc lấy nhân đệm không đủ, nên chuyển sang mổ mở. - Nếu tổn thương mạch máu lớn như đường đi động mạch chủ, không rút trocar, đặt tamponade, chuyển sang mổ mở phối hợp với các bác sĩ mạch máu.
File đính kèm:
- quy_trinh_ky_thuat_chuyen_nganh_phau_thuat_noi_soi.pdf
- phau_thuat_noi_soipdf_p3_4033_517781.pdf
- phau_thuat_noi_soi_pdf_p2_9547_517779.pdf