Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện

Trong quá trình giáo dục, đánh giá học sinh (ĐGHS) là nội dung quan trọng nhằm thu được thông tin ngược từ

phía người học, điều chỉnh hoạt động dạy và học đảm bảo vì sự tiến bộ của học sinh (HS). Ở tiểu học, đánh giá thông

qua những hoạt động quan sát, kiểm tra quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những nhận định định

tính và định lượng giúp giáo viên (GV) điều chỉnh, đổi mới phương pháp các hoạt động dạy học và giáo dục; kịp

thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ HS; đưa ra những nhận định đúng từng kết quả

đạt được, những ưu điểm nổi bật cũng như các hạn chế nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của HS, góp

phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về quy định ĐGHS tiểu học (được sửa

đổi, bổ sung bởi Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT) đã có những thay đổi quan trọng trong việc ĐGHS tiểu học hiện

nay. Theo đó, từ nội dung, yêu cầu, phương pháp, đặc biệt là quy trình đánh giá và lực lượng tham gia đánh giá HS

cũng thay đổi cho phù hợp.

Bài báo tập trung nghiên cứu cách thức và điều kiện thực hiện quy trình đánh giá học sinh tiểu học (HSTH) ở các

trường tiểu học trên địa bàn TP. Hà Nội, đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa chất

lượng giáo dục tiểu học hiện nay.

Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện trang 1

Trang 1

Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện trang 2

Trang 2

Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện trang 3

Trang 3

Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện trang 4

Trang 4

Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện trang 5

Trang 5

Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11820
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện

