Quản lý chương trình đào tạo cơ sở đảm bảo cơ chế tự chủ và chất lượng giáo dục đại học
Quản lý chương trình đào tạo là nội dung quan trọng trong tổ chức, hoạt động giáo dục đại học. Các chương trình đào tạo theo diện rộng, đa dạng, được quản lý theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cá nhân, thị trường và nhà nước đang thay thế dần các chương trình vốn đào tạo theo diện hẹp, sớm đi vào chuyên môn sâu, phục vụ cho một vị trí lao động định sẵn và được quản lý theo cơ chế tập trung. Do đó, trong quản lý chương trình đào tạo từ góc độ vĩ mô và vi mô cần có nhận thức mới; cần được tiếp cận hệ thống với những giải pháp thoả đáng để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong điều hành, chấp hành cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng giáo dục đại học.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý chương trình đào tạo cơ sở đảm bảo cơ chế tự chủ và chất lượng giáo dục đại học
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 148-156 Trường Đại học Cần Thơ 147 QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CƠ SỞ ĐẢM BẢO CƠ CHẾ TỰ CHỦ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Phan Huy Hùng 1 ABSTRACT Curriculum management is an important content in higher education activities. The curricula based on open and multi forms are managed upon autonomy and accountability which ensure the harmony among individuals, markest and the state. These new curricula gradually replace the former ones based upon definite forms which focus on the so-called early approach of specialized education, to satisfy fixed careers for learners after graduation. Generally, these former curricula used to be managed by centralized mechanism. Accordingly, there is an urgent need for a new concept of curriculum management The curriculum management from the view points of micro and macro needs to be effectively and systematically approached with appropriate solutions to ensure the legal aspects and efficiency of implementation and management together with satisfying the demands on quality assurance of higher education. Keywords: Curriculum management, present situation, solvable method Title: Curriculum management – a prequisite criterion to qualify the higher education TÓM TẮT Quản lý chương trình đào tạo là nội dung quan trọng trong tổ chức, hoạt động giáo dục đại học. Các chương trình đào tạo theo diện rộng, đa dạng, được quản lý theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cá nhân, thị trường và nhà nước đang thay thế dần các chương trình vốn đào tạo theo diện hẹp, sớm đi vào chuyên môn sâu, phục vụ cho một vị trí lao động định sẵn và được quản lý theo cơ chế tập trung. Do đó, trong quản lý chương trình đào tạo từ góc độ vĩ mô và vi mô cần có nhận thức mới; cần được tiếp cận hệ thống với những giải pháp thoả đáng để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong điều hành, chấp hành cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng giáo dục đại học. Từ khóa: Quản lý chương trình đào tạo, thực trạng, giải pháp 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Giáo dục đại học là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia. Quản lý giáo dục đại học là quá trình định hướng, tổ chức, thực hiện hệ thống các chương trình đào tạo, vừa mang ý nghĩa hành chính, vừa mang ý nghĩa sự nghiệp và tác nghiệp. Khái niệm chương trình đào tạo được hiểu theo nhiều cách tùy theo cách thức xây dựng chương trình. Các chương trình đào tạo chứa đựng mối liên hệ biện chứng giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu mang lại kỹ năng, kiến thức và xa hơn là những lý tưởng, sự thích nghi cho người học. Tùy mục tiêu đào tạo mà khía cạnh nào được nhấn mạnh. Đó chính là lý do về sự đa dạng của chương trình đào tạo. Dựa vào đặc điểm, tính chất, mục đích, bậc học, tính bao quát, tính chuyên ngành, hay cách thức tiếp cận xây dựng chương trình, người ta phân chương trình đào tạo thành các chương trình đơn ngành và liên ngành, chương trình đại học và sau đại học, chương trình khung hay định hướng học thuật hoặc nghiên cứu v.v Bên cạnh đó, người ta có thể vận dụng các mô hình tiếp cận nội dung mang tính sư phạm, tính phát triển, hướng mục tiêu để xây dựng các chương trình cho khóa học cụ thể, đó là sự tổ chức chương trình đào tạo 1 Ban Thanh Tra Giáo Dục Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 148-156 Trường Đại học Cần Thơ 148 cho một đối tượng trong thời gian nhất định. Các chương trình với các khóa học cụ thể là cơ sở đảm bảo cho sự “cạnh tranh” trong giáo dục đại học. Giáo dục đại học có vai trò quan trọng, được xếp vào hệ thống có làm ra sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển một Quốc gia. Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn ra ngày 8- 12-2004, xuất khẩu giáo dục của Úc, trong 9 tháng đầu năm 2003 đạt 3,1 tỷ đô-la; của Hoa Kỳ, ước tính đạt 12 tỷ đô-la/năm. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa của nước ta, giáo dục đại học được xem là yếu tố đột phá. Vì vậy, các chương trình đào tạo đại học và sau đại học phải đối mặt với nhiều nghịch lý. Hiện nay các chương trình đào tạo đang chuyển hướng và có sự cải cách lớn như: mở rộng đối tượng, hình thức, phương thức đào tạo, thực hiện mô-đun hóa kiến thức, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng v.v Đặc biệt, Chính phủ có sự thay đổi và điều chỉnh về hệ thống giáo dục đại học trong việc điều phối vĩ mô để tạo ra thị trường, cung cấp các dịch vụ cho giáo dục. Quản lý chương trình đào tạo là yếu tố đầu tiên trong việc đảm bảo chất lượng của giáo dục đại học. Trên cơ sở phương thức và thể chế quản lý (cấp vĩ mô), người ta xây dựng và tổ chức quản lý và thực hiện nội dung đào tạo tại các Trường đại học (cấp vi mô) để tạo ra sản phẩm cuối cùng của giáo dục đại học. Công tác quản lý vĩ mô sẽ được tiếp cận từ mục tiêu, tiến trình, kết quả đầu ra (số lượng và chất lượng chung) bằng việc đánh giá (từ bên trong như kiểm định và quản lý chiến lược các điều ... ơng và các lực lượng xã hội. Hiệu quả và hiệu lực của việc phân cấp phụ thuộc vào nhận thức, năng lực của cả hệ thống tổ chức. Trong nhiều quốc gia, việc quản lý chương trình đào tạo được phân cấp cho cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương. Ở nước ta, sự phân cấp quản lý chưa được chú trọng, chưa phân định rõ ràng thẩm quyền giữa trung ương và địa phương, giữa bộ quản lý nhà nước và bộ chủ quản chuyên ngành ở các khía cạnh như: hệ thống chương trình, chiến lược phát triển, nội dung và chất lượng theo loại hình cơ sở đào tạo, mức độ tự quyết về tài chính, công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm định v.v Những vấn đề đã được phân cấp có sự trùng lắp, chồng chéo. Công tác quản lý còn tập trung nhiều ở cấp Bộ (chiếm khoảng 52%), chưa phát huy vai trò của cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương (nhất là các chương trình đào tạo do địa phương đầu tư tài chính). 2.7 Quản lý các chương trình đào tạo không chính quy, có yếu tố nước ngoài Quản lý chương trình đào tạo không chính quy, có yếu tố nước ngoài còn rất mới mẻ trong quá trình phát triển và hội nhập. Các chương trình đào tạo thuộc loại hình này đang phát triển ở nước ta ngày càng đa dạng và cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Việc thiếu các văn bản quy định, quy chế và hướng dẫn quản lý chưa đồng bộ như hiện nay đã làm xuất hiện các vấn đề: xung đột pháp lý, năng lực thẩm định các ngành khoa học mới. 3 NHỮNG NHẬN XÉT Tình hình kinh tế xã hội trong nước và bối cảnh quốc tế đang tác động tích cực tới Gióa dục. Từ đó yêu cầu tự nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, năng lực quản lý chương trình đào tạo để thu hẹp dần khoảng cách chung với chuẩn mực quốc tế. Song bối cảnh ấy cũng tạo ra các trở ngại và thách thức mới: áp lực chất lượng từ yêu cầu phát triển quy mô chương trình đào tạo, thay đổi phương thức quản lý cũ, phát triển các chương trình đào tạo mới sao cho đầy đủ tính đa dạng và đại chúng. Bên cạnh sự lớn mạnh về hệ thống đào tạo bậc cao cùng với sự tiến bộ trong quản lý hệ thống chương trình đào tạo ở nước ta ngày nay, chúng ta cũng nhận thấy được nhiều điều bất cập, thậm chí “thiếu sót” trong công tác này như: - Trong quản lý chương trình đào tạo còn tồn tại như một số chủ trương, chính sách lớn cấp vĩ mô chưa đủ định hướng, điều tiết các mối tương quan lớn. - Tính liên thông, sự phân chia bậc, trình độ chưa phù hợp cơ cấu, hệ thống và yêu cầu đào tạo. - Hệ thống thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng đào tạo chưa phát huy tác dụng. - Mục tiêu, danh mục và nội dung chương trình đào tạo còn bất cập, “mang nặng” tính hàn lâm và lạc hậu. - Việc quản lý các chương trình đào tạo không chính quy, có yếu tố nước ngoài chưa chặt chẽ và đang có biểu hiện thương mại. - Chưa phát huy tính chủ động của cơ sở đào tạo và địa phương. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 148-156 Trường Đại học Cần Thơ 152 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 4.1 Hoàn thiện cơ cấu khung chương trình đào tạo của hệ thống giáo dục đại học Thực tiễn đòi hỏi cơ cấu khung chương trình đào tạo phải thích ứng, có sự liên thông và mềm dẻo hơn. Đây là vấn đề mang tính chiến lược vì vậy cần điều chỉnh, bổ sung khung chương trình; đảm bảo tính hội nhập, tính mở. Cụ thể: - Định hướng và phân tầng đối với chương trình đào tạo để đáp ứng các đối tượng, mục tiêu đào tạo đa dạng. (đào tạo từ xa, E-learning v.v). Phân bố chương trình phân tầng theo điều kiện địa lý và dân số. - Thực hiện phân đoạn trong từng tầng của chương trình đào tạo nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi người, từng bước điều chỉnh hệ thống văn bằng. - Đảm bảo các chương trình đào tạo phù hợp với phương thức, loại hình đào tạo và quy hoạch mạng lưới đào tạo quốc gia. Có sự hài hòa giữa yêu cầu của trung ương, địa phương và cơ sở đào tạo về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động. - Phát triển các chương trình đào tạo theo hướng bổ sung và chuyển đổi kiến thức, tạo điều kiện cho người học trang bị, bù đắp, bổ trợ kiến thức. 4.2 Thể chế hóa công tác quản lý chương trình đào tạo, tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý chiến lược và có kế hoạch Việc thể chế hóa tạo khuôn khổ pháp lý để điều hành hệ thống chương trình đào tạo theo thẩm quyền, đồng thời áp dụng phương thức quản lý chiến lược và có kế hoạch (Phạm Thành Nghị, 2000). Cụ thể: - Rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản hướng dẫn, làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn quản lý chương trình đào tạo, trong đó chú trọng các quy định về thẩm định, về mối quan hệ trong quản lý và các biện pháp chế tài. Xây dựng chương trình đào tạo và quản lý chương trình theo hướng liên kết giữa đào tạo-nghiên cứu-phục vụ sản xuất. - Pháp lý hóa và xác lập thẩm quyền của Hội đồng khoa học đào tạo các cấp cũng như các nhà khoa học trong quản lý chương trình đào tạo cũng như việc quyết định và điều hành các hoạt động nghiên cứu khoa học - Cải cách, công khai hóa các thủ tục và trình tự giải quyết các vấn đề mở ngành đào tạo, thẩm định và chuyển đổi danh mục chương trình đào tạo. - Áp dụng phương thức quản lý chiến lược và có kế hoạch để hoạch định quy mô, cơ cấu lĩnh vực, trình độ đào tạo, loại chương trình phù hợp. 4.3 Ban hành các quy định kiểm định, quản lý chất lượng, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo kỷ cương trong quản lý chương trình đào tạo Nhà nước quản lý, kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo bằng các văn bản pháp quy có hiệu lực thật sự, đồng thời đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng khuyến khích hoạt động tự thanh tra, kiểm tra ở cấp cơ sở. Cụ thể: - Sớm áp dụng các văn bản kiểm định và thẩm định ngay sau khi ban hành để đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao trách nhiệm đối với xã hội. - Đảm bảo thanh tra, kiểm tra Nhà nước đối với các khung chương trình và khóa học ở các bậc đào tạo. Khuyến khích và pháp lý hóa hoạt động tự kiểm tra, tự thanh tra các cấp. 4.4 Thực hiện phương thức, cơ chế phân cấp quản lý chương trình theo hướng tăng cường quyền và năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo Pháp lý hóa việc phân cấp thẩm quyền cho các cấp quản lý chương trình đào tạo một cách hợp lý để giải quyết có hiệu quả những bất cập đang tồn tại. Cụ thể: Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 148-156 Trường Đại học Cần Thơ 153 - Đổi mới phương thức, cơ chế quản lý chương trình đào tạo nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cấp bộ và tính chủ động, sáng tạo của cơ sở đào tạo. Tăng cường cơ chế tự chủ cho các Đại học Quốc Gia và Đại học Khu vực. - Rà soát lại chức năng, thẩm quyền của toàn hệ thống quản lý chương trình đào tạo ở cấp cơ sở. Xác định và phân loại lại các nội dung, nhiệm vụ, chức năng từng