Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012

Mô tả quy trình sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán và chuyển tuyến điều trị lao cho bệnh nhân HIV tại các

phòng khám ngoại trú (OPC) để cung cấp bằng chứng cho các nhà lập định chính sách trong việc tăng

cường quản lý đồng nhiễm Lao/HIV. Trong 653 bệnh nhân HIV, có 11 (1,7%) bệnh nhân được phát hiện lao

từ trước khi đăng ký tại OPC. Trong lần đầu đăng ký tại OPC, tỷ lệ bệnh nhân HIV được sàng lọc lâm sàng

lao là cao (92,5%) và dao động từ 96,3% đến 100% qua các lần tái khám. Trong những người có sàng lọc

lâm sàng (+) (có một trong bốn triệu chứng: đang ho, đang sốt, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt cân), tỉ lệ được

chỉ định xét nghiệm đờm hoặc chụp x - quang là thấp và không ổn định qua 15 lần tái khám, lần lượt dao

động từ 0% đến 29,4% và 28,6% đến 100%. Trong 416 bệnh nhân có kết quả sàng lọc lâm sàng lao (+),

29,1% được xét nghiệm đờm và 75,5% được chụp x - quang, 3,4% được chuyển đến các cơ sở lao nhưng

tất cả các bệnh nhân này đều không có thông tin về điều trị lao. Đặc biệt có 52/416 (12,5%) bệnh nhân có

sàng lọc lâm sàng lao (+) nhưng không được xét nghiệm đờm hoặc chụp x - quang hoặc chuyển tuyến và

trong số 62 bệnh nhân có sàng lọc lâm sàng lao (+), xét nghiệm đờm (-) và chụp x - quang (-) cần được

chuyển đến bệnh viện lao tỉnh Sơn La thì chỉ có 6 (9,7%) được chuyển tuyến thành công.

