Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp

Việc “ở đâu học đó” theo cách phân luồng học sinh (HS) các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) tưởng như rất đơn giản nhưng thực tế thì không phải như vậy. Sự phân bố chưa hợp lí hệ thống các trường phổ thông trong toàn Thành phố (TP) đã gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH). Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng phân bố các trường tiểu học ở nội thành, phân tích những ưu điểm và hạn chế cùng các nhân tố tác động, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục thực trạng nêu trên.

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp trang 8

Trang 8

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 09/01/2024 3520
Bạn đang xem tài liệu "Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp

Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 14, Số 7 (2017): 47-55 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 14, No. 7 (2017): 47-55
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
47 
PHÂN BỐ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở NỘI THÀNH 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
Đinh Thị Thùy Dung* 
Trường THCS Trần Bội Cơ – TP Hồ Chí Minh 
Ngày Tòa soạn nhận được bài: 11-12-2015; ngày phản biện đánh giá: 14-01-2016; ngày chấp nhận đăng: 29-7-2017 
TÓM TẮT 
Việc “ở đâu học đó” theo cách phân luồng học sinh (HS) các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh 
(TPHCM) tưởng như rất đơn giản nhưng thực tế thì không phải như vậy. Sự phân bố chưa hợp lí 
hệ thống các trường phổ thông trong toàn Thành phố (TP) đã gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát 
triển kinh tế-xã hội (KT-XH). Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng phân bố các trường tiểu học 
ở nội thành, phân tích những ưu điểm và hạn chế cùng các nhân tố tác động, đồng thời đề xuất một 
số giải pháp nhằm góp phần khắc phục thực trạng nêu trên. 
Từ khóa: phân bố, trường tiểu học, nội thành TPHCM. 
ABSTRACT 
The distribution of primary schools in the inner city of Ho Chi Minh City: 
Reality and solutions 
In Ho Chi Minh City, the “Pupils go to school near their house” classification seems simple 
but in reality, is not. The irrational distribution of the school system in the city has caused great 
impacts on the socio-economic developments. The article focuses on studying the reality of the 
distribution of primary schools in the inner city, analyzing strengths and drawbacks as well as 
affecting factors, proposing some solutions to this reality. 
Keywords: distribution, primary school, inner city of Ho Chi Minh City. 
* Email: dinhthithuydung19@gmail.com 
1. Đặt vấn đề 
Giáo dục và đào tạo là cái nôi của sự 
phát triển KT-XH, giữ vai trò đào tạo 
nguồn nhân lực cho đất nước; chính vì vậy, 
nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu đã xem 
giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, và Việt 
Nam cũng không ngoại lệ. 
Việc phân bố trường học ở địa bàn 
dân cư không phải luôn hoàn toàn hợp lí. 
Hiện nay sự phân bố các trường tiểu học ở 
nội thành TPHCM còn nhiều bất cập, như: 
sự thừa/ thiếu trường học, dư/ thiếu chỉ tiêu 
nhận học sinh 
TPHCM là TP lớn của cả nước. 
Trong những năm qua, TP có mức gia tăng 
dân số nhanh (chủ yếu là tăng cơ học, bình 
quân 2,5%/năm, dự báo xu hướng vẫn tăng 
và chưa có giải pháp điều chỉnh giảm) 
nhưng quỹ đất không tăng (năm 2016 diện 
tích TPHCM là 2095,01 km2. Đất sử dụng 
cho các công trình công cộng đang giảm do 
bị hoang hóa và sử dụng sai mục đích ngày 
càng nhiều) đã dẫn đến nguy cơ HS đúng 
tuyến cũng thiếu chỗ học. Thêm vào đó, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 47-55 
48 
việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường 
học của TP trong thời gian qua tiến hành 
với tốc độ chậm, số lượng trường học 
không tăng đang là thách thức đối với các 
nhà quản lí và là áp lực lớn với các trường 
chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia. 
Những gia đình có điều kiện ở nội thành đã 
“đổ xô” xin cho con vào các trường điểm. 
Nhiều phụ huynh (PH) phải tìm mọi cách 
để “xoay trường”, “chạy lớp” cho con, bởi 
tâm lí mong cho con em mình được học 
trường tốt, bất kể khoảng cách địa lí xa hay 
gần. Chính vì vậy, TP cần có những giải 
pháp hợp lí, khả thi để giải quyết rốt ráo 
những bất cập nêu trên; hơn nữa, bản thân 
từng người dân cũng cần thay đổi cách 
nghĩ khi chọn trường cho con vào đầu cấp 
học. 
2. Phân bố các trường tiểu học ở nội 
thành TPHCM 
TPHCM có tọa độ 10°10' – 10°38' 
Bắc và 106°22' – 106°54' Đông. Diện tích 
TP là 2095,01 km2 (năm 2016). Hiện nay, 
TPHCM là một trong những TP trực thuộc 
Trung ương của Việt Nam. 
Về mặt hành chính, TP được chia 
thành 19 quận (được gọi là nội thành), bao 
gồm: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 
12, Phú Nhuận, Bình Tân, Thủ Ðức, Tân 
Phú, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp và 5 
huyện (được gọi là ngoại thành), gồm: 
Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, 
Nhà Bè. Nội thành TPHCM tiếp giáp với 
các huyện ngoại thành: Hóc Môn, Bình 
Chánh, Nhà Bè và tiếp giáp với các tỉnh lân 
cận TP: Long An, Bình Dương, Đồng Nai. 
2.1. Thực trạng phân bố các trường tiểu 
học ở nội thành TPHCM (xem Bảng 1) 
Bảng 1. Diện tích và số trường Tiểu học năm học 2014-2015 phân theo quận 
Nguồn: Niên giám thống kê 2014 
Tên quận 
Diện tích 
(km2) 
Số trường 
tiểu học (trường) 
Tên quận 
Diện tích 
(km2) 
Số trường 
tiểu học 
(trường) 
Quận 1 7,73 17 Quận 11 5,14 21 
Quận 2 49,74 11 Quận 12 52,78 22 
Quận 3 4,92 17 Gò Vấp 19,74 21 
Quận 4 4,18 16 Tân Bình 22,38 29 
Quận 5 4,27 18 Tân Phú 16,06 16 
Quận 6 7,19 18 Bình Thạnh 20,76 26 
Quận 7 35,69 17 Phú Nhuận 4,88 12 
Quận 8 19,18 21 Thủ Đức 47,76 24 
Quận 9 114 18 Bình Tân 51,89 22 
Quận 10 5,72 19 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đinh Thị Thùy Dung 
49 
Bảng 1 ch

File đính kèm:

  • pdfphan_bo_cac_truong_tieu_hoc_o_noi_thanh_thanh_pho_ho_chi_min.pdf