Phân tích vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng container tại Hải Phòng từ 2011-2019, ứng dụng ma trận boston consulting group

Tóm tắt

Cảng biển là cửa ngõ quan trọng phục vụ xuất

nhập khẩu hàng hoá và tạo động lực phát vùng.

Trong đó cảng biển Hải Phòng gắn liền với vùng

kinh tế trọng điểm phía Bắc thực hiện vai trò cảng

cửa ngõ quốc tế và chức năng trung chuyển. Nhiều

bến cảng container mới và hiện đại được ra đời

nhằm phục vụ lượng hàng container thông qua

cảng Hải Phòng tăng mạnh. Sự cạnh tranh

trong hệ thống trở nên ngày càng gay gắt ảnh

hưởng đến vị thế cạnh tranh của các bến cảng. Do

đó, nghiên cứu áp dụng Ma trận Boston

Consulting Group (BCG) nhằm đánh giá sự dịch

chuyển vị thế cạnh tranh trong khoảng thời gian

nghiên cứu từ 2011 đến 2019 và từ đó thấy được

tiềm lực phát triển của các bến cảng container tại

Hải Phòng. Kết quả cho thấy vị thế cạnh tranh của

các bến cảng thay đổi đáng kể qua thời gian

nghiên cứu và hiện thị trường bến cảng container

Hải Phòng hiện được dẫn đầu bởi HICT, Tân Vũ,

VIP Green Port và một loạt các bến cảng nhỏ

đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh về thị phần và

tốc độ tăng trưởng.

Từ khóa: Cạnh tranh, thị phần, vị thế cạnh tranh,

bến cảng container, Hải Phòng.

Abstract

Seaports are an important gateway for import and

export of goods and creating a driving force for

regional development. In which, Hai Phong

seaport associated with the northern key economic

region performs the role of an international

gateway port and transshipment function. Many

new and modern container terminals were

established to accommodate the strong increase in

container throughput of Hai Phong port. The

competition in the system has become fierce.

Therefore, the study to apply the Boston Consulting

Phân tích vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng container tại Hải Phòng từ 2011-2019, ứng dụng ma trận boston consulting group trang 1

Trang 1

Phân tích vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng container tại Hải Phòng từ 2011-2019, ứng dụng ma trận boston consulting group trang 2

Trang 2

Phân tích vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng container tại Hải Phòng từ 2011-2019, ứng dụng ma trận boston consulting group trang 3

Trang 3

Phân tích vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng container tại Hải Phòng từ 2011-2019, ứng dụng ma trận boston consulting group trang 4

Trang 4

Phân tích vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng container tại Hải Phòng từ 2011-2019, ứng dụng ma trận boston consulting group trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 8140
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng container tại Hải Phòng từ 2011-2019, ứng dụng ma trận boston consulting group", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng container tại Hải Phòng từ 2011-2019, ứng dụng ma trận boston consulting group

