Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

This study aimed to describe the use of vancomycin on paediatric and the routine therapeutic

drug monitoring (TDM) activity in Vinmec Times City International hospital according to the

institutional approved guideline. Information of vancomycin use and TDM of 139 paediatric patients

admitted from January 2018 to September 2020 were retrospectively reviewed. The patients median

age was 1.8 years [IQR: 1.1 – 3.6] with eGFR mean of 147.7 ± 46.3 mL/min/1.73 m2. The most

common isolated pathogen was MRSA (n = 69, 49.6%) with vancomycin MIC90 of 1.5 mg/L. Loading

dose was observed in 15.8% of patients with a mean of 25.1 ± 1.6 mg/kg. Although the maintenance

dose mean of 60.4 ± 0.4 mg/kg/day was relatively standardized, the vancomycin trough

concentrations showed a high variation between patients. Dose adjustment increased vancomycin

levels significantly (from 8.6 ± 3.4 mg/L to 10 ± 2.6 mg/L, p = 0.008) result in higher target

achievement (91% vs 67%). In conclusion, a high variation in the concentration of vancomycin was

observed and the dose adjustment improved the target achievement. Individualized dose using

TDM was warrant for pediatric patients.

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trang 1

Trang 1

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trang 2

Trang 2

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trang 3

Trang 3

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trang 4

Trang 4

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trang 5

Trang 5

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trang 6

Trang 6

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trang 7

Trang 7

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trang 8

Trang 8

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 15861
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
TẠP CHÍ 
Y D¦îc häc
BỘ Y TẾ XUẤT BẢN 
JOURNAL OF MEDICINE 
AND PHARMACY 
PUBLISHED BY MINISTRY OF HEALTH 
Thứ trưởng Bộ Y tế 
Tổng Biên tập 
Trương Quốc Cường 
Phó Tổng Biên tập 
Nguyễn Vĩnh Hưng 
Phạm Thị Vy Linh 
Trưởng Ban Biên tập 
 và Thư ký Tòa soạn 
Bùi Nam Trung 
Trình bày: Nguyễn Thái Đức 
Tòa soạn: 138A Giảng Võ 
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội 
ĐT: 024.38460728 
Fax: 024.38464098 
E-mail: 
info@tapchiyduochocvietnam.vn 
Website: 
tapchiyduochocvietnam.com.vn 
* Giấy phép số: 267/GP-BTTTT
Cấp ngày 24-6-2020 
ISSN 2734-9209 
* In tại: Công ty TNHH In
và Truyền thông Tây Nam 
* In xong và nộp lưu chiểu T3/2021
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Y HỌC 
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến 15. GS.TS. Phạm Như Hiệp
2. GS. TS. Lê Ngọc Trọng 16. GS.TS. Nguyễn Văn Khôi
3. GS. TS. Ngô Quý Châu 17. GS.TS. Đỗ Quyết
4. GS. TS. Hà Văn Quyết 18. GS.TS. Cao Ngọc Thành
5. GS. TSKH. Nguyễn Văn Dịp 19. GS.TSKH. Vũ Thị Minh Thục
6. GS. TSKH. Hà Huy Khôi 20. GS.TS. Nguyễn Lân Việt
7. GS. TS. Nguyễn Anh Trí 21. PGS. TS. Ngô Văn Toàn
8. GS. TS. Phan Văn Tường 22. PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Liên 
9. GS.TS. Đặng Vạn Phước 23. PGS. TS. Lương Ngọc Khuê
10. GS.TS. Mai Hồng Bàng 24. PGS. TS. Trần Quý Tường
