Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn

Hát Chầu văn (còn gọi là hát Văn hay hát Bóng) là âm nhạc tín ngưỡng của người

Việt. Hát Văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, các trung tâm của hát Văn xưa là

Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội. Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát Văn là cuối

thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người

giỏi hát cung văn. Ở Việt Nam, bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh, với lời

văn chau truốt nghiêm trang, hát Văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu

Thánh, hay còn được biết là tín ngưỡng thờ Mẫu - tín ngưỡng Tứ phủ [2]. Các hình

thức, lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ được gọi chung là nghi

lễ Chầu văn. Trong đó, bản văn Cô Đôi Thượng Ngàn được sử dụng rộng rãi, được đón

nhận như một món ăn tinh thần của nhiều tầng lớp, được tái hiện nhiều trên sân khấu

chuyên nghiệp ngày nay.

Tương truyền, cô Đôi Thượng Ngàn vốn là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung,

được phong là Sơn Tinh Công Chúa và được ra vào hầu cận bên Vua Mẫu trong điện

ngọc nơi tiên cảnh. Về sau, cô được giáng sinh xuống trần ở đất Ninh Bình, làm con gái

một chúa đất ở chốn sơn lâm. Cô Đôi rất xinh đẹp: da trắng, tóc xanh mượt mà, mặt

tròn, lưng ong thon thả. Sau này, cô đi theo hầu Đức Diệu Tín Thuyền Sư Lê Mại Đại

Vương (mẫu Thượng Ngàn, bà Chúa Sơn Trang), học đạo phép để giúp dân. Sau khi trở

về thiên cung, cô được theo hầu cận ngay bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông

Tuần Quán, được Mẫu Bà truyền cho vạn phép. Lúc thanh nhàn, cô về ngự cảnh sơn

lâm núi rừng trong ba gian đền mát ở quê nhà Ninh Bình cùng các bạn tiên ca hát vui

thú tháng ngày trên sườn dốc Bò. Do rất giỏi văn thơ nên đôi khi cô biến thành người

thiếu nữ xinh đẹp để luận đàm văn thơ cùng các bậc danh sĩ, làm biết bao kẻ phải mến

phục [2].

Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn trang 1

Trang 1

Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn trang 2

Trang 2

Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn trang 3

Trang 3

Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn trang 4

Trang 4

Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn trang 5

Trang 5

Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 13860
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn

Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát chầu văn
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 PHƯƠNG PHÁP ĐỆM ĐÀN NGUYỆT 
 TRONG HÁT CHẦU VĂN
 ThS. Phạm Ngọc Đỉnh1 
 Đặng Thanh Tăng2
 Tóm tắt: Đàn nguyệt là một loại nhạc cụ ngoài độc tấu hoặc hòa tấu cùng với dàn 
nhạc hiện đại, nó còn có vị trí quan trọng trong dàn nhạc truyền thống, như: cải lương, 
chèo, tuồng, nhạc Huế và dân ca các vùng miền, nhưng trong hát Chầu văn, đàn nguyệt 
không thể thiếu. Tuy nhiên, đệm đàn nguyệt cho hát Chầu văn là một công việc không 
dễ, đòi hỏi người đàn không chỉ có tay đàn giỏi mà còn phải có “ngón nghề ” riêng mới 
thực hiện thành công được.
 Từ khóa: đàn nguyệt, độc tấu, đệm đàn, hát Chầu văn, nhạc truyền thống...
 1. Đôi điều về nghệ thuật hát Chầu văn
 Hát Chầu văn (còn gọi là hát Văn hay hát Bóng) là âm nhạc tín ngưỡng của người 
Việt. Hát Văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, các trung tâm của hát Văn xưa là 
Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội. Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát Văn là cuối 
thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người 
giỏi hát cung văn. Ở Việt Nam, bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh, với lời 
văn chau truốt nghiêm trang, hát Văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu 
Thánh, hay còn được biết là tín ngưỡng thờ Mẫu - tín ngưỡng Tứ phủ [2]. Các hình 
thức, lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ được gọi chung là nghi 
lễ Chầu văn. Trong đó, bản văn Cô Đôi Thượng Ngàn được sử dụng rộng rãi, được đón 
nhận như một món ăn tinh thần của nhiều tầng lớp, được tái hiện nhiều trên sân khấu 
chuyên nghiệp ngày nay.
 Tương truyền, cô Đôi Thượng Ngàn vốn là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, 
được phong là Sơn Tinh Công Chúa và được ra vào hầu cận bên Vua Mẫu trong điện 
ngọc nơi tiên cảnh. Về sau, cô được giáng sinh xuống trần ở đất Ninh Bình, làm con gái 
một chúa đất ở chốn sơn lâm. Cô Đôi rất xinh đẹp: da trắng, tóc xanh mượt mà, mặt 
tròn, lưng ong thon thả. Sau này, cô đi theo hầu Đức Diệu Tín Thuyền Sư Lê Mại Đại 
Vương (mẫu Thượng Ngàn, bà Chúa Sơn Trang), học đạo phép để giúp dân. Sau khi trở 
về thiên cung, cô được theo hầu cận ngay bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông
1 2 Khoa Âm nhạc, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
32
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
Tuần Quán, được Mẫu Bà truyền cho vạn phép. Lúc thanh nhàn, cô về ngự cảnh sơn 
lâm núi rừng trong ba gian đền mát ở quê nhà Ninh Bình cùng các bạn tiên ca hát vui 
thú tháng ngày trên sườn dốc Bò. Do rất giỏi văn thơ nên đôi khi cô biến thành người 
thiếu nữ xinh đẹp để luận đàm văn thơ cùng các bậc danh sĩ, làm biết bao kẻ phải mến 
phục [2].
 Ngày nay, các con nhang, đệ tử hầu như ai cũng biết về bản văn Cô Đôi Thượng 
Ngàn. Trong đại lễ khai đàn mở phủ, giá cô Đôi thường ngự về đầu tiên (mở khăn cho 
hàng cô) để chứng lễ. Khi cô về ngự thường mặc áo lé xanh hoặc quầy đen và áo xanh 
(ngắn đến hông), trên đầu có dùng khăn (khăn von hoặc khăn vấn) kết thành hình đóa 
hoa [4]. Cũng có một số nơi dâng cô áo xanh, đội khăn đóng (khăn vành rây) và thắt lé 
xanh, hai bên có cài hai đóa hoa. Khi cô lên đồng thường múa mồi, múa tay tiên, hái tài 
hái lộc cho các đồng tử.
 Sau đây là một số kỹ thuật đệm đàn nguyệt cho hát Chầu văn qua bản Cô Đôi 
Thượng Ngàn.
 2. Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát Văn
 Đối với hát Văn, đàn nguyệt và trống phắch giữ một vai trò chủ đạo trong suốt quá 