Quy trình đánh giá học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Cách thức và điều kiện thực hiện
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 40-45 ISSN: 2354-0753 
40 
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - CÁCH THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Đỗ Minh Trang 
Trường Tiểu học Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 
Email: trangquang65@gmail.com 
Article History 
Received: 15/8/2020 
Accepted: 03/9/2020 
Published: 05/10/2020 
Keywords 
primary school, primary 
education, assessment, 
Hanoi. 
ABSTRACT 
In the assessment management activities for primary school students, 
organizing the development of the student assessment process is a necessity 
of the managers. Building a primary school student assessment process 
usually includes the following steps: Determining goals and assessment 
requirements; Developing an evaluation plan; Determining the criteria and 
standards to be assessed; Organizing the implementation of assessment 
activities; Synthesizing evaluation results; Using evaluation results; 
Reviewing and learning from experience in organizing evaluation activities. 
The article has also examined the process and conditions. In order for student 
assessment to be effective, all forces involved in the primary student 
assessment process need to understand and understand the process steps and 
strictly follow them. The process of primary education assessment should be 
developed and directed by managers with strict supervision according to 
industry regulations, meeting the requirements of student assessment 
innovation. 
1. Mở đầu 
Trong quá trình giáo dục, đánh giá học sinh (ĐGHS) là nội dung quan trọng nhằm thu được thông tin ngược từ 
phía người học, điều chỉnh hoạt động dạy và học đảm bảo vì sự tiến bộ của học sinh (HS). Ở tiểu học, đánh giá thông 
qua những hoạt động quan sát, kiểm tra quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những nhận định định 
tính và định lượng giúp giáo viên (GV) điều chỉnh, đổi mới phương pháp các hoạt động dạy học và giáo dục; kịp 
thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ HS; đưa ra những nhận định đúng từng kết quả 
đạt được, những ưu điểm nổi bật cũng như các hạn chế nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của HS, góp 
phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về quy định ĐGHS tiểu học (được sửa 
đổi, bổ sung bởi Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT) đã có những thay đổi quan trọng trong việc ĐGHS tiểu học hiện 
nay. Theo đó, từ nội dung, yêu cầu, phương pháp, đặc biệt là quy trình đánh giá và lực lượng tham gia đánh giá HS 
cũng thay đổi cho phù hợp. 
Bài báo tập trung nghiên cứu cách thức và điều kiện thực hiện quy trình đánh giá học sinh tiểu học (HSTH) ở các 
trường tiểu học trên địa bàn TP. Hà Nội, đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa chất 
lượng giáo dục tiểu học hiện nay. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm cơ bản 
2.1.1. Đánh giá và đánh giá trong giáo dục 
- Đánh giá: Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “đánh giá là nhận xét bình phẩm về giá trị...” (Nguyễn Như Ý và cộng 
sự, 2015, tr 474). Theo Nguyễn Hữu Hợp (2015, tr 13): “Đánh giá là quá trình xử lí những thông tin thu thập được 
qua kiểm tra trên cơ sở đối chiếu mục tiêu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt được và từ đó đưa ra phán 
quyết về mức độ phù hợp giữa kết quả và mục tiêu”. Đánh giá là đưa ra những nhận định, những phán xét về giá trị 
của người học trên cơ sở xử lí những thông tin, những chứng cứ thu thập được đối chiếu với mục tiêu đề ra nhằm 
đưa ra những quyết định về người học và việc tổ chức quá trình dạy học. 
Trong bài báo này, chúng tôi hiểu: Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, những phán đoán về thực 
trạng dựa vào phân tích thông tin thu được trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm xác định 
mức độ kết quả đạt được để đưa ra các quyết định phù hợp. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 40-45 ISSN: 2354-0753 