11. GS.TS. Mai Trọng Khoa 25. PGS. TS. Vũ Văn Du
12. GS.TS. Trương Việt Dũng 26. TS. Nguyễn Bảo Ngọc
13. GS.TS. Trần Bình Giang 27. TS. Nguyễn Trung Nghĩa
14. GS.TS. Trịnh Đình Hải
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP DƯỢC HỌC 
1. PGS. TS. Trần Tử An 13. PGS. TS. Trịnh Văn Quỳ
2. GS. TS. Nguyễn Thanh Bình 14. PGS. TS. Từ Minh Koóng
3. GS. TS. Trần Mạnh Bình 15. PGS. TS. Lê Văn Truyền
4. PGS. TS. Phạm Trí Dũng 16. PGS. TS. Lê Minh Trí
5. PGS. TSKH. Đỗ Trung Đàm 17. GS. TS. Thái Nguyễn Hùng Thu
6. PGS. TS. Nguyễn Quang Đạt 18. GS. TS. Nguyễn Thị Hoài
7. PGS. TS. Đinh Thị Thanh Hải 19. PGS. TS. Lê Đình Chi
8. GS. TS. Hoàng Thị Kim Huyền 20. PGS. TS. Phùng Thanh Hương
9. TS. Phạm Văn Khiển 21. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh
10. GS. TS. Phạm Thanh Kỳ 22. PGS. TS. Nguyễn Tú Anh
11. GS. TS. Võ Xuân Minh 23. GS. TS. Nguyễn Đức Tuấn
12. GS. TS. Lê Quan Nghiệm 24. TS. Bành Như Cương
 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 17 - THÁNG 03/2021 2 
MỤC LỤC 
THÁNG 03/2021 (số 17) - CHUYÊN ĐỀ DƯỢC HỌC 
 NGUYỄN TRẦN KHƯƠNG BẮC,
NGUYỄN THỊ HỒNG PHÚC,
VÕ HỒNG TRUNG
 Tiềm năng các hợp chất chống oxy hóa 
carotenoid và phenolic của vi tảo Heamatococcus 
pluvialis 
 Antioxidant potential of Haematococcus 
pluvialis microalga in relation to carotenoid and 
phenolic compounds 
4 
 NGUYỄN THỊ HẢI YẾN,
TRẦN THỊ HỒNG NGUYÊN,
TRẦN THỊ NGỌC HƯƠNG
 Mô hình giả lập hoạt động quản trị tồn kho: 
Nghiên cứu ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa 
Thiện Hạnh tỉnh Đắk Lắk 
 Modeling simulation of inventory management: 
Application research at Thien Hanh General 
Hospital Dak Lak province 
8 
 ĐINH NGỌC THỨC,
VŨ THỊ HƯƠNG,
VŨ THỊ HÀ MAI,
LÊ NGUYỄN THÀNH
 Hợp chất terpenoid từ rễ củ sâm báo 
(Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) 
 Terpenoid compounds isolated from roots of 
Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. 
16 
 NGUYỄN THỊ THU HẬU,
TRẦN NHÂN DŨNG,
NGUYỄN MINH CHƠN,
NGUYỄN ĐỨC ĐỘ,
PHẠM THỊ BÉ TƯ,
HUỲNH VĂN BÁ
 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và ức chế 
tyrosinase từ cao chiết methanol vỏ quả dứa 
(Ananas comosus (L.) Merr.) thu hái ở vùng Tắc 
Cậu tỉnh Kiên Giang 
 Antioxidant and inhibition of tyrosinase form 
methanol extraction of peels pineapple (Ananas 
comosus L. Mers.) at Tac Cau, Kien Giang 
province 
21 
 NGUYỄN THANH TÙNG,
ĐỖ THÀNH LONG,
HOÀNG NGUYÊN PHONG,
NGUYỄN VIẾT THÂN,
VŨ XUÂN GIANG
 Thành phần hóa học tinh dầu ngũ sắc 
(Ageratum conyzoides L.) 
 Chemical composition of essential oils of 
Ageratum conyzoides L. 
28 
 PHẠM CẢNH EM,
ĐỖ THỊ THÚY, 
TRƯƠNG NGỌC TUYỀN
 Tổng hợp, hoạt tính ung thư và nghiên cứu 
docking một số dẫn chất N-benzyl 
2-arylbenzimidazol 
 Synthesis, anticancer activity and molecular 
docking studies of some N-benzyl 
2-arylbenzimidazole derivatives 
35 
 NGUYỄN THỊ MINH THUẬN,
NGUYỄN CẨM HOÀNG
 Khảo sát độc tính cấp và khả năng chống oxy 
hoá của cây sậy Phragmites australis (Cav.) Trin. 
 Study on acute toxicity, antioxidant activites of 
immature Phragmites australis (Cav.) Trin. 
42 
 NGUYỄN TUẤN LINH,
NINH THỊ KIM THU,
NGUYỄN NGỌC CHIẾN
 Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano paclitaxel 
