Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở lao phổi mới AFB(+)

ở người trẻ tuổi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 100 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ, tuổi

từ 16 đến 45 và 60 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) trở lên. Tất cả bệnh nhân được điều trị tại Bệnh

viện Phổi Hải phòng từ tháng 1/2018 đến 9/2019.

COMMENT SOME CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTCS OF NEW PULMONARY

TUBERCULOSIS WITH AFB(+) AMONG YOUNG PEOPLE

Objects: The study aims at discribing some clinical and subclinical characteristics of new

pulmonary tuberculosis with AFB(+) among young people.

Subject and method: Including 100 new pulmonary tuberculosispatients with AFB (+), ages from

16 to 45 and 60 pulmonary tuberculosispatients with AFB (+) from 60 and older. All patients were

treated at Hai Phong Lung disease Hospital from January 2018 to September 2019. This was the

cross-sectional description study.

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 1

Trang 1

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 2

Trang 2

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 3

Trang 3

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 4

Trang 4

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 5

Trang 5

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 6

Trang 6

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 7

Trang 7

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 8

Trang 8

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 9

Trang 9

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 9540
Bạn đang xem tài liệu "Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ tuổi
HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII
202
NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, 
CẬN LÂM SÀNG LAO PHỔI MỚI AFB(+) Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI
 Phạm Đức Luân, Phan Xuân Trường
BV Phổi Hải Phòng
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở lao phổi mới AFB(+) 
ở người trẻ tuổi. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 100 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ, tuổi 
từ 16 đến 45 và 60 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) trở lên. Tất cả bệnh nhân được điều trị tại Bệnh 
viện Phổi Hải phòng từ tháng 1/2018 đến 9/2019.
COMMENT SOME CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTCS OF NEW PULMONARY 
TUBERCULOSIS WITH AFB(+) AMONG YOUNG PEOPLE
Objects: The study aims at discribing some clinical and subclinical characteristics of new 
pulmonary tuberculosis with AFB(+) among young people.
Subject and method: Including 100 new pulmonary tuberculosispatients with AFB (+), ages from 
16 to 45 and 60 pulmonary tuberculosispatients with AFB (+) from 60 and older. All patients were 
treated at Hai Phong Lung disease Hospital from January 2018 to September 2019. This was the 
cross-sectional description study.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao tồn tại từ lâu và hết sức phổ biến, gặp ở mọi châu lục, mọi quốc gia trên toàn 
thế giới. Trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất chiếm khoảng 80-85% tổng số ca bệnh 
và là nguồn lây chính cho người xung quanh (1). Đặc biệt là người bệnh có vi khuẩn bằng xét 
nghiệm đờm soi trực tiếp AFB(+). Để thực hiện chương trình quốc gia về thanh toán bệnh lao 
ở Việt Nam đến năm 2030. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu “Nhận xét 
một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB(+)ở người trẻ tuổi điều trị tại Bệnh 
viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng từ tháng 1/2018 đến 9/2019”.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả.