41 
- Đánh giá trong giáo dục: Trần Thị Tuyết Oanh (2014, tr 19) đưa ra khái niệm chung về đánh giá trong giáo 
dục: “là quá trình tiến hành có hệ thống để xác định mức độ mà đối tượng đạt được các mục tiêu giáo dục nhất 
định”; hay, đánh giá trong giáo dục: “là sự thu thập, xử lí, phân tích một cách toàn diện, khoa học, có hệ thống 
những thông tin về sự nghiệp giáo dục, để phán đoán giá trị của nó nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục, 
nâng cao trình độ phát triển của giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng xã hội” (Nguyễn Đức 
Chính, 2017, tr 8). 
2.1.2. Đánh giá học sinh tiểu học 
Luật Giáo dục năm 2019 ghi rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, 
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, năng lực của HS; chuẩn bị cho HS tiếp tục học trung học cơ sở” (Quốc hội, 2019, tr 11). 
Theo Nguyễn Công Khanh và cộng sự (2016, tr 48): “Đánh giá HSTH là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao 
đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập của HS; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS; nh ... ội dung đánh giá; + Phương pháp đánh giá; + Lực lượng thực hiện, phân công trách 
nhiệm; + Thời gian tiến hành; + Các yếu tố bảo đảm; + Chế độ báo cáo, sơ kết. 
Xây dựng kế hoạch đánh giá là việc làm quan trọng trong quản lí đánh giá HSTH. Xây dựng kế hoạch đánh giá 
HSTH là căn cứ để hoạt động quản lí đánh giá diễn ra thuận lợi, đúng yêu cầu. Kế hoạch đánh giá HSTH có thể là 
kế hoạch ĐGHS của một khóa học, một năm học hay một học kì; dựa vào đó, các nhà quản lí giáo dục sẽ chủ động 
với mọi hoạt động ĐGHS trong trường tiểu học. Các hoạt động trong quá trình đánh giá HSTH đã được xác định với 
một mục tiêu cụ thể. Các chủ thể của hoạt động đánh giá sẽ nắm được các việc cần làm để đạt được mục đích đánh 
giá. Những tình huống, khó khăn, vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình đánh giá cũng có thể được dự kiến cách 
giải quyết trong kế hoạch. Hoạt động ĐGHS cũng sẽ được tiến hành thường xuyên, khoa học, đảm bảo tính khả thi. 
Kế hoạch có được xây dựng chi tiết, khoa học thì việc thực hiện đánh giá mới đạt được hiệu quả ở tất cả các khâu, 
các bước cũng như đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học. Ngoài ra, xây dựng kế hoạch đánh giá HSTH cần căn cứ 
vào yêu cầu đánh giá của từng giai đoạn, từng khối lớp; phù hợp với thực tế của nhà trường và phù hợp với các xu 
thế về đổi mới đánh giá, đánh giá vì sự tiến bộ của HS. 
- Bước 3: Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn cần đánh giá. Tiêu chí, tiêu chuẩn cần đánh giá ở tiểu học gồm các 
tiêu chí, tiêu chuẩn về kết quả học tập các môn học và các năng lực, phẩm chất. Bộ GD-ĐT đã đưa ra các thang đánh 
giá về năng lực và phẩm chất của HSTH, các bảng tham chiếu đánh giá kết quả học tập của HSTH vào giữa và cuối 
học kì cũng như hướng dẫn cách thức lượng hóa cho GV. Theo đó, vào giữa học kì I, cuối học I, giữa học kì II, cuối 
học II, GV căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của 
HS để đánh giá các mức độ: + Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên; + Đạt: đáp ứng được 
yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên; + Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, 
biểu hiện chưa rõ. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 40-45 ISSN: 2354-0753 
43 
Về kết quả học tập các môn học, GV căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn đánh giá kiến thức, 
kĩ năng để ĐGHS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau: + Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các 
yêu cầu của môn học hoặc hoạt động giáo dục; + Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu của môn học hoặc hoạt 
động giáo dục; + Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu của môn học hoặc hoạt động giáo dục. 
- Bước 4: Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá. Đây là bước triển khai kế hoạch đánh giá. Bước này cần được 
