Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo

Hạ oxy máu là một biến chứng phổ biến và quan trọng của những trẻ bệnh nặng, điều này làm tăng nguy

cơ tử vong của những trẻ này. Hạ oxy máu xuất hiện trong rất nhiều bệnh cảnh, trong các bệnh lý hô hấp

cũng như bệnh ngoài hô hấp. Những bệnh hô hấp cấp tính đặc biệt là viêm phổi nặng, viêm tiểu phế quản

cấp hay cơn hen phế quản cấp đều lên quan với hạ oxy máu. Những bệnh cảnh khác có thể gây ra hạ oxy

máu bao gồm: sốt rét, nhiễm trùng huyết nặng, co giật, hôn mê hoặc thiếu máu nặng. Trong các bệnh lý

thần kinh trung ương cấp tính vd: viêm màng não, viêm não, trạng thái động kinh hay chấn thương, hạ oxy

máu đều có thể xảy ra do ức chế hô hấp, ngưng thở, viêm phổi hít. Mỗi bệnh lý trên đều có thẻ liên quan

đến các dấu hiệu cấp cứu, do đó hạ oxy máu nên được xem xét khi đánh giá và điều trị những trẻ với các

triệu chứng trên.

Chúng tôi cập nhật những khuyến cáo mới về liệu pháp oxy cho trẻ bệnh nặng dựa trên y học bằng chứng.

Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo trang 1

Trang 1

Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo trang 2

Trang 2

Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo trang 3

Trang 3

Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo trang 4

Trang 4

Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo trang 5

Trang 5

Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo trang 6

Trang 6

Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 13480
Bạn đang xem tài liệu "Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo

Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: Bằng chứng và khuyến cáo
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021 3
Tổng quan
OXY LIỆU PHÁP CHO TRẺ BỆNH NẶNG: 
BẰNG CHỨNG VÀ KHUYẾN CÁO
Trần Kiêm Hảo1*, Võ Văn Nguyên Lợi1, Nguyễn Hữu Sơn1
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.68.1
TÓM TẮT
Hạ oxy máu là một biến chứng phổ biến và quan trọng của những trẻ bệnh nặng, điều này làm tăng nguy 
cơ tử vong của những trẻ này. Hạ oxy máu xuất hiện trong rất nhiều bệnh cảnh, trong các bệnh lý hô hấp 
cũng như bệnh ngoài hô hấp. Những bệnh hô hấp cấp tính đặc biệt là viêm phổi nặng, viêm tiểu phế quản 
cấp hay cơn hen phế quản cấp đều lên quan với hạ oxy máu. Những bệnh cảnh khác có thể gây ra hạ oxy 
máu bao gồm: sốt rét, nhiễm trùng huyết nặng, co giật, hôn mê hoặc thiếu máu nặng. Trong các bệnh lý 
thần kinh trung ương cấp tính vd: viêm màng não, viêm não, trạng thái động kinh hay chấn thương, hạ oxy 
máu đều có thể xảy ra do ức chế hô hấp, ngưng thở, viêm phổi hít. Mỗi bệnh lý trên đều có thẻ liên quan 
đến các dấu hiệu cấp cứu, do đó hạ oxy máu nên được xem xét khi đánh giá và điều trị những trẻ với các 
triệu chứng trên.
Chúng tôi cập nhật những khuyến cáo mới về liệu pháp oxy cho trẻ bệnh nặng dựa trên y học bằng chứng.
Từ khoá: Oxy, dấu hiệu cấp cứu, trẻ em
ABSTRACT
OXYGEN THERAPY FOR CRITICAL ILL CHILDREN: 
EVIDENCE AND RECOMMENDATIONS
Tran Kiem Hao1*, Vo Van Nguyen Loi1, Nguyen Huu Son1
Hypoxaemia is a common, important complication of critical illness in childhood that may increase 
their risk for mortality. It is observed in a variety of diseases - both respiratory and non-respiratory. Acute 
respiratory conditions, particularly severe pneumonia, bronchiolitis and asthma, are associated with 
hypoxaemia. Non-respiratory causes of hypoxaemia include malaria, severe sepsis, seizures, coma and 
severe anaemia. In acute CNS disorders, such as meningitis, encephalitis, status epilepticus and trauma, 
hypoxaemia may occur because of reduced respiratory drive, apnoea or lung conditions such as pulmonary 
aspiration or co-existent pneumonia. As each of these conditions may be associated with emergency signs, 
hypoxaemia should be considered when assessing and managing children with these signs.
We present the evidence for recommendations on the oxygen use and delivery for critical ill children.
Keywords: Oxygen, emergency signs, children
1Trung tâm Nhi - Bệnh viện
Trung ương Huế
- Ngày nhận bài (Received): 25/02/2021; Ngày phản biện (Revised): 05/4/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 27/4/2021 
- Người phản hồi (Corresponding author): Trần Kiêm Hảo 
- Email: haotrankiem@yahoo.com; SĐT: 0914002329
Bệnh viện Trung ương Huế 
4 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021
Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: ằ g chứ g và khuyến cáo
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ oxy máu là một biến chứng phổ biến và quan 
trọng của những trẻ bệnh nặng, điều này làm tăng 
nguy cơ tử vong của những trẻ này. Hạ oxy máu 
xuất hiện trong rất nhiều bệnh cảnh, trong các bệnh 
lý hô hấp cũng như bệnh ngoài hô hấp [1]. Những 
bệnh hô hấp cấp tính đặc biệt là viêm phổi nặng, 
viêm tiểu phế quản cấp hay cơn hen phế quản cấp 
đều lên quan với hạ oxy máu. Những bệnh cảnh 
khác có thể gây ra hạ oxy máu bao gồm: sốt rét, 