Cỡ mẫu 160 bệnh nhân chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 100 bệnh nhân trẻ tuổi, nhóm 2 60 bệnh 
nhân cao tuổi được chẩn đoán xác định lao phổi mới AFB(+) được điều trị tại các khoa của 
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
- Lý do vào viện.
- Thời gian phát hiện bệnh: Thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đến khi được chẩn 
đoán bệnh lao.
- Các triệu chứng lâm sàng:
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020
203
+ Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ về chiều, sốt cao (>390c), mệt mỏi, gầy sút.
+ Triệu chứng cơ năng: ho khan, ho khạc đờm > 2 tuần, ho ra máu, đau ngực, khó thở.
+ Triệu chứng thực thể: chủ yếu là dấu hiệu nghe phổi.
Các thể lao khác kèm theo: lao màng phổi, lao hạch, lao xương khớp
Chẩn đoán tuyến trước.
Tiền sử bệnh khác
2.2.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm đờm tìm AFB nhuộm soi trực tiếp phương pháp huỳnh quang đèn LED.
Bệnh nhân được xét nghiệm ít nhất 2 mẫu đờm vào buổi sáng liên tiếp và đánh giá kết 
quả theo quy định của CTCLQG năm 2018 (1).
Số lượng AFB quan sát bằng 
vật kính 20 x
Kết quả Kết quả
0AFB/1 dòng Âm tính Âm tính
1-29AFB/ 1 dòng Dương tính Ghi số lượng AFB cụ thể
30-299AFB/ 1 dòng Dương tính 1+
10-100AFB/ 1 VT
(soi ít nhất 10 VT)
Dương tính 2+
>100 AFB/ 1 VT
(soi ít nhất 4 VT)
Dương tính 3+
- Xquang phổi thẳng: Các bệnh nhân đều được chụp phim phổi thẳng. Vị trí tổn thương 
mô tả: phổi phải, phổi trái, cả hai phổi.
Phân loại tổn thương cơ bản: Theo Lope de Carvalho (2). Tổn thương lao phổi được chia 
thành các thể sau:
+ 1a: Lao thâm nhiễm không có hang 1b: Lao thâm nhiễm có hang
+ 2a: Lao nốt không có hang 2b: Lao nốt có hang
+ 3a: Lao kê
+ 4a: Lao xơ 4b: Lao xơ hang 
Phân loại mức độ tổn thương theo phân loại của Hội Lồng ngực Mỹ (ATS-1961) (3)
+ Độ I: Tổn thương nhỏ, không hang, độ lan rộng tổn thương không vượt quá khối lượng 
tổ chức phổi nằm trên đường đi qua khớp ức sườn thứ 2 và gai đốt sống lưng thứ 4.
+ Độ II: Tổn thương trung bình, không vượt quá khối lượng 1 phổi hoặc tổn thương đậm 
và đồng nhất không vượt quá 1/3 khối lượng phổi, đường kính hang < 4cm.
+ Độ III: Tổn thương rộng, lớn hơn độ 2. Các hang đường kính > 4cm.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII
204
- Xét nghiệm công thức máu:
Xét nghiệm được làm tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng. Phân 
loại thiếu máu, tăng giảm bạch cầu dựa vào sinh lý người Việt Nam bình thường theo phân loại 
của Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1999) (4).
+ Phân loại thiếu máu theo số lượng hồng cầu:
Thiếu máu nặng: số lượng hồng cầu ≤ 2 triệu.
Thiếu máu vừa: số lượng hồng cầu > 2 triệu - ≤ 3 triệu.
Thiếu máu nhẹ: số lượng hồng cầu > 3 triệu - < 3,7 triệu.
Không thiếu máu: số lượng hồng cầu nam: 4,3 - 5,9 triệu; nữ: 3,5 - 5 triệu.
+ Phân loại số lượng bạch cầu:
Số lượng bạch cầu bình thường: 5.000 - 10.000/mm3
Số lượng bạch cầu giảm: < 5.000/mm3
Số lượng bạch cầu tăng: > 10.000/mm3
+ Công thức bạch cầu Giảm Bình thường Tăng
Bạch cầu đa nhân trung tính 70%
Bạch cầu Lympho 30%
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, phân tích kết quả trên bằng máy tính, 
sử dụng phần mềm SPSS 13.0. So sánh các tỷ lệ bằng thuật toán kiểm định x2.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm lâm sàng
3.1.1. Tuổi: 
Bảng 3.1. Các nhóm tuổi ở người trẻ
Tuổi Số bệnh nhân (n = 100) Tỷ lệ%
16 – 25 25 25,0
26 – 35 46 46,0
36 – 45 29 29,0
Tổng số 100 100
Nhận xét: Trong nhóm lao phổi mới AFB (+) ở người trẻ tuổi, độ tuổi từ 26 đến 35 
chiếm tỷ lệ cao nhất (46%).
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020
205
3.1.2. Giới tính:
Bảng 3.2. Giới tính
Giới
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n= 60 ) Tổng số (n =160)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Nam 64 64,0 37 61,7 101 63,1 > 0,05