và dihydroartemisinin với chất mang lecithin và 
acid poly(lactic-co-glycolic) 
 Formulation of paclitaxel and 
dihydroartemisinin-loaded lecithin and poly(lactic-
co-glycolic) acid-based hybrid nanoparticles 
49 
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 17 - THÁNG 03/2021 3 
 TRẦN THỊ HẢI YẾN,
LÊ THỊ HUYÊN
 Nghiên cứu đánh giá đặc tính của micell 
hỗn hợp chứa curcumin 
 Characterization of mixed micelles loaded with 
curcumin 
55 
 NGUYỄN THỊ THANH NGA,
NGUYỄN LÊ TRANG,
DƯƠNG THANH HẢI,
NGUYỄN HOÀNG ANH (B),
VŨ ĐÌNH HÒA,
PHAN QUỲNH LAN,
NGUYỄN HOÀNG ANH,
PHẠM NHẬT AN
 Phân tích tình hình sử dụng và giám sát 
nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân nhi 
tại Bệnh  ... Nhật An1 
1Khoa Dược – Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 
2
Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội 
Summary 
This study aimed to describe the use of vancomycin on paediatric and the routine therapeutic 
drug monitoring (TDM) activity in Vinmec Times City International hospital according to the 
institutional approved guideline. Information of vancomycin use and TDM of 139 paediatric patients 
admitted from January 2018 to September 2020 were retrospectively reviewed. The patients median 
age was 1.8 years [IQR: 1.1 – 3.6] with eGFR mean of 147.7 ± 46.3 mL/min/1.73 m2. The most 
common isolated pathogen was MRSA (n = 69, 49.6%) with vancomycin MIC90 of 1.5 mg/L. Loading 
dose was observed in 15.8% of patients with a mean of 25.1 ± 1.6 mg/kg. Although the maintenance 
dose mean of 60.4 ± 0.4 mg/kg/day was relatively standardized, the vancomycin trough 
concentrations showed a high variation between patients. Dose adjustment increased vancomycin 
levels significantly (from 8.6 ± 3.4 mg/L to 10 ± 2.6 mg/L, p = 0.008) result in higher target 
achievement (91% vs 67%). In conclusion, a high variation in the concentration of vancomycin was 
observed and the dose adjustment improved the target achievement. Individualized dose using 
TDM was warrant for pediatric patients. 
Keywords: Vancomycin, therapeutic drug monitoring (TDM), paediatrics, Vinmec hospital. 
Đặt vấn đề 
Vancomycin là một kháng sinh kinh điển 
được lựa chọn sử dụng trong điều trị các nhiễm 
khuẩn nghi ngờ hoặc xác định do vi khuẩn gram 
(+), đặc biệt là tụ cầu vàng kháng methicillin 
(MRSA) ở cả người lớn và trẻ em [1]. Kết quả 
khảo sát ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế 
Vinmec Times City (Bệnh viện Vinmec) cho thấy 
Khoa Nhi có số bệnh nhân sử dụng vancomycin 
nhiều nhất. Đây cũng là nhóm đối tượng có sự 
biến thiên lớn về dược động học của 
vancomycin giữa các cá thể cũng như 
Chịu trách nhiệm: Vũ Đình Hòa 
Email: vudinhhoa@gmail.com 
Ngày nhận: 16/02/2021 
Ngày phản biện: 04/3/2021 
Ngày duyệt bài: 22/3/2021 
giữa các thời kì phát triển của trẻ [2]. Bệnh viện 
Vinmec đã ban hành “Hướng dẫn giám sát nồng 
độ thuốc trong máu (TDM) của vancomycin 
truyền tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ em” vào 
năm 2017 nhằm đảm bảo cá thể hóa điều trị 
vancomycin trên đối tượng đặc biệt này. Hiện tại 
dữ liệu về đặc điểm sử dụng và hoạt động TDM 
vancomycin trên bệnh nhi chưa được nghiên 
