Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế

Giai thoại là một thể loại khá thú vị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu nỗ lực để xác lập thể loại cho hệ thống văn bản đang

đứng giữa lằn ranh nhòe mờ của truyền thuyết và truyện cười. Các văn bản này có

những dấu vết của lịch sử như không gian xác định, thời gian xác định và đôi khi xuất

hiện cả những nhân vật có thật trong lịch sử. Do vậy, người đọc hoàn toàn có thể truy

nguyên nguồn gốc và phạm vi lưu truyền của văn bản. Tuy nhiên, câu chuyện được kể

trong văn bản lại khó có thể minh định tính chính xác, tính “thật”. Hơn thế nữa, khác

với truyền thuyết, các văn bản ấy đều ẩn chứa tính hài từ tình huống cho đến xây dựng

nhân vật, điều đó kéo các văn bản đến gần với thể loại truyện cười hơn. Thế nên,

nghiên cứu giai thoại là một hành trình cần được quan tâm và nhất thiết phải khẳng

định những đặc điểm riêng của thể loại.

Đối với văn học dân gian Thừa Thiên Huế, hệ thống văn bản này lại sớm được

các nhà nghiên cứu như Tôn Thất Bình, Triều Nguyên,< xếp riêng ở một thể loại: giai

thoại. Tức là không mất quá nhiều thời gian để định danh thể loại cho văn bản giai

thoại bởi những đặc điểm riêng biệt.

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 8840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế

Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 3 (2020) 
 NHÂN VẬT HÒ TRONG GIAI THOẠI THỪA THIÊN HUẾ 
 Nguyễn Thị Quỳnh Hương 
 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
 Email: qhuong08@gmail.com 
 Ngày nhận bài: 7/6/2019; ngày hoàn thành phản biện: 17/6/2019; ngày duyệt đăng: 02/10/2019 
 TÓM TẮT 
 Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế khá đa dạng, không thuộc riêng một 
 tầng lớp, giới tính nào mà bao gồm tất cả những người tham gia vào cuộc hò, sử 
 dụng lời hò để giao tiếp. Trong bài báo này, chúng tôi phân nhân vật hò thành hai 
 loại, gồm: nhân vật hò không được định danh, nhân vật hò được định danh (nhân 
 vật hò có tên riêng và nhân vật hò là nhân vật lịch sử). Họ có đặc điểm chung là 
 thông minh, có khả năng ứng biến và hoạt ngôn. Đồng thời, hệ thống nhân vật hò 
 cũng là minh chứng cho sự phổ biến của thể loại hò trong đời sống nhân dân Huế 
 nói riêng và người Việt nói chung. 
 Từ khóa: Giai thoại, người nghệ sĩ hò, nhân vật, Thừa Thiên Huế 
1. MỞ ĐẦU 
 Giai thoại là một thể loại khá thú vị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. 
Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu nỗ lực để xác lập thể loại cho hệ thống văn bản đang 
đứng giữa lằn ranh nhòe mờ của truyền thuyết và truyện cười. Các văn bản này có 
những dấu vết của lịch sử như không gian xác định, thời gian xác định và đôi khi xuất 
hiện cả những nhân vật có thật trong lịch sử. Do vậy, người đọc hoàn toàn có thể truy 
nguyên nguồn gốc và phạm vi lưu truyền của văn bản. Tuy nhiên, câu chuyện được kể 
trong văn bản lại khó có thể minh định tính chính xác, tính “thật”. Hơn thế nữa, khác 
với truyền thuyết, các văn bản ấy đều ẩn chứa tính hài từ tình huống cho đến xây dựng 
nhân vật, điều đó kéo các văn bản đến gần với thể loại truyện cười hơn. Thế nên, 
nghiên cứu giai thoại là một hành trình cần được quan tâm và nhất thiết phải khẳng 
định những đặc điểm riêng của thể loại. 
 Đối với văn học dân gian Thừa Thiên Huế, hệ thống văn bản này lại sớm được 
các nhà nghiên cứu như Tôn Thất Bình, Triều Nguyên,< xếp riêng ở một thể loại: giai 
thoại. Tức là không mất quá nhiều thời gian để định danh thể loại cho văn bản giai 
thoại bởi những đặc điểm riêng biệt. 
 41 
Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế 
 Theo Tôn Thất Bình, giai thoại Thừa Thiên Huế gồm: giai thoại về mệ, giai thoại 
hò, giai thoại hát bội,< Trong bài báo này, chúng tôi chỉ tập trung vào một phần của 
giai thoại Thừa Thiên Huế, đó là: giai thoại hò, nghĩa là những văn bản giai thoại kể về 
các cuộc hò hoặc việc sử dụng hò (dân