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012 trang 1

Trang 1

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012 trang 2

Trang 2

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012 trang 3

Trang 3

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012 trang 4

Trang 4

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012 trang 5

Trang 5

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012 trang 6

Trang 6

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012 trang 7

Trang 7

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 12960
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012
 TCNCYH 83 (3) - 2013 179 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
QUẢN LÝ BỆNH NHÂN NHIỄM HIV ĐỒNG NHIỄM LAO 
TẠI 9 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI TỈNH SƠN LA NĂM 2012 
Đào Thị Minh An1, Trần Minh Như Nguyện2, Phan Trọng Lân3, Bùi Hồng Ngọc1, 
Vũ Toàn Thịnh1, Keith Sabin2, Kato Masaya2, Nguyễn Thanh Long4 
¹Trường Đại học Y Hà Nội; ²Tổ chức Y tế Thế giới; 3Cục y tế dự phòng; 4Bộ Y tế 
Mô tả quy trình sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán và chuyển tuyến điều trị lao cho bệnh nhân HIV tại các 
phòng khám ngoại trú (OPC) để cung cấp bằng chứng cho các nhà lập định chính sách trong việc tăng 
cường quản lý đồng nhiễm Lao/HIV. Trong 653 bệnh nhân HIV, có 11 (1,7%) bệnh nhân được phát hiện lao 
từ trước khi đăng ký tại OPC. Trong lần đầu đăng ký tại OPC, tỷ lệ bệnh nhân HIV được sàng lọc lâm sàng 
lao là cao (92,5%) và dao động từ 96,3% đến 100% qua các lần tái khám. Trong những người có sàng lọc 
lâm sàng (+) (có một trong bốn triệu chứng: đang ho, đang sốt, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt cân), tỉ lệ được 
chỉ định xét nghiệm đờm hoặc chụp x - quang là thấp và không ổn định qua 15 lần tái khám, lần lượt dao 
động từ 0% đến 29,4% và 28,6% đến 100%. Trong 416 bệnh nhân có kết quả sàng lọc lâm sàng lao (+), 
29,1% được xét nghiệm đờm và 75,5% được chụp x - quang, 3,4% được chuyển đến các cơ sở lao nhưng 
tất cả các bệnh nhân này đều không có thông tin về điều trị lao. Đặc biệt có 52/416 (12,5%) bệnh nhân có 
sàng lọc lâm sàng lao (+) nhưng không được xét nghiệm đờm hoặc chụp x - quang hoặc chuyển tuyến và 
trong số 62 bệnh nhân có sàng lọc lâm sàng lao (+), xét nghiệm đờm (-) và chụp x - quang (-) cần được 
chuyển đến bệnh viện lao tỉnh Sơn La thì chỉ có 6 (9,7%) được chuyển tuyến thành công. 
Từ khóa: bệnh nhân Lao/HIV, quản lý Lao/HIV, Sơn La 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới 
(WHO) giai đoạn 2008 - 2011, ít nhất 1/3 số 
người nhiễm HIV có đồng nhiễm lao. Theo 
ước tính số người chết vì lao có liên quan đến 
HIV tăng đáng kể từ 350.000 người năm 2010 
lên 430.000 người năm 2011 [1]. Nguy cơ tiến 
triển lao từ thể ẩn sang thể hoạt động cao hơn 
gấp nhiều lần trong nhóm người nhiễm HIV so 
với nhóm không nhiễm HIV (21 - 34 lần theo 
báo cáo của WHO 2011 [1] và từ 20 - 37 lần 
theo báo cáo của Bộ Y tế (MOH) 2012 [2]). Vì 
vậy WHO đã ra hướng dẫn về giám sát, đánh 
giá hoạt động phối hợp trong quản lý các 
trường hợp đồng nhiễm lao/HIV năm 2009 [3]. 
Theo báo cáo của tổ chức UNAIDS, trong 
năm 2011 khoảng 3,2 triệu người sống chung 
với HIV được sàng lọc lao [4]. Tỷ lệ được 
sàng lọc lao ở bệnh nhân HIV tăng gấp 12 lần 
trong giai đoạn 2005 - 2010 từ 200 nghìn 
người lên 2,3 triệu và tính đến năm 2012, 910 
nghìn người đồng nhiễm Lao/HIV đã được 
cứu sống [5]. Tuy nhiên, công tác sàng lọc 
lâm sàng lao, xét nghiệm đờm và chụp X-
