Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả

Dạy bé tập nói như thế nào?

Trong các giai đoạn của bé, có thể nói giai đoạn mà trẻ bắt đầu tập nói là thời điểm

hồi hộp và hạnh phúc nhất của các bậc cha mẹ. Bởi đây là lúc bé bi bô những tiếng

gọi ba gọi mẹ đầu tiên của bé. Trong suốt khoảng thời gian đầu khi vừa chào đời,

ngôn ngữ mà bé thể hiện chính là tiếng khóc cùng một số âm đơn giản “ô” hoặc “a”.

Tuy nhiên, dù chưa nói được rõ ràng và chuẩn xác nhưng bé đã có thể ghi nhớ và

nhận ra những âm thanh quen thuộc mà bản thân thường tiếp xúc. Chính điều này đã

giúp cho trẻ có khả năng phân biệt tốt các giọng nói và biết được ai là ba mẹ hay

người thân của mình.

Đến khi lớn hơn nữa, khi trẻ bước vào thời điểm 1 tuổi của mình, trẻ phản ứng với

những âm thanh xung quanh qua cách bắt chước. Đến khi được 4,5 tuổi, trẻ có thể

phát âm các từ “ba, mẹ” một cách rõ ràng hơn. Không những thế, khi đã nghĩ ra thứgì hay thấy điều gì mới lạ chúng đều sẽ hỏi lại hay kể thành một câu chuyện, dù chỉ

là tưởng tượng. Cùng lúc này, mọi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của trẻ đều được thể

hiện rõ rệt hơn so với trước. Khi ba mẹ nhìn vào cũng sẽ hiểu được bé đang muốn nói

điều gì.

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả trang 1

Trang 1

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả trang 2

Trang 2

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả trang 3

Trang 3

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả trang 4

Trang 4

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả trang 5

Trang 5

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả trang 6

Trang 6

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả trang 7

Trang 7

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả trang 8

Trang 8

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 04/01/2022 9582
Bạn đang xem tài liệu "Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả

Những cách dạy trẻ học nói sớm hiệu quả
NHỮNG CÁCH DẠY 
TRẺ HỌC NÓI SỚM HIỆU QUẢ 
Tập nói là một trong những bước đầu giúp trẻ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình 
với ba mẹ. Nhờ đó, cha mẹ sẽ hiểu được những mong muốn của bé. Vậy tập nói vào 
thời điểm nào là phù hợp nhất? Cách dạy trẻ tập nói nào hiệu quả? Hãy cùng xem qua 
bài viết ngay sau đây nhé! 
Dạy bé tập nói như thế nào? 
Trong các giai đoạn của bé, có thể nói giai đoạn mà trẻ bắt đầu tập nói là thời điểm 
hồi hộp và hạnh phúc nhất của các bậc cha mẹ. Bởi đây là lúc bé bi bô những tiếng 
gọi ba gọi mẹ đầu tiên của bé. Trong suốt khoảng thời gian đầu khi vừa chào đời, 
ngôn ngữ mà bé thể hiện chính là tiếng khóc cùng một số âm đơn giản “ô” hoặc “a”. 
Tuy nhiên, dù chưa nói được rõ ràng và chuẩn xác nhưng bé đã có thể ghi nhớ và 
nhận ra những âm thanh quen thuộc mà bản thân thường tiếp xúc. Chính điều này đã 
giúp cho trẻ có khả năng phân biệt tốt các giọng nói và biết được ai là ba mẹ hay 
người thân của mình. 
Đến khi lớn hơn nữa, khi trẻ bước vào thời điểm 1 tuổi của mình, trẻ phản ứng với 
những âm thanh xung quanh qua cách bắt chước. Đến khi được 4,5 tuổi, trẻ có thể 
phát âm các từ “ba, mẹ” một cách rõ ràng hơn. Không những thế, khi đã nghĩ ra thứ 
gì hay thấy điều gì mới lạ chúng đều sẽ hỏi lại hay kể thành một câu chuyện, dù chỉ 
là tưởng tượng. Cùng lúc này, mọi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của trẻ đều được thể 
hiện rõ rệt hơn so với trước. Khi ba mẹ nhìn vào cũng sẽ hiểu được bé đang muốn nói 
điều gì. 
Theo các chuyên gia, thực tế thời điểm mà trẻ nói được đã có từ lúc còn trong bụng 
mẹ. Tuy không thể nói nhưng bé vẫn có thể ghi nhớ âm thanh. Chính vì vậy mà nhiều 
bác sĩ khuyên bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con. Đến khi chào đời, bé bắt 
đầu “nói” bằng những tiếng khóc đầu tiên. Dù lúc đầu những âm thanh mà bé tạo nên 
chưa rõ ràng và ít ai có thể hiểu nhưng những từ ngữ đầu đời này chính là lời nói của 
trẻ. Điều này cũng nói lên rằng việc dạy bé tập nói sớm là hoàn toàn có thể. 
Nhưng với nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con thường chưa biết 
cách dạy em bé tập nói sao cho đúng và cách dạy trẻ tập nói là làm những gì. Vì thế, 
để dạy bé tập nói được hiệu quả, bố mẹ có thể đọc qua các cách làm sau: 
Phản hồi lại những gì bé “nói” 
Khi chào đời, trẻ đã có thể giao tiếp được với bố mẹ và người thân bằng những tiếng 
khóc của mình. Ở thời điểm này bé chưa thể như người lớn, dùng lời nói để biểu đạt 
mà thay vào đó là âm thanh. Mỗi khi bé đói, cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy đau, muốn 
được chơi đều sẽ thể hiện qua những tiếng khóc. Lúc đó, bạn thấy và hiểu được ý 
muốn của bé thì cũng là lúc bạn đang trả lời lại yêu cầu của bé. Việc làm này thực 
chất cũng chính là một kiểu của dạy bé tập nói. 
Cùng bé nói chuyện 
Tuy rằng nói các cha mẹ hãy tạo các cuộc giao tiếp với bé để kích thích những lời nói 
phát ra từ trẻ nhưng điều này không có nghĩa là phải nói liên tục không ngừng. Bởi 
nói nhiều quá bé cũng sẽ chán và mệt. Như vậy, không những không giúp trẻ nói 
được nhiều mà còn gây khó khăn khi sử dụng phương pháp này ở lần sau. Cho nên, 
bố mẹ cần phải khéo léo để đưa những đồ vật, con vật, việc đang làm vào cuộc nói 
chuyện một cách tự nhiên. 
Hiệu quả hơn nữa, mẹ nên sử dụng tay để mô tả, hướng dẫn, dùng những từ đơn giản, 
dễ hiểu, dễ nghe và dễ nhớ. Khi đó, bé sẽ tỏ ra thích thú với việc tập nói, chăm chú 
lắng nghe hơn. Lúc này, bố mẹ hãy là người lắng nghe giỏi, nhìn và đáp lại sau 
những lời nói của trẻ 
Đọc các câu chuyện 