cứu tại Bệnh viện Vinmec, cũng như còn rất hạn 
chế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các khuyến cáo 
gần đây cho thấy TDM vancomycin theo nồng 
độ đáy có thể còn nhiều hạn chế và được đánh 
giá là chưa tối ưu cho hoạt động cá thể hóa liều 
dùng. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
này nhằm phân tích đặc điểm sử dụng 
vancomycin và kết quả giám sát nồng độ 
vancomycin trên bệnh nhân nhi theo quy trình 
thường quy, từ đó đề xuất các giải pháp giúp tối 
ưu việc sử dụng và nâng cao hiệu quả 
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 17 - THÁNG 3/2021 
61
của chương trình TDM vancomycin trên nhóm 
bệnh nhân này. 
Đối tượng & phương pháp nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu 
Các bệnh nhân nhi từ 1 tháng đến 16 tuổi 
điều trị nội trú tại Bệnh viện Vinmec từ 
01/01/2018 – 30/9/2020. Nghiên cứu lựa chọn 
các bệnh nhân sử dụng vancomycin đường tĩnh 
mạch trên 24 giờ và loại trừ các trường hợp 
được chỉ định vancomycin với mục đích 
dự phòng nhiễm khuẩn liên quan đến 
phẫu thuật. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Hồi cứu mô tả dữ liệu từ bệnh án các thông 
tin về sử dụng vancomycin có sự tư vấn của 
dược sỹ lâm sàng trong thời gian điều trị nội trú. 
Chế độ liều và quy trình TDM vancomycin dựa 
trên hướng dẫn của bệnh viện [3], với nội dung 
cơ bản được tóm tắt trong bảng 1. 
Bảng 1. Quy trình giám sát và hiệu chỉnh liều vancomycin theo nồng độ 
Liều ban đầu cho trẻ 1 tháng – 16 tuổi 
Thời điểm đo nồng độ đáy 
(Ctrough) 
eGFR
a 
> 50 mL/phút/1,73 m
2
15 mg/kg mỗi 6 giờ, hoặc Ngay trước liều thứ 5b 
20 mg/kg mỗi 8 giờ Ngay trước liều thứ 4b 
eGFR
a
: 30 – 50 mL/phút/1,73 m2 15 mg/kg mỗi 12 giờ 
Ngay trước liều thứ 3b 
eGFR
a
: 10 – 29 mL/phút/1,73 m2 15 mg/kg mỗi 24 giờ 
Mục tiêu Ctrough 
Nhiễm khuẩn không nghiêm trọng 7 - 10 mg/L 
Nhiễm khuẩn nặng 10 - 15 mg/L 
(a) 
eGFR tính bằng công thức Schwartz [4]; (b)Thời điểm sớm nhất được khuyến cáo. Có thể sớm 
hơn nếu suy thận nặng hoặc nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Lấy máu trong vòng 30 phút trước liều tiếp 
theo. 
Thu thập, xử lý số liệu: Số liệu được thu 
thập và làm sạch trên Microsoft Excel và xử lý, 
trình bày kết quả bằng SPSS Statistic 25. 
Kết quả nghiên cứu 
Đặc điểm bệnh nhân 
Nghiên cứu đã thu nhận 139 bệnh nhân thỏa 
mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ 
với các đặc điểm chính được trình bày tại bảng 2. 
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu chủ yếu là trẻ 
nam (62,6%) và nhỏ tuổi (trung vị 1,8 tuổi). Tỷ lệ 
sử dụng vancomycin trong vòng 1 tuần sau khi 
nhập khoa ICU là rất thấp (2,9%). Đa số các 
bệnh nhân được đánh giá chức năng thận nền 
(trước hoặc trong vòng 24 giờ sau liều đầu 
vancomycin) và giá trị trung bình của mức lọc 
cầu thận ước tính (eGFR) tương đối cao. 
Bảng 2. Đặc điểm bệnh nhân 
Chỉ tiêu nghiên cứu, cách tính Kết quả (n = 139) 
Tuổi (năm), trung vị (tứ phân vị) 1,8 (1,1 - 3,6) 
Giới tính nam, n (%) 87 (62,6) 
Sử dụng vancomycin trong vòng 1 tuần sau khi nhập ICU, n (%) 4 (2,9) 
Bệnh nhân được đánh giá chức năng thận nền, n (%) 110 (79,1) 
Creatinin nền, umol/L, trung vị (tứ phân vị) 30,0 (23,0 - 37,3) 
eGFR nền (mL/phút/1,73 m2) – trung bình ± SD 147,7 ± 46,3 
