Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa ác tính gây ra những tác động xấu, không chỉ về mặt sinh

học, mà còn về các vấn đề khác trong cuộc sống. Độ tuổi lúc chẩn đoán ngày càng trẻ hóa và thường trong

độ tuổi sinh sản, làm giảm khả năng sinh đẻ, khó khăn khi giao hợp và ảnh hưởng đến mong ước tiếp tục có

con của bệnh nhân. Cho đến nay, việc điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có bảo tồn khả năng sinh

sản vẫn còn chưa phổ biến ở Việt Nam. Tuy vậy, hiện tại nhiều phương pháp điều trị bảo tồn đang được

áp dụng cho những bệnh nhân vẫn mong muốn có con, cụ thể là khoét chóp, phẫu thuật cắt cổ tử cung

đơn giản, phẫu thuật cắt cổ tử cung triệt để và cả hóa trị tân hỗ trợ . Các phương pháp điều trị này đã được

chứng minh là hiệu quả và an toàn, trong khi vẫn duy trì chức năng sinh sản cho bệnh nhân.

Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm trang 1

Trang 1

Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm trang 2

Trang 2

Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm trang 3

Trang 3

Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm trang 4

Trang 4

Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm trang 5

Trang 5

Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 13080
Bạn đang xem tài liệu "Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm

Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 65
Tổng quan
PHẪU THUẬT BẢO TỒN KHẢ NĂNG SINH SẢN 
TRONG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG GIAI ĐOẠN SỚM
Tạ Thanh Liêu
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.65.10
TÓM TẮT
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa ác tính gây ra những tác động xấu, không chỉ về mặt sinh 
học, mà còn về các vấn đề khác trong cuộc sống. Độ tuổi lúc chẩn đoán ngày càng trẻ hóa và thường trong 
độ tuổi sinh sản, làm giảm khả năng sinh đẻ, khó khăn khi giao hợp và ảnh hưởng đến mong ước tiếp tục có 
con của bệnh nhân. Cho đến nay, việc điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có bảo tồn khả năng sinh 
sản vẫn còn chưa phổ biến ở Việt Nam. Tuy vậy, hiện tại nhiều phương pháp điều trị bảo tồn đang được 
áp dụng cho những bệnh nhân vẫn mong muốn có con, cụ thể là khoét chóp, phẫu thuật cắt cổ tử cung 
đơn giản, phẫu thuật cắt cổ tử cung triệt để và cả hóa trị tân hỗ trợ . Các phương pháp điều trị này đã được 
chứng minh là hiệu quả và an toàn, trong khi vẫn duy trì chức năng sinh sản cho bệnh nhân.
Từ khóa: Ung thư cổ tử cung, Phẫu thuật bảo tồn.
ABSTRACT
FERTILITY-SPARING SURGERY IN EARLY STAGE CERVICAL CANCER
Ta Thanh Lieu
Cervical cancer is a malignancy in women that cause major impacts, not only biologically, but also in various 
aspects of life. On patients during reproductive age, cervical cancer poses severe sexual and reproductive 
debilitation. Trend in the onset of first diagnosis is moving towards younger age, and mostly affect women 
in their reproductive age. This would give a bad impact on the sustainability of the patient’s reproductive 
