Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình

Sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trƣờng (NLT) là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong quá trình sắp xếp, đổi mới các NLT, việc giải quyết vấn đề đất đai là đặc biệt quan trọng tạo nền tảng cho quá trình phát triển. Trong các nông, lâm trƣờng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã thực hiện sắp xếp, đổi mới, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, với diện tích đất đai lớn đang nắm giữ, là một trong những đơn vị đi đầu. Mô hình sản xuất kinh doanh chính của Công ty là tự đứng ra tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, do diện tích đất đai quá lớn, trải rộng trên nhiều địa bàn nên Công ty đã phải dựa vào cộng đồng địa phƣơng thông qua hình thức giao khoán trực tiếp, liên doanh liên kết với cộng đồng ngƣời dân. Hiện tại, diện tích Công ty đang quản lý, sử dụng là 11.510,2 ha, trong những năm gần đây diện tích đất rừng giao cho các cộng đồng quản lý, sử dụng ngày càng tăng chủ yếu là dƣới hình thức liên doanh liên kết. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện thì hình thức quản lý, sử dụng đất dựa vào cộng đồng tại các công ty nông, lâm nghiệp nói chung và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình nói riêng còn rất nhiều những khó khăn, vƣớng mắc. Do vậy, trên cơ sở kế thừa, nghiên cứu và phân tích những tài liệu thu thập đƣợc bài viết tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của Công ty THHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, đánh giá những thuận lợi và những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý đất đai dựa vào cộng đồng của Công ty giai đoạn từ năm 2013 - 2015 từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng đất rừng.

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 1

Trang 1

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 2

Trang 2

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 3

Trang 3

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 4

Trang 4

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 5

Trang 5

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 6

Trang 6

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 7

Trang 7

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 8

Trang 8

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 9

Trang 9

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 10/01/2024 2240
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình

Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình – Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình
1 
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG, LÂM TRƢỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN 
ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH – NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY THHH MTV LÂM 
NGHIỆP HÒA BÌNH 
Phạm Thanh Quế1, Phạm Phƣơng Nam2 , Nguyễn Văn Quân2, Nguyễn Nghĩa Biên3 
1
Nghiên cứu sinh, Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
2
Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
3
Viện Điều tra, Quy hoạch rừng 
TÓM TẮT 
Sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trƣờng (NLT) là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tái cơ 
cấu ngành nông nghiệp. Trong quá trình sắp xếp, đổi mới các NLT, việc giải quyết vấn đề đất đai là đặc biệt 
quan trọng tạo nền tảng cho quá trình phát triển. Trong các nông, lâm trƣờng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã 
thực hiện sắp xếp, đổi mới, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, với diện tích đất đai lớn đang nắm 
giữ, là một trong những đơn vị đi đầu. Mô hình sản xuất kinh doanh chính của Công ty là tự đứng ra tổ chức 
sản xuất. Tuy nhiên, do diện tích đất đai quá lớn, trải rộng trên nhiều địa bàn nên Công ty đã phải dựa vào 
cộng đồng địa phƣơng thông qua hình thức giao khoán trực tiếp, liên doanh liên kết với cộng đồng ngƣời 
dân. Hiện tại, diện tích Công ty đang quản lý, sử dụng là 11.510,2 ha, trong những năm gần đây diện tích 
đất rừng giao cho các cộng đồng quản lý, sử dụng ngày càng tăng chủ yếu là dƣới hình thức liên doanh 
liên kết. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện thì hình thức quản lý, sử dụng đất dựa vào cộng 
đồng tại các công ty nông, lâm nghiệp nói chung và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình nói riêng 
còn rất nhiều những khó khăn, vƣớng mắc. Do vậy, trên cơ sở kế thừa, nghiên cứu và phân tích những tài 
liệu thu thập đƣợc bài viết tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của Công ty 
THHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, đánh giá những thuận lợi và những khó khăn, tồn tại trong công tác 
quản lý đất đai dựa vào cộng đồng của Công ty giai đoạn từ năm 2013 - 2015 từ đó đề xuất một số giải pháp 
nhằm tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng đất rừng. 
Từ khóa: cộng đồng, dựa vào cộng đồng, đất đai, Hòa Bình, quản lý, sử dụng. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TƯ ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã 
ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển 
nông, lâm trường quốc doanh. Các nông, lâm trường trong cả nước đã thực hiện tiến trình sắp 
xếp, đổi mới và đã đạt được những hiệu quả rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn 
còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để giải 
quyết. 
Hòa Bình là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Tây Bắc, với diện tích đất đai chủ 
yếu là đồi núi, địa hình phức tạp, thành phần dân tộc đa dạng, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít 
người nên công tác quản lý, sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Các nông, lâm trường trên địa 
bàn tỉnh cũng đã thực hiện sắp xếp, đổi mới và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. 
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, được thành lập năm 1998, quá trình sắp 
xếp, đổi mới phục vụ cho việc phát triển bắt đầu được thực hiện vào năm 2008 theo tinh thần 
Nghị quyết 28/NQ-TƯ. Hiện tại Công ty quản lý 7 lâm trường thành viên, với tổng diện tích 
đất trên 11 nghìn ha, trải rộng trên 11 huyện của tỉnh Hòa Bình, xen kẽ vùng dân cư sinh 
2 
sống, đời sống các hộ dân khó khăn, phần lớn dựa chủ yếu vào các hoạt động nông – lâm 
nghiệp [3]. 
Để quản lý, sử dụng hiệu quả diện tích đất đai, Công ty đã đứng ra tự sản xuất kinh 
doanh. Tuy nhiên, diện tích đất đai do Công ty quản lý rất lớn, nhiều diện tích đất đai quá xa, 
địa hình phức tạp, hiểm trở không thuận tiện cho sản xuất, nguồn lao động của Công ty không 
đáp ứng đủ. Chính vì vậy, một trong những hình thức sản xuất mà Công ty lựa chọn nhằm 
nâng cao hiệu quả sử dụng đất là dựa vào cộng đồng dưới hình thức giao khoán hoặc liên 
doanh liên kết. Đây là một hình thức được đánh giá là đem lại hiệu quả sử dụng đất cao và 
bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện thì hình thức này cũng còn rất nhiều 
khó khăn, vướng mắc cần khắc phục. 
Bài viết tập trung đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất dựa vào cộng 
đồng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng 
cường quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh. 
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 - Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Bài viết chủ yếu sử dụng số liệu thứ 
cấp về tình hình quản lý và sử dụng đất của Công ty để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, 
sử dụng đất dựa vào cộng đồng hiện nay của Công ty, làm cơ sở cho các giải pháp đề xuất. Là 
các quy định của Nhà nước; Báo cáo tổng kết về tình hình quản lý, sử dụng đất của công ty; 
Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty qua các năm từ 2013 – 2015. Thông qua 
việc tìm hiểu các báo kết hợp việc so sánh đối chiếu với các số liệu tham vấn khác để kiểm tra 
chéo, đối chiếu và từ đó rút ra những kết luận về tình hình quản lý, sử dụng đất rừng  ... .074,97 9,34 
Tổng 11.510,20 100 
(Nguồn: Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, 2015) [13] 
2
 Quyết định số 2534/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 và Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 11/9/2013 của 
UBND tỉnh Hòa Bình. 
6 
Đối với 9.098,98 ha diện tích đất rừng sản xuất, Công ty thực hiện theo hình thức tự 
đứng ra tổ chức sản xuất là chủ yếu. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương “xã hội hóa nghề 
rừng” theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Công ty đã thực hiện giao khoán lại 
cho các hộ dân và cộng đồng dân cư các địa phương và hình thức liên doanh liên kết trong sản 
xuất kinh doanh. Công tác sản xuất kinh doanh trên diện tích đất này tương đối thuận lợi và 
đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất cũng nảy sinh một số mâu thuẫn 
chủ yếu như chấp, lấn chiếm đất đai do việc giao khoán diện tích đất không rõ ràng, không 
phân định được ranh giới trên thực địa [10]. 
Bên cạnh đó, diện tích thực tế sau khi đo đạc lại của Công ty cũng sai lệch so với diện 
tích trên hồ sơ sổ sách. Nguyên nhân chính là do trước đây, khi giao các Lâm trường về công 
ty thì bàn giao nguyên trạng không đo đạc lại. Trong khi đó số liệu diện tích trước đây của các 
Lâm trường được tính toán bằng lưới ô vuông nên có sai số lớn [13]. 
3.3. Các loại hình quản lý, sử dụng đất của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình 
Hiện nay công ty đang thực hiện 2 loại hình sản xuất kinh doanh chính là: [9], [11] 
- Mô hình rừng quốc doanh: Công ty trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh. 
- Mô hình dựa vào cộng đồng: dưới hình thức khoán (liên doanh) với người dân địa 
phương và các cán bộ công nhân viên. 
Thông qua báo cáo tài chính của Công ty và việc phỏng vấn trực tiếp người sử dụng 
đất cho thấy việc phân chia lợi nhuận của hình thức khoán (liên doanh) được thực hiện theo 
hình thức Công ty cho người nhận khoán vay vốn trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng trên đất 
của Công ty quản lý. Đến cuối chu kỳ khi khai thác, chủ hộ nhận khoán trả Công ty vốn + lãi 
+ phí sử dụng đất. Trung bình khoảng 40 m3/ha. Người nhận khoán được hưởng khoảng 50-
60m
3
/ha [9], [11]. 
Diện tích đất rừng giao cho các đối tượng quản lý, sử dụng của công ty TNHH MTV 
Lâm nghiệp Hòa Bình được thể hiện quan bảng sau: 
Bảng 3: Diện tích đất rừng giao cho các đối tƣợng quản lý, sử dụng 
Đơn vị: ha 
Hình thức sản xuất 
Diện tích (ha) 
2013 2014 2015 
Tự tổ chức sản xuất 1.451,2 1.525,6 1.629,4 
Khoán (liên doanh) 3.739,3 3.050,7 2.982,0 
Cộng 5.190,5 4.576,3 4.611,4 
(Nguồn: Cty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình, 2015a) [10] 
 Trong một vài năm trở lại đây, diện tích rừng khoán có xu hướng tăng do thực hiện 
các chính sách đặc biệt là chính sách “xã hội hóa nghề rừng”. Điều này đã tạo điều kiện ổn 
định đời sống của người dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Những người có 
cuộc sống gắn bó với rừng, sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nghề rừng nhưng lại thiếu đất sản 
xuất [10]. 
 Số liệu tại Bảng 3 cho thấy, diện tích đất rừng được tổ chức quản lý, sử dụng dựa vào 
cộng đồng theo hình thức khoán (liên doanh) lớn hơn so với diện tích tự tổ chức sản xuất kinh 
7 
doanh. Trong những năm từ 2013 – 2015 Công ty thực hiện sắp xếp lại cơ cấu đất đai, nhiều 
diện tích đất đã được trả về cho địa phương quản lý chính vì vậy diện tích đất khoán cho các 
đối tượng có giảm nhưng vẫn cao hơn gấp 1,8 – 2,5 lần so với diện tích tự tổ chức sản xuất. 
3.4. Một số tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng tại Công 
ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình 
Như đã đề cập ở trên, do diện tích đất đai lớn, việc quản lý, sử dụng đất của Công ty 
phải phụ thuộc nhiều vào mô hình quản lý dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình 
triển khai thực hiện cũng còn gặp rất nhiều những khó khăn, tồn tại cần giải quyết, cụ thể: 
- Thông qua báo cáo tình nghiệm thu, chăm sóc và bảo vệ rừng của công ty cho thấy 
Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc có địa hình phức tạp, độ dốc cao, khí hậu khắc 
nghiệt, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Mặt khác, toàn bộ diện tích đất Công ty quản lý lại 
ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, dẫn đến hiệu quả sản xuất hiện chưa cao, chưa thu hút 
được đông đảo lao động, nhiều diện tích đất vẫn còn chưa được khai thác hiệu quả do chưa 
được quy hoạch hoặc xen kẽ với đất của dân cư và các địa phương. Nhiều diện tích đất không 
sử dụng được như những khe suối, diện tích dốc, đá lẫn nhiều, đất xấu, không tách được ra 
khi giao mà vẫn tính vào tổng diện tích đất được giao để tính tiền thuê đất hàng năm [10]. 
- Qua nghiên cứu báo cáo công tác sản xuất kinh doanh cùng với việc điều tra phỏng 
vấn các đối tượng quản lý và sử dụng đất trực tiếp cho thấy: Đất đai của Công ty được giao 