cấp có liên quan. - Phân cấp về quản lý chiến lược việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Trong đó, chính phủ quản lý chiến lược gắn chặt với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội quốc gia, trong khi các cấp địa phương, cơ sở gắn với nhu cầu và điều kiện cụ thể từng nơi. - Phân cấp việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức tài chính liên quan đến chương trình đào tạo. Trao quyền quyết định cho địa phương và cơ sở về tài chánh đối với chương trình do địa phương quản lý và đầu tư như: tự quyết định khung và mức học phí, tự quyết định về sử dụng các nguồn thu ngoài ngân sách (đảm bảo mục tiêu phát triển chương trình đào tạo). - Phân cấp triệt để cho các cơ sở đào tạo đã đạt tiêu chuẩn kiểm định được mở các chương trình ngoài chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước. 4.5 Từng bước thực hiện xã hội hóa và phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý, phát triển chương trình đào tạo Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội, do đó cần tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có thể tham gia quản lý và phát triển (Nguyễn Thu Linh và Bùi Quang Nhơn, 2002). Thực hiện xã hội hóa và phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc phát triển chương trình, tăng nguồn lực là một xu thế tất yếu. Cụ thể: - Thể chế hóa các quy định, cơ chế về xã hội hóa cũng như trách nhiệm, thẩm quyền của chính quyền địa phương trong việc tổ chức, hoạt động và phát triển chương trình đào tạo. - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đứng ra thành lập các cơ sở đào tạo ngoài công lập. - Đảm bảo tính tự chủ cho các đối tượng tham gia đào tạo, thể hiện qua việc được lựa chọn phương thức, loại hình đào tạo cho người học. - Xã hội hóa đối với các chương trình đào tạo đặc biệt, tạo cơ hội tham gia và hưởng thụ các dịch vụ giáo dục cho mọi người, nhất là đối với các đối tượng bị thiệt thòi do nhiều nguyên nhân. - Tạo điều kiện cho người học, cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng, hoạch định phát triển chương trình đào tạo; đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chi phí đào tạo và giám sát chương trình đào tạo. 4.6 Điều chỉnh, đổi mới chính sách liên quan đến quản lý chương trình đào tạo theo phương châm nâng cao chức năng định hướng, điều tiết và hỗ trợ của nhà nước Nhà nước cần thực hiện chính sách đòn bẩy trong quản lý chương trình đào tạo, hạn chế các mệnh lệnh hành chính. Đây vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là xu hướng chung của quản lý giáo dục đại học. Từng bước hài hòa lợi ích từ các chương trình đào tạo theo quy luật thị trường, trên cơ sở đảm bảo định hướng XHCN. Các chính sách cần thực hiện bao gồm: - Đổi mới phương thức cấp ngân sách. Việc phân bổ ngân sách nên căn cứ vào yêu cầu xã hội, định hướng của Nhà nước và sức hút của chương trình đối với cơ sở đào tạo. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 148-156 Trường Đại học Cần Thơ 154 Đảm bảo tính công khai và được kiểm toán. Điều chỉnh chính sách đầu tư trước sang chính sách đầu tư sau. - Thu phí các đối tượng hưởng lợi từ các chương trình đào tạo. Thực hiện bình đẳng về sự phân bổ nguồn lực công cộng cho chương trình đào tạo. - Hệ thống các mục tiêu của chương trình đào tạo phải được bố trí thành một cơ cấu phù hợp với mục tiêu bao trùm của toàn hệ thống (về trình độ, ngành nghề, loại hình có gắn với yếu tố xã hội của nhân lực và dân cư tại các địa bàn, về mạng lưới đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế v.v...). - Đảm bảo chất lượng đồng bộ đối với mọi chương trình đào tạo, nó là một “phổ” nhiều dạng được chuẩn hóa và hiện đại hóa. - Khuyến khích nghiên cứu khoa học tại các cấp có gắn với chương trình đào tạo đại học, sau đại học. Đây là một tiêu chuẩn khi xét duyệt đề tài, dự án. - Cần có chính sách chế tài đối với những cơ sở đào tạo không hiệu quả hoặc kém hiệu quả kéo dài. 4.7 Từng bước xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh về chất lượng chương trình đào tạo - Khi giáo dục đại học không còn được xem là phúc lợi xã hội mà là “hàng hóa, dịch vụ” (hàng hóa, dịch vụ đặc biệt) thì vấn đề cạnh tranh chất lượng chương trình đào tạo là cần thiết. Xây dựng môi trường cạnh tranh là một yêu cầu mới, tạo cơ hội bình