function. Until now, fertilitysparing approach for the management of early-stage cervical cancer is still rare in 
VietNam.However, some options of conservative surgical therapy are available for patients who desire fertility, 
namely conization, simple tracellectomy, radical trachelectomy, and also neoadjuvant chemotherapy. These 
options have been proven effective and safe, while maintaining patients’ reproductive functions.
Key words: Cervical cancer, Conservative surgery
1 Khoa ngoại phụ khoa BV Ung Bướu 
TP.HCM
- Ngày nhận bài (Received): 1/10/2020; Ngày phản biện (Revised): 06/10/ 2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 04 /12 /2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Tạ Thanh Liêu
- Email: bslieu1969@gmail.com; ĐT: 0903.877.876
GIỚI THIỆU
Lịch sử của phẫu thuật bảo tồn sinh sản
Di căn hạch bạch huyết đã được công nhận là 
một trong các yếu tố nguy cơ chính về khả năng tái 
phát và di căn trong ung thư cổ tử cung, cùng với đó 
là loại mô học, mức độ xâm lấn và kích thước khối 
u [14]. Từ khi đưa ra thuật ngữ ung thư biểu mô vi 
xâm lấn, nhiều nghiên cứu đã đi tìm mối liên quan 
giữa kết quả sau phẫu thuật và tiên lượng của bệnh 
nhân. Báo cáo cho thấy số bệnh nhân ung thư cổ 
tử cung tế bào gai giai đoạn IA1 có tế bào ác tính 
trong hạch bạch huyết chiếm ít hơn 1%, cũng như 
sự xâm nhập khoang lympho-mạch máu tỷ lệ thuận 
với độ sâu xâm lấn. Trong nhóm biểu mô tuyến giai 
đoạn IA1 và IA2 có trải qua nạo hạch vùng chậu, 
kết quả chỉ 1,5% trường hợp tế bào ác tính được tìm 
Bệnh viện Trung ương Huế 
66 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
thấy trong các hạch bạch huyết, và 3% là có xâm 
lấn khoang lympho-mạch máu. Bệnh nhân ung thư 
cổ tử cung giai đoạn đầu nhìn chung có tiên lượng 
tốt. Điều này đặt ra quan điểm rằng các phương thức 
điều trị có bảo tồn khả năng sinh sản có thể được 
xem xét cho nhóm bệnh nhân này [11].
Năm 2006, Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ 
(ASCO) đã đưa ra khuyến nghị về tầm quan trọng 
của việc đánh giá khả năng tiếp tục mang thai cho 
nhóm bệnh nhân ung thư ở độ tuổi sinh sản[24],[14]. 
Trước đây, phương pháp phẫu thuật bảo tồn chỉ có 
thể được áp dụng cho ung thư cổ tử cung giai đoạn 
FIGO IA, còn giai đoạn IA2 trở lên, phẫu thuật cắt 
tử cung triệt để và nạo hạch vùng chậu và hoặc xạ 
trị sẽ được áp dụng [19].
Vào năm 1994 tại hội nghị thường niên của Hiệp 
hội Ung thư Phụ khoa (SGO), Daniel Dargent và 
các đồng nghiệp đã trình bày kinh nghiệm qua tám 
năm thực hiện phẫu thuật cắt cổ tử cung tận gốc 
qua ngã âm đạo (VRT) kết hợp với phẫu thuật nội 
soi nạo hạch vùng chậu như là phương thức điều trị 
bảo tồn khả năng sinh sản cho ung thư cổ tử cung 
giai đoạn sớm, được biết đến với tên là phẫu thuật 
Dargent. Phẫu thuật cắt cổ tử cung tận gốc qua ngã 
bụng (ART) là một cách tiếp cận khác lần đầu tiên 
được giới thiệu bởi Eugen Aburel vào năm 1932. 
Mãi đến năm 1997, kỹ thuật này mới được giới 
thiệu lại bởi Del Priore và Smith, với việc thực hiện 
cắt bỏ mô cạnh cổ tử cung gần giống như phẫu thuật 
cắt tử cung mở rộng Piver nhóm III [19,1].
