Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province

Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là khu vực đầu nguồn của sông Đà có

tiềm năng lớn về thuỷ điện (thủy điện Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình)

và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc Bộ, nước sạch cho Thủ đô

Hà Nội. Bài báo trình bày tóm tắt kết quả thực hiện chính sách chi trả

dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

và tác động đến việc bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở các nguồn tài

liệu thứ cấp, khảo sát ý kiến chuyên gia và điều tra thực tế, bài báo đã

phân tích các kết quả nổi bật của việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ

môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè từ năm 2012 - 2018. Kết

quả nghiên cứu cho thấy, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã

góp phần quản lý và bảo vệ hiệu quả trên 173.594 ha rừng trên địa bàn

huyện, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất tỉnh Lai Châu và đạt gần 65,0%

(năm 2018), góp phần giảm nghèo, cải thiện sinh kế và thúc đẩy xã hội

hóa bảo vệ và phát triển rừng.

Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province trang 1

Trang 1

Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province trang 2

Trang 2

Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province trang 3

Trang 3

Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province trang 4

Trang 4

Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province trang 5

Trang 5

Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province trang 6

Trang 6

Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 5440
Bạn đang xem tài liệu "Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province

Payments for forest environmental services with the sustainable management and protection of forests in Muong Te district, Lai Chau province
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 78 - 84 
 78 Email: jst@tnu.edu.vn 
PAYMENTS FOR FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES WITH THE 
SUSTAINABLE MANAGEMENT AND PROTECTION OF FORESTS 
IN MUONG TE DISTRICT, LAI CHAU PROVINCE 
Nguyen Xuan Truong
1*
, Nong Thi Thuy
1
, Tran Van Hung
2 
1Thai Nguyen University 
2Department of Natural Resources and Environment of Lai Chau Province 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 17/3/2021 Muong Te district, Lai Chau province is the watershed area of the Da 
River, which has great potential for hydropower (e.g. Lai Chau, Son La 
and Hoa Binh hydropower companies) and provides water for the 
Northern Delta and clean water for Hanoi. The article summarizes the 
implementation results of the payment policy for forest environmental 
services and their impacts on forest protection and development in 
Muong Te district, Lai Chau province. Based on secondary sources, 
expert and field surveys, the article generalizes the outstanding results 
of the implementation of payment policy for forest environmental 
services in Muong Te district from 2012 to 2018. The research results 
showed that the payment policy for forest environmental services 
contributed to the effective management and protection of 173,594 ha 
of forests in the district, made the district have the highest forest cover 
rate in Lai Chau province with nearly 65% in 2018, contributing to 
poverty reduction, livelihood improvement and promoting socialization 
of forest protection and development. 
Revised: 20/4/2021 
Published: 28/4/2021 
KEYWORDS 
Payment 
Forest environmental services 
Management and protection of 
forests 
Muong Te 
Lai Chau 
CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG GẮN VỚI BẢO VỆ 
VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU 
