Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương

Tai biến mạch máu não là bệnh lý nặng nề và thuộc loại đa tàn tật. Hầu hết

bệnh nhân dù xuất viện vẫn cần tiếp tục được chăm sóc và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

Nghiên cứu thực hiện trên 164 bệnh nhân tai biến mạch máu não của bệnh viện Lão khoa

trung ương năm 2013 tại thời điểm xuất viện để đánh giá nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức

năng của họ. Kết quả cho thấy có 92,7% bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc, trong đó nhu cầu

nhiều nhất là cơ xương khớp (92,7%). Có 89,6% bệnh nhân có nhu cầu phục hồi chức năng

trong đó nhóm nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày cao nhất (67,7%). Vì vậy, bệnh nhân và

gia đình cần được hỗ trợ, hướng dẫn để bệnh nhân được chăm sóc và phục hồi chức năng tốt

nhất khi trở về cộng đồng.

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 1

Trang 1

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 2

Trang 2

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 3

Trang 3

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 4

Trang 4

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 5

Trang 5

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 6

Trang 6

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 7

Trang 7

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 8

Trang 8

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 9

Trang 9

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 16000
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương

Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 
Trường Đại học Thăng Long 187 
NHU CẦU CHĂM SÓC, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA BỆNH 
NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO KHI XUẤT VIỆN TẠI 
BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG 
Ths. Nguyễn Thị Như Mai1, TS. Trần Thị Thanh Hương2 
1Trường Đại học Thăng Long, email: nguyennhumaidhtl@gmail.com 
2Trường Đại học Y Hà Nội, email: huongtran2008@gmail.com 
Tóm tắt: Tai biến mạch máu não là bệnh lý nặng nề và thuộc loại đa tàn tật. Hầu hết 
bệnh nhân dù xuất viện vẫn cần tiếp tục được chăm sóc và phục hồi chức năng tại cộng đồng. 
Nghiên cứu thực hiện trên 164 bệnh nhân tai biến mạch máu não của bệnh viện Lão khoa 
trung ương năm 2013 tại thời điểm xuất viện để đánh giá nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức 
năng của họ. Kết quả cho thấy có 92,7% bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc, trong đó nhu cầu 
nhiều nhất là cơ xương khớp (92,7%). Có 89,6% bệnh nhân có nhu cầu phục hồi chức năng 
trong đó nhóm nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày cao nhất (67,7%). Vì vậy, bệnh nhân và 
gia đình cần được hỗ trợ, hướng dẫn để bệnh nhân được chăm sóc và phục hồi chức năng tốt 
nhất khi trở về cộng đồng. 
Từ khóa: tai biến mạch máu não, chăm sóc, phục hồi chức năng. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiều năm qua, tai biến mạch máu não đã và đang là một thách thức lớn đối với nền y 
học thế giới cũng như Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2002, tỷ lệ 
mắc tai biến mạch máu não hàng năm là 350/100000 dân và có xu hướng ngày càng tăng. Tại 
Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc và mới mắc trung bình tương ứng là 116/100.000 dân và 
28,25/100.000 dân [3, 4]. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở nhóm 
người cao tuổi. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao, nếu bệnh nhân qua được thì cũng để lại những di 
chứng nặng nề cho người bệnh như liệt nửa người, nói khó... [7, 10, 13]. Bệnh nhân cần được 
tiếp tục chăm sóc và phục hồi chức năng để giảm mức độ tàn phế và thương tật thứ cấp, nâng 
cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là những trường hợp xuất viện sớm do hoàn cảnh kinh tế, 
điều kiện gia đình... Bệnh viện Lão khoa trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về 
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Thống kê tại bệnh viện cho thấy, hơn 16% bệnh nhân nội 
trú là bệnh nhân tai biến mạch máu não. Những năm gần đây, mỗi năm bệnh viện điều trị cho 
hơn 1000 bệnh nhân mắc bệnh này [1, 2, 5]. Bệnh nhân xuất viện cần được đánh giá nhu cầu 
chăm sóc và phục hồi chức năng để được hỗ trợ tốt khi trở về cộng đồng. Do đó, chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng của bệnh 
nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân được chẩn đoán tai biến mạch máu não dựa vào phân loại bệnh tật quốc tế 
ICD10, điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: 
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 
Trường Đại học Thăng Long 188 
 Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, ra viện trong thời gian nghiên cứu, bao gồm 
các trường hợp được bác sỹ điều trị quyết định ra viện khi tình trạng bệnh ổn định hoặc bệnh 
nhân/gia đình xin ra viện vì điều kiện kinh tế, điều kiện gia đình... 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
 Bệnh nhân chuyển viện khác. 
 Bệnh nhân bị bệnh viện trả về hoặc gia đình xin về do bệnh quá nặng. 
 Bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ tháng 1/2013 đến tháng 11/2013 tại các khoa 
điều trị nội trú, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. 
3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 
4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức cho nghiên cứu cắt ngang 
 Trong đó: 
 n: Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu 
 Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, Z = 1,96. 
 p: Tỷ lệ bệnh nhân TBMMN có nhu cầu phục hồi chức năng tại cộng đồng. Lấy p = 
0,556. 
 d = 0,08 (sai số tuyệt đối cho phép) 
Áp dụng công thức ta tính được n = 149. 
Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn. Trên thực tế, 
chúng tôi đã thu thập số liệu được trên 164 bệnh nhân ra viện, đủ tiêu chuẩn cho nghiên cứu. 
5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 
- Các điều tra viên là 03 giảng viên thuộc Bộ môn Điều dưỡng trường Đại học Thăng 
Long. 
- Sử dụng phiếu đánh giá nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng của bệnh nhân tai 
biến mạch máu não. Thu thập thông tin thông qua hồ sơ bệnh án, hỏi, khám bệnh nhân trong 
ngày bệnh nhân ra viện. Những trường hợp bệnh nhân không tỉnh táo hoặc không giao tiếp 
được thì khám trên bệnh nhân và hỏi thông tin từ người nhà (người chăm sóc bệnh nhân 
thường xuyên). Nội dung phiếu điều tra dựa trên các nội dung về nhu cầu chăm sóc và phục 
hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch máu não theo Tổ chức Y tế thế giới và theo hướng 
dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể như sau: 
6 Theo Tác giả Lê Thị Thảo, tỉ lệ NB sau TBMMN tại cộng đồng quận Ba Đình phụ thuộc trong sinh 
hoạt hàng ngày là 54,9% 
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 –  ... III. KẾT QUẢ 
Tổng số bệnh nhân được điều tra là 164 người, chủ yếu là bệnh nhân trên 60 tuổi 
chiếm 87,8% và có 56,1% bệnh nhân là nam giới, 43,9% bệnh nhân là nữ giới; có 33,5% bệnh 
nhân bị tai biến mạch máu não lần 2 trở lên và 7,3% bệnh nhân không liệt. 
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 
Trường Đại học Thăng Long 190 
Nhu cầu chăm sóc 
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm nhu cầu chăm sóc 
Nhóm nhu cầu chăm sóc Đánh giá nhu cầu 
Có (%) Không (%) 
Chăm sóc tư thế đúng 56,1 43,1 
Chăm sóc hô hấp 53,6 46,4 
Chăm sóc nuôi dưỡng 36,0 64,0 
Chăm sóc loét và phòng loét 48,8 51,2 
Chăm sóc tiêu hóa: đại tiện 18,9 81,1 
Chăm sóc tiết niệu 36,6 63,4 