Xu hướng điều trị gần đây hướng tới phẫu thuật 
ít triệt để hơn, được giới thiệu bởi Rob và cộng sự 
năm 2007, bao gồm phẫu thuật nội soi nạo hạch 
vùng chậu có hoặc không chất chỉ thị hạch lính gác, 
sau đó là phẫu thuật cắt cổ tử cung đơn giản hoặc 
khoét chóp nếu như không có tế bào ác tính t ... Mô tả đầu tiên về phẫu thuật cắt cụt hình phễu 
cổ tử cung hay bây giờ được gọi là khoét chóp, đã 
được Sturmdorf báo cáo vào năm 1916. Vào thời 
điểm đó, kỹ thuật này có nguy cơ chảy máu đáng kể, 
và cầm máu bằng cách khâu vạt cơ niêm chồng lên 
diện cắt cho đến năm 1954, Thornton và cộng sự đã 
đề nghị khâu cổ tử cung mặt bên để cầm máu. Kỹ 
thuật này sau đó đã trải qua những phát triển khác 
nhau của các bác sĩ lâm sàng, chẳng hạn như việc 
sử dụng dao điện của Hahn (1948) và phẫu thuật 
cắt bằng dao lạnh của Sherif (1963). Hiện nay, có 
hai kỹ thuật thường được sử dụng là khoét chóp cổ 
tử cung bằng vòng điện (LEEP) và phẫu thuật bằng 
dao lạnh (CKC).Cả hai kỹ thuật này đều được hội 
đồng chuyên gia của WHO đề xuất là liệu pháp ưu 
tiên cho các tổn thương tiền ung thư. Phẫu thuật dao 
lạnh giúp cắt bỏ chính xác và cho phép đánh giá 
mô học tốt hơn đặc biệt là rìa diện cắt. Tuy nhiên, 
dễ gây biến chứng chảy máu. Mặc dù LEEP về mặt 
kỹ thuật thì dễ dàng, ít tốn thời gian và ít chảy máu 
hơn, nhưng các thao tác đốt điện lại làm cho việc 
đánh giá mô bệnh học tại rìa diện cắt khó chính xác 
[26]. Theo nhiều tài liệu báo cáo ở những bệnh nhân 
ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, những người đã 
trải qua khoét chóp chẩn đoán và sau đó được điều 
trị tiếp bằng phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, có khoảng 
40-65% trường hợp mẫu bệnh phẩm cổ tử cung sau 
phẫu thuật cắt bỏ đã không còn tế bào ung thư [21]. 
Trong nhóm bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 
sớm được phẫu thuật cắt tử cung tận gốc, ước tính 
có khoảng 26% là đủ tiêu chí cho phẫu thuật bảo tồn 
[20]. Các nghiên cứu khác nhau đã báo cáo tỷ lệ di 
căn hạch bạch huyết trong giai đoạn FIGO IA là rất 
thấp, chỉ khoảng 1,5%. Trên thực tế, trong ung thư 
cổ tử cung giai đoạn IA với độ sâu xâm lấn mô đệm 
≤ 5 mm, chưa có trường hợp di căn hạch nào được 
tìm thấy [2]. Ở những bệnh nhân ung thư cổ tử cung 
giai đoạn IA1 và IA2, tỷ lệ xâm lấn chu cung là rất 
thấp [20],[10]. Theo báo cáo, có khoảng 7,7% bệnh 
nhân ung thư ở giai đoạn sớm có ghi nhận sự xâm 
lấn chu cung. Tuy nhiên, với những bệnh nhân có 
yếu tố nguy cơ thấp (ung thư biểu mô tuyến, biểu 
mô gai và gai-tuyến kích thước khối u <2 cm mà 
không có xâm lấn khoang lympho-mạch máu), thì 
chưa có trường hợp nào có hiện diện tế bào ác tính 
trên mẫu bệnh phẩm chu cung [14]. Một nghiên cứu 
khác lại chỉ ra có khoảng 0,6% bệnh nhân có ghi 
nhận chu cung dương tính với kích thước khối u <2 
cm, hạch bạch huyết âm tính và xâm lấn mô đệm ≤ 
10 mm [21].
Sự xâm lấn khoang lympho-mạch máu ít gặp ở 
giai đoạn IA1 và sự hiện diện của nó cũng không 
ảnh hưởng đến giai đoạn FIGO, mặc dù nó được 
cho là một yếu tố nguy cơ tái phát [11],[16]. Cho 