nhiễm trùng huyết nặng, co giật, hôn mê hoặc thiếu 
máu nặng [2]. Trong các bệnh lý thần kinh trung 
ương cấp tính ví dụ: viêm màng não, viêm não, 
trạng thái động kinh hay chấn thương, hạ oxy máu 
đều có thể xảy ra do ức chế hô hấp, ngưng thở, viêm 
phổi hít. Mỗi bệnh lý trên đều có thẻ liên quan đến 
các dấu hiệu cấp cứu, do đó hạ oxy máu nên được 
xem xét khi đánh giá và điều trị những trẻ với các 
triệu chứng trên.
Liệu pháp oxy đã được sử dụng từ lâu để giảm 
các triệu chứng liên quan đến hạ oxy máu và nó là 
một can thiệp điều trị được khuyến cáo rộng rãi để 
giảm tỷ lệ tàn phế và tử vong trong bệnh cảnh viêm 
phổi, sốc và nhiễm trùng huyết nặng. Khi hạ oxy 
máu nặng sẽ dẫn đến thiếu oxy được vận chuyển 
đến mô, làm chuyển hóa kị khí, co các động mạch 
phổi và tăng huyết áp, cuối cùng sẽ dẫn đến chết các 
tế bào thiếu khí nặng. Trong những nghiên cứu quan 
sát về độ hiệu quả, nâng cao chất lượng hệ thống 
oxy trong bệnh viện bao gồm cả việc theo dõi oxy 
bằng dụng cụ đo độ bão hòa oxy mao mạch ngoại 
vi đã chứng minh độ hiệu quả cũng như làm giảm tỉ 
lệ tử vong [3].
Oxy liệu pháp trong hạ oxy máu đã được chấp 
thuận rộng rãi và đã xuất hiện trong rất nhiều các 
khuyến cáo quốc tế như Cấp cứu nhi khoa nâng 
cao và Chương trình lọc bệnh và xử trí cấp cứu của 
WHO. Nhìn chung oxy liệu pháp mang lại nhiều lợi 
ích hơn là gây hại.
Khuyến cáo Lọc bệnh và xử trí cấp cứu của 
WHO hiện tại khuyến cáo sử dụng oxy liệu pháp 
trong bất kì hoàn cảnh lâm sàng nào, trong khi đó Sổ 
tay chăm sóc trẻ em tại bệnh viện của WHO khuyến 
cáo sử dụng oxy liệu pháp khi SpO2 <90% để duy 
trì mức bão hòa oxy máu là ≥ 90%. Tuy nhiên, một 
vài nghiên cứu cho rằng, ngoại trừ trẻ sơ sinh, mức 
oxy đích này nên đạt được ở tất cả các trẻ bệnh đang 
có tình t ...  chuyển oxy trong cơ thể ở những bệnh lý khác 
nhau có thể giúp sử dụng an toàn và hợp lý liệu pháp 
oxy ở những trẻ với biểu hiện cấp cứu. Những trẻ 
bệnh nặng có nguy cơ cao giảm oxy máu do tăng 
nhu cầu oxy mô và giảm vận chuyển oxy. Những 
tình trạng mà gây ra hoặc gắn liền với những dấu 
hiệu cấp cứu như là: tắt nghẽn đường thở, suy hô 
hấp cấp, tím trung tâm, sốc (chi lạnh với thời gian 
đổ đầy mao mạch >3s, mạch nhanh, yếu), huyết áp 
tụt hoặc không đo được, hôn mê (hoặc giảm tri giác 
nặng) đều liên quan với hạ oxy máu, thiếu oxy mô 
và thỉnh thoảng tăng nhu cầu oxy mô. Một trẻ với 
biểu hiện cấp cứu có thể kết hợp cả giảm vận chuyên 
oxy do bệnh nền và các bệnh kèm theo như: thiếu 
máu nặng, suy dinh dưỡng hoặc suy tim. Những trẻ 
này sẽ giảm khả năng bù trừ với giảm oxy mức độ 
trung bình hơn là những trẻ chỉ có bệnh về phổi.
Bệnh viện Trung ương Huế 
6 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021
Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: ằ g chứ g và khuyến cáo
Hầu hết những khuyến cáo quốc tế về hồi sức 
khuyến cáo nên sử dụng ngưỡng đích của độ bão 
hòa oxy máu ở mức cao hơn trên những trẻ nặng. 
Khuyến cáo này dựa trên ý kiến của chuyên gia 
nhưng thiếu những thử nghiệm có đối chứng. Bảng 
dưới đây sẽ tổng hợp những khuyến cáo quốc tế và 
các quốc gia trong việc sử dụng oxy trong và sau 
hồi sức.
Bảng 1: Khuyến cáo của các hội hồi sức quốc tế
Khuyến cáo Độ bão hòa oxy máu đích
Hội Hồi sức vương quốc Anh (2010) Oxy 100% nên được sử dụng trong hồi sức ban đầu. Sau khi 