Chăm sóc cơ xương khớp 92,7 8,3 
Chăm sóc tư thế đúng 56,1 43,1 
Bảng 1 cho thấy các bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc cơ xương khớp nhiều nhất 
(92,7%), ít nhất là nhu cầu chăm sóc về đại tiện (18,9%). Có 56,1% bệnh nhân cần chăm sóc 
tư thế đúng, 36% số bệnh nhân cần chăm sóc về mặt nuôi dưỡng, 48,8% về loét và phòng 
chống loét, 36,6% về tiết niệu, 53,6% về hô hấp. Nhìn chung, có 92,7% bệnh nhân có nhu cầu 
chăm sóc tại thời điểm ra viện (Biểu đồ 1) 
Biểu đồ 1: Phân bố nhu cầu chăm sóc chung 
Nhu cầu phục hồi chức năng 
92.7
7.3
Có
Không có
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 
Trường Đại học Thăng Long 191 
Biểu đồ 2: Phân bố nhu cầu phục hồi chức năng chung 
Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị tai biến mạch máu não vào thời điểm xuất viện 
có nhu cầu phục hồi chức năng chiếm đa số với 89,6%. 
Biểu đồ 3: Phân bố bệnh nhân theo nhóm nhu cầu phục hồi chức năng 
Biểu đồ 3 cho thấy trong các nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân tai biến mạch 
máu não, nhóm nhu cầu phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày có tỉ lệ cao nhất bệnh nhân 
có nhu cầu (70,1%), tiếp đến là nhu cầu phục hồi chức năng về vận động (59,1%) và 55,5% 
bệnh nhân có nhu cầu phục hồi chức năng giao tiếp. 
Bảng 2: Phân loại nhu cầu trong nhóm nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày 
Nhu cầu PHCN 
Có nhu cầu (%) Không có 
nhu cầu (%) 
(Mức độ 0) 
Tổng (%) 
Mức 
độ 1 
Mức 
độ 2 
Mức 
độ 3 
Cộng 
 Ăn uống 28,7 9,1 37,8 62,2 100 
Giữ mình sạch sẽ 20,1 40,9 61,0 39,0 100 
Sử dụng nhà vệ sinh 46,4 14 60,4 39,6 100 
Mặc, cởi quần áo 32,3 15,9 48,2 51,8 100 
Trong nhóm các nhu cầu về hoạt động sinh hoạt hàng ngày, phần đông bệnh nhân đều 
có nhu cầu phục hồi chức năng về “Sử dụng nhà vệ sinh” và “Giữ mình sạch sẽ”. 
89.6
10.4
Có
Không
70.1
55.5 59.1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Sinh hoạt hàng ngày Giao tiếp Vận động
Tỷ lệ %
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 
Trường Đại học Thăng Long 192 
Bảng 3: Phân loại nhu cầu trong nhóm nhu cầu về giao tiếp 
Nhu cầu PHCN 
Có nhu cầu (%) Không có 
nhu cầu (%) 
(Mức độ 0) 
Tổng 
(%) 
Mức 
độ 1 
Mức 
độ 2 
Mức 
độ 3 
Cộng 
Hiểu câu nói đơn giản 0 
2,4 2,4 97,6 100 
Thể hiện nhu cầu 4,3 5,5 9,8 90,2 100 
Hiểu các cử chỉ và dấu 
hiệu khi giao tiếp 
3,6 4,3 7,9 92,1 100 
 Ra dấu hiệu mà những 
người khác hiểu 
0 9,8 9,8 90,2 100 
Nói 33,6 20,1 53,7 46,3 100 
Trong nhóm các nhu cầu về giao tiếp, nhu cầu phục hồi chức năng về nói cao nhất, có 
ở 53,7% bệnh nhân. 
Bảng 4: Phân loại nhu cầu trong nhóm nhu cầu về vận động 
Nhu cầu PHCN 
Có nhu cầu (%) Không có 
nhu cầu (%) 
(Mức độ 0) 
Tổng 
(%) 
Mức 
độ 1 
Mức 
độ 2 
Mức 
độ 3 
Cộng 
Ngồi 50,6 3,0 53,7 46,4 100 
Đứng 52,4 3,7 56,1 43,9 100 
Di chuyển được trong bệnh 
phòng 
37,2 20,7 57,9 42,1 100 
Đi bộ được ít nhất 10 bước 0 35,3 23,8 59,1 40,9 100 
Có đau lưng, đau khớp 0 27,4 1,2 28,7 71,3 100 
Tỉ lệ bệnh nhân có nhu cầu phục hồi chức năng trong các nội dung tương đương nhau 
nhưng mức độ tăng dần theo mức độ của vận động (ngồi, đứng, di chuyển trong phòng, đi 
bộ). 
IV. BÀN LUẬN 
1. Nhu cầu chăm sóc 
- Về phân bố nhóm nhu cầu chăm sóc: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhu cầu 
chăm sóc tập trung vào nhóm chăm sóc về cơ xương khớp với 92,5% bệnh nhân có nhu cầu 
và ít nhất là nhóm các chăm sóc về đại tiện (18,9%). Các nhóm nhu cầu chăm sóc khác là: có 
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 
Trường Đại học Thăng Long 193 
56,1% bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc tư thế đúng, 36% số bệnh nhân cần chăm sóc về mặt 
nuôi dưỡng, 48,8% có nhu cầu chăm sóc loét hoặc phòng chống loét, 36,6% về tiết niệu, 