Không chỉ có trò chuyện, xây dựng các đoạn hội thoại hằng ngày mà việc đọc truyện 
cùng bé cũng là một cách rất hữu ích. Từ những câu chuyện, bé sẽ có thêm nhiều từ 
vựng hơn, biết cách xâu chuỗi được các sự việc và hiểu được ý nghĩa từ mỗi truyện. 
Bên cạnh đó, vì thích thú với giọng kể của mẹ, nội dung câu chuyện và hình ảnh nên 
bé sẽ tự nhiên muốn kể lại câu chuyện cho bạn nghe. 
Đọc sách, truyện là một cách để giúp trẻ tập nói từ sớm 
Hát những bài hát cho bé nghe 
Cũng giống như kể chuyện, mẹ mỗi ngày đều có thể hát cho bé. Hát nhiều lần như 
vậy bé sẽ luôn cảm thấy vui thích và bắt đầu bi bô hát theo. Đến một lúc nào đó, trẻ 
đã thuộc nằm lòng bài hát bạn thường hát và có thể tự mình hát lại cho bố mẹ nghe. 
Điều này cũng giúp trẻ nói được thường xuyên hơn. 
Cách dạy trẻ tập nói nhanh 
Tập nói có một phần là từ bản năng của mỗi con người, khả năng ghi nhớ và bắt 
chước. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu và tốc độ nói của từng bé sẽ không giống nhau. 
Sẽ có bé nói được từ sớm và khá rành mạch nhưng cũng có trẻ không nói được nhiều 
và còn hay lắp bắp hoặc phát âm chưa chuẩn. Điều này cũng có phần là do bố mẹ quá 
bận, không nói chuyện với bé từ sớm và hay có suy nghĩ đến khi bé lật được, ngồi 
được rồi mới tập nói. Vì vậy, để bé có thể nói được sớm và không bị tụt lại so với 
bạn cùng tuổi, bố mẹ nên: 
Hằng ngày đều nói chuyện, kể chuyện, hát với bé 
Với việc nói chuyện, mẹ cần phải chú ý nói từ từ, thật chậm, từng âm từng chữ phải 
rõ ràng, nói vừa đủ nghe để trẻ có thể nghe được. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nói được 
một chút thì ngừng lại để xem phản ứng của bé và cũng để biết rằng bé có hiểu những 
gì mình nói hay không. Ngoài ra, mẹ hãy kiếm những cuốn sách kể về những câu 
chuyện cổ tích hay để kể cho bé mỗi ngày. Nhờ vào giọng nói êm dịu của mẹ cùng 
những hình ảnh đẹp mắt, bé sẽ thấy thú vị hơn và dần dần tập nói theo. Việc hát cũng 
như vậy, xen kẽ với nói chuyện và kể những câu chuyện, mẹ có thể hát cho bé nghe. 
Lúc đầu sẽ chỉ vài từ đơn giản nhưng về sau bé có thể nhớ được và hát theo cả bài 
hát. 
Tập cho bé đếm và học các câu ca dao, tục ngữ 
Với phương pháp này, mẹ cần khéo léo lồng ghép vào những câu chuyện trước giờ 
ngủ của bé. Chẳng hạn về chuyện 3 chú heo thì khi kể bạn cũng sẽ đếm các con số. 
Hoặc khi đi chơi bạn cũng có thể kết hợp nói những câu ca dao, tục ngữ. Tuy nhiên, 
để giúp trẻ nhớ được mẹ cần lặp đi lặp lại nhiều lần và luôn bắt đầu từ những thứ đơn 
giản trước. 
Dạy bé tập nói bằng hình ảnh thật 
Đây thực sự là một cách giúp trẻ tập nói hiệu quả. Không chỉ có thể nhìn trực tiếp 
bằng mắt mà trẻ còn có thể sờ và tập nói ngay sau đó (tuy nhiên chỉ áp dụng với 
những vật vô hại). Với cách làm này, trẻ sẽ dễ dàng nhớ được lâu hơn. Kỹ năng này 
có thể xem là kỹ năng kích thích các giác quan. Nhờ đó, thị giác, khứu giác, thính 
giác của bé đều phát triển toàn diện. Bên cạnh các đồ vật thật, mẹ cũng có thể dạy bé 
tập nói các con vật qua hình ảnh thật chứ không phải ở trong sách. Nhờ đó, sau này 
mỗi khi nhìn thấy bé chắc chắn sẽ nhớ đến và nói cho bạn nghe. 
Cho bé giao tiếp với những người khác 
Vì ngày nào bé cũng đều thấy và nói chuyện với mẹ nên có một số bé thường trở nên 
lười nói và nghĩ mẹ đã hiểu được ý mình. Do đó, để kích thích bé nói chuyện, mẹ nên 
cho bé nói thử với những người lần đầu gặp. Không những giúp bé nói chuyện mà 
còn tạo điều kiện để bé suy nghĩ và dạn dĩ hơn khi tiếp xúc với người lạ. 
Cho bé giao tiếp với bạn bè để giúp bé tự tin, cởi mở hơn 
Mở những chương trình bổ ích cho bé xem 