đã hồi phục được tuần hoàn, oxy hít vào nên được điều chỉnh 
bằng SpO2, để đạt được độ bão hòa oxy máu 94-98%
Hội Hồi sức Châu Âu: Hồi sức nhi khoa 
nâng cao [7].
Sử dụng oxy với nồng độ cao nhất (100%)† trong quá trình hồi 
sức ban đầu. Một khi tuần hoàn được hồi phục, sử dụng oxy để 
đạt độ bão hòa oxy máu trong khoảng 94-98%
Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Hồi sức [8] Không có bằng chứng rõ ràng để đưa ra một mức nồng độ oxy 
hữu hiệu để thông khí trong hồi sức ngừng tim ở trẻ sơ sinh và 
trẻ nhỏ. Một khi tuần hoàn được hồi phục, có thể điều chỉnh 
nồng độ oxy hít vào để giảm ngộ độc oxy.
Hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ 
về Hồi sức tim phổi và Chăm sóc tim 
mạch khẩn cấp (2010): Phần 14: Hồi 
sức nhi khoa nâng cao [9]
Đảm bảo thông khí với oxy 100% trong quá trình hồi sức tim 
phổi là rất quan trọng bởi vì thiếu những chứng cứ hữu hiệu của 
một nồng độ oxy hít vào tối ưu. Một khi tuần hoàn được hồi 
phục, theo dõi độ bão hòa oxy máu hệ thống. Điều này là quan 
trọng khi có những công cụ theo dõi cần thiết để điều chỉnh 
nồng độ oxy hít vào mà vẫn duy trì độ bão hòa oxy máu ≥ 94%. 
Hội hồi sức Úc/New Zealand (2010) Thật cần thiết khi sử dụng oxy 100%† trong hồi sức ban đầu 
(mức độ A, ý kiến đồng thuận chuyên gia). Sau khi hồi sức, 
nồng độ oxy hít vào nên được giảm xuống một mức mà đảm 
bảo nồng độ cần thiết oxy trong máu động mạch được đo bằng 
khí máu động mạch (PaO
2
, 80–100 mmHg) hoặc đo bằng máy 
đo nồng độ oxy ngoại vi (SpO
2
 ≥ 95–≤ 100%).
Hồi sức nhi khoa nâng cao của Úc 
(2012)
Oxy 100% vẫn được khuyến cáo sử dụng trong hồi sức bên 
ngoài phòng sinh, tuy nhiên, một khi tuần hoàn được hồi phục, 
ngộ độc oxy có thể gây cản trở đến việc hồi phục của các mô. 
Máy đo oxy máu ngoại vi nên được sử dụng để theo dõi và điều 
chỉnh cho phù hợp nhu cầu sử dụng oxy sau khi đã hồi sức thành 
công. Độ bão hòa oxy máu nên được duy trì từ 94-98%
Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều 
trị, Vương quốc Anh (2013)
Oxy nên được sử dụng cho trẻ sốt kèm các dấu hiệu của sốc 
hoặc giảm độ bão hòa oxy máu (SpO2 <92%) khi thở khí trời. 
Liệu pháp oxy cũng nên được cân nhắc ở những trẻ có SpO2 
>92% nhưng lâm sàng xấu.
Trong khi có những khuyến cáo việc sử dụng oxy 
100% thì có rất ít chứng cứ trong việc so sánh độ hiệu 
quả của việc cung cấp oxy 85-100% và oxy 100% hoàn 
toàn. Hệ thống oxy khí nén có sẵn ở những nước thu 
nhập thấp và trung bình thường chỉ tạo được oxy với 
nồng độ >85%, nồng độ này cũng có thể chấp nhận.
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021 7
Khuyến cáo 1
Máy đo độ bão hòa oxy ngoại vi được khuyến 
cáo để phát hiện hạ oxy máu trong tất cả những 
trẻ có dấu hiệu cấp cứu. Khi trẻ chỉ có suy hô hấp, 
cung cấp oxy được khuyến cáo khi SpO2<90%. 
Những trẻ có biểu hiện những dấu cấp cứu khác† 
có hoặc không có suy hô hấp nên được sử dụng 
liệu pháp oxy khi SpO2 < 94%.
Những dấu cấu cấp được miêu tả trong khuyến 
cáo Lọc bệnh và xử trí cấp cứu của WHO bao gồm: 
Ngưng thở hoặc tắt nghẽn đường thở; Suy hô hấp 
nặng; Tím trung tâm; Dấu hiệu của shock (chi lạnh 
với Refill time >3s, mạch nhanh yếu); Hôn mê (hoặc 
giảm tri giác nặng); Co giật; Dấu hiệu của mất nước 
nặng ở trẻ có tiêu chảy với bất kỳ 2 trong các dấu 
hiệu sau: hôn mê hoặc li bì, mắt trũng, nếp véo da 
mất rất chậm.
Câu hỏi 2: Ở những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có 