Nữ 36 36,0 23 38,3 59 36,9 > 0,05
Nhận xét: Nhóm I, tỷ lệ bệnh nhân nam (64%) cao hơn bệnh nhân nữ (36%) gấp 1,8 lần, sự 
khác biệt về giới giữa 2 nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.1.3. Lý do vào viện:
Bảng 3.3. Lý do vào viện
Triệu chứng
Nhóm 1 (n =100) Nhóm 2 (n = 60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Ho khạc đờm > 2 tuần 56 56,0 40 66,7 > 0,05
Ho ra máu 22 22,0 9 15,0 > 0,05
Đau ngực 9 9,0 5 8,3
Khó thở 13 13,0 6 10,0 > 0,05
Nhận xét: Nhóm I, ho khạc đờm trên 2 tuần hay gặp nhất (56%), ho ra máu (22%). ở nhóm 
II, ho khạc đờm trên 2 tuần (66,7%), ho ra máu (15%). Sự khác biệt về lý do vào viện giữa 2 
nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.4. Thời gian phát hiện bệnh
Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh
Thời gian phát hiện bệnh
Nhóm 1 (n =100) Nhóm 2 (n = 60) p
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
< 2 tuần 25 25,0 4 6,6
2 tuần - < 2 tháng 48 48,0 10 16,7 < 0,01
2 - 6 tháng 15 15,0 21 35,0 < 0,01
> 6 tháng 12 12,0 25 41,7 < 0,01
Nhận xét: nhóm I, thời gian phát hiện bệnh < 2 tuần (25%); 2 tuần đến < 2 tháng (48%) 
cao hơn nhóm II (16,7%); thời gian phát hiện bệnh 2 - 6 tháng (15%), > 6 tháng (12%) thấp hơn 
nhóm II, sự khác biệt có ý nghĩ a thống kê (p < 0,01).
HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII
206
3.1.5. Triệu chứng cơ năng khi vào viện
Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng khi vào viện
Triệu chứng cơ năng
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60) p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Ho khạc đờm 93 93,0 53 88,3 > 0,05
Đau tức ngực 51 51,0 43 71,7 > 0,05
Khó thở 10 10,0 19 31,7 < 0,01
Ho ra máu 22 22,0 9 15,0 < 0,05
Nhận xét: Nhóm I, triệu chứng ho khạc đờm, đau tức ngực chiếm tỷ lệ cao (93%) và (51%), 
nhóm II là (88,3%) và (71,7%) không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên khó thở nhóm 
I (10%) ít hơn nhóm II (31,7%), có ý nghĩa thống kê (p < 0,01); ho ra máu nhóm I (22%), nhiều 
hơn nhóm II (15%) (p < 0,05).
3.1.6. Triệu chứng toàn thân khi vào viện
Bảng 3.6. Triệu chứng toàn thân khi vào viện
Triệu chứng ban đầu
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60) p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Mệt mỏi, ăn kém 80 80,0 43 71,7 > 0,05
Sút > 10% trọng lượng cơ thể 42 42,0 32 53,3 < 0,05
Sốt nhẹ 62 62,0 35 58,3 > 0,05
Sốt vừa 28 28,0 15 25,0 > 0,05
Sốt cao 10 10,0 5 8,3
Nhận xét: Nhóm I, triệu chứng toàn thân hay gặp là mệt mỏi, ăn kém (80%); sốt nhẹ 
(62%), sốt vừa (28%) cao hơn ở nhóm II, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sút > 
10% trọng lượng cơ thể nhóm I (42%) thấp hơn nhóm II (53,3%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.1.7. Triệu chứng thực thể khi vào viện
Bảng 3.7. Triệu chứng thực thể khi vào viện
Triệu chứng thực thể
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Ran ẩm 69 69,0 32 53,3 < 0,05
Ran nổ 32 32,0 18 30,0 > 0,05
Lồng ngực lép 23 23,0 28 46,7 < 0,05
Hội chứng 3 giảm 11 11,0 7 11,7 > 0,05
Ran rít, ran ngáy 8 8,0 7 11,7 > 0,05
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020
207
Nhận xét: Ở nhóm I, ran ẩm chiếm nhiều nhất (69%), nhóm II ran ẩm chiếm (53,3%), lồng 
ngực lép nhóm I chiếm (23%), nhóm II lồng ngực lép cao hơn (46,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa 
thông kê (p < 0,05).
3.1.8. Lao phổi kết hợp lao ngoài phổi
Bảng 3.8. Lao phổi kết hợp lao ngoài phổi
Lao phổi kết hợp
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Không có lao ngoài phổi 70 70,0 45 75,0 > 0,05
Có lao ngoài phổi kết hợp 30 30,0 15 25,0 > 0,05
Lao màng phổi 13 130 7 11,7 > 0,05
Lao hạch 12 12,0 2 3,3
Lao xương khớp 4 4,0 4 6,6