Có sử dụng kháng sinh tại thời điểm nhập viện, n (%) 47 (33,8) 
Tình trạng khi xuất viện, n (%) 
 Khỏi/ Đỡ 
 Không đỡ, chuyển viện 
136 (97,8) 
3 (2,2) 
Đặc điểm vi sinh 
Các đặc điểm về xét nghiệm tìm vi khuẩn 
và đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong mẫu 
nghiên cứu được trình bày tại bảng 3. 
 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 17 - THÁNG 3/2021 
62 
Bảng 3. Đặc điểm vi sinh phân lập được của bệnh nhân nghiên cứu 
Chỉ tiêu nghiên cứu, cách tính Kết quả 
Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm vi sinh, n (%, N = 139) 137 (98,6) 
Các loại xét nghiệm tìm vi khuẩn, n (%, N = 243) 
 Nuôi cấy 
 PCR 
 Test Mycoplasma IgM antibody 
192 (79,0) 
23 (9,5) 
28 (11,5) 
Bệnh nhân được nuôi cấy định danh vi khuẩn, n (%, N = 139) 128 (92,1) 
Mẫu nuôi cấy vi khuẩn dương tính, n (%, N = 128) 97 (75,7) 
Số bệnh nhân xác định được các loại vi khuẩn, n (%, N=139) 
 MRSA 
 MSSA 
 Streptococcus pneumoniae 
 Mycoplasma pneumoniae 
 Haemophilus influenzae 
 Khác 
69 (49,6) 
7 (5,0) 
19 (13,7) 
10 (7,2) 
8 (5,8) 
7 (5,1) 
Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là tụ cầu vàng 
(79 chủng) và MRSA chiếm phần lớn trong số 
đó (69 chủng, 90,7%). Trong đó có 67 chủng 
được xác định MIC vancomycin bằng phương 
pháp E-test, với MIC quần thể: MIC50 là 1 mg/L, 
MIC90 là 1,5 mg/L. Phân bố MIC của 67 chủng 
MRSA này thể hiện tại hình 1. Trong đó, 
68,6% số chủng MRSA có MIC ≤ 1 mg/L, và 
98,5% số chủng MRSA có MIC ≤ 1,5 mg/L. 
Trong quần thể nghiên cứu đã xuất hiện 
1 chủng MRSA có MIC vancomycin là 2 mg/L. 
Đặc điểm sử dụng vancom cin 
Đặc điểm sử dụng vancomycin trong 
nghiên cứu được thống kê tại bảng 4. 
Bảng 4. Đặc điểm sử dụng vancomycin của bệnh nhân 
Chỉ tiêu nghiên cứu, cách tính Kết quả (n = 139) 
Lý do chỉ định vancomycin, n (%) 
 Nhiễm khuẩn da/mô mềm 
 Nhiễm khuẩn hô hấp dưới 
 Nhiêm khuẩn hô hấp trên 
 Nhiễm khuẩn huyết 
 Khác 
89 (64,2) 
37 (26,6) 
5 (3,6) 
4 (2,8) 
4 (2,8) 
Chỉ định vancomycin theo kinh nghiệm, n (%) 109 (78,4) 
Bệnh nhân được chỉ định liều nạp, n (%) 22 (15,8) 
Liều nạp (mg/kg), trung bình ± SD 25,1 ± 1,6 
Liều duy trì ban đầu (mg/kg/ngày), trung bình ± SD 60,4 ± 0,4 
Khoảng đưa liều mỗi 8 giờ, n (%) 137 (98,6) 
Thời gian dùng vancomycin (ngày), trung vị (tứ phân vị) 6 (5 - 8) 
Vancomycin được chỉ định nhiều nhất cho 
nhiễm khuẩn da/ mô mềm (64,2%) và chủ yếu là 
theo kinh nghiệm (78,4%). Liều nạp trung bình 
25,1 mg/kg được chỉ định ở 15,8% số bệnh 
nhân. Liều duy trì ban đầu thường chuẩn hóa là 
60 mg/kg/ngày. 
MIC (mg/L) 
Hình 1. Phân bố MIC của các chủng 
MRSA phân lập được (n = 67) 
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 17 - THÁNG 3/2021 
63
Đặc điểm giám sát nồng độ thuốc 
trong máu (TDM) 
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều 
được chỉ định giám sát nồng độ đáy (Ctrough) 
theo hướng dẫn của bệnh viện với 188 mẫu 
định lượng nồng độ vancomycin được thực 
hiện trên 139 bệnh nhân. Đặc điểm thực hành 
TDM vancomycin được mô tả tại bảng 5. Tỷ lệ 
% tích lũy bệnh nhân đạt đích nồng độ sau 
một lần và sau hai lần định lượng lần lượt là 
67,6% và 91,4%. Ctrough được cải thiện rõ rệt ở 
lần định lượng thứ 2 (sau khi đã chỉnh liều 