biểu hiện cấp cứu (như mô tả trong khuyến cáo Lọc 
bệnh và xử trí cấp cứu), mức bão hòa oxy hóa máu 
nào cần ngưng liệu pháp oxy thay vì tiếp tục mà 
không làm tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật?
Tổng hợp các bằng chứng
Không có một nghiên cứu hệ thống nào được 
thiết kế để trực tiếp trả lời cho câu hỏi cụ thể này ở 
những trẻ có biểu hiện dấu hiệu cấp cứu.
Khuyến cáo 2
Oxy liệu pháp có thể ngưng ở những trẻ không 
còn dấu hiệu cấp cứu và duy trì độ bão hòa oxy mao 
mạch ngoại vi ≥ 90% khí trời.
Lưu lượng oxy và sự làm ẩm ở những trẻ nặng 
với các dấu cấp cứu.
Câu hỏi 3: Lưu lượng oxy thở qua ngạnh mũi 
nào bảo đảm độ bão hòa oxy máu và/ hoặc cho kết 
cục lâm sàng tốt nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biểu 
hiện suy hô hấp hoặc những dấu hiệu cấp cứu khác 
(như mô tả trong khuyến cáo Lọc bệnh và xử trí cấp 
cứu của WHO)?
(Một nghiên cứu hệ thống của sử dụng liệu pháp 
oxy cấp cứu trong những trẻ nặng: Lưu lượng và sự 
làm ẩm).
Tổng kết bằng chứng:
Không có một nghiên cứu hệ thống nào xác 
định câu trả lời chính xác cho câu hỏi cụ thể trên. 4 
nghiên cứu quan sát và can thiệp được thực hiện để 
xác định liệu lưu lượng cao có làm kết cục tốt hơn 
lưu lượng thấp hay không (hơn là xác định mức lưu 
lượng tốt nhất).
Milési và cộng sự (2013) [10] đã báo cáo kết cục 
trong một thiết kế nghiên cứu tiến cứu với cỡ mẫu 
nhỏ, trong đó 21 trẻ trong đơn vị hồi sức tích cực 
nhi bị viêm tiểu phế quản cấp do virus hợp bào hô 
hấp đã nghiên cứu ở 4 mức lưu lượng tăng dần (1 L/
phút, 4 L/phút, 6 L/phút và 7 L/phút). Áp lực dương 
trung bình tăng dần từ 0,2 cm H
2
O (95% CI, -0.2-
0.7) ở 1 L/phút đến 4 cm H
2
O (95% CI, 3-5) ở lưu 
lượng tối đa (p = 0.0001). Chỉ khi lưu lượng > 6 
L/phút gây tăng áp lực dương trong cả thì hít vào 
và thở ra. Tăng lưu lượng từ 1 đến 7 L/phút làm 
giảm rõ rệt tần số thở (p = 0.007) và giảm điểm 
trong thang điểm đánh giá lâm sàng hen phế quản 
Wood điều chỉnh (p = 0.0096). Các tác giả này đã 
kết luận rằng lưu lượng ≥ 2 L/kg/min tạo ra một áp 
lực dương tương đối và cải thiện chức năng hô hấp.
Bressan và cộng sự (2013) [11] đã báo cáo lợi 
ích cho 27 trẻ trong một nghiên cứu quan sát khi 
oxy lưu lượng cao được bắt đầu với lưu lượng được 
tính toán theo công thức “cân nặng (kg) + 1”. SpO2 
tăng lên đáng kể từ 88% lên 97% trong giờ đầu tiên 
và ổn định sau đó. Nồng độ CO
2 
 cuối thì thở ra giảm 
trong giờ đầu tiên, từ 37% xuống 30%, và ổn định 
sau đó. Tần số thở giảm từ 70 xuống 50 trong giờ 
đầu tiên và sau đó ổn định. Nồng độ CO
2
 cuối thì 
thở ra và tần số thở cải thiện rõ rệt (p < 0.001) cho 
mỗi so sánh nhưng không có tác động được thấy 
trên tần số tim và nhiệt độ. Nghiên cứu còn chỉ ra 
rằng oxy lưu lượng cao (HFNC) giảm nồng độ CO
2 
cuối thì thở ra (giảm 7%) và tần số thở (giảm 20 
nhịp), tuy nhiên, nó không trả lời hoàn toàn câu hỏi 
khuyến cáo: lưu lượng chính xác cho liệu pháp oxy 
tiêu chuẩn là bao nhiêu.
Hough và cộng sự (2014) [12] đã tiến hành 
một nghiên cứu tiến cứu có can thiệp, tại đó 13 
trẻ sơ sinh ngẫu nhiên được cung cấp từ 2 L/phút 
(lưu lượng thấp, 0,4 L/kg cân nặng/phút) hoặc 8 
Bệnh viện Trung ương Huế 
8 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021
Oxy liệu pháp cho trẻ bệnh nặng: ằ g chứ g và khuyến cáo
L/phút (lưu lượng cao, 1,7L/kg/phút). Công cụ đánh 