đến nay, tác động của LVSI đối với tiên lượng ở giai 
đoạn vi xâm lấn còn đang tranh cãi [11]. Tại một 
số trung tâm, bệnh nhân ung thư giai đoạn IA1 trải 
qua khoét chóp chẩn đoán và khoét chóp điều trị 
nếu thấy LSVI dương tính sẽ được điều trị tiếp bằng 
phẫu thuật nạo hạch vùng chậu ; sự di căn hạch 
được xác nhận bằng cắt lạnh [2].
Việc khoét chóp phải đảm bảo rìa diện cắt không 
Bệnh viện Trung ương Huế 
68 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
có tế bào ung thư xâm lấn hoặc tiền ung thư. Nếu 
lần khoét chóp đầu tiên không đạt yêu cầu, thì việc 
khoét chóp phải được lặp lại [11],[2]. Tuy nhiên, 
Lee và cộng sự đã báo cáo rằng không có mối liên 
quan nào giữa tình trạng LVSI với kết quả mô bệnh 
học, rìa diện cắt hay các kết quả được theo dõi sau 
đó. Vì vậy, khoét chóp được coi là an toàn và hiệu 
quả đối với ung thư biểu mô giai đoạn IA1, bất kể 
tình trạng rìa khối u và LVSI [11]. Khoét chóp trong 
ung thư biểu mô tuyến đang gây tranh cãi do khó 
chẩn đoán mức độ vi xâm lấn ở loại này [13]. Tuy 
nhiên, hầu hết các tác giả đều cho rằng ung thư biểu 
mô tuyến và gai có thể được điều trị giống nhau ở 
giai đoạn IA1 [11],[13],[4].
Khoét chóp cũng có thể được xem xét trong 
ung thư cổ tử cung giai đoạn IA2 và IB1 với yếu 
tố nguy cơ thấp (khối u < 2cm, tuổi < 40 tuổi, mô 
học nguy cơ thấp). Một nghiên cứu liên quan đến 36 
bệnh nhân ung thư cổ tử cung IB1 ở độ tuổi 24-40 
được điều trị bằng khoét chóp có thể 1 - 2 lần ( do 
rìa diện cắt ), chỉ có một bệnh nhân tái phát sau 34 
tháng điều trị [17]. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát, 
phẫu thuật nội soi nạo hạch vùng chậu có thể được 
tiến hành trước và khoét chóp có thể được thực 
hiện sau. Ở nhóm bệnh nhân được nạo hạch chậu, 
tỷ lệ xâm lấn chu cung chỉ là 0,4% ở những bệnh 
nhân có hạch âm tính [17]. Nếu kết quả cắt lạnh 
cho thấy không có di căn hạch, thì khoét chóp có 
thể thực hiện [21],[17]. Có một số yếu tố làm tăng 
tỷ lệ dương tính trên mô hạch cắt lạnh như tuổi lớn, 
bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng, diện cắt dương 
tính hoặc xâm lấn cổ trong cổ từ cung[8]. Tuy nhiên, 
nguy cơ còn tế bào bướu sót lại và lặp lại phẫu thuật 
rất thấp ở nhóm giai đoạn IA1 [12].
Nói chung, khoét chóp là một phương pháp điều 
trị thích hợp cho ung thư giai đoạn IA1 và có tiên 
lượng tốt. Trong một nghiên cứu của Andikyan và 
cộng sự (2014), báo cáo không ghi nhận ca tái phát 
sau 17 tháng theo dõi[3]. Bisseling cũng báo cáo 
không trường hợp tái phát trong vòng 72 tháng sau 
khoét chóp ở 29 bệnh nhân ở giai đoạn IA1 và IA2. 
Nghiên cứu của Tseng đã đạt được tỷ lệ sống 100% 
trong vòng 6,7 năm sau khoét chóp. Wright và cộng 
sự đã nghiên cứu 1.409 bệnh nhân và báo cáo rằng 
tỷ lệ sống 5 năm là tương tự giữa các bệnh nhân với 
giai đoạn IA1 được phẫu thuật cắt bỏ tử cung và 
khoét chóp (99% so với 98%). Ở nhóm ung thư tế 
bào gai giai đoạn IA2, không có trường hợp tử vong 
nào sau khoét chóp 18 năm [18]. Nghiên cứu của 
Fagotti ở giai đoạn IA2 hoặc IB1 cho thấy không 