Nguyễn Xuân Trường1*, Nông Thị Thúy1, Trần Văn Hùng2 
1Đại học Thái Nguyên, 2Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 17/3/2021 Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là khu vực đầu nguồn của sông Đà có 
tiềm năng lớn về thuỷ điện (thủy điện Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình) 
và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc Bộ, nước sạch cho Thủ đô 
Hà Nội. Bài báo trình bày tóm tắt kết quả thực hiện chính sách chi trả 
dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 
và tác động đến việc bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở các nguồn tài 
liệu thứ cấp, khảo sát ý kiến chuyên gia và điều tra thực tế, bài báo đã 
phân tích các kết quả nổi bật của việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ 
môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè từ năm 2012 - 2018. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã 
góp phần quản lý và bảo vệ hiệu quả trên 173.594 ha rừng trên địa bàn 
huyện, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất tỉnh Lai Châu và đạt gần 65,0% 
(năm 2018), góp phần giảm nghèo, cải thiện sinh kế và thúc đẩy xã hội 
hóa bảo vệ và phát triển rừng. 
Ngày hoàn thiện: 20/4/2021 
Ngày đăng: 28/4/2021 
TỪ KHÓA 
Chi trả 
Dịch vụ môi trường rừng 
Quản lý và bảo vệ rừng 
Mường Tè 
Lai Châu 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4181 
*
 Corresponding author. Email: truongdhtn2009@gmail.com 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 78 - 84 
 79 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là một chính sách quan trọng được áp dụng từ 
năm 2011 tại nước ta. Thông qua thực hiện cơ chế tài chính những đối tượng được hưởng lợi từ 
rừng có trách nhiệm đóng góp nhằm bảo vệ phát triển rừng. Ngày 24/9/2010, Chính phủ ban hành 
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, có ba loại dịch vụ 
môi trường rừng đã thực hiện chi trả từ năm 2011 đến nay gồm: (i) Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế 
sói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; (ii) Dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho 
sản xuất và đời sống xã hội; (iii) Dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học 
của các hệ sinh thái rừng phục vụ du lịch [1]. 
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách chi trả DVMTR gắn với bảo vệ 
rừng và quản lý rừng bền vững như: Công trình nghiên cứu có tính tổng quan về chi trả DVMTR ở 
Việt Nam, trong đó nghiên cứu trên ba khía cạnh của chính sách chi trả DVMTR gồm: xây dựng 
các cơ sở pháp lý, cơ chế chia sẻ lợi ích, giám sát và đánh giá [2]; phân tích hiệu quả của chính sách 
chi trả DVMTR tại Vườn quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông [3]; nghiên cứu tác động của chi trả 
DVMTR ở tỉnh Sơn La [4]; nghiên cứu đánh giá tác động của chương trình chi trả DVMTR đến 
hoạt động và ý thức bảo vệ rừng của người dân tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn [5]; nghiên 
cứu tiềm năng thực hiện chi trả DVMTR khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa [6]. Tuy nhiên chưa có 
nghiên cứu nào được thực hiện ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu liên quan đến chính sách chi trả 
DVMTR gắn với bảo vệ và quản lý rừng bền vững ở huyện miền núi đầu nguồn sông Đà của nước ta. 
Mường Tè là huyện vùng ... ) 
3.2.2. Chi trả bảo vệ rừng và dịch vụ môi trường rừng 
Hằng năm, Mường T là huyện có nguồn chi trả DVMTR cao nhất của tỉnh Lai Châu. Năm 
2018 kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng lên đến hơn 180 tỷ đồng, chưa kể kinh phí bảo vệ 
rừng, trồng rừng thay thế, hỗ trợ hộ ngh o tham gia nhận khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Diện 
tích được chi trả DVMTR tăng nhanh qua các năm: năm 2013 là 87.987, năm 2015 là 174.942 