giá được sử dụng là áp lực cuối thì thở ra, thể tích 
phổi, áp lực thực quản tại cuối thì thở ra và những 
công cụ đo lường sinh lý khác bao gồm tần số thở, 
nhịp tim, SpO2, phân lượng oxy hít vào (FiO2), và 
tỉ số SpO2:FiO2. Áp lực thực quản cuối thì thở ra 
tăng rõ rệt với lưu lượng cao, từ -0.2 ± 7.6 cm H
2
O 
đến 6.9 ± 2.1 cm H
2
O (p = 0.045) nhưng chỉ tăng 
vừa đối với lưu lượng thấp từ -1.9 ± 4.8 cm H
2
O đến 
-0.2 ± 4.8 cm H
2
O (p không có ý nghĩa). Tần số thở 
giảm rõ khi thở lưu lượng cao từ 68.5 ± 6.0 đến 56.9 
± 3.2 (p = 0.045), nhưng không có sự khác biệt rõ 
rệt trong những thay đổi sinh lý khác được thấy như 
là nhịp tim, FiO2, SpO2 hay SpO2: FiO2.
Trong một nghiên cứu thử nghiệm, Mayfield và 
cộng sự (2013) [13] đã nghiên cứu việc sử dụng 
oxy thông qua HFNC cho 61 trẻ sơ sinh so với 
33 trẻ sơ sinh trong nhóm kiểm soát. HFNC được 
cho với lưu lượng 2 L/kg/phút cho đến tối đa 10 
L/kg/phút, và FiO2 được điều chỉnh để duy trì độ 
bão hòa oxy máu 94%. Điều trị kiểm soát với thở 
oxy lưu lượng thấp qua ngạnh mũi. Những yếu tố 
sinh lý như nhịp tim, tần số thở, SpO2, nhiệt độ 
và thang điểm hô hấp trong đánh giá công thở và 
thời gian nằm viện. Trong số 61 trẻ ở nhóm được 
sử dụng HFNC, 53 trẻ đáp ứng, 8 trẻ còn lại không 
cần phải chuyển sang đơn vị nhi hồi sức tích cực. 
Trong nhóm kiểm soát, 23/33 trẻ đáp ứng và 10 trẻ 
còn lại phải điều trị ở khoa nhi hồi sức tích cực. 
Tần số thở giảm rõ trong ở 2 nhóm có đáp ứng sau 
khi nhập viện (p = 0.05). Tuy nhiên nhóm kiểm 
soát lại có tần số tim giảm nhiều hơn. Thời gian 
nằm viện là tương tự ở cả 2 nhóm.
Khuyến cáo 3 
Những trẻ nặng với dấu hiệu tắt nghẽn đường 
thở, tím trung tâm, suy hô hấp nặng hoặc dấu hiệu 
của sốc hay mất tri giác nên được bắt đầu với oxy 
qua ngạnh mũi với lưu lượng (0,5-1 L/phút cho trẻ 
sơ sinh, 1-2 L/phút cho trẻ nhũ nhi và 2-4 L/phút 
cho trẻ lớn) hoặc thông qua một mặt nạ có kích cỡ 
hợp lí với mặt (>4 L/phút) để đạt được nồng độ 
oxy mao mạch ngoại vi ≥ 94%.
Câu hỏi 4: Liệu pháp oxy lưu lượng cao được 
làm ẩm có làm độ bão hòa oxy máu tốt hơn hoặc kết 
cục lâm sàng tốt hơn so với liệu pháp oxy lưu lượng 
chuẩn không làm ẩm đối với những trẻ sơ sinh và 
trẻ nhỏ biểu hiệu suy hô hấp và các dấu hiệu cấp cứu 
khác (như mô tả trong khuyến cáo Lọc bệnh và xử 
trí cấp cứu của WHO)?
Tổng kết bằng chứng
Không có nghiên cứu nào trả lời câu hỏi cụ thể 
trên Nhóm phát triển hướng dẫn do đó chia sẻ ý kiến 
các chuyên gia để tạo ra khuyến cáo. Tuy nhiên, 
nhóm đã nhận thấy, dù có những nghiên cứu về hiệu 
quả của làm ẩm và lưu lượng cao đã được thực hiện, 
vẫn rất khó để đánh giá hiệu quả của 2 liệu pháp này 
lên kết cục lâm sàng.
Khuyến cáo 4
Đối với liệu pháp oxy chuẩn, việc làm ẩm là 
không cần thiết
Trong những trường hợp cấp cứu, khi lưu lượng 
>4 L/phút qua ngạnh mũi là cần trong khoảng thời 
gian kéo dài hơn 1-2h, việc làm ấm, làm ẩm hiệu 
quả nên được thêm vào
III. KẾT LUẬN
Liệu pháp oxy rất quan trọng và đã cứu sống 
nhiều trẻ bệnh, đặc biệt là trẻ có dấu hiệu cấp 
cứu. Việc cung cấp oxy nên được xem xét giống 
như các loại thuốc khác và được chuẩn độ đến 
điểm cuối đo được để tránh dùng quá nhiều hoặc 
không đủ. Việc giữ lại oxy có thể có những tác 
động bất lợi; đồng thời, tiếp tục cung cấp oxy 
liệu pháp khi không còn chỉ định có thể kéo dài 
thời gian nằm viện và tăng chi phí chăm sóc. Cần 