quang còn nhiều thiết sót đặc biệt trong nhóm 
bệnh nhân HIV/AIDS [6]. Theo nhận định của 
Bộ Y tế, sự phối hợp giữa hai chương trình 
quản lý lao và HIV còn nhiều hạn chế; hệ 
thống văn bản hướng dẫn về chuyên môn và 
quản lý chưa hoàn thiện [2]. 
Tại Việt Nam có tổng số 204,019 trường 
hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống tới thời 
điểm tháng 6/2012 [7]. Dịch HIV/AIDS hiện 
nay còn đang ở mức cao và khó kiểm soát, 
nhất là các tỉnh miền núi phía bắc [8]. Tính 
đến 31/12/2005, cả nước đã có 55/64 tỉnh 
thành có bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV. Tỷ 
Địa chỉ liên hệ: Đào Thị Minh An, Viện Đào tạo Y học và Y 
tế Công cộng, trường Đại học Y Hà Nội 
 Email: daothiminhan@yahoo.com 
Ngày nhận: 05/02/2013 
Ngày được chấp thuận: 20/6/2013 
 180 TCNCYH 83 (3) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
lệ đồng nhiễm lao ở bệnh nhân HIV có sự khác 
nhau giữa các tỉnh/thành phố: cao nhất là An 
Giang với 23,1%; Hải Phòng là 10,6%; Quảng 
Ninh là 7,6%; Hà Nội là 7,1%; thành phố Hồ Chí 
Minh là 6,5% và Đồng Tháp là 5,5% [9]. 
Sơn La là tỉnh đứng vị trí thứ 5 trong cả 
nước về số lượng người nhiễm HIV còn sống 
(6.294 trường hợp) [7]. Theo ước tính, có 
khoảng 10% bệnh nhân HIV có nhiễm Lao 
[10], trong khi đó theo số liệu báo cáo từ trung 
tâm AIDS tỉnh Sơn La thì tỷ lệ này được phát 
hiện rất thấp (2%). Vì vậy, câu hỏi được đặt ra 
là số liệu báo cáo này đã ước tính đúng được 
tỷ lệ mắc lao trong HIV chưa và vấn đề này 
liên quan trực tiếp đến quy trình sàng lọc, phát 
hiện, chẩn đoán, chuyển tuyến và điều trị lao 
(quản lý lao) ở bệnh nhân HIV tại Sơn La như 
thế nào? Vì vậy đề tài này nhằm mục tiêu: 
Mô tả công tác sàng lọc, phát hiện, chẩn 
đoán, chuyển tuyến điều trị lao cho bệnh nhân 
HIV tại các cơ sở OPC tỉnh Sơn La năm 2012. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 
Nghiên cứu được tiến hành tại 9 phòng khám 
ngoại trú thuộc 9 huyện/thành phố trên địa bàn 
tỉnh Sơn La trong khoảng thời gian từ tháng 
01/2012 đến tháng 12/2012. 
2. Đối tượng: Bệnh nhân đăng kí khám và 
điều trị tại phòng khám ngoại trú từ 01/01/2012 
đến 31/10/2012 trong đó hồ sơ bệnh án của 
các bệnh nhân này được lấy làm đơn vị mẫu.  ... n phần mềm Epi info 
7.0 và 9 điều tra viên đã trực tiếp nhập liệu từ 
hồ sơ bệnh án vào bảng thu thập thông tin 
trên phần mềm Epi info 7.0 tại thực địa. 
4. Biến số, chỉ số nghiên cứu 
Thu thập số liệu theo các biến số về đặc 
điểm nhân khẩu học, đăng ký khám và điều trị 
tại phòng khám ngoại trú, sàng lọc và chẩn 
đoán lao, giới thiệu chuyển tuyến và điều trị. 
5. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu 
được nhập trên phần mềm Epi Info 7 sau đó 
được lọc sạch và phân tích trên phần mềm 
Stata/Se 10. Phân tích mô tả: tỷ lệ phần trăm. 
6. Đạo đức nghiên cứu 
Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng 
đạo đức tại Trường Đại học Y tế Công cộng. 
III. KẾT QUẢ 
1. Đặc điểm chung của đối tượng 
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam 
71,3% (466/653), độ tuổi trung bình là 33 ± 8 
 TCNCYH 83 (3) - 2013 181 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
(từ 1 đến 68); nghề nghiệp chính là nông dân 
96,52% (610/632). Số lượng bệnh nhân HIV 
đăng ký tại các OPC khá đồng đều giữa các 
tháng, thấp nhất là tháng 1 với 5,4% (35/650). 
2. Thực trạng quản lý bệnh nhân HIV nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tỉnh Sơn La 
từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/10/2012 
Không được SLLSL 