ha, năm 2018 là 168.705 ha. Chi trả bảo vệ rừng và dịch vụ môi trường rừng huyện Mường T 
giai đoạn 2013 - 2018 được trình bày chi tiết ở bảng 3 [9]. 
Bảng 3. Chi trả bảo vệ rừng và dịch vụ môi trường rừng huyện Mường Tè giai đoạn 2013 - 2018 
STT Chỉ tiêu 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Năm 
2017 
Năm 
2018 
1 Bảo vệ rừng 
1.1 Diện tích bảo vệ rừng tự nhiên (ha) 28.517 28.038 58.508 57.709 57.070 96.970 
1.2 Vốn thực hiện (tỷ đồng) 5,7 5,63 17,86 9,9 8,2 29,0 
2 
Thực hiện chính sách chi trả 
dịch vụ môi trường rừng 
2.1 Diện tích chi trả (ha) 87.987 86.219 174.942 196.232 166.985 168.705 
2.2 Số tiền chi trả (tỷ đồng) 15,83 35,0 61,56 78,54 84,7 182,6 
3 Trồng rừng thay thế 
3.1 Diện tích (ha) 42 97 512,9 500 
3.2 Số vốn thực hiện (tỷ đồng) 1,0 5,78 
(Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè [9]) 
3.3. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng tại 
huyện Mường Tè 
3.3.1. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 
a) Đánh giá chung 
Năm 2018, người dân huyện Mường T đã được nhận hơn 180 tỷ đồng từ chính sách chi trả 
DVMTR cho 168.705 ha rừng. Nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng đã được cấp ủy, chính quyền đặt 
ra là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, UBND huyện Mường T đã kiện 
toàn Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, triển khai kế hoạch bảo 
vệ rừng; ban hành các văn bản chỉ đạo lực lượng vũ trang, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 78 - 84 
 82 Email: jst@tnu.edu.vn 
huyện, các xã, thị trấn chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện sẵn sàng đảm bảo lực lượng cơ 
động cho nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô. Hạt Kiểm lâm huyện đã thành lập 
Trạm kiểm lâm tại hai xã Tà Tổng, Mù Cả và phân công cán bộ kiểm lâm phụ trách các xã, tổ 
chức các đoàn kiểm tra các địa bàn trọng điểm. Lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuyên 
truyền, giáo dục người dân thực hiện các quy định bảo vệ rừng gắn với phòng cháy rừng, xử lý 
các vi phạm pháp luật gây cháy rừng; phối hợp các xã, thị trấn tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp 
xã với 398 thành viên và thành lập 126 tổ chuyên trách bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện chính 
sách chi trả DVMTR tại các bản, khu phố [9]. 
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của chính sách chi trả DVMTR, đời sống người dân dần được cải 
thiện, nhiều hộ đã sử dụng tiền chi trả DVMTR để tái đầu tư sản xuất, mua cây giống và vật nuôi; 
đầu tư cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Từ đó, ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng của cấp ủy, 
chính quyền cấp xã và đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Mường T được nâng cao, số vụ 
cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng giảm rõ rệt. Trên địa bàn huyện không có vụ việc lớn về phá 
rừng, kinh doanh lâm sản trái pháp luật. Huyện Mường T năm 2018 có diện tích đất lâm nghiệp 
257.930,1 ha, chiếm 96,2% diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích rừng hiện có gần 173.000 ha, 
trong đó diện tích rừng tự nhiên là 163.951 ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2018 đạt 64,8%, cao nhất 
tỉnh Lai Châu. Có được kết quả đó là nhờ chính sách chi trả DVMTR là yếu tố tác động rõ nét nhất 
(các số liệu chi tiết được trình bày trong bảng 4). 
Bảng 4. Tình hình bảo vệ và phát triển rừng năm 2018 của huyện Mường Tè 
 Đơn vị: ha 
STT 
Xã, thị trấn 
Tổng diện 
tích rừng 
Chia ra Tỷ lệ che 
phủ rừng (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng Rừng khác 
1 TT. Mường Tè 596 596 - - 48,81 
2 Xã Bum Nưa 5.038 4.780 51,77 2.06,23 68,80 
3 Xã Vàng San 5.499 5.327 117,49 54,51 57,75 
4 Xã Nậm Khao 4.894 2.804 23,3 2.066,7 45,39 