thực hiện nghiêm túc, có sự kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lí giáo dục. Dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí về đánh 
giá HSTH để đưa ra những yêu cầu đánh giá định tính và định lượng đối với kết quả học tập, rèn luyện cũng như sự 
hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS. 
Tổ chức thực hiện kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá kết quả rèn luyện của HS ở các trường tiểu học 
theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Đánh giá toàn diện ở tiểu học thể hiện cụ thể: + Tất cả các môn học và hoạt động 
giáo dục đều phải được đánh giá; tùy thuộc vào môn học, hoạt động giáo dục, HS cần được đánh giá ở các mặt khác 
nhau (kiến thức, thái độ và kĩ năng, hành vi); + Đánh giá những biểu hiện về năng lực và phẩm chất, ví dụ: năng lực 
tự phục vụ, tự quản có những biểu hiện như thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân, chấp 
hành nội quy lớp học, cố gắng tự hoàn thành các công việc học tập; phẩm chất trung thực, kỉ luật có những biểu hiện 
như nói thật, nói đúng về sự việc, thực hiện nghiêm túc quy định về học tập 
Tổ chức thực hiện kết hợp đồng bộ giữa đánh giá quá trình và đánh giá định kì ở các trường tiểu học theo hướng 
phát triển năng lực HS. Một trong những yếu tố của định hướng xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018; 
trong đó có giáo dục tiểu học là phát triển năng lực HS. Có thể nói, phát triển năng lực HS là mục tiêu cần đạt tới 
trong giáo dục. Theo đó, xu thế đánh giá người học hiện nay là đánh giá theo hướng phát triển năng lực và đánh giá 
HSTH cũng đã, đang được tiếp cận theo quan điểm này. 
Đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS cần được thực hiện trong cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định 
kì và trong mọi hoạt động giáo dục mà HS tham gia, qua đó biết được mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của HS để 
kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là quá trình thu thập minh 
chứng để chứng minh người học có thể thực hiện hoặc hành động theo một tiêu chuẩn cụ thể. Kết quả đánh giá chính 
là kết luận của người dạy đối với người học đạt hay không đạt một năng lực nào đó. Đối với HSTH, những năng lực 
cần đánh giá ở các em có thể kể đến là năng lực tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 
Nhà trường cần chỉ đạo GV đánh giá năng lực của HS thông qua môn học và hoạt động giáo dục một cách liên 
tục, trong suốt quá trình học tập của HS và đưa ra kết luận về sự hình thành, phát triển những năng lực cụ thể của 
HS. Trong quá trình tổ chức hoạt động đánh giá, cần có những điều chỉnh để giúp HS nhận thức được, khắc phục 
những hạn chế trong học tập, rèn luyện để ngày càng tiến bộ. 
- Bước 5: Tổng hợp kết quả đánh giá. Kết quả ĐGHS sẽ được tổng hợp theo từng lớp (Bảng tổng hợp kết quả 
đánh giá giáo dục), từng khối và toàn trường. Số liệu về kết quả ĐGHS được tổng hợp theo các môn học, hoạt động 
giáo dục; theo phẩm chất, năng lực, HS. Việc tổng hợp kết quả ĐGHS cần chính xác, tỉ mỉ để có kết quả tổng hợp 
khách quan, đúng thực tế. 
- Bước 6: Sử dụng kết quả đánh giá. Kết quả ĐGHS được sử dụng để thông báo tới những người có liên quan 
(GV, HS, phụ huynh HS), từ đó có những điều chỉnh trong hoạt động của từng đối tượng nhằm thực hiện ĐGHS 
tốt hơn. 
Kết quả đánh giá HS sẽ giúp GV điều chỉnh hoạt động giáo dục, phụ huynh kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong 
giáo dục HS, HS tự điều chỉnh hoạt động học tập và rèn luyện của mình để ngày càng tiến bộ. Kết quả ĐGHS của 
nhà trường cũng sẽ được báo cáo về Phòng GD-ĐT để tổng hợp và báo cáo đến Sở GD-ĐT, từ đó có những chỉ đạo 
tiếp theo để quá trình ĐGHS được tiến hành tốt hơn. Ngoài ra, kết quả ĐGHS cũng được sử dụng để xét kết quả 
hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học; nghiệm thu, bàn giao chất lượng HS và khen 
thưởng HS. 
- Bước 7: Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động đánh giá. Đây là bước cuối cùng trong quy trình 