Phân tích vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng container tại Hải Phòng từ 2011-2019, ứng dụng ma trận boston consulting group
KINH TẾ - XÃ HỘI 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
103 SỐ 66 (4-2021) 
PHÂN TÍCH VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG BẾN CẢNG 
CONTAINER TẠI HẢI PHÒNG TỪ 2011-2019, ỨNG DỤNG MA TRẬN 
BOSTON CONSULTING GROUP 
A STRATEGIC POSITIONING ANALYSIS OF CONTAINER TERMINAL 
SYSTEM IN HAI PHONG, 2011-2019, AN APPLICATION OF BOSTON 
CONSULTING GROUP MATRIX 
PHẠM THỊ YẾN*, PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG 
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 
Email liên hệ: phamyen@vimaru.edu.vn 
Tóm tắt 
Cảng biển là cửa ngõ quan trọng phục vụ xuất 
nhập khẩu hàng hoá và tạo động lực phát vùng. 
Trong đó cảng biển Hải Phòng gắn liền với vùng 
kinh tế trọng điểm phía Bắc thực hiện vai trò cảng 
cửa ngõ quốc tế và chức năng trung chuyển. Nhiều 
bến cảng container mới và hiện đại được ra đời 
nhằm phục vụ lượng hàng container thông qua 
cảng Hải Phòng tăng mạnh. Sự cạnh tranh 
trong hệ thống trở nên ngày càng gay gắt ảnh 
hưởng đến vị thế cạnh tranh của các bến cảng. Do 
đó, nghiên cứu áp dụng Ma trận Boston 
Consulting Group (BCG) nhằm đánh giá sự dịch 
chuyển vị thế cạnh tranh trong khoảng thời gian 
nghiên cứu từ 2011 đến 2019 và từ đó thấy được 
tiềm lực phát triển của các bến cảng container tại 
Hải Phòng. Kết quả cho thấy vị thế cạnh tranh của 
các bến cảng thay đổi đáng kể qua thời gian 
nghiên cứu và hiện thị trường bến cảng container 
Hải Phòng hiện được dẫn đầu bởi HICT, Tân Vũ, 
VIP Green Port và một loạt các bến cảng nhỏ 
đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh về thị phần và 
tốc độ tăng trưởng. 
Từ khóa: Cạnh tranh, thị phần, vị thế cạnh tranh, 
bến cảng container, Hải Phòng. 
Abstract 
Seaports are an important gateway for import and 
export of goods and creating a driving force for 
regional development. In which, Hai Phong 
seaport associated with the northern key economic 
region performs the role of an international 
gateway port and transshipment function. Many 
new and modern container terminals were 
established to accommodate the strong increase in 
container throughput of Hai Phong port. The 
competition in the system has become fierce. 
Therefore, the study to apply the Boston Consulting 
Group (BCG) Matrix to evaluate the changes of 
competitive position in the research period from 
2011 to 2019 and thereby having insights into the 
potential development of container terminals in 
Hai Phong. The results show that the competitive 
position of the terminals has changed significantly 
over the time of research and the Hai Phong 
container terminal market is currently led by HICT, 
Tan Vu, VIP Green Port and a series of small 
terminals is witnessing a sharp decline in market 
share and growth. 
Keywords: Competition, strategic positioning 
analysis, container terminal, Hai Phong. 
1. Đặt vấn đề 
Cảng biển Hải Phòng là cảng biển lớn nhất khu 
vực miền Bắc góp phần giúp thành phố Hải Phòng trở 
thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và cả 
nước. Nhiều bến cảng container mới và hiện đại được 
ra đời nhằm phục vụ lượng hàng container thông qua 
cảng Hải Phòng tăng mạnh, đặc biệt bến cảng 
container HICT, bến cảng nước sâu đầu tiên tại khu 
vực phía Bắc, được khai trương vào năm 2018. Điều 
này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng mạnh đến 
vị thế cạnh tranh giữa các bến cảng trong hệ thống. 
Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu về sự cạnh tranh giữa 
các bến cảng container tại Hải Phòng đã được thực 
hiện. Tiêu biểu như, nghiên cứu của hai tác giả 
Nguyễn Minh Đức và Phạm Thị Yến (2019) sử dụng 
ma trận BCG và phân tích tĩnh để đánh giá vị trí của 
bến cảng trong hệ thống từ 2015 đến 2017 của 13 bến 
cảng [1]. Gần đây, nhóm tác giả Đặng Công Xưởng và 