5 Xã Mường Tè 11.537 8.451 158,6 2.927,4 62,89 
6 Xã Kan Hồ 15.983 14.092 56,64 1.835,0 67,38 
7 Xã Pa Vệ Sủ 13.789 13.703 - 86,1 57,06 
8 Xã Pa Ủ 22.215 22.188 6,33 20,7 67,10 
9 Xã Bum Tở 7.284 7.096 133,95 53,7 53,98 
10 Xã Tá Bạ 8.277 8.217 59,84 - 72,76 
11 Xã Ka Lăng 10.787 10.482 176,21 140,0 77,41 
12 Xã Thu Lũm 9.342 9.037 178,03 126,8 82,75 
13 Xã Mù Cả 29.489 29.262 22,5 243,1 76,89 
14 Xã Tà Tổng 28.235 27.916 67,17 290,8 55,19 
 Toàn huyện 172.965 163.951 1.051,83 7.962,17 64,8 
(Nguồn: UBND huyện Mường Tè, 2018 [7]) 
Để thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn, huyện Mường T đã tổ chức 68 Hội 
nghị tuyên truyền cấp xã về Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 99/NĐ-
CP, các văn bản của Trung ương, của tỉnh đến cán bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện cho 
trên 1.400 lượt người. Tổ chức 412 cuộc họp bản trên 19.000 lượt người tham gia, xây dựng được 
88 biển hiệu (pano) tuyên truyền khu vực chi trả DVMTR ở các khu rừng các xã, thị trấn; phát 
8.950 tờ rơi và tranh tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tới các bản của các xã, 
thị trấn [7]. Các thôn bản tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đã thành lập các tổ chuyên trách, ban 
hành quy chế hoạt động, phân phối thu nhập từ nguồn DVMTR. Tổ chuyên trách thường xuyên 
tuần tra bảo vệ rừng, đặc biệt trong mùa khô với các dụng cụ như dao phát, quần áo bảo hộ được 
trang bị trích từ nguồn thu DVMTR. Có nơi còn làm đường tuần tra tại điểm có nguy cơ xảy ra 
cháy rừng cao, phát đường băng trắng cản lửa phòng chống cháy rừng, lập chốt gác bảo vệ rừng. 
Kết quả, số vụ phá rừng, cháy rừng, diện tích cháy và số vụ vi phạm luật giảm đáng kể. Tình trạng 
di cư tự do giảm, diện tích rừng đã được nâng lên (độ che phủ rừng của tỉnh từ 52,8% năm 2011 lên 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 78 - 84 
 83 Email: jst@tnu.edu.vn 
64,8% năm 2018) góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, đa dạng sinh học nâng 
lên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. 
Toàn huyện trong 3 năm (2016 - 2018) đã trồng mới gần 600 ha, trong đó có cây quế, cây mắc 
ca, cây sa mu. Cùng với đó, tiếp tục chăm sóc diện tích rừng phòng hộ đã trồng những năm trước; 
khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ 21.737 ha rừng đặc dụng. Thực hiện bảo vệ toàn bộ diện tích gần 
173.000 ha rừng hiện có [7], [9]. Chăm sóc hàng trăm ha rừng trồng chuyển tiếp bằng nguồn vốn 
ngân sách Trung ương... Củng cố và duy trì hoạt động Ban chỉ đạo cấp huyện, 14 Ban chỉ đạo cấp 
xã và hàng chục tổ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng ở thôn, bản. Ðồng thời, huyện cũng có kế 
hoạch chỉ đạo hạt kiểm lâm thường xuyên bám sát địa bàn và phối hợp các chủ rừng tổ chức tuần 
tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. 
b) Một số điển hình về hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách chi trả 
DVMTR là ở 6 xã khu vực biên giới (Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Ủ, Mù Cả, Tá Bạ và xã Mường T ). 
Trước năm 2019, 6 xã này thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ phía Bắc Mường 
T (Ban thành lập năm 2010, sáp nhập vào Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường T năm 2018), 
địa bàn các xã giáp biên giới với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thuộc khu vực đầu nguồn sông Đà, địa 
hình chia cắt phức tạp độ đốc lớn. Diện tích tự nhiên 126.684,37 ha, trong đó diện tích rừng là 91.683 
ha, chiếm 72,4% diện tích rừng của huyện. Năm 2018, có 59 cộng đồng bản và 4 tổ chức là Đồn Biên 
phòng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích 89.615 ha, kinh phí hơn 96 tỷ đồng, số tiền 
chi trả bình quân hơn 27 triệu/hộ, xã nhiều nhất 57 triệu đồng/hộ, xã thấp nhất 12 triệu đồng/hộ [7], 