có sự tái phát trong thời gian theo dõi trung bình 16 
tháng. Khi so sánh với cắt tử cung, giai đoạn IA2 
biểu mô tuyến, khoét chóp cho tỷ lệ sống sau 5 năm 
tương tự. Tuy nhiên, trong loại ung thư biếu mô tế 
bào gai, cắt tử cung cho khả năng sống sót tốt hơn 
một chút ( 96,3% so với 90,2%) [18]
Phẫu thuật cắt cổ tử cung đơn giản
Trong giai đoạn IA2 và IB1, phẫu thuật cắt cổ 
tử cung tận gốc là phương pháp điều trị bảo tồn 
lựa chọn. Nó giúp bảo tồn khả năng sinh sản với 
tỷ lệ mang thai cao, nhưng không tốt như khoét 
chóp, và cũng liên quan đến tăng biến chứng từ 
việc cắt bỏ mô quanh cổ tử cung[13],[18]. Do đó, 
câu hỏi được đặt ra về sự cần thiết của cắt cổ tử 
cung tận gốc. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu 
cũng cho thấy sự xâm lấn ra mô xung quanh chỉ 
chiếm tỷ lệ rất thấp trong một số nhóm bệnh nhân 
[18],[5].
Các nghiên cứu khác nhau cho thấy khả năng 
xâm lấn chu cung thấp < 1% ở những bệnh nhân 
có kích thước khối u ≤ 2 cm và không có sự xâm 
lấn mô đệm (> 10 mm), xâm lấn khoang lympho-
mạch máu hay di căn hạch[18]. Nói chung, bệnh 
nhân ở giai đoạn sớm thì khả năng xâm lấn chu 
cung chỉ dưới 1% (0-0,6%) [13],[5]. Qua MRI có 
thể ước tính kích thước và thể tích khối u. Ngoài ra, 
MRI cũng có thể được sử dụng để ước tính phạm 
vi xâm nhập mô đệm và vùng không bị ảnh hưởng 
[19],[27],[25]. Hầu hết các tác giả đề nghị phẫu 
thuật cắt cổ tử cung đơn giản cho những bệnh nhân 
có mô học nhóm nguy cơ thấp (ung thư tế bào gai, 
tế bào tuyến hay gai-tuyến ). Còn ở nhóm mô học 
Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 69
có nguy cơ cao (ung thư tế bào gốc trung mô, tế bào 
thần kinh nội tiết và thanh dịch)không khuyến cáo, 
hiệu quả của việc phẫu thuật ít triệt để hơn với tiên 
lượng chưa được xác định rõ [18-15].
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET-CT) có thể 
được sử dụng để đánh giá tình trạng hạch bạch 
huyết trước phẫu thuật[1]. So với MRI, PET-CT có 
độ nhạy và độ đặc hiệu tốt hơn (75% so với 56%; 
98% so với 93%) [13]. Cắt cô tử cung đơn giản kết 
hợp với nạo hạch vùng chậu được ưu tiên cho giai 
đoạn IA2 và IB1, đặc biệt trong trường hợp LVSI 
âm tính và khối u ≤ 2 cm [11],[5]. Việc này nên 
được tiến hành trước mổ và trước khi nạo hạch 
vùng chậu dể loại trừ khả năng di căn. Tuy nhiên, 
số lượng bệnh nhân ở giai đoạn IA2 rất ít, gây khó 
khăn khi thực hiện một nghiên cứu tiến cứu [11]. 
Trong một nghiên cứu của Plante và cộng sự liên 
quan đến 12 bệnh nhân từ giai đoạn IA1 đến IB1 với 
ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô gai cắt 
cổ tử cung đơn giản, không phát hiện trường hợp tái 
phát thấy ở tất cả các bệnh nhân sau thời gian theo 
dõi trung bình 27 tháng, thời gian không bệnh 24 
tháng là 100% [15]. Nói chung, nguy cơ cũng tương 
tự như phẫu thuật cắt cổ tử cung tận gốc qua ngã âm 
đạo (VRT) bao gồm chảy máu, chấn thương đường 
tiết niệu, chấn thương đường ruột, rối loạn tiểu và 
đại tiện [22].
KẾT LUẬN
Xu hướng trẻ hóa của nhóm bệnh nhân ung thư cổ 
tử cung hiện đang thách thức các bác sĩ chuyên khoa 