cho 7 đơn vị thành viên, trải rộng trên 11 huyện của tỉnh, xen kẽ vùng dân cư sinh sống, đời 
sống của các hộ dân ở đây còn khó khăn, cuộc sống hàng ngày chủ yếu dựa vào việc canh tác 
nông – lâm nghiệp. Trong khi đó, áp lực dân số ngày càng tăng, cùng với việc buông lỏng 
trong quản lý đất đai để nhiều hộ, thành viên trong Công ty lấn chiếm, sử dụng đất chưa đúng 
mục đích, lãng phí đất đai, cá biệt có những hộ sử dụng, chuyển nhượng đất đai trái quy định 
[9], [11]. 
- Qua nghiên cứu báo cáo thuyết minh về việc lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; Đo đạc, 
chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và 
tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình [13] 
cùng với việc điều tra trực tiếp các cán bộ và các hộ dân cho thấy: Tình trạng tranh chấp, lấn 
chiếm đất đai, cho thuê, cho mượn đất trái pháp luật vẫn còn diễn ra khá phổ biến, kéo dài từ 
nhiều năm nhưng chưa được giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu do việc giao đất trước đây 
không rõ ràng, cụ thể, chủ yếu là xác định trên giấy tờ không đo đạc, cắm mốc thực địa, dẫn 
đến có nhiều nơi giao đất "chồng" lên đất của các hộ dân, tổ chức khác đang sử dụng. Việc 
xác định ranh giới, mốc giới giữa đất của công ty và của người dân địa phương chưa rõ ràng, 
cụ thể dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm. Chưa xác định được ranh giới các diện tích 
công ty không có nhu cầu sử dụng trả lại địa phương. Hiện diện tích này chủ yếu là bỏ trống, 
người dân tự ý khai thác, lấn chiếm nên rất khó xác định. 
- Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình [10], khi thực hiện 
giao khoán theo Nghị định 135 cho người dân trong vùng, đồng nghĩa với việc liên kết với 
người dân nhưng còn chưa rõ ràng cụ thể, cả về ranh giới sử dụng đất lẫn cơ chế hưởng lợi, 
chính vì vậy dẫn đến tình trạng các chủ nhận khoán không trả vốn cho Công ty, khai thác 
trộm bán cho tư thương, lấn chiếm đất đai của Công ty. 
8 
 - Bên cạnh đó, thông qua việc tham vấn các đối tượng quản lý và sử dụng đất rừng 
trên địa bàn cho thấy: Thành phần dân số trong khu vực đất quản lý của công ty đa số là dân 
tộc thiểu số (30 hộ đều là dân tộc Mường), trình độ dân trí không cao nên khó khăn trong 
công tác áp dụng khoa học kỹ thuật và thực hiện pháp luật. 
3.5. Một số giải pháp góp phần tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào 
cộng đồng 
 Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các nông, lâm trường, ngoài hình thức tự tổ 
chức sản xuất kinh doanh thì không thể thiếu hình thức liên doanh, liên kết, quản lý, sử dụng 
đất dựa vào cộng đồng. Thông qua nghiên cứu các tài liệu đã thu thập được và tham khảo trực 
tiếp các đối tượng sử dụng đất để việc quản lý, sử dụng đất dựa vào cộng đồng được tốt hơn 
thì cần có một số giải pháp như sau: 
 - Thứ nhất, thực hiện dự án rà soát, cắm mốc ranh giới, xây dựng và chỉnh lý bản đồ 
địa chính, hồ sơ địa chính, cấp đổi, cấp mới GCN quyền sử dụng đất. Thực hiện phân định rõ 
diện tích cần bàn giao lại cho địa phương quản lý, diện tích Công ty giữ lại quản lý sử dụng. 
Hiện tại UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt Thiết kế kỹ thuật và dự toán lập hồ sơ ranh giới 
sử dụng đất; Đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp trên địa 
bàn tỉnh Hòa Bình trong đó có phần diện tích của Công ty. 
 - Thứ hai, qua tham vấn các cán bộ công ty, các cán bộ các xã có sử dụng đất liên 
doanh với Công ty cùng với người dân địa phương thì việc cần làm ngay là giải quyết dứt 
điểm những mâu thuẫn đất đai trên địa bàn Công ty quản lý với người dân địa phương. Để 
làm được điều này cần thành lập các tổ tư vấn phối hợp với UBND các xã nhằm thực hiện 
việc phân định rõ ranh giới sử dụng đất. 
 - Thứ ba, qua điều tra các hộ dân trực tiếp sử dụng đất rừng thì cần xây dựng phương 
thức sử dụng đất hợp lý, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động sản xuất thông qua 
các hình thức khoán, liên kết kinh doanh. Thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác 
quản lý, sử dụng đất rừng bằng các hình thức khác nhau như giao khoán trực tiếp cho cộng 
đồng; liên kết với cộng đồngTuy nhiên, cần phải có cơ chế khoán phù hợp, đảm bảo lợi ích 
của các bên tham gia. 
 - Thứ tư, qua ý kiến của các hộ dân trồng rừng, hiện nay việc mở rộng diện tích 
trồng rừng liên doanh với cộng đồng dân cư có áp dụng chứng chỉ rừng FSC nhằm nâng cao 
hiệu quả kinh doanh rừng, nâng cao đời sống của người dân và bảo vệ môi trường sinh thái là 
hết sức có ý nghĩa. Cần có cơ chế để người dân được trực tiếp tham gia và đem lại lợi ích cho 
người dân. Tuy nhiên, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên cũng rất mong 
muốn được biết về giá trị của trồng rừng theo FSC vì vậy cần mở các lớp tập huấn về khoa 
học, kỹ thuật, hỗ trợ người dân trong quản lý, sử dụng đất rừng. 
4. KẾT LUẬN 
 Công tác quản lý, sử dụng đất của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình chủ 
yếu được thực hiện dưới hình thức là tự đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh 
đó, do diện tích đất đai quá lớn, trải rộng trên nhiều địa bàn nên Công ty đã phải dựa vào cộng 