[9]. Ban quản lý đã phổ biến chính sách chi trả DVMTR theo đúng Nghị định của Chính phủ và các 
văn bản tỉnh Lai Châu ban hành, nghĩa vụ của cấp xã, bản, nhân dân đối với công tác bảo vệ rừng, giữ 
rừng; quyền được hưởng lợi từ rừng, nhân dân bảo vệ tốt, giữ gìn tốt không cho cháy rừng, không phá 
rừng làm nương ngoài quy hoạch. Nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR đã tạo sự chuyển 
biến trong nhận thức của người dân, không đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy bừa bãi, vì vậy diện tích 
rừng tăng lên rõ rệt, độ che phủ của rừng ngày càng tăng. Từ khi có chi trả DVMTR người dân phấn 
khởi, tin tưởng vào các cấp chính quyền, không còn tình trạng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, 
công tác tuần tra, phòng cháy, chữa cháy, thực hiện sâu sát, thiết thực hơn. Chính sách chi trả 
DVMTR đã góp phần tăng thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhiều hộ gia đình mua 
sắm được nhiều vật dụng đắt tiền như xe máy, tivi, tủ lạnh, trâu, bò,.. 
c) Hạn chế tồn tại 
Kinh phí chi trả DVMTR chưa tương xứng với vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu 
nguồn. Mức thu tiền DVMTR từ các đối tượng (cơ sở thủy điện, cung cấp nước sạch) còn thấp và 
chậm được điều chỉnh, ví dụ: năm 2010 thu 20 đồng/kwh, năm 2016 thu 36 đồng/kwh, từ năm 
2019 thu 36 đồng/kwh; đồng thời vẫn còn tình trạng nợ tiền DVMTR [8], [9]. 
Công tác giao đất giao rừng đến nay nhiều bất cập, xảy ra tranh chấp, có tình trạng rừng 
không được quản lý bảo vệ tốt. Trình độ dân trí của người dân còn thấp nên việc tuyên truyền chủ 
trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ rừng và phát triển 
rừng còn gặp nhiều khó khăn. Cơ chế chính sách về thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã được 
ban hành song còn thiếu, vừa thực hiện vừa hoàn thiện nên một số khâu chưa đồng bộ. 
Một bộ phận cán bộ và người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của tài nguyên 
rừng, còn trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước; Công tác tuyên truyền, phổ biến, 
triển khai chính sách ở các cấp còn chậm và chưa đa dạng hiệu quả, đặc biệt là ở cấp xã; công tác 
thông tin báo cáo giữa cấp tỉnh, huyện chưa thường xuyên. Chính quyền một số xã chưa thực sự 
quan tâm vào cuộc để tổ chức thực hiện kế hoạch được UBND huyện giao đối với chỉ tiêu trồng 
rừng. Năng lực cán bộ ở một số Ban quản lý rừng phòng hộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu 
cầu, chưa làm hết trách nhiệm, thiếu chủ động linh hoạt. 
4. Kết luận 
Thực hiện chi trả DVMTR là một trong chính sách có tác động lớn đến công tác quản lý và phát 
triển rừng ở huyện huyện Mường T , tỉnh Lai Châu, một huyện miền núi, đầu nguồn sông Đà, địa 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 78 - 84 
 84 Email: jst@tnu.edu.vn 
bàn có tỷ lệ che phủ rừng đến 65%, do vậy đây là một chính sách hiệu quả để thực hiện chủ trương 
xã hội hóa nghề rừng của Đảng và Nhà nước. Chính sách chi trả DVMTR được triển khai đã thu 
được nhiều thành quả, góp phần quản lý, bảo vệ rừng, thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng, giảm áp lực 
chi ngân sách nhà nước; việc chặt phá rừng giảm, tỷ lệ che phủ rừng hằng năm tăng. Nguồn thu từ 
DVMTR tiếp tục tăng lên góp phần nâng cao vai trò, giá trị của rừng; xóa đói giảm ngh o và quản 
lý hiệu quả phát triển bền vững tài nguyên rừng. 
Tổng nguồn thu từ DVMTR của tỉnh Lai Châu đến từ hai đối tượng chính: cơ sở thủy điện, 
cung cấp nước sạch, trong đó phần lớn nguồn thu từ các cơ sở thủy điện. Hằng năm, Mường T 
là huyện có nguồn chi trả DVMTR cao nhất của tỉnh Lai Châu. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của 
chính sách chi trả DVMTR, đời sống người dân dần được cải thiện, nhiều hộ đã sử dụng tiền chi 