Với phương pháp mở các chương trình trên tivi, mẹ cần ngồi bên cạnh để nói chuyện 
hoặc hỏi một số câu hỏi ngắn và đơn giản. Như vậy, trẻ vừa xem vừa có thể học nói 
bằng những hình ảnh sống động, không nhàm chán. Mẹ không nên để trẻ ngồi coi 
một mình mà không nói chuyện bởi điều này không những ảnh hưởng tới mắt, trí não 
và trẻ còn có thể chậm nói hơn. 
Dạy trẻ tập nói lúc nào là tốt nhất? 
Việc lựa chọn thời điểm tập nói cho bé là rất quan trọng. Không chỉ tạo cơ hội để bé 
nói sớm, nói được nhanh và dễ dàng bắt kịp với từ ngữ của người lớn mà còn giúp trẻ 
học hỏi mọi thứ xung quanh được tốt và nhanh nhạy hơn. Và khoảng thời gian dạy 
nói tốt nhất cho bé là khi bé vừa chào đời. 
Thực chất, từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã có thể ghi nhớ những âm thanh phát ra từ 
bên ngoài, đặc biệt là giọng của bố và mẹ. Cho nên sau khi sinh, mẹ hoàn toàn có thể 
dạy bé nói. Đương nhiên, trong thời gian đầu, bé chỉ có thể khóc và phát ra một số 
âm ô hay a. Nhưng bé vẫn có thể lắng nghe những gì bạn nói và làm quen được nhiều 
hơn với âm thanh mà mẹ tạo nên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo một không gian 
riêng cho bé để bé có thể phát ra những âm thanh riêng. Không nên nói quá nhiều, 
quá thường xuyên mà không cho bé nói. Làm như vậy, bé sẽ chán, khó chịu và không 
được kích thích nói chuyện. 
Dạy trẻ 1 tuổi tập nói 
Ở thời điểm 1 tuổi, trẻ đã có khả năng bắt chước theo người lớn. Không chỉ vậy, trẻ 
còn có thể ghép các từ đơn với nhau tạo thành câu, nhận biết được nghĩa của từ và 
dùng chính xác trong từng hoàn cảnh. Vì thế, mỗi khi vui, buồn, tức giận, khó chịu 
hay bị đau, bé đều sẽ thể hiện ra rõ ràng hơn bằng cử chỉ và lời nói kết hợp với điệu 
bộ. Có một số trẻ còn nói chuyện với bố mẹ thông qua ngôn ngữ hình thể. Cho nên, 
khi mẹ muốn dạy trẻ tập nói, mẹ có thể: 
 Nói chuyện qua cử chỉ như nói “không” kèm theo những cái lắc đầu hoặc lắc 
bàn tay khi muốn bé không làm việc đó. Hoặc mỗi khi tạm biệt, mẹ hãy vẫy 
tay và nói từ “bai bai”. 
 Chỉ cho bé những đồ vật, con vật có trong nhà. Hãy bắt đầu từ những thứ đơn 
giản và quen thuộc nhất. 
 Mẹ cũng có thể dạy một số tính từ chỉ trạng thái cho trẻ nhận biết như nóng, 
lạnh, ngứa 
 Ngoài tên các đồ vật, mẹ cũng có thể dạy bé các màu sắc từ những vật xung 
quanh. 
Dạy cho trẻ cách phân biệt màu sắc 
 Không chỉ vậy, hãy dạy cho trẻ cách phân biệt các bộ phận trên cơ thể. 
 Những lưu ý trong quá trình tập nói cho trẻ 
 Khi thấy bé phát âm sai mẹ cần chỉnh lại cho đến khi trẻ có thể nói đúng. 
Không nên nói lại những từ sai của bé vì không những không giúp bé nói đúng 
mà còn khiến trẻ bị ngọng, ảnh hưởng tới phát âm, nói chuyện về sau. 
 Khi bé đang nói, mẹ không nên cắt ngang vì có thể làm bé chán và không 
muốn nói nữa. Bên cạnh đó, bố mẹ phải là người khuyến khích bé nói và tự do 
biểu đạt suy nghĩ của bản thân. 
 Luôn bắt đầu từ dễ đến khó vì khó ngay từ đầu sẽ dễ gây nản cho bé. 
 Tăng cơ hội để bé được nói chuyện với bạn bè, người ngoài để trẻ được giao 
tiếp nhiều hơn và luôn tự tin. 
 Bên cạnh đó, trẻ rất dễ bắt chước theo những gì người lớn làm, người lớn nói 
nên bố mẹ phải là một tấm gương và chú ý hơn từng lời nói, hành động của 
mình. 
Kết luận 
Việc dạy trẻ tập nói từ sớm sẽ giúp cho trẻ nói được nhiều hơn cũng như bày tỏ 
những ý muốn, cảm xúc của bản thân được rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, trẻ còn phát 
triển tư duy và phản ứng tốt hơn với những sự việc xảy ra xung quanh. Nhờ đó, bé sẽ 
luôn tự tin giao tiếp với mọi người. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_cach_day_tre_hoc_noi_som_hieu_qua.pdf