Bệnh nhân chưa được chẩn đoán lao (+) 
tại thời điểm đăng kí tại OPC 
(n = 642) 
Tổng số bệnh nhân đăng kí khám và điều trị tại phòng 
khám ngoại trú từ 1/1/2012 đến 31/10/2012 
(n = 653) 
Bệnh nhân được chẩn đoán lao (+) tại 
thời điểm đăng kí tại OPC 
(n = 11) 
Không được SLLSL 
(n = 0) 
Được SLLSL 
(n = 11) 
Được SLLSL 
SLLSL(-) SLLSL(+) SLLSL(-) 
XNĐ 
n=4+121=125 
Không làm gì 
n = 1+ 52 = 53 
CXQ 
n = 6 + 314 = 320 
SLLSL (+) 
XNĐ(+) XNĐ(-) CXQ(-) 
Số BN cần được chuyển tuyến tới bệnh viện Lao tỉnh Sơn La 
(SLLSL(+), CXQ(-), XNĐ(-)) 
(n = 62) 
Số bệnh nhân không 
được chuyển tuyến 
(n = 48) 
Số bệnh nhân được chuyển thành công 
(n = 6) 
Số bệnh nhân được giới 
thiệu chuyển tuyến 
(n=14) 
Thông tin điều trị tại các cơ sở điều trị lao 
CXQ(+) 
Sơ đồ 1. Thực trạng quản lý bệnh nhân HIV nhiễm lao tại 9 cơ sở phòng khám ngoại trú 
tỉnh Sơn La từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/10/2012 
 182 TCNCYH 83 (3) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
* SLLSL: sàng lọc lâm sàng lao; XNĐ: xét nghiệm đờm; CXQ: chụp X-quang 
Sơ đồ 1 cho thấy công tác quản lý lao trên bệnh nhân HIV đăng ký tại OPC Sơn La đã được 
thực hiện qua 4 bước: sàng lọc lâm sàng lao phát hiện các bệnh nhân nghi ngờ; chỉ định xét 
nghiệm đờm và chụp X-quang; chuyển tuyến và điều trị. Tuy nhiên qui trình này chưa được thực 
hiện đồng bộ. Vẫn còn các trường hợp có sàng lọc lâm sàng lao (+) nhưng không được xét 
nghiệm đờm, chụp X-quang. Có những trường hợp có sàng lọc lâm sàng lao (+), xét nghiệm đờm 
(-) và chụp X-quang (-) nhưng không được chuyển tuyến tới bệnh viện lao tỉnh Sơn La để khẳng 
định lao. Một điểm đáng quan tâm là toàn bộ hồ sơ của bệnh nhân được chuyển tuyến hoặc 
chuyển tuyến thành công hoàn toàn không có thông tin về ngày điều trị và phác đồ điều trị lao. 
3. Sàng lọc lâm sàng, xét nghiệm đờm, chụp X-quang 
Biểu đồ 1. Tỷ lệ sàng lọc lâm sàng và tỉ lệ có dấu hiệu lâm sàng (+) trong 15 lần tái khám 
Tỷ lệ sàng lọc lâm sàng lao cao qua 15 lần tái khám dao động từ 92,5% đến 100%. Tuy nhiên 
tỷ lệ có sàng lọc lâm sàng lao (+) không cao từ 0% - 17,3% trừ lần đầu tiên là 64,1%. 
Biểu đồ 2. Tỷ lệ chụp X-quang và xét nghiệm đờm trong số bệnh nhân có kết quả 
sàng lọc lâm sàng lao (+) 
 TCNCYH 83 (3) - 2013 183 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Tỷ lệ được chỉ định xét nghiệm đờm hoặc chụp X-quang trong số bệnh nhân có kết quả sàng 
lọc lâm sàng lao (+) là thấp và không ổn định ở 15 lần tái khám, dao động từ 0% đến 29,4% đối 
với xét nghiệm đờm và từ 78,7% đến 100% đối với chỉ định chụp X-quang. 
IV. BÀN LUẬN 
Tỷ lệ sàng lọc lâm sàng 
Công tác sàng lọc lâm sàng lao cho bệnh 
nhân HIV đã được thực hiện ở nhiều quốc gia 
trên thế giới. Tỷ lệ sàng lọc lâm sàng lao cho 
bệnh nhân HIV tại Ethiopia năm 2010 là 94% 
[11], tại Nam Phi năm 2001 là 40,8 % [12]. Tại 
Việt Nam, theo quyết định số 3116/QĐ-BYT, 
tất cả các bệnh nhân HIV phải được sàng lọc 
lâm sàng lao [13]. Theo báo cáo của thành 
phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ sàng lọc lâm sàng lao 
tại phòng khám ngoại trú quận 5 năm 2011 là 
42% [14]. Nghiên cứu này chỉ ra công tác 
sàng lọc lâm sàng lao tại các phòng khám 
ngoại trú tỉnh Sơn La được thực hiện khá tốt 
với tỷ lệ sàng lọc lâm sàng lao qua các lần tái 
khám từ 92,5% đến 100%. 
Tỷ lệ mắc lao trong nhóm người nhiễm HIV 
tại Việt Nam theo các báo cáo từ các tỉnh dao 
động xung quanh mức 10% [10]. Tỷ lệ này ở 
Hải Phòng là 10,6%, thành phố Hồ Chí Minh 
là 6,5%, Đồng Tháp là 5,5 %, Hà Nội là 7,1 % 