53,6% về hô hấp. Tỉ lệ bệnh nhân cần đáp ứng các nhóm nhu cầu chăm sóc trong nghiên cứu 
của chúng tôi đều thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm [12], chúng tôi 
cũng lí giải bằng giai đoạn bệnh ổn định hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc 
đường tiểu, bàng quang của tác giả này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi vì tiêu chuẩn đánh 
giá có nhu cầu chăm sóc tiết niệu của họ chỉ là bệnh nhân có đặt thông tiểu trong khi chúng 
tôi xét tất cả các bệnh nhân có nguy có nhiễm trùng tiết niệu hoặc rối loạn tiểu tiện. 
- Về nhu cầu chăm sóc chung:Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại bệnh viện Lão khoa 
Trung ương, có tới 92,7% số bệnh nhân tai biến mạch máu não vẫn có nhu cầu được chăm 
sóc. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Ngọc Thắm năm 2012 tại bệnh viện 
đa khoa tỉnh Đắk Lắk và của tác giả Nguyễn Thị Huệ năm 2007 tại Khoa Thần Kinh bệnh 
viện Bạch Mai, đều với 100% bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc [8, 12]. Điều này giải thích bởi 
đối tượng trong các nghiên cứu trên là các bệnh nhân tai biến mạch máu não đang trong giai 
đoạn cấp, tình trạng còn nặng nên nhu cầu được chăm sóc cao hơn. Tỷ lệ bệnh nhân trong 
nghiên cứu của chúng tôi vẫn có nhu cầu chăm sóc khá cao tại thời điểm ra viện có thể, do 
đặc trưng của bệnh viện Lão khoa, tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi nhiều hơn nên khả năng phục hồi 
cũng như tự chăm sóc kém hơn. 
 2. Nhu cầu phục hồi chức năng 
- Về phân bố nhu cầu PHCN chung:Kết quả trong biểu đồ 3.3 cho thấy khi xuất viện, 
người bệnh bị tai biến mạch máu não có nhu cầu phục hồi chức năng chiếm 89,6%. Tỷ lệ 
người có nhu cầu phục hồi chức năng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên 
cứu của Lê Thị Thảo tại quận Ba Đình năm 2003 (80,4%) [11]. Sự khác biệt này có thể do đối 
tượng nghiên cứu trong hai nghiên cứu này là bệnh nhân thuộc các giai đoạn khác nhau của 
tai biến mạch máu não. Nghiên cứu của chúng tôi chọn bệnh nhân xuất viện, đa số chuẩn bị 
cho giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng trong khi đó nghiên cứu của Lê Thị Thảo phần lớn là 
bệnh nhân đã tái hòa nhập cộng đồng từ một năm trở lên, họ không chỉ hồi phục tốt hơn mà 
còn thích nghi được nhiều hơn nên nhu cầu phục hồi chức năng cũng thấp hơn. 
- Về phân bố theo nhóm nhu cầu phục hồi chức năng: Trong số có nhu cầu phục hồi 
chức năng thì có tới 70,1% người bệnh có nhu cầu phục hồi chức năng trong sinh hoạt hàng 
ngày; 55,5% có nhu cầu phục hồi chức năng giao tiếp và 59,1% có nhu cầu phục hồi chức 
năng vận động. Sở dĩ số có nhu cầu phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày (Ăn, mặc, vệ 
sinh cá nhân) cao nhất là bởi vì các hoạt động hàng ngày không chỉ cần sự di chuyển mà 
còn cần sự khéo léo của đôi tay. Ở cả 3 nhóm nhu cầu, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ 
có nhu cầu phục hồi chức năng đều cao hơn nhiều của Lê Thị Thảo tại quận Ba Đình (tương 
ứng là 37,2% , 29,4% và 53,9%) [11]. Như đã bàn luận ở phần trên, sự khác biệt này có thể do 
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đa số là bệnh nhân mới được điều trị qua giai đoạn cấp 
của tai biến mạch máu não. So sánh về nhu cầu phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày trong 
nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của Trần Trọng Hải tại đồng bằng sông Hồng thì tỷ 
lệ này lại cao hơn rất nhiều (9,3%) [6]. Có sự khác biệt này là do Trần Trọng Hải nghiên cứu 
trên người khuyết tật nói chung, do nhiều nguyên nhân chứ không duy nhất do tai biến mạch 
máu não. Trong đó có tỷ lệ khá cao những đối tượng chỉ khiếm khuyết một chức năng (ví dụ 
như nghe, nhìn) nên trong sinh hoạt hàng ngày nhu cầu cũng thấp hơn. So sánh với kết quả 
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 