trình diễn ra buổi hát, nó thể hiện tốt các nét giai điệu vui, buồn, tâm trạng...
 Trình tự thực hiện nghi lễ hát Văn phục vụ hầu đồng có thể chia thành bốn phần 
chính:
 - Mời Thánh nhập
 - Kể sự tích và công đức
 - Xin Thánh phù hộ
 - Đưa tiễn
 Bài hát thường chấm dứt với câu “Thánh giá hồi cung!”
 Bản văn Cô Đôi Thượng Ngàn được chia làm ba phần:
 + Mở đầu: hát điệu văn thờ được diễn tấu theo nhịp tự do (hay còn gọi là thỉnh). 
Cung văn hát điệu văn thờ, giai điệu tiết tấu nhanh, gấp, trống phách dồn dập:
 Ví dụ:
 1 k
 —y 1 b • J 1 K
 ểL L m *
 -------- = ầ — m —#—#---------
 #
 - 0 # • # # # # * • - é -
 Ngọc điện chốn kim môn cô ra vào ngọc điện chốn kim môn danh thơm ngoài cõi tiếng đón trong í i cung..
 Lời thơ: Cô vào ngọc điện kim môn
 Danh thơm ngoài cõi tiếng đồn trong cung...
 33
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Vì đây là phần diễn tấu tự do, nên đàn nguyệt chủ yếu tay phải vê ròn 2 dây, tay 
trái nhấn hợp âm quãng 5, đồng thời rung nhẹ cho tròn nốt Đô - Sol và Sol - Rê.
 Sau phần mở đầu (khi Thánh đã nhập đồng) thì hát Văn hầu để ca ngợi công tích hay 
sự tích các Thánh. Cũng giống như trong hát Chèo, khi mở đầu và kết đoạn thường có câu 
lưu không, xen giữa các câu hát là câu xuyên tâm đánh theo giai điệu của câu đã hát.
 + Xá chậm dùng nhịp 1 chậm. Dây lên quãng 4 Sol - Đô 
 Ví dụ: Câu lưu không
 Cũng giống như phần dạo, để vào hát giai điệu gồm nhiều nốt kép tay trái xử lý 
nhanh linh hoạt rõ nốt và rung nhẹ vào nốt Sib. Có thể nhấn quãng 3 từ Sol đến Sib. Kỹ 
thuật chính sử dụng những ngón nhấn tay trái và ngón vê tay phải.
 Ví dụ: Câu xuyên tâm.
 Khi sử dụng đàn nguyệt kết hợp với trống và phách, người đàn người hát có thể 
lơi hai hoặc ba phách vào mỗi đầu câu.
 Xinh thay một/ thú cô đôi ngàn/
 Bầu trời cảnh phát í i i i ì i í_(xuyên tâm)
 Ví dụ:
 Xinh thay một thú trên ngàn, bấu trời cảnh phệt í í í í ì ì í
 Khi hát vào nhịp, nhạc công có thể đánh đảo giai điệu nhưng vẫn vào cùng nhịp 
chính, nhưng khi cuối từng câu người hát tạm nghỉ thì tiếng đàn phải rõ nét cùng với 
nhịp phách của trống.
 Thông thường khi cung văn chơi đàn nguyệt thường đảm nhiệm vai trò hát chính. 
Nhưng trong các lễ hầu đồng, cung văn vừa đánh nhịp (phách, cảnh, trống) vừa phải 
hát. Tiêu chuẩn tối thiểu của một cung văn là phải vừa đánh nhịp vừa hát, tiêu chuẩn tối 
đa là phải vừa đàn nguyệt vừa hát. Do lễ thức này thường kéo dài, có khi tới 6 đến 8 
tiếng đồng hồ nên cần có thêm vài cung văn khác cùng tham gia tiếp sức, hỗ trợ. Họ có
34
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
thể hoán đổi vị trí, thay nhau đàn hoặc hát sao cho vẫn đảm bảo sự liền mạch của bản 
văn và âm nhạc.
 Về tiết tấu, hát Văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách hoặc nghịch phách). 
Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa 
người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.
 s ___________ s _________
 s
 ?
 (c> 4 — 2— —X---------- 2------- ^ -------X ----------- X------ X----- X ------ X -------X —X------ 2— *1
 Tung rụỉ> I tuíg rụp tung tung tung tung tung rụp
 + Xá nhanh dùng nhịp 1 nhanh. Dây lên quãng 5 Sol - Rê
 Quá trình hát xá chậm đã kích thích khả năng thăng thoát của người ngồi đồng 
(nhân vật đã nhập vai các Thánh và “làm việc Thánh”) thì người hát chuyển lên một 
cung bậc cao hơn, theo đó đàn nguyệt cũng phải lấy lại dây Đô bằng Rê. Điệu này tiết 
tấu nhanh trên nền nhịp một dồn dập, tưng bừng và được chuyển qua theo câu lưu 
không từ chậm sang nhanh.
 Ví dụ:
 Kỹ thuật chạy ngón nhanh, linh hoạt, kết hợp với tiết tấu nhanh của trống tạo nên 
một giai điệu nhộn nhịp, kích thích sự hăng say không mệt mỏi của người hầu đồng 