và An Giang là 23,1% [9]. Nghiên cứu này chỉ 
ra toàn bộ hồ sơ bệnh nhân HIV đăng ký tại 
các phòng khám ngoại trú Sơn La không ghi 
nhận thông tin khẳng định chẩn đoán lao (+) 
nên không ước tính được tỷ lệ mắc lao trong 
nhóm HIV. Tuy nhiên dựa vào tỷ lệ 17,2% 
bệnh nhân HIV được sàng lọc lâm sàng lao 
(+) tại các phòng khám ngoại trú Sơn La thì có 
thể thấy tỷ lệ này ở mức cao hơn so với tỷ lệ 
mắc lao trên nhóm người HIV ở hầu hết các 
tỉnh thành trừ An Giang. Điều này phần nào có 
thể gián tiếp nhận thấy rằng kỹ năng sàng lọc 
lâm sàng lao tại các phòng khám ngoại trú tỉnh 
Sơn La là khá tốt. Trên thực tế, hiện nay các 
cán bộ làm việc tại các phòng khám ngoại trú 
tỉnh Sơn La (của dự án Life Gap và Quỹ toàn 
cầu) đều được Chương trình AIDS của Đại 
học Y Harvard tại Việt Nam (HAIVN) tập huấn 
về kỹ năng sàng lọc lao. Do đó tập huấn sàng 
lọc lao cho cán bộ điều trị tại các phòng khám 
ngoại trú theo mô hình của HAIVN hỗ trợ các 
phòng khám ngoại trú Sơn La cho các tỉnh 
chưa được hỗ trợ là cần thiết. 
Chỉ định xét nghiệm đờm, chụp X-quang 
và chuyển tuyến trong số bệnh nhân có kết 
quả sàng lọc lâm sàng lao dương tính 
Theo qui định của Bộ Y tế về quy trình phối 
hợp trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh 
nhân Lao/HIV năm 2007 [13], 100% trường 
hợp bệnh nhân có sàng lọc lâm sàng lao (+) 
cần được chỉ định chụp X-quang và xét 
nghiệm đờm. Nhưng kết quả của nghiên cứu 
này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có sàng lọc lâm 
sàng lao (+) được chỉ định xét nghiệm đờm 
hoặc chụp X-quang còn thấp và không ổn định 
giữa các lần tái khám. Tỷ lệ bệnh nhân có 
sàng lọc lâm sàng lao (+) được xét nghiệm 
đờm chỉ từ 0% đến 29,4% và tỷ lệ được chụp 
X-quang trong nhóm bệnh nhân này từ 28,6% 
đến 100%. Tỷ lệ chụp X-quang cao hơn hẳn 
xét nghiệm đờm có thể do chụp X-quang đơn 
giản và dễ làm hơn xét nghiệm đờm. So sánh 
hoạt động này với một số nước trên thế giới 
phần nào cho thấy kỹ năng chỉ định chụp 
X-quang và xét nghiệm đờm tại các phòng 
khám ngoại trú tỉnh Sơn La là chưa tốt. Tại 
Kenya năm 2010 tỷ lệ bệnh nhân HIV có lâm 
sàng lao (+) được chỉ định chụp X-quang là 
68,4% trong khi đó tỉ lệ này ở phòng khám 
ngoại trú Sơn La là 66,4%; tỷ lệ chỉ định xét 
nghiệm đờm tại Kenya là 55,3% so với 22,9% 
tại phòng khám ngoại trú Sơn La [15]. 
 184 TCNCYH 83 (3) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh 
nhân có biểu hiện nghi ngờ lao được chuyển 
tuyến rất thấp. Trong tổng số 416 bệnh nhân 
có kết quả sàng lọc lâm sàng lao (+), chỉ có 14 
(3,4%) trường hợp được giới thiệu chuyển 
tuyến tới các cơ sở chẩn đoán và điều trị lao 
thể hiện bằng chỉ định chuyển tuyến của bác 
sĩ ghi trong hồ sơ bệnh án. Trong số 416 bệnh 
nhân có kết quả sàng lọc lâm sàng lao (+), có 
62 bệnh nhân có kết quả chụp X-quang (-) và 
xét nghiệm đờm (-) là những bệnh nhân cần 
được chuyển tuyến tới bệnh viện lao tỉnh Sơn 
La theo hướng dẫn của Bộ Y tế [13] và tập 
huấn của HAIVN nhưng chỉ có 9,7% (6/62) 
được chuyển tuyến thành công thông qua 
danh sách tên các bệnh nhân này được ghi 
nhận tại bệnh viện lao tỉnh Sơn La. Tỷ lệ này 
thấp có thể do cán bộ y tế của xét nghiệm đờm 
không chỉ định chuyển tuyến hoặc có chỉ định 
chuyển tuyến nhưng bệnh nhân không đi. Theo 
số liệu của thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, 
tỷ lệ chuyển tuyến thành công bệnh nhân nghi 
ngờ mắc lao từ xét nghiệm đờm đến cơ sở 
điều trị lao là 62% [14]. Như vậy từ kết quả của 
nghiên cứu này, có thể thấy mặc dù chỉ định 