đánh giá HSTH. Sơ kết hoạt động đánh giá HSTH diễn ra vào giữa học kì I, cuối học kì I và giữa học kì II. Tổng kết 
sẽ diễn ra vào cuối năm học, bước này cũng được tiến hành theo lớp, theo khối và toàn trường. Thông qua sơ kết, 
tổng kết, các ưu điểm và những hạn chế cần được chỉ rõ để rút kinh nghiệm và có phương hướng thực hiện các hoạt 
động ĐGHS tốt hơn ở các giai đoạn tiếp theo. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 40-45 ISSN: 2354-0753 
44 
2.3. Cách thức và điều kiện thực hiện quy trình 
Quy trình ĐGHS giống như một bản thiết kế chỉ dẫn lực lượng đánh giá các bước thực hiện hoạt động này. Để 
xây dựng được một quy trình ĐGHS phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đã xác định, cần sự thống nhất của tất cả các chủ 
thể đánh giá. 
2.3.1. Cách thức thực hiện quy trình đánh giá học sinh ở trường tiểu học 
- Đối với Hiệu trưởng nhà trường: Hiệu trưởng phải nghiên cứu, cập nhật các văn bản chỉ đạo và các tài liệu liên 
quan để nắm được các quy định cũng như xu thế đổi mới ĐGHS tiểu học hiện nay. Từ những căn cứ về ĐGHS, hiệu 
trưởng xây dựng quy trình đánh giá HSTH của nhà trường. Khi xây dựng quy trình đánh giá, Hiệu trưởng cần xét 
đến đặc điểm của trường (về chương trình nội dung dạy học, giáo dục, GV, HS, cơ sở vật chất bảo đảm, kết quả 
ĐGHS năm học trước). Trong xây dựng quy trình đánh giá, cần sử dụng nhiều nguồn thông tin và có thể tham 
khảo ý kiến của các lực lượng trong nhà trường (phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV). Quy trình đánh giá 
được xây dựng cần rõ các bước, ở mỗi bước phải cụ thể về thời gian, cách thực hiện, phân công trách nhiệm 
Sau khi xây dựng dự thảo quy trình ĐGHS, hiệu trưởng cần công khai tới toàn thể cán bộ, GV và nhân viên nhà 
trường để lấy ý kiến đóng góp. Những góp ý sẽ được tổng hợp, xem xét để chỉnh sửa quy trình đánh giá nếu cần. Sau 
đó, quy trình đánh giá sẽ được Hiệu trưởng ban hành dưới dạng văn bản; thông qua họp Hội đồng nhà trường, quy 
trình đánh giá sẽ được triển khai tới toàn thể cán bộ, GV, nhân viên của nhà trường để thực hiện. Cần quán triệt việc 
nghiêm túc thực hiện quy trình ĐGHS, tuân thủ các bước trong quy trình đã xây dựng. 
Trong quá trình triển khai quy trình đánh giá HSTH, hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. Ngoài 
trực tiếp thực hiện, Hiệu trưởng cần kết hợp với phó hiệu trưởng, Ban Kiểm tra nội bộ, Ban Thanh tra nhân dân để 
thực hiện công việc này; ngoài ra, lắng nghe ý kiến của các bộ phận và GV về những khó khăn, vướng mắc trong 
quá trình thực hiện để kịp thời có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ. Cũng có thể có những điều chỉnh quy trình ĐGHS của 
trường (nếu cần) sao cho phù hợp với tình hình thực tế. 
- Đối với Tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm với hiệu trưởng về các 
hoạt động của tổ. Căn cứ vào quy trình ĐGHS của trường, tổ trưởng chuyên môn tiến hành họp tổ chuyên môn 
quán triệt việc thực hiện đến từng GV trong tổ. Cùng với đồng nghiệp, tổ trưởng chuyên môn cần bàn bạc, thống 
nhất các biện pháp thực hiện quy trình ĐGHS căn cứ vào đặc điểm của tổ mình phụ trách. Trong suốt quá trình 
thực hiện quy trình đánh giá HSTH, tổ trưởng chuyên môn cần theo dõi, giám sát và kiểm tra việc thực hiện của 
GV trong tổ; tùy vào tình hình thực tế mà có các đề xuất với Ban Giám hiệu để giải quyết những vấn đề có liên 
quan đến thực hiện quy trình. 
- Đối với GV: Tất cả GV nhà trường đều phải thực hiện nghiêm túc quy trình ĐGHS đã được Hiệu trưởng ban 
hành. Ở bậc tiểu học có GV dạy các môn cơ bản (Toán, Tiếng Việt, Đạo đức) và GV chuyên biệt (dạy các môn 
Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tin học, Thể dục). Tùy vào vị trí công việc, môn học mình phụ trách, GV cần nghiên 
cứu kĩ các bước trong quy trình đánh giá để hiểu và nắm vững, thực hiện đúng yêu cầu. Trong quá trình thực hiện 
quy trình, không tránh khỏi những khó khăn, GV cần học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như có những đề 
xuất, yêu cầu hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ. Sau mỗi giai đoạn thực hiện ĐGHS, GV cần rút kinh nghiệm và đề ra 