theo quy trình), p = 0,008. Các giá trị Ctrough 
định lượng ở cả 2 lần dao động nhiều giữa 
các cá thể (hình 2). 
Hình 2. Nồng độ vancomycin 
của hai lần định lượng 
Bảng 5. Đặc điểm giám sát nồng độ đáy Ctrough 
Chỉ tiêu nghiên cứu, cách tính Kết quả (n = 139) 
Số bệnh nhân được chỉ định TDM bằng Ctrough, n (%) 139 (100) 
Thời gian (giờ) lấy mẫu Ctrough lần 1 sau liều đầu, trung bình ± SD 30,0 ± 7,1 
Thời gian từ khi bắt đầu truyền đến khi lấy mẫu xác định Ctrough (với 
khoảng đưa liều mỗi 8 giờ), trung bình ± SD 
7,6 ± 0,5 
Ctrough (mg/L) sau chế độ liều ban đầu, trung bình ± SD (n = 147) 8,6 ± 3,4 
Bệnh nhân đạt đích lần đầu, n (%) 94 (67,6) 
Ctrough (mg/L) định lượng lần 2, trung bình ± SD 10,0 ± 2,6 
Bệnh nhân đạt đích tích lũy sau 2 lần định lượng, n (%) 127 (91,4) 
Số ngày cần để đạt mục tiêu Ctrough, trung vị (tứ phân vị) 1,33 (0,99 – 2,00) 
Bàn luận 
Bệnh nhân trong nghiên cứu đa số là trẻ 
nam, nhỏ tuổi (trung vị 1,8 tuổi) và có mức lọc 
cầu thận cao với eGFR trung bình 147,7 ± 46,3 
mL/phút/ 1,73 m2. Như vậy, có 66 (47%) bệnh 
nhân được coi là có tăng thanh thải thận theo 
định nghĩa của Van Der Heggen (2019) [5]. 
Do các bệnh nhân tăng thanh thải thận trong 
nghiên cứu đều sử dụng chế độ liều 
60 mg/kg/ngày, tình trạng tăng thanh thải thận 
có thể làm tăng thải trừ vancomycin và giảm 
khả năng đạt đích nồng độ. Vì vậy, tối ưu hóa 
liều dùng ban đầu thực sự cần thiết đảm bảo 
nồng độ điều trị của vancomycin trên nhóm 
bệnh nhân này. 
Ngoài các yếu tố liên quan đến người bệnh, 
khả năng đạt đích PK/PD của vancomycin còn 
phụ thuộc lớn vào mức độ nhạy cảm của vi 
khuẩn. Tại Bệnh viện Vinmec, tỷ lệ được chỉ 
định nuôi cấy định danh vi khuẩn cao (trên 90%) 
là điểm thuận lợi giúp định hướng cho điều trị. 
Trong nghiên cứu, vi khuẩn gây bệnh phổ biến 
nhất là S. aureus, phân lập được trên 54,6 % số 
bệnh nhân, trong đó 90,8% là MRSA. Thêm vào 
đó, nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin với 
MRSA có xu hướng tăng so với năm 2017 
(MIC90 vancomycin tăng từ 1 lên 1,5 mg/L) [6]. 
Nghiên cứu của Carlos Cervera đã cho thấy 
nhiễm vi khuẩn MRSA có MIC vancomycin 
 1,5 mg/L làm tăng nguy cơ tử vong gấp 3 lần 
(OR = 3,1, CI 95% = 1,2 - 8,2) so với vi khuẩn 
 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 17 - THÁNG 3/2021 
64 
có MIC vancomycin 1,5 mg/L [7]. Vấn đề này 
đặt ra thách thức lớn trong điều trị nhiễm khuẩn 
do tụ cầu vàng gây ra, và việc tối ưu hóa liều 
dùng vancomycin để đạt được đích PK/PD càng 
trở nên cần thiết. 
Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận sự 
dao động lớn của nồng độ vancomycin ở các 
bệnh nhân nhi (hình 2), mặc dù hầu hết các 
bệnh nhân đều được dùng liều ban đầu theo 
khuyến cáo (60 mg/kg/ngày). Sự biến thiên giữa 
các cá thể có thể liên quan đến nhiều yếu tố 
như sự dao động về cân nặng, độ tuổi, chức 
năng thận  [8]. Đây cũng chính là lý do cần 
TDM vancomycin để cá thể hóa điều trị, tối ưu 
hiệu quả và hạn chế độc tính của thuốc. Bên 
cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận nồng độ 
đáy 7-10 hoặc 10-15 mg/L đều không thực sự 
tương quan tốt với chỉ số AUC/MIC 400-600 
mg.h/L (đích PK/PD mong muốn khi sử dụng 
vancomycin) [9]. Do đó, Hướng dẫn cập nhật về 