sàng lọc lâm sàng lao tại các xét nghiệm đờm 
tỉnh Sơn La là rất cao nhưng kỹ năng chỉ định 
chụp X-quang, xét nghiệm đờm và chuyển 
tuyến chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó 
nghiên cứu này chỉ ra rằng việc phản hồi và 
ghi nhận thông tin điều trị lao (ngày bắt đầu 
điều trị và phác đồ điều trị lao) cho xét nghiệm 
đờm là rất hạn chế. Có thể thấy 2 vấn đề này 
là điểm yếu kém trong công tác phối hợp giữa 
hệ quản lý điều trị HIV và hệ quản lý điều trị 
lao, vì vậy cần có những giải pháp sớm để 
khắc phục tình trạng này. 
V. KẾT LUẬN 
Trong 653 bệnh nhân HIV, có 11 (1,7%) 
bệnh nhân được phát hiện lao từ trước khi 
đăng ký tại xét nghiệm đờm. Trong lần đầu 
đăng ký tại xét nghiệm đờm, tỷ lệ bệnh nhân 
HIV được sàng lọc lâm sàng lao là cao 
(92,5%) và dao động từ 96,3% đến 100% qua 
các lần tái khám. 
Trong những người có sàng lọc lâm sàng 
lao (+) (có một trong bốn triệu chứng: đang 
ho, đang sốt, vã mồ hôi vào ban đêm, sút 
cân), tỷ lệ được chỉ định xét nghiệm đờm 
hoặc chụp X-quang là thấp và không ổn định 
qua 15 lần tái khám, lần lượt dao động từ 0% 
đến 29,4% và 28,6% đến 100%. Trong 416 
bệnh nhân có kết quả sàng lọc lâm sàng lao 
(+), 29,1% được xét nghiệm đờm và 75,5% 
được chụp X-quang, 3,4% được chuyển đến 
các cơ sở lao nhưng tất cả các bệnh nhân này 
đều không có thông tin về điều trị lao. Đặc biệt 
có 52/416 (12,5%) bệnh nhân có sàng lọc lâm 
sàng lao (+) nhưng không được xét nghiệm 
đờm hoặc chụp X-quang hoặc chuyển tuyến 
và trong số 62 bệnh nhân có sàng lọc lâm 
sàng lao (+), xét nghiệm (-) và chụp X-quang 
(-) cần được chuyển đến bệnh viện lao tỉnh 
Sơn La thì chỉ có 6 (9,7%) được chuyển tuyến 
thành công. 
Khuyến nghị 
Tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ 
xét nghiệm đờm về nâng cao năng lực trong 
kỹ năng chỉ định chụp X-quang, xét nghiệm 
đờm và chuyển tuyến cho bệnh nhân có sàng 
lọc lâm sàng lao (+) theo đúng hướng dẫn của 
số 3116/BYT. Đưa chỉ số về tỷ lệ được chỉ 
định xét nghiệm đờm, tỷ lệ được chỉ định chụp 
X-quang trong số những bệnh nhân có sàng 
lọc lâm sàng lao (+) và chỉ số về chuyển tuyến 
thành công vào bộ chỉ số giám sát Lao/HIV 
của chương trình giám sát HIV cũng như 
chương trình Lao quốc gia. Bên cạnh đó, cần 
 TCNCYH 83 (3) - 2013 185 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
có thêm các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu 
lý do tại sao chỉ định chụp X-quang, xét 
nghiệm đờm và chuyển tuyến thấp và không 
ổn định từ phía cung cấp dịch vụ cũng như từ 
phía bệnh nhân để làm cơ sở cho các giải 
pháp khắc phục tình trạng chuyển tuyến thấp 
tại các xét nghiệm đờm Sơn La. 
Lời cám ơn 
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Tổ chức Y 
tế Thế giới và MECOR đã hỗ trợ kinh phí cho 
chúng tôi để hoàn thành nghiên cứu này. 
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các 
lãnh đạo, nhân viên y tế tại trung tâm phòng 
chống HIV/AIDS, các cơ sở phòng khám 
ngoại trú, bệnh viện Lao tỉnh Sơn La đã nhiệt 
tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập 
số liệu nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. World Health Organization (2009, 
2010, 2011). TB/HIV Facts 2009, 2010, 2011. 
2. Bộ Y tế (2012). Quyết định số 2494: Về 
khung kế hoạch phối hợp giữa chương trình 
mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và 
dự án phòng chống bệnh lao thuộc chương 
trình mục tiêu quốc gia y tế, giai đoạn 2012-
2015. Hà Nội. 
3. WHO (2012). Policy on collaborative TB/
HIV activities. 
4. UNAIDS (2012). UNAIDS Report on the 