9 
đồng địa phương thông qua hình thức giao khoán trực tiếp, liên doanh liên kết. 
 Trong những năm gần đây, diện tích đất rừng giao khoán có xu hướng tăng, điều này 
đã tạo điều kiện ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
 Trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, đối với các diện tích sản xuất dựa vào 
cộng đồng dưới hình thức giao khoán (liên doanh) còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp đòi hỏi cần 
phải có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
 1. Bộ Chính trị (2003). Nghị quyết số 28/NQ-TƯ ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về 
tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. 
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006). Cẩm nang ngành lâm nghiệp. 
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Phương án cổ phần Hóa Tổng công 
ty Lâm nghiệp Việt Nam. 
4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005). Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 
18/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất 
đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông lâm trường quốc doanh. 
 5. Bộ Chính trị (2014). Nghị quyết 30/NQ-TW của Bộ chính trị năm 2014 về tiếp tục 
sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm trường. 
6. Chính phủ (2004). Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ 
về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông lâm trường quốc doanh. 
 7. Chính phủ (2004). Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về sắp xếp, đổi 
mới và phát triển lâm trường quốc doanh. 
 8. Chính phủ (2005). Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, ngày 08/11/2005 của Chính phủ 
về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 
trong các Nông, Lâm trường quốc doanh. 
9. Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình (2014). Báo cáo tài chính của 
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình. 
10. Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình (2015a). Báo cáo tổng hợp 
diện tích nghiệm thu chăm sóc và bảo vệ rừng của công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp 
Hòa Bình. 
11. Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình (2015b). Báo cáo tổng hợp 
kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty THHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình. 
12. Tô Xuân Phúc, Trần Hữu Nghị (2014). Giao Đất Giao Rừng Trong Bối Cảnh Tái 
Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và sinh kế vùng cao, Truy cập ngày 
15/10/2015 tại  
13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình (2015). Thiết kế kỹ thuật – Dự toán, 
lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; Đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, 
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 
14. Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 12/3/2007 Phê 
duyệt kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
10 
Nông thôn năm 2007-2008. 
Tiếng Anh 
15. An, Le Van (2006), “Towards upland sustainable development: livelihood gains 
and resource management in central Vietnam”, in Tyler, Stephen R. (ed.), Communities, 
Livelihoods and Natural Resources: Action Research and Policy Change in Asia, Ottawa: 
International Development Research Centre, 2006, Chapter 5, pp. 85-105 
16. Colchester (1995), M. Sustaining the Forests: The Community-based Approach in 
South and South-east Asia, Development and Change 25 (1): 69-100. 
THE STATUS OF LAND USE AND MANAGEMENT AT AGRICULTURE 
AND FOREST ENTERPRISES COMMUNITY BASED IN HOA BINH PROVINCE – 
A CASE STYDY AT HOA BINH FORESTRY Co. Ltd 
Phạm Thanh Quế1, Phạm Phƣơng Nam2, Nguyễn Văn Quân2, Nguyễn Nghĩa Biên3 
SUMMARY 
Arrangement and reforming for Agricultural and Forest Enterprises are one of the importance 
tasks within the reforming process of Forestry sector. This process builds up the fundamentals for the 
development of the enterprises. One typical and pioneer company within the reforming process in Hoa 
Binh province is Hoa Binh Forestry Co. Ltd. The company has been owning the large area of land in Hoa 
Binh province. Production and business model of the company is self-organized production. However, due 
to the large area of land, spread over multiple geographical areas so the company had to rely on local 
communities in the form of direct contracting, joint ventures and partnerships with local communities. 
Currently, the area of the company is managed, use is 11,510.2 ha, in recent years the forest area allocated 
to community management and use is increasing mainly in the form of joint ventures. Therefore, this 
study focused on analyzing the status of land use and management at the Forestry Company Limited 
Peace Research and Analysis pointed out the advantages and disadvantages that existed in the use of land 
and community-based management of the company. which proposed a number of measures to strengthen 
the management and use of forest land. 
Keywords: communities, community-based, Hòa Bình, land, land use and management. 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_su_dung_dat_nong_lam_truong_dua_vao_cong_dong_tren_d.pdf