phương hướng để thực hiện tốt hơn hoạt động này. 
- Đối với nhân viên nhà trường: Không trực tiếp giảng dạy, đứng lớp nhưng nhân viên trong trường cũng góp 
phần không nhỏ vào việc thực hiện quy trình ĐGHS. Nhân viên nhà trường cần hỗ trợ tích cực các hoạt động thực 
hiện quy trình ĐGHS của trường. Nhân viên nhà trường cũng là lực lượng tham gia vào các bước ĐGHS, chẳng hạn: 
nhân viên văn thư sẽ tổng hợp kết quả ĐGHS của toàn trường; nhân viên bảo vệ hỗ trợ chuẩn bị về cơ sở vật chất 
cho buổi tổng kết hoạt động ĐGHS 
2.3.2. Một số điều kiện đảm thực hiện tốt quá trình đánh giá học sinh ở trường tiểu học 
- Các bước trong quy trình đánh giá HSTH có vị trí, vai trò khác nhau nhưng đều rất quan trọng, quyết định hiệu 
quả của hoạt động đánh giá HSTH. Tổ chức hoạt động đánh giá HSTH cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy 
trình nêu trên, coi trọng các bước ngang nhau, không được xem nhẹ bước nào. Ngoài ra, cần linh hoạt khi tiến hành 
các bước đánh giá HSTH, không nhất thiết phải tiến hành lần lượt mà có những bước có thể tiến hành đồng thời. 
- Việc phân công nhiệm vụ thực hiện quy trình đánh giá cần cụ thể, rõ người, rõ việc, tránh trùng lặp. 
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực hiện được quy trình đánh giá HSTH. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 40-45 ISSN: 2354-0753 
45 
- Tất cả các lực lượng tham gia vào quá trình đánh giá HSTH cần hiểu và nắm được các bước trong quy trình 
đánh giá và nghiêm túc trong việc thực hiện; cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình 
độ chuyên môn, có khả năng thực hiện tốt quy trình ĐGHS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. 
3. Kết luận 
Mục tiêu của ĐGHS là đo lường, xác nhận kết quả học tập, rèn luyện của HS nhằm điều chỉnh, nâng cao chất 
lượng giáo dục. Quản lí ĐGHS là một nội dung quan trọng ở các trường tiểu học. Để quản lí đánh giá HSTH đạt 
hiệu quả, thực hiện theo đúng mục tiêu, nội dung chỉ đạo đổi mới đánh giá đã xác định, cán bộ quản lí cần thực hiện 
nhiều biện pháp; hiệu trưởng cần xây dựng một quy trình đánh giá cụ thể, chi tiết và phù hợp với đặc điểm HS, thực 
trạng nhà trường. Xây dựng quy trình ĐGHS phù hợp và bảo đảm các điều kiện thực hiện là việc làm cần thiết giúp 
các nhà quản lí giáo dục tại các trường tiểu học ở TP. Hà Nội lãnh đạo thành công đổi mới hoạt động đánh giá HSTH 
ở trường mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ GD-ĐT (2012). Tài liệu Chuyên đề: Quản lí hoạt động dạy học - Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường 
phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về việc Quy định đánh giá học sinh tiểu học. 
Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy 
định đánh giá học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ 
trưởng Bộ GD-ĐT). 
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
Hoàng Mai Lê (chủ biên, 2015). Hỏi đáp về đánh giá học sinh tiểu học. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Lê Thị Mỹ Hà (2015). Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ 
Quản lí giáo dục, Trường Đại học Giáo dục. 
Nguyễn Công Khanh (chủ biên, 2016). Tài liệu tập huấn Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học. NXB Đại học Sư 
phạm. 
Nguyễn Đức Chính (2017). Đánh giá và quản lí hoạt động trong giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Nguyễn Hữu Hợp (2015). Hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh tiểu học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành (2011). Đại Từ điển tiếng Việt. NXB 
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Vũ Bích Hiền (2016). Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Quốc hội (2019). Luật Giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
Robert J. Mazano (2011). Nghệ thuật và khoa học dạy học. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Trần Thị Tuyết Oanh (2014). Đánh giá kết quả học tập. NXB Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_danh_gia_hoc_sinh_o_cac_truong_tieu_hoc_tren_dia_b.pdf