Global AIDS Epidemic 2012. 
5. UNAIDS (2012). UNAIDS calls for an 
integrated approach to HIV and TB services. 
In. Geneva. 
6. Reid MJ, MRCP, Shah NS, MDb 
(2009): Approaches to tuberculosis screening 
and diagnosis in people with HIV in resource-
limited settings. The Lancet infectious 
diseases 2009, 9(3): 173 - 184. 
7. Bộ Y tế (2012). Báo cáo công tác 
phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và 
trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm. Hà Nội. 
8. Global Fund (2012). Nghiên cứu điều 
tra trong nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ 
bán dâm ở 10 tỉnh/thành phố. Hà Nội; 2012. 
9. Hoàng Hà (2012). Thực trạng HIV/AIDS 
và kết quả truyền thông phòng chống lao/HIV 
cho bệnh nhân HIV(+) ở một số xã/phường 
tp.Thái Nguyên. Đại học Thái nguyên; 2012. 
10. Đại sứ quán Hợp chủng Quốc Hoa 
kỳ tại Việt Nam (2012). Những biện pháp 
quan trọng phòng chống bệnh lao và HIV/
AIDS. Kế hoạch Khẩn cấp Cứu trợ HIV/AIDS 
của Tổng thống Mỹ (PEPFAR). 
11. Melaku Z (2011). TB screening and 
IPT: Experience from Ethiopia. The 17th Core 
Group Meeting of the TB/HIV Working Group, 
Beijing (China). 
12. Day JH, Charalambous S, Fielding 
KL et al (2006). Screening for tuberculosis 
prior to isoniazid preventive therapy among 
HIV-infected gold miners in South Afreica. INT 
J Tuberc Lung Dis 2006, 10(5): 523 - 529. 
13. Bộ Y tế (2012). Quy trình phối hợp 
trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân 
lao/HIV. Hà Nội. 
14. Nguyen Ngoc Phat, Nguyen Van 
Quy, Nguyen Thi Hong Van, Vu Trieu Thi 
Trinh (2012). TB Screening at Out-patient HIV 
Clinic, District 5, HCMC, Vietnam. Healthqual 
International; 2012. 
15. Kosgei RJ, Ndavi PM, Ong’ech JO et 
al (2011). Symptom screen: diagnostic 
usefulness in detecting pulmonary 
tuberculosis in HIV-infected pregnant women 
in Kenya. Public health action. 1(2), 30. 
 186 TCNCYH 83 (3) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Summary 
MANAGEMENT CASCADE OF HIV PATIENTS WITH ACTIVE 
TUBERCULOSIS AT NINE HIV CARE OUTPATIENT CLINICS IN SON 
LA PROVINCE, VIET NAM, 2012 
Our study was to describe the cascade of screening, diagnosis, and referral to TB treatment 
for HIV patients in OPC to provide evidence for policy-makers in strengthening management of 
HIV-TB patients. Of 653 HIV patients, 11 (1.7%) had history of TB disease before enrolled for 
care at OPC. TB clinical screening in the OPC was high (92.5%) at the first visit and ranged from 
96.3% to 100% at subsequent re-examinations. Among those screened with TB clinical signs (+), 
with one of the four symptoms, cough, fever, night sweats or weight loss, through their 
re-examination visits, the proportion of being tested by x-ray or sputum were low and fluctuated 
from 28.6% to 100% and 0% to 29.4%, respectively. Overall, among 416 patients with positive TB 
diagnosis, only 29.1% were prescribed for sputum testing, 75.5% for x-ray, 3.4% were referred to 
TB facilities for diagnosis and treatment but all of these 14 medical records had no information of 
TB treatment and there was still 12.5% (52/416) had no record of further testing or referral. Of 62 
patients who was screened positive for TB (+) but was not tested by X-ray and sputum testing and 
should have been referred to provincial TB hospital, only six (9.7%) were referred successfully. 
Key words: HIV-TB patients, management of HIV-TB, Son La 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_benh_nhan_nhiem_hiv_dong_nhiem_lao_tai_9_phong_kham.pdf