cộng sự (2020) đã đề xuất bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng 
năng lực cạnh tranh các bến cảng container tại Hải 
Phòng [2]. 
Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại còn thiếu đánh 
giá về vị thế cạnh tranh của hệ thống bến cảng 
container tại Hải Phòng với sự tham gia của bến cảng 
mới HICT, bến cảng có nhiều ưu thế hơn các bến cảng 
KINH TẾ - XÃ HỘI 
KINH TẾ - XÃ HỘI 
104 SỐ 66 (4-2021) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
cũ, và sự dịch chuyển vị thế cạnh tranh của các bến 
cảng trong hệ thống qua thời gian. Vì vị thế cạnh tranh 
trong một khoảng thời gian là cần thiết để cho thấy rõ 
sự thay đổi để từ đó để có cái nhìn rõ nét hơn về sự 
cạnh tranh trong hệ thống, từ đó xây dựng định hướng 
trong tương lai, các quyết định chiến lược như là phát 
huy lợi thế hoặc là rút khỏi thị trường [3]. Do đó, 
nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá vị thế cạnh 
tranh của toàn bộ 15 bến cảng container tại Hải Phòng 
trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019 dựa trên 
ma trận BCG. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đồng 
thời phân tích động (dynamic analysis) và phân tích 
tĩnh (static analysis) để có cái nhìn rõ hơn về biến 
động vị thế cạnh tranh của các bến cảng trên thị trường 
so với các đối thủ cạnh tranh qua thời gian nghiên cứu. 
2. Ứng dụng ma trận BCG 
Ma trận BCG là công cụ hữu hiệu để đánh giá vị 
thế cạnh tranh của bến cảng container [4] (Hình 1). 
Phương pháp xem xét thị phần và tốc độ tăng trưởng 
của mỗi doanh nghiệp trên thị trường để từ đó đưa ra 
các quyết định chiến lược. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng 
đo lường mức độ thu hút của ngành dựa trên khái niệm 
chu kỳ kinh doanh bao gồm 4 giai đoạn giới thiệu, 
tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm để xây dựng 
các kế hoạch chiến lược. Bên cạnh đó, để xác định 
điểm mạnh của doanh nghiệp trên thị trường cạnh 
tranh, chỉ tiêu thị phần tương đối với đối thủ cạnh 
tranh cần được xác định để thấy được mối quan hệ 
giữa thị phần và khả năng sinh lời. 
Đối với cảng biển, ma trận BCG được xây dựng 
dựa trên thị phần tương đối trên thị trường và mức 
tăng trưởng về sản lượng hàng hóa thông qua các bến 
cảng [5]. Phương pháp phân chia các bến cảng trên thị 
trường thành 4 nhóm: (1) nhóm “Question marks” là 
nhóm bến cảng có nhiều tiềm năng trong tương lai về 
tăng trưởng nhưng thị phần tương đối không ổn định; 
(2) nhóm “Stars” là nhóm có tiềm năng trong tương 
lai với tốc độ tăng trưởng và thị phần cao trên thị 
trường; (3) nhóm “Cash cows” là bến cảng ở giai đoạn 
ổn định; (4) nhóm “Dogs” là bến cảng có ít hoặc 
không có kỳ vọng cho sự phát triển [6]. 
3. Kết quả nghiên cứu 
Số liệu xây dựng ma trận BCG được thu thập từ 
Hiệp hội cảng biển Việt Nam và Cảng vụ Hải Phòng 
Hình 1. Ma trận BCG 
Thị phần tương đối
T
ố
c
 đ
ộ
 t
ă
n
g
 t
rư
ở
n
g
Cao Thấp
C
a
o
T
h
ấ
p
Star Question marks
DogsCash cows
Bảng 1. Sản lượng thông qua các bến cảng container tại Hải Phòng, 2011-2019 
Đơn vị tính: Nghìn TEU 
STT Bến cảng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 
1 Nam Hải 313 232 252 201 269 220 167 146 143 
2 Đoạn Xá 227 244 238 214 235 121 55 43 35 
7 Transvina 127 105 81 80 113 71 63 72 9 
3 Green Port 373 396 347 276 301 297 280 324 284 
4 Chùa Vẽ 551 446 401 378 315 270 250 260 302 
5 128 Tân Cảng 75 89 130 135 201 209 243 140 270 
6 Hải An 110 183 277 309 323 293 310 256 315 
8 189 Tân Cảng - - - 110 135 169 200 138 106 
9 Đình Vũ 440 456 516 575 629 649 661 657 540 
10 Tân Vũ 467 518 639 624 704 788 856 904 992 
11 VIP Green Port - - - - 165 350 520 659 639 
12 PTSC Đình Vũ 76 155 241 265 238 245 255 315 350 
13 Nam Hải Đình Vũ - - - 277 464 526 640 570 445 
14 Nam Đình Vũ - - - - - - - 185 329 
15 HICT - - - - - - - 65 419 
 Tổng 2759 2824 3122 3444 4092 4209 4500 4736 5177 
Nguồn: Hiệp hội cảng biển Việt Nam và Cảng vụ Hải Phòng 
KINH TẾ - XÃ HỘI 