ung thư trong việc đưa ra các phương pháp điều trị 
hiệu quả trong khi vẫn duy trì khả năng sinh sản cho 
bệnh nhân. Các lựa chọn điều trị khác nhau như khoét 
chóp, phẫu thuật cắt cổ tử cung đã cho thấy kết quả 
khả quan trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 
sớm. Do đó, đối với những bệnh nhân trong độ tuổi 
sinh sản, rất mong muốn duy trì khả năng sinh sản, 
các lựa chọn phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản 
phải luôn được đưa ra và tư vấn đúng cách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abu-Rustum NR, Sonoda Y. Fertility-sparing sur-
gery in earlystage cervical cancer: indications and 
applications. JNCCN. 2010;8(12):1435 – 1438.
2. Al-Kalbani M, McVeigh G, Nagar H, McClug-
gage WG. Do FIGO stage IA and small (≤ 2cm) 
IB1 cervical adenocarcinomas have a good 
prognosis and warrant less radical surgery?. 
International Journal of Gynecological Cancer. 
2012;22(2):291-5.
3. Andikyan V, Khoury-Collado F, Dene-
sopolis J, Park KJ, Hussein YR, Brown 
CL, dkk. Cervical conization and sentinel 
lymph node mapping in the treatment of stage I 
cervical cancer: is less enough?. Int J Gynecol 
Cancer. 2014;24(1):113-7.
4. Baalbergen A, Smedts F, Helmerhorst TJM. 
Conservative therapy in microinvasive adeno-
carcinoma of the uterine cervix is justified. In-
ternational Journal of Gynecologycal Cancer. 
2011;21(9):1640-5.
5. Baiocchi G, Brot L, Faloppa CC, Man-
toan H, Duque MR, Badiglian-Filho L, 
dkk. Is parametrectomy always necessary 
in early-stage cervical cancer?. Gyneco-
logic Oncology. 2017. DOI: 10.1016/j.ygy-
no.2017.03.514.
6. Bentivegna E, Gouy S, Maulard A, Char-
gari C, Leary A, Morice P. Oncologi-
cal outcomes after fertility-sparing 
surgery for cervical cancer: a systematic review. 
Lancet Oncol. 2016;17:e240-53.
7. Chandeying N, Hanprasertpong J. The prognos-
tic impact of histological type on clinical out-
comes of early-stage cervical cancer patients 
whom have been treated with radical surgery. 
Journal of Obstetrics and Gynaecology. 2017. 
DOI: 10.1080/01443615.2016.1245279.
8. Chatchotikawong U, Ruengkhachorn I, 
Leelaphatanadit C. Residual disease fol-
lowing conization with stage IA-IB1 
Bệnh viện Trung ương Huế 
70 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
cervical carcinoma in a high incidence region. 
Asian Pacific Journal of Cancer Prevention. 
2014;15:7383-7.
9. Dursun P, Dogan NU, Ayhan A. Oncofetility for 
gynecologic and non-gynecologic cancers: fer-
tility sparing in young women of reproductive 
age. Clinical Reviews in Oncology Hematology. 
2014;92:258-267
10. Fuh K, Blumenthal PD. Loop electro-
surgical excision procedure (LEEP) in 
A Practical Guide to Office Gynecologic 
Procedures. Wolters Kluwer. 2014. DOI: 
10.1111/tog.12119.
11. Hacker NF, Vermorken JB. Cervical cancer 
dalam Berek & Hacker’s Gynecologic Oncology 
6th edition. Wolters Kluwer.2015:326-389
12. Hefler LA, Polterauer S, Schneitter A, Concin 
N, HostetterG, Bentz E, dkk. Repeat surgery in 
patients with cervical cancer stage FIGO IA1: a 