Trường Đại học Thăng Long 194 
nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng tại bệnh viện Bạch Mai (2005) [9] thấy nhu cầu phục hồi chức 
năng vận động trong nghiên cứu trên cao hơn của chúng tôi rất nhiều (95,6%). Điều này được 
lý giải là do đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu trên có tới 84,4% là bệnh nhân tai biến 
mạch máu não giai đoạn sớm đang được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai còn trong nghiên cứu 
của chúng tôi, hầu hết là bệnh nhân đã ổn định và xuất viện. Nhu cầu phục hồi chức năng vận 
động có vai trò rất quan trọng đối với người bị tai biến mạch máu não do những người này 
thường gặp thương tổn liệt nửa người. Điều này khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh 
hoạt và tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng vận động của 
bệnh nhân sớm sẽ giúp chúng ta có phác đồ tập luyện phù hợp nhất cho người bệnh. 
- Về phân loại nhu cầu chăm sóc theo từng nội dung trong các nhóm nhu cầu: 
Trong nhóm nội dung về sinh hoạt hàng ngày thì đều có tỉ lệ không nhỏ bệnh nhân có nhu cầu 
phục hồi chức năng. Các kết quả của chúng tôi cho thấy người bệnh cao tuổi bị tai biến mạch 
máu não dù tình trạng ổn định, được xuất viện, nhưng nhu cầu phục hồi chức năng sinh hoạt 
còn khá cao, điều này sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập cộng đồng. Các kết quả 
trên cao hơn trong nghiên cứu của Lê Thị Thảo [11] cũng phản ánh thực tế là khi trở về cộng 
đồng, dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế, sự trợ giúp của những người xung quanh và sự 
tập luyện, thích nghi của bản thân, người bệnh đã giảm được nhu cầu trợ giúp. Kết quả của 
chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Trần Trọng Hải là tỷ lệ nhu cầu trong sinh hoạt hàng 
ngày tăng dần theo các hoạt động như ăn uống, đánh răng, rửa mặt, mặc/cởi quần áo và sử 
dụng nhà vệ sinh [6]. Về nhu cầu phục hồi chức năng giao tiếp: Tỷ lệ bệnh nhân tai biến mạch 
máu não có nhu cầu nói chiếm cao nhất với 53,7%. Các nội dung khác đều có tỉ lệ thấp có nhu 
cầu phục hồi chức năng. Điều này cho thấy nhu cầu phục hồi chức năng giao tiếp không 
thường gặp bằng các nhu cầu khác. Tuy nhiên, nhu cầu ngôn ngữ lại là cản trở lớn trong sinh 
hoạt, lao động tại gia đình và xã hội, vì vậy vẫn cần chú ý phục hồi chức năng này cho bệnh 
nhân. Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn trong nghiên cứu của Lê Thị Thảo tại Ba Đình 
[11], lý do như đã bàn luận ở phần trên. Về nhu cầu phục hồi chức năng vận động: Các nội 
dung về vận động đều có hơn 50% bệnh nhân có nhu cầu (trừ vấn đề đau). Điều này cho thấy, 
vận động là vấn đề lớn nhất của bệnh nhân tai biến mạch máu não ngay cả khi đã xuất viện. 
Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Lê Thị Thảo (2003) [11] rất nhiều. Do nghiên cứu 
trên tiến hành tại cộng đồng nên có nhiều mức độ liệt khác nhau còn nghiên cứu của chúng tôi 
thực hiện tại bệnh viện nên thường bệnh nhân có mức độ liệt cao hơn. Tuy nhiên các kết quả 
trên lại thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng tại bệnh viện Bạch 
Mai (2005) [9] do chúng tôi lựa chọn bệnh nhân đã qua giai đoạn cấp, ổn định được xuất viện. 
V. KẾT LUẬN 
Có 92,7% bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc, trong đó nhu cầu nhiều nhất là cơ xương 
khớp (92,7%). Có 89,6% bệnh nhân có nhu cầu phục hồi chức năng trong đó nhóm nhu cầu 
trong sinh hoạt hàng ngày cao nhất (67,7%). 
VI. KHUYẾN NGHỊ 
Cần đánh giá nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng vàcung cấp dịch vụ, tạo điều kiện 
để bệnh nhân tai biến mạch máu não dễ dàng tiếp cận với việc tập phục hồi chức năng và các 
chăm sóc khi về với cộng đồng 
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 