105 SỐ 66 (4-2021) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
bao gồm sản lượng thông qua của tất cả các bến cảng 
container tại Hải Phòng từ 2011-2019 (Bảng 1). 
Hình số 2 biểu thị vị trí của các bến cảng container 
tại Hải Phòng được phân định vào các nhóm dựa trên 
thị phần tương đối (Bảng 2) và tốc độ tăng trưởng 
trung bình từ năm 2011 đến năm 2019. Xét về thị phần 
trên thị trường, bến cảng Tân Vũ chiếm có thị phần 
lớn nhất, theo sau đó là VIP Green Port, Đình Vũ, 
Nam Hải Đình Vũ và HICT. Tuy nhiên, Tân Vũ, VIP 
Green Port, Đình Vũ, Nam Hải Đình Vũ lại thuộc 
nhóm “Cash cows” - nhóm ghi nhận các bến cảng 
đang giai đoạn ổn định với tốc độ tăng trưởng giảm 
dần. Chỉ có bến cảng HICT thuộc nhóm “Stars” với 
tốc độ tăng trưởng cao nhất ở mức hơn 500% do mới 
đưa vào khai thác và ghi nhận sản lượng thông qua từ 
nửa cuối 2018. Nam Đình Vũ cũng là bến cảng ghi 
nhận tốc độ tăng trưởng nhanh mặc dù mới ghi nhận 
sản lượng thông qua từ 2018, tuy nhiên với thị phần 
tương đối thấp so với bến cảng lớn nên Nam Đình Vũ 
Hình 2. Vị thế cạnh tranh của các bến cảng container 
tại Hải Phòng 
Bảng 2. Thị phần tương đối của các bến cảng 
container tại Hải Phòng 
Bến cảng 
Năm 
2013 
Năm 
2016 
Năm 
2019 
Nam Hải (1) 0,39 0,28 0,14 
Đoạn Xá (2) 0,37 0,15 0,04 
Transvina (3) 0,13 0,09 0,01 
Green Port (4) 0,54 0,38 0,29 
Chùa Vẽ (5) 0,63 0,34 0,30 
128 Tân Cảng (6) 0,20 0,27 0,27 
Hải An (7) 0,43 0,37 0,32 
189 Tân Cảng (8) 0,00 0,21 0,11 
Đình Vũ (9) 0,81 0,82 0,54 
Tân Vũ (10) 1,24 1,21 1,55 
PTSC Đình Vũ (12) 0,38 0,31 0,35 
Nam Hải Đình Vũ (13) 0,00 0,67 0,45 
Hình 3. Sự thay đổi vị thế cạnh tranh của các bến cảng container tại Hải Phòng, 2011-2019 
1
3
4
5
6
8
10
2
7
7
9
12
13
Dogs
Dogs
Stars
Cash Cows
Question Marks
KINH TẾ - XÃ HỘI 
106 SỐ 66 (4-2021) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
nằm ở nhóm “Question Marks”. Các bến cảng còn lại 
nằm ở nhóm “Dogs”. 
Nhằm phân tích sự thay đổi vị thế cạnh tranh của 
các bến cảng qua thời gian, phân tích động (dynamic 
analysis) được thực hiện để bổ sung cho phân tích tĩnh 
(static analysis). Do đó, ba khoảng thời gian được lựa 
chọn như sau: từ 2011 đến 2013, từ 2014 đến 2016, và 
từ 2017 đến 2019. Hình 3 cho thấy sự dịch chuyển về 
vị thế cạnh tranh của 12 bến cảng container qua ít nhất 
hai khoảng thời gian nghiên cứu bởi thị phần tương 
đối và tốc độ tăng trưởng thay đổi đáng kể qua thời 
gian. Trong ba khoảng thời gian nghiên cứu, bến cảng 
Tân Vũ và Transvian không có sự thay đổi về nhóm 
vị thế cạnh trạnh. Về mặt thị phần thị trường tương 
đối, bến cảng Tân Vũ luôn nắm giữ vị trí cao nhất 
trong khoảng thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, vị thế 
cạnh tranh của bến cảng có xu hướng giảm dần mặc 
vị trí của bến cảng vẫn ở nhóm “Stars” ở cả 3 giai đoạn 
do tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Ngược lại 
với bến cảng Tân Vũ, bến cảng Transvina được xếp 
vào nhóm “Dogs” ở cả ba thời kỳ nghiên cứu với tốc 
độ tăng trưởng giảm và thị phần tương đối thấp nhất 
thị trường. 
Với tốc độ tăng trưởng giảm nhanh, Đình Vũ, Nam 
Hải Đình Vũ mất vị thế “Stars” ở giai đoạn đầu và giai 
đoạn thứ 2 và chuyển sang nhóm “Cash cows” ở giai 
đoạn thứ 3. Bến cảng Hải An đã mất vị thế là một 
“Stars” trên thị trường trong gia đoạn 2011-2013. Do 
tốc độ tăng trưởng giảm mạnh và thị phần tương đối 
nhỏ trên thị trưởng nên vị thế cạnh tranh của bến cảng 
Hải An dịch chuyển sang nhóm “Cash cows” và cuối 
cùng hiện được xếp ở nhóm “Dogs” với ít tiềm năng 
phát triển. Ngược lại, vị thế cạnh tranh của bến cảng 
PTSC đã có khởi đầu là ở nhóm “Stars” sau đó dịch 
chuyển sang nhóm “Dogs” do sự sụt giảm mạnh về 
tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối trên thị 
trường, nhưng hiện tại được xếp vào nhóm “Question 
marks” với tốc độ tăng trưởng được hồi phục nhưng 
thị phần còn chưa ổn định. Tương tự với bến cảng Hải 
An, bến cảng Chùa Vẽ đã có sự dịch chuyển qua 3 