giám sát điều trị vancomycin năm 2020 của Hội 
Dược sĩ bệnh viện Hoa kỳ, Hội Truyền nhiễm 
Hoa Kỳ và Hội Truyền nhiễm Nhi khoa Hoa Kỳ 
đã thống nhất sử dụng AUC 400-600 mg.h/L 
thay cho Ctrough 10-15 mg/L là đích PK/PD trong 
điều trị MRSA bằng vancomycin [10]. Trên trẻ 
em, việc lấy 2 mẫu định lượng vancomycin để 
tính AUC có thể gặp khó khăn trong thực hành. 
Vì vậy, việc sử dụng các phần mềm được động 
học dựa trên ước tính Bayesian nhằm ước tính 
AUC/MIC chỉ từ một lần định lượng nồng độ sẽ 
là hướng tiếp cận phù hợp nhằm tối ưu chế độ 
liều ban đầu cũng như việc ước tính giá trị 
AUC/MIC trên quần thể bệnh nhân này [10]. 
Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự biến thiên 
nồng độ khá lớn trong quần thể. Cùng với mức 
độ giảm nhạy cảm của các chủng MRSA phân 
lập được, vấn đề này đặt ra yêu cầu tối ưu hóa 
chế độ liều của vancomycin và điều chỉnh quy 
trình giám sát nồng độ thuốc trên đối tượng 
bệnh nhân nhi tại đơn vị. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bennett John E, Dolin Raphael et al. 
(2015), "Mandell, douglas, and bennett's 
principles and practice of infectious diseases", 
Elsevier Health Sciences, pp. 377-388. 
2. Kearns Gregory L, Abdel - Rahman Susan 
M et al. (2003), "Developmental pharmacology - 
drug disposition, action, and therapy in infants 
and children", New England Journal of Medicine, 
349 (12), pp. 1157-1167. 
3. Bệnh viện ĐKQT Vinmec (2017), Hướng 
dẫn giám sát nồng độ thuốc trong máu của 
vancomycin truyền tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ 
em. 
4. Schwartz George J., Work Dana F. (2009), 
"Measurement and estimation of GFR in children 
and adolescents", Clinical Journal of the 
American Society of Nephrology, 4 (11), pp. 
1832-1843. 
5. Van Der Heggen Tatjana, Dhont Evelyn et 
al. (2019), "Augmented renal clearance: a 
common condition in critically ill children", 
Pediatric Nephrology, 34 (6), pp. 1099-1106. 
6. Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City 
(2017), "Bản tin vi sinh ", Bản tin phát hành nội 
bộ, pp. 1-2. 
7. Cervera Carlos, Castañeda Ximena et al. 
(2014), "Effect of vancomycin minimal inhibitory 
concentration on the outcome of methicillin - 
susceptible staphylococcus aureus 
endocarditis", Clinical Infectious Diseases, 58 
(12), pp. 1668-1675. 
8. Le Jennifer, Bradley John S. et al. (2013), 
"Improved vancomycin dosing in children using 
area-under-the-curve exposure", The Pediatric 
Infectious Disease Journal, 32 (4), pp. e155. 
9. Pai M. P., Neely M. et al. (2014), 
"Innovative approaches to optimizing the 
delivery of vancomycin in individual patients", 
Adv. Drug Deliv. Rev., 77, pp. 50-57. 
10. Rybak M. J., Le J. et al. (2020), 
"Therapeutic monitoring of vancomycin for 
serious methicillin-resistant Staphylococcus 
aureus infections: A revised consensus 
guideline and review by the american society of 
health-system pharmacists, the infectious 
diseases society of america, the pediatric 
infectious diseases society, and the society of 
infectious diseases pharmacists", Am. J. Health 
Syst. Pharm., 77 (11), pp. 835-864. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_su_dung_va_giam_sat_nong_do_vancomycin_t.pdf