đẳng cho sự tham gia của xã hội vào việc xây dựng và phát triển chương trình. Cụ thể: - Cần định hướng giá trị về khái niệm cạnh tranh giữa các chương trình đào tạo. Thay đổi nhận thức về cạnh tranh, cần hiểu nó với ý nghĩa tích cực (tạo “động lực” phát triển), đồng thời kiểm soát tốt sự cạnh tranh này. - Từng bước tạo lập môi trường cạnh tranh cụ thể cho các chương trình đào tạo. Hoàn thiện các yếu tố thị trường cạnh tranh trong đào tạo như tạo lập thị trường vốn, lao động một cách đồng bộ; đa dạng hóa các hình thức đào tạo. - Thiết lập môi trường tổng quát sao cho thuận lợi, có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của môi trường cạnh tranh, kể cả sự cạnh tranh trong nội bộ của các cơ sở đào tạo. Nhà nước cần tạo lập hệ thống môi trường thứ cấp trong môi trường tổng quát của sự cạnh tranh như: nền kinh tế vĩ mô, môi trường chính trị và pháp luật, các môi trường văn hóa, xã hội, dân số và môi trường tự nhiên khác. 5 KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập toàn diện để phát triển nền kinh tế của nước ta, giáo dục đại học - đòn bẩy của nền kinh tế tri thức - cần đi tiên phong, vì đây là nơi tiếp thu có chọn lọc cái hay cái mới của thế giới để tự chuyển đổi mình. Không thể phủ nhận những thành tựu mà ngành giáo dục đào tạo của nước ta đã đạt được trong nhiều thập kỉ qua, tuy nhiên những bất cập, và lạc hậu vẫn đang còn tồn tại. Mặt khác, cũng cần phải thấy rõ rằng muốn chuyển đổi ngành giáo dục đào tạo thât không đơn giản. Xác định được điểm xuất phát trong công cuộc chuyển đổi này và quyết tâm thực hiện nó đã là một yếu tố thành công ban đầu. Trong bài viết này, chúng tôi đã chọn điểm xuất phát là quản lý chương trình đào tạo để nêu lên các ý kiến của các nhân. Hy vọng rằng những ý kiến của chúng tôi và sẽ còn nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các nhà chức trách khác về vấn đề này, sẽ là những đóng góp vào công cuộc chuyển đổi chung của đất nước, trong đó có sự chuyển đổi các quan niệm và cách tổ chức thực hiện trong giáo dục đại học, trước tiên là vấn đề quản lý chương trình đào tạo của nước ta. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 148-156 Trường Đại học Cần Thơ 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2004. Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hội nhập và thách thức. Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo. 392p Nguyễn Đức Chính. 2000. Tổng quan chung về đảm bảo & kiểm định chất lượng. Hà Nội. Tài liệu Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục. 33p. Nguyễn Thu Linh và Bùi Quang Nhơn. 2002. Quản lý nhà nước về Văn hóa-Giáo dục-Y tế. Hà Nội. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 101p. Nguyễn Trung Trực, Trương Quang Dũng. 2003. ISO 9000 trong dịch vụ hành chính. TP.Hồ Chí Minh. Nxb Trẻ. 275p. Nguyễn Viết Khuyến. 2001. Xây dựng bộ chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học và cao đẳng. In: Tạp chí Đại học&Giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội. Công ty in Công đoàn. Số phát hành 01.2001:4-6. Phạm Minh Hạc. 2002. Giáo dục Thế giới đi vào thế ký XXI. Hà Nội. Nxb Khoa học xã hội. 574p. Phạm Thành Nghị. 2000. Quản lý chiến lược, kế hoạch trong các trường đại học và cao đẳng. Hà Nội. Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội. 265p. Phạm Văn Lâm. 1998. Danh mục ngành đào tạo và vấn đề sắp xếp lại hệ thống nhà trường quân đội. In: Tạp chí Đại học&Giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội. Công ty in Công đoàn. Số phát hành 10.1998:16-18. Phạm Văn Lập. 2000. Một số vấn đề về phát triển chương trình đào tạo trong giáo dục đại học. Tài liệu Giáo dục học Đại học. Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo ấn hành: 32-47. Phạm Viết Vương. 2003. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo. Hà Nội. Nxb Đại học Sư phạm. 306p. Phan Huy Hùng. 2004. Tăng cường các giải pháp quản lý chương trình đào tại đại học và sau đại học. TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công. 168p. Phùng Đại Minh. 2002. Quản lý hiệu năng và quản lý tự chủ trong nhà trường - Một cơ chế để phát triển. Thượng Hải. Người dịch: Ban liên lạc các trường đại học Việt Nam. Nxb Giáo dục Thượng Hải. 178p.
File đính kèm:
- quan_ly_chuong_trinh_dao_tao_co_so_dam_bao_co_che_tu_chu_va.pdf