đảm bảo rằng hàm lượng oxy và cung lượng tim 
đủ khi đánh giá hiệu quả của liệu pháp oxy. Lựa 
chọn thiết bị là cực kỳ quan trọng trong khoa nhi. 
Liệu pháp oxy ở trẻ bệnh có một số tác dụng sinh 
lý và độc tính tương tự như ở người lớn. Tuy 
nhiên, có một số khác biệt mà nếu bỏ qua có thể 
dẫn đến tổn thương (ví dụ: tưới máu kém, bệnh 
tim bẩm sinh, bệnh võng mạc do sinh non) và / 
hoặc chấn thương não.
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Duke T, Blaschke AJ, Sialis S, Bonkowsky 
JL. Hypoxaemia in acute respiratory and non-
respiratory illnesses in neonates and children 
in a developing country. Arch Dis Child 
2002;86:108-12
2. Chisti MJ, Duke T, Robertson CF, Ahmed T, 
Faruque AS, Ashraf H, et al. Clinical predictors 
and outcome of hypoxaemia among under-five 
diarrhoeal children with or without pneumonia 
in an urban hospital, Dhaka, Bangladesh. Trop 
Med Int Health 2012;17:106-11
3. Duke T, Wandi F, Jonathan M, Matai S, Kaupa 
M, Saavu M, et al. Improved oxygen systems 
for childhood pneumonia: a multihospital 
effectiveness study in Papua New Guinea. 
Lancet 2008;372:1328-33
4. Laman M, Ripa P, Vince J, Tefuarani N. Can 
clinical signs predict hypoxaemia in Papua New 
Guinean children with moderate and severe 
pneumonia? Ann Trop Paediatr 2005;25:23-7
5. Zhang L, Mendoza-Sassi R, Santos JC, Lau J. 
Accuracy of symptoms and signs in predicting 
hypoxaemia among young children with acute 
respiratory infection: a meta-analysis. Int J 
Tuberc Lung Dis 2011;15:317-25
6. Singhi SC, Baranwal AK, Guruprasad, Bharti 
B. Potential risk of hypoxaemia in patients with 
severe pneumonia but no hypoxaemia on initial 
assessment: a prospective pilot trial. Paediatr 
Int Child Health 2012;32:22-6
7. Nolan JP, Soar J, Zideman DA, Biarent D, 
Bossaert LL, Deakin C, et al. European 
Resuscitation Council Guidelines for 
Resuscitation 2010 Section 1. Executive 
summary. Resuscitation 2010;81:1219-76
8. Nolan JP, Hazinski MF, Billi JE, Boettiger BW, 
Bossaert L, de Caen AR, et al. Part 1: Executive 
summary: 2010 International Consensus on 
Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency 
Cardiovascular Care Science With Treatment 
Recommendations. Resuscitation 2010;81 
Suppl 1:e1-25
9. Kleinman ME, Chameides L, Schexnayder 
SM, Samson RA, Hazinski MF, Atkins DL, 
et al. Part 14: pediatric advanced life support: 
2010 American Heart Association Guidelines 
for Cardiopulmonary Resuscitation and 
Emergency Cardiovascular Care. Circulation 
2010;122:S876-908
10. Milesi C, Matecki S, Jaber S, Mura T, Jacquot 
A, Pidoux O, et al. 6 cmH2O continuous 
positive airway pressure versus conventional 
oxygen therapy in severe viral bronchiolitis: 
a randomized trial. Pediatr Pulmonol 
2013;48:45-51
11. Bressan S, Balzani M, Krauss B, Pettenazzo A, 
Zanconato S, Baraldi E. High-flow nasal cannula 
oxygen for bronchiolitis in a pediatric ward: a 
pilot study. Eur J Pediatr 2013;172:1649-56
12. Hough JL, Pham TM, Schibler A. Physiologic 
effect of high-flow nasal cannula in infants 
with bronchiolitis. Pediatr Crit Care Med 
2014;15:e214-9
13. Mayfield S, Jauncey-Cooke J, Bogossian F. A 
case series of paediatric high flow nasal cannula 
therapy. Aust Crit Care 2013;26:189-92

File đính kèm:

  • pdfoxy_lieu_phap_cho_tre_benh_nang_bang_chung_va_khuyen_cao.pdf