Trường Đại học Thăng Long 195 
Cần hướng dẫn để bệnh nhân và người nhà thực hiện các bài tập phục hồi chức năng 
và chăm sóc có thể tại nhà. 
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bệnh viện Lão khoa trung ương (2010), Báo cáo năm 2010. 
[2]. Bệnh viện Lão khoa trung ương (2011), Báo cáo năm 2011. 
[3]. Trần văn Chương (2010), Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai 
biến mạch máu não, Nhà xuất bản y học, 207. 
[4]. Nguyễn Văn Đăng (2000), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 
[5]. Đào Hữu Đường (2003), Tìm hiểu tình hình bệnh nhân tai biến mạch máu não tại 
Viện Lão khoa Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm từ 1998 đến 2002, Luận văn tốt nghiệp bác 
sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. 
[6]. Trần Trọng Hải (2007), Nhu cầu và thực trạng cung cấp dịch vụ phục hồi chức 
năng cho người khuyết tật tại một số khu vực dân cư vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Đề 
tài nghiên cứu cấp cơ sở, Trường Đại học Y tế Công cộng. 
[7]. Hoàng Thị Hiền (2011), Bước đầu nghiên cứu sự phục hồi chức năng vận động 
của bệnh nhân liệt nửa người của bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, Luận văn 
tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. 
[8]. Nguyễn Thị Huệ (2007), Nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng của công tác 
điều dưỡng - phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não giai đoạn sớm, Khóa 
luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội. 
[9]. Đỗ Mạnh Hùng (2005), Tìm hiểu nhu cầu phục hồi chức năng ở bệnh nhân sau tai 
biến mạch máu não, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội. 
[10]. Nguyễn Văn Lý (2005), Đánh giá mức độ thiếu sót thần kinh và nhu cầu phục 
hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ 
chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội. 
[11]. Lê Thị Thảo (2003), Nghiên cứu nhu cầu phục hồi chức năng và một số yếu tố 
liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau tai biến mạch 
máu não tại cộng đồng quận Ba Đình, năm 2003, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y 
tế công cộng. 
[12]. Hoàng Ngọc Thắm (2012), Thực trạng nhu cầu và chăm sóc phục hồi chức năng 
cho người bệnh đột quị giai đoạn cấp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Dak lak năm 2013, Luận văn 
thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng. 
[13]. Nguyễn Văn Triệu (2005), Nghiên cứu thực trạng những người sau tai biến 
mạch máu não và các yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng, tái hội nhập cộng đồng, Luận 
án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 
CARE –REHABILITATION NEEDS OF DISCHARGED STROKE PATIENTS AT 
NATIONAL GERIATRIC HOSPITAL 
Nguyen Thi Nhu Mai1, Tran Thi Thanh Huong2 
1Thang Long University, email: nguyennhumaidhtl@gmail.com 
2Ha Noi Medical University, email: huongtran2008@gmail.com 
Abstract: Stroke is a serious disease and causes multi-disability. Most discharged 
patients need continuos cares and rehabilitation at their community. The study was 
implemented on 164 stroke patients at National Geriatric hospital when they were discharged 
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 
Trường Đại học Thăng Long 196 
to assess their care-rehabilitation needs. The result showed that: 92,7% of the patients 
needed to be cared with musculoskeletal cares at most (92,7%); 89,6% of the patients needed 
to be rehabilitated with daily living activities rehabilitation at most (67,7%). So, patients 
should be helped to get best cares and rehabilitaion when they come back to their community. 
Keywords: stroke, care, rehabilitation. 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_cham_soc_phuc_hoi_chuc_nang_cua_benh_nhan_tai_bien_m.pdf