series of 156 cases and a review of the literature. 
Anticancer Research. 2010;30:565-8.
13. Kardakis S. Fertility-preserving surgery 
in patients with early stage cervical car-
cinoma. ISRN Oncology. 2012. DOI: 
10.5402/2012/817065.
14. McLaren JF, Bates WG. Fertility preservation in 
women of age with cancer. 2012;12:455-511.
15. Plante M, Gregoire J, Renaud MC, Sebastianelli 
A, Grondin K, Noel P, Roy M. Simple vaginal 
trachelectomy in early stage low-risk cervical 
cancer. Int J Gynecol Cancer. 2013;23:916-922.
16. Qian Q, Yang J, Cao D, You Y, Chen J, Shen 
K. Analysis of treatment modalities and prog-
nosis on microinvasive cervical cancer: a 10-
year cohort study in China. J Gynecol Oncol. 
2014;25(4):293-300.
17. Ramirez PT, Pareja R, Rendon GJ, Millan C, 
Frumovitz M, Schmeler KM. Management of 
low-risk early-stage cervical cancer: should con-
ization, simple trachelectomy, or simple hysterec-
tomy replace radical surgery as the new standard 
of care. Gynecologic Oncology. 2014;132:254-9.
18. Reade CJ, Eiriksson LR, Covens A. Surgery for 
early stage cervical cancer: how radical should it 
be?. Gynecologic Oncology. 2013;131:222-230.
19. Rob L, Pluta M, Skapa P, Robova H. Advances in 
fertilitysparing surgery for cervical cancer. Expert 
Rev Anticancer Ther. 2012;10(7): 1101-4.
20. Smith AL, Frumovitz M, Schmeler KM, Reis R, 
Nick AM, Coleman RL, Ramirez PT. Conserva-
tive surgery in early-stage cervical cancer: what 
percentage of patients may be eligible for con-
ization and lymphadenectomy?. Gynecol Oncol. 
2010;119(2):183-6.
21. Thomakos N, Trachana SP, Rodolakis A, Bamias 
A, Antsaklis A. Less radical surgery for fertility 
preservation in patients with early-stage inva-
sive cervical cancer contemporary problematics. 
Gynecol Obstet. 2013;3(4). DOI: 10.4172/2161-
0932.1000165.
22. Wallwiener D, Becker S. Cervicetomy in At-
las of Gynecologic Surgery 4th edition. Georg 
Thieme Verlag KG. 2014:275 -282.
23. Wethington L, dkk. An International Series on 
Abdominal Radical Trachelectomy. Int J Gyne-
col Cancer. 2012;22:12517.
24. Willows K, Lennox G, Covens A. Fertility-spar-
ing management in cervical cancer: balancing 
oncologic outcomes with reproductive success. 
Gynecologic Oncology Research and Practice. 
2016;3(9):1
25. Woo S, Kim HS, Chung HH, Kim SY, Kim SH, 
Cho JY. Early stage cervical cancer: role of 
magnetic resonance imaging after conization in 
determining residual tumor. Acta Radiol. 2015. 
DOI: 10.1177/0284185115620948.
26. Xiang L, Li J, Yang W, Xu X, Wu X, Wang H. 
Conization using an electrosurgical knife for cer-
vical intraepithelial neoplasia and microinvasive 
carcinoma. PLoS ONE. 2015;10(7):e0131790. 
DOI: 10.1371/journal.pone.0131790.
27. Yamazaki H, Todo Y, Okamoto K, Ya-
mashiro K, Kato H. Pretreatment risk 
factors for parametrial involvement in 
FIGO stage IB1 cervical cancer. J Gynecol On-
col. 2015;26(4):255-261.
Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm

File đính kèm:

  • pdfphau_thuat_bao_ton_kha_nang_sinh_san_trong_ung_thu_co_tu_cun.pdf