cũng như người dự hầu đồng.
 Bài sai đố triệu lục cung 
 Nàng ân nàng ái vốn dòng sơn trang 
 Tính cô hay măng trúc măng giang á a a á à à a...
 Ví dụ:
 trang tính cô hay mãng trúc mãng giang á a a á à à a
 35
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Khi thể hiện điệu xá nhanh, các câu nối với nhau thường bằng lưu không, ít khi 
dùng câu xuyên tâm, nếu có chỉ là thoảng qua rất nhanh.
 Về phần hát, nhìn chung có hai phong cách hát điển hình trong nghệ thuật hát Văn. 
Trước hết, đó là lối hát không sử dụng nhiều hệ thống kỹ thuật nẩy hạt trong thanh nhạc 
cổ truyền mà thiên về chất giọng thô mộc, giản dị, mang đậm đặc điểm của lối hát dân dã, 
khá phổ biến trên các miền thôn quê. Thứ hai là phong cách lối hát sử dụng nhiều kỹ 
thuật nảy hạt, đề cao sự hoa mỹ, bay bướm và tinh tế trong việc điều tiết âm lượng, câu 
chữ. Cách ém hơi ở đây rất giống với Chèo hay Ca trù. Phong cách hát này thường phổ 
biến ở nơi tập trung giới trí thức, khán giả “sành điệu”.
 Do tính ngẫu hứng về trường độ, cao độ, giai điệu và âm tiết của hát Văn nên việc 
hát đồng ca tập thể của loại hình nghệ thuật này rất khó, đây chính là một hiện tượng 
độc đáo trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Với hát Văn, nhiều làn điệu hát được 
tồn tại dưới dạng ngẫu hứng của một nghệ nhân trên cơ sở nguyên bản. Nếu muốn đồng 
ca, các nghệ sĩ phải có sự tập luyện, phối hợp rất công phu để khi diễn xướng, sao cho 
tác phẩm chỉ xuất hiện dưới dạng một dị bản duy nhất. Điều đó có nghĩa, các cung văn 
phải diễn tấu theo nhịp điệu từng câu, từng từ trong đường tuyến giai điệu thống nhất. 
Trong một bộ môn nghệ thuật đầy tính ngẫu hứng như hát Văn, đây là điều không dễ 
thực hiện.
 3. Thay lời kết
 Với sự đề cao những mô hình nhịp điệu có tính chu kỳ, âm nhạc hát Văn giống 
như những vũ điệu của thánh thần, dìu dặt và mê hoặc lòng người. Cả cung văn cùng 
các con nhang đệ tử như tỉnh như say trong sự hòa quyện đồng điệu. Bên cạnh việc diễn 
tấu những khúc nhạc không lời với vai trò độc lập, đàn nguyệt còn có nhiệm vụ dẫn dụ 
giọng điệu và nâng đỡ cho lời ca tiếng hát. Giai điệu tiếng đàn, giọng hát Chầu văn có 
một sức quyến rũ đặc biệt, dập dìu trên nền nhịp phách lúc ẩn lúc hiện. Nhiều làn điệu 
mang đậm tính trữ tình, như dáng vẻ của những gì ngọt ngào, mềm mại, thân thương, 
rất nữ tính của Thánh Mẫu trong hệ thống thần điện Tứ phủ.
 Tài liệu tham khảo
 [1] . Thanh Hà (1995), Ấm nhạc hát văn, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
 [2] . Ngô Đức Thịnh (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin.
 [3] . Bùi Đình Thảo (1996), Hát Chầu văn, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
 [4] . Ngô Đức Thịnh (1992), Hát văn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
36
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 THE ACCOMPANIMENT OF THE MOON-SHAPED TWO 
 STRING LUTE IN CHAU VAN SINGING
 Pham Ngoc Dinh, M.A 
 Dang Thanh Tang
 Abstract: The moon-shaped two-string lute, which is indispensable in Chau Van 
singing, is a solo music instrument with a modern orchestra. It plays an important role in 
a traditional orchestra which performs cai luong, cheo, tuong, Hue classical music and 
folksongs. However, instrumentalists must be skilful and excellent so that they can well 
perform the accompaniment o f the moon-shaped two-string lute in Chau Van singing.
 Key words: the moon-shaped two-string lute, solo, accompaniment, Chau Van 
singing, traditional music...
 37

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_dem_dan_nguyet_trong_hat_chau_van.pdf