nhóm trong 3 giai đoạn từ nhóm “Cash cows” qua 
nhóm “Dogs” và đến nhóm “Question Marks” do tốc 
độ tăng trưởng giảm 28,5% trong giai đoạn 2 sau đó 
tăng lên 20,8% ở gian đoạn cuối với thị phần tương 
đối giảm mạnh qua thời gian nghiên cứu. Mặc dù, thị 
phần tương đối của hai bến cảng container 128 Tân 
Cảng và 189 Tân Cảng không nhiều thay đổi nhưng 
do tốc độ tăng trưởng giảm mạnh nên hai bến cảng 
này đã dịch chuyển từ nhóm “Queston Marks” sang 
nhóm “Dogs”. Hai bến cảng Green Port, Nam Hải 
dịch chuyển từ nhóm “Cash cows” sang nhóm “Dogs” 
do sự tốc độ tăng trưởng và thị phần thị trường tương 
đối thấp. 
4. Kết luận 
Cảng biển Hải Phòng có vị trí và ý nghĩa quan 
trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả 
nước. Nghiên cứu đã đánh giá vị thế cạnh tranh của 
tất cả các bến cảng container tại Hải Phòng thông qua 
ma trận BCG dựa trên tốc độ tăng trưởng trung bình 
và thị phần tương đối từ 2011 đến 2019. Theo đó, thị 
trường bến cảng container Hải Phòng hiện được dẫn 
đầu bởi HICT, Tân Vũ, VIP Green Port, Nam Hải 
Đình Vũ, Đình Vũ và Nam Đình Vũ. Một loạt các bến 
cảng nhỏ với hạn chế về cơ sở vật chất và vị trí địa lý 
nằm sâu phía thượng nguồn sông Cấm và phía trong 
cầu Bạch Đằng đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh về 
thị phần và tốc độ tăng trưởng trong hệ thống. 
Với kết quả này, nghiên cứu cho thấy vị thế cạnh 
tranh của các bến cảng trên thị trường so với các đối 
thủ cạnh tranh. Từ đó góp phần giúp các quản lý khai 
thác cảng và lập chính sách đưa ra các quyết định 
chiến lược, chính sách phù hợp sẽ được hình thành 
góp phần việc phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, 
cải thiện toàn hệ thống. Mặc dù, nghiên cứu đã chỉ ra 
vị thế cạnh tranh của các bến cảng container tại Hải 
Phòng thông qua ma trận BCG thông qua tốc độ tăng 
trưởng trung bình và thị phần tương đối tuy nhiên 
nghiên cứu còn hạn chế chưa chỉ ra nguyên nhân và 
yếu tố tác động đến sự thay đổi vị thế cạnh tranh nên 
cần được thực hiện ở các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài 
ra, nghiên cứu cần lặp lại vì hiện nay bến số 5, số 6 
khu bến cảng Lạch Huyện đã được phê duyệt xây 
dựng. Khi các bến cảng hiện đại này được đưa khai 
thác chắc chắc sẽ có tác động đến vị thế cạnh tranh 
của các bến cảng container hiện nay tại Hải Phòng. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học 
Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số DT20-21.76. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Minh Đức, Phạm Thị Yến, Ứng dụng 
phương pháp Boston Consulting Group (BCG) và 
Hierarchical Cluster Analysis trong phân tích so 
sánh các bến cảng container khu vực Hải Phòng. 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, tr.91-94, Số 
58, 2019. 
[2] Đặng Công Xưởng, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn 
Thị Nga, Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh 
giá xếp hạng năng lực cạnh tranh các bến cảng 
container tại Hải Phòng, Tạp chí Khoa học Công 
nghệ Hàng hải, tr.64-69, Số 61, 2020. 
KINH TẾ - XÃ HỘI 
107 SỐ 66 (4-2021) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
[3] Fleisher, C.S, Bensoussan, B., Business and 
Competitive Analysis: Effective Application of 
New and Classic Methods, FT Press: Pearson 
Education, 2007. 
[4] Haezendock, E., Verbeke, A., Coeck, C., Strategic 
positioning analysis for seaports, Research in 
Transport Economics, Vol. 16, pp. 141-169, 2006. 
[5] Notteboom, T., Concentration and load center 
development in the Europe container port system, 
Journal of Transport Geography, Vol.5, No.2, 
pp.99-119, 1997. 
[6] Day, G.S., “Diagnosing the Product Portfolio”, 
Journal of Marketing, Vol.41, No.3, pp.29-38, 
1977. 
 Ngày nhận bài: 09/3/2021 
Ngày nhận bản sửa: 18/3/2021 
Ngày duyệt đăng: 22/3/2021 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_vi_the_canh_tranh_cua_he_thong_ben_cang_container.pdf