Lao màng não 1 1,0 2 3,3
Nhận xét: Nhóm I, tỷ lệ không có lao ngoài phổi (70%), nhóm II (75%). Sự khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.9. Các bệnh phối hợp
Bảng 3.9. Bệnh phối hợp
Bệnh phối hợp
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Bệnh phổi, phế quản khác 9 9,0 19 31,6 < 0,01
Bệnh đái tháo đường 4 4,0 9 15,0
Tim mạch, cao huyết áp 2 2,0 5 8,3
Dạ dày, tá tràng 6 6,0 7 11,6
Tổng số 21 21,0 40 66,6 < 0,01
Nhận xét: Nhóm I, bệnh phổi phế quản gặp (9,0%) ít hơn nhóm II (31,6%). Sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Các bệnh đái tháo đường, tim mạch, dạ dày cũng cao hơn nhóm 
I. Tuy nhiên tổng số bệnh nhân mắc bệnh kèm theo nhóm II (66,6%) cao hơn nhóm I (21,0%) 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
3.1.10. Chẩn đoán của tuyến trước
Bảng 3.10. Chẩn đoán của tuyến trước
Chẩn đoán của tuyến trước
Nhóm 1 Nhóm 2
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Chẩn đoán nhầm 11 23,9 15 46,9 < 0,05
Chẩn đoán đúng 35 76,1 17 53,1 < 0,05
Tổng số 46 100 32 100
HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII
208
Nhận xét: Ở nhóm I, trong số bệnh nhân được chẩn đoán, tỷ lệ chẩn đoán đúng (76,1%) 
cao hơn nhóm II (53,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.1.11. Các bệnh bệnh nhân chẩn đoán nhầm của tuyến trước
Bảng 3.11. Bệnh chẩn đoán nhầm
Bệnh chẩn đoán nhầm
Nhóm 1 Nhóm 2
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Viêm phổi 6 54,5 5 33,3
Viêm phế quản 1 9,1 3 20,0
Áp xe phổi 3 27,3 2 13,3
K phổi 1 9,1 5 33,3
Nhận xét: Ở nhóm I, chẩn đoán nhầm viêm phổi (54,5%), áp xe phổi (27,3%) cao hơn nhóm II.
3.2. Đặc điểm cận lâm sàng
3.2.1. Xét nghiệm đờm tìm AFB bằng phương pháp nhuộm soi huỳnh quang trực tiếp
Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm đờm tìm AFB 
bằng phương pháp nhuộm soi huỳnh quang trực tiếp
Mức độ AFB
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
1 (+) 28 28,0 12 20,0 > 0,05
2 (+) 43 43,0 19 31,7 < 0,05
3 (+) 29 29,0 29 48,3 < 0,01
Nhận xét: Nhóm I, mức độ AFB(2+) chiếm tỷ lệ cao nhất (43%) cao hơn nhóm II (31,7%), sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhưng tỷ lệ AFB(3+) nhóm II (48,3%) cao hơn nhóm I 
(29,0%) sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p < 0,01).
3.2.2. Hình ảnh Xquang của tổn thương trên phim ngực thẳng
3.2.2.1. Vị trí tổn thương trên Xquang ngực thẳng
Bảng 3.13. Vị trí tổn thương trên Xquang ngực thẳng
Vị trí tổn thương
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Phổi phải 28 28,0 19 31,6 > 0,05
Phổi trái 18 18,0 12 20,0 > 0,05
Hai bên phổi 54 54,0 29 48,3 > 0,05
Nhận xét: Nhóm I tổn thương ở hai bên phổi (54%), nhóm II (48,3%). Vị trí tổn 
thương 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020
209
3.2.2.2. Hình dạng tổn thương trên Xquang ngực thẳng
Bảng 3.14. Hình dạng tổn tương trên Xquang ngực thẳng
Hình dạng tổn thương
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Thâm nhiễm không hang 23 23,0 3 5,0 < 0,01
Thâm nhiễm có hang 43 43,0 23 38,3 > 0,05
Nốt không hang 4 4,0 2 3,3
Nốt có hang 7 7,0 4 6,7
Lao xơ 4 4,0 12 20,0
Lao xơ hang 19 19,0 16 26,7 < 0,05
Nhận xét: Nhóm I tổn thương thâm nhiễm không hang (23%) cao hơn nhóm II (5,0%) có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,01); lao xơ hang nhóm I (19,0%) thấp hơn nhóm II (26,7%) (p < 0,05). Tổn 
thương thâm nhiễm có hang nhóm I (43,0%) cao hơn nhóm II (38,3%) sự khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.2.2.3. Kích thước hang trên phim Xquang
Bảng 3.15. Kích thước hang trên phim Xquang
Kích thước hang lớn nhất
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
< 2 cm 9 9,0 5 8,3
2 -4 cm 34 34,0 18 30,0 > 0,05
>4 - 6 cm 23 23,0 14 23,3 > 0,05
> 6 cm 3 3,0 6 10,0