trả DVMTR để tái đầu tư sản xuất, mua cây giống và vật nuôi; đầu tư cho giáo dục và chăm sóc 
sức khỏe. Từ đó, ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng của cấp ủy, chính quyền cấp xã và đồng bào 
các dân tộc trên địa bàn huyện Mường T được nâng cao. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính 
sách chi trả DVMTR, chúng tôi có những đề xuất mang tính khuyến nghị sau: (i) Đề nghị Chính 
phủ xem xét tăng đơn giá thu DVMTR đối với các nhà máy thủy điện để địa phương có thêm 
nguồn thu phục vụ công tác bảo vệ và quản lý rừng; (ii) Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam sớm có hướng dẫn cụ thể việc thu tiền đối 
với các đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền DVMTR, cụ thể là các cơ sở sản xuất công nghiệp 
có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước; các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có 
hưởng lợi từ DVMTR; các đối tượng sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản; 
(iii) Khuyến nghị với UBND tỉnh Lai Châu: Kiện toàn tổ chức bộ máy Quỹ bảo vệ môi trường 
rừng của tỉnh và cấp huyện; đầu tư nguồn lực (kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, nhân 
lực,) để Quỹ bảo vệ môi trường rừng hoạt động hiệu quả; Lồng ghép thực hiện chính sách chi 
trả DVMTR với các chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp; Tăng cường kiểm tra, giám 
sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR; chỉ đạo giải ngân tiền DVMTR kịp thời, đầy đủ đến các 
hộ dân và chủ rừng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] H. L. Pham, “Payments for forest environmental services in Vietnam: Situation and solution,” Journal of 
Forestry Science and Technology, vol. 1, pp. 198-202, 2018. 
[2] T. T. Pham, K. Bennett, T. P. Vu, J. Brunner, D. L. Ngoc, and D. T. Nguyen, Payments for forest 
environmental services in Vietnam: from policy to practice. Occasional Paper 93, Bogor, Indonesia: 
CIFOR, 2013. 
[3] Q. B. Tran, K. L. Nguyen, T. L. Khuong, and H. H. Nguyen, “The policy's impact of payment for 
forest environmental services on forest protection in Ta Dung National Park, Dak Nong province,” 
Journal of Forestry Science and Technology, no. 5, pp. 61 – 72, 2020. 
[4] T. T. Pham, T. L. C. Dao, T. L. Hoang, D. T. Nguyen, M. T. Le, H. H. Nong, and T. N. Dang, 
Impacts of payment for forest environmental services (PFES) in Son La, Viet Nam, (in Vietnamese), 
Occasional Paper 188. Bogor, Indonesia: CIFOR, 2018. 
[5] T. S. Cao, T. T. D. Nguyen, T. L. Nguyen, and D. V. Tran, “Impact Assessment of Diect Payments for 
forest environmental services in Babe district, Backan province on forest protection activities and local 
people s attitude,” Vietnam Journal of Agricultural Sciences, vol. 15, no. 8, pp.1033-1042, 2017. 
[6] T. H. Doan and T. L. Pham, “Potential of payment for forest environmental services in the coastal 
forests in Thanh Hoa,” Journal of Forestry Science and Technology, no. 1, pp. 160-170, 2021. 
[7] Muong Te District People's Committee, Report on assessment of implementation of the master plan 
on socio-economic development of Muong Te district up to 2020, 2019. 
[8] Lai Chau Province People's Committee, Report on preliminary assessment of 8 years of organization 
of activities of the Forest Protection and Development Fund and 5 years of implementation of the 
policy on payment for forest environmental services associated with forest management and 
protection in Lai Chau province, 2016. 
[9] Muong Te District Protection Forest Management Board, Annual report on results of implementation 
of forest protection and development plan and next year's forest protection and development plan 
(2014-2019). 

File đính kèm:

  • pdfpayments_for_forest_environmental_services_with_the_sustaina.pdf