Nhận xét: Kích thước hang từ 2-4cm nhóm I (34,0%), cao hơn nhóm II (30,0%); kích 
thước hang từ 4-6cm nhóm I (23,0%), nhóm II (23,3%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống 
kê (p > 0,05).
3.2.2.4. Mức độ tổn thương
Bảng 3.16. Mức độ tổn thương
Mức độ tổn thương
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Độ I 30 30,0 5 8,3 < 0,01
Độ II 43 43,0 23 38,3 > 0,05
Độ III 27 27,0 32 53,3 < 0,01
HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII
210
Nhận xét: Mức độ tổn thương độ II nhóm I cao nhất (43%), nhóm II (38,3%) sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhưng tổn thương độ III ở nhóm II (53,3%) cao hơn 
nhóm I (27,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). 
3.2.3. Xét nghiệm công thức máu khi vào viện
3.2.3.1. Sự thay đổi về số lượng hồng cầu
Bảng 3.17. Sự thay đổi về số lượng hồng cầu
Số lượng hồng cầu
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Thiếu máu vừa 4 4,0 2 3,3
Thiếu máu nhẹ 31 31,0 14 23,3 < 0,05
Không thiếu máu 65 65,0 44 73,3 > 0,05
Nhận xét: Không thiếu máu nhóm I (65%), thấp hơn nhóm II (73,3%) sự khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05); thiếu máu nhẹ nhóm I (31%) cao hơn nhóm II (23,3%) sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.2.3.2. Sự thay đổi về số lượng bạch cầu
Bảng 3.18. Sự thay đổi về số lượng bạch cầu
Số lượng bạch cầu
Nhóm 1 Nhóm 2
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
< 5.000 5 5,0 4 6,6
5.000 - 0,05
>10.000 48 48,0 34 56,7 > 0,05
Nhận xét: Bạch cầu cao trên 10.000 ở nhóm I (48,0%) và nhóm II (56,7%) cao nhất nhưng 
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.2.3.3. Sự thay đổi công thức bạch cầu ở máu ngoại vi
Bảng 3.19. Sự thay đổi công thức bạch cầu ở máu ngoại vi
Công thức bạch cầu
Nhóm 1 (n=100) Nhóm 2 (n=60)
p
Số BN Tỷ lệ% Số BN Tỷ lệ%
Tỷ lệ bạch cầu đa nhân 
trung tính
<60% 8 8,0 4 6,7
60-70% 23 23,0 16 26,7 > 0,05
>70% 69 69,0 40 66,7 > 0,05
Tỷ lệ bạch cầu 
Lymphocyte
 0,05
20-30% 24 24,0 11 18,3 > 0,05
>30% 7 7,0 1 1,7
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020
211
Nhận xét: Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính > 70% cao ở cả hai nhóm; nhóm I (69,0%), 
nhóm II (66,7%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết Luận: Lao phổi mới AFB(+) ở người trẻ chủ yếu gặp từ 26 đến 35 tuổi (46,0%). Tỷ lệ 
nam (64,0%) cao hơn hơn nữ. Thời gian phát hiện bệnh dưới 2 tháng là 73,0%, trên 6 tháng 
chiếm 12,0%. Triệu chứng lâm sàng chính là ho khạc đờm kéo dài, sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, 
sút >10% trọng lượng cơ thể (42,0%). Ran ẩm chiếm 69,0%, ran nổ chiếm 32,0%. Tổn thương 
XQ hai phổi (54,0%), lao xơ hang (19,0%), thâm nhiễm có hang (43,0%), thâm nhiễm không 
hang (23,0%), hang đường kính 2-4cm (34,0%); tổn thương độ III (27,0%), độ II (43,0%), độ I 
(30,0%). Thiếu máu nhẹ chiếm 31,0% và bạch cầu tăng chiếm 48,0%.
Results: new pulmonary tuberculosis with AFB(+) among young people was mainly from 
26 to 35 years old (46.0%). The proportion of men (64.0%) was higher than women. The 
detection time of disease less than 2 months was 73.0%, over 6 months accouting for 12.0%. 
The main clinical symptomswere persistent cough with sputum, mild fever in the afternoon, 
fatigue, weight lossover 10% of the body (42.0%). Wet Rale accounted for 69.0%, bursting rale 
accounting for 32.0%. X-ray lesions at two lung sides (54.0%), caven and fiber (19.0%), caver 
and infiltration (43.0%), infiltration non cave (23.0%), cavern size 2-4cm (34.0%); the lesion 
at grade III (27.0%), grade II (43.0%), grade I (30.0%). The mild anemia accounted for 31.0% 
and increasing white blood cell accounting for 48.0%.

File đính kèm:

  • pdfnhan_xet_mot_so_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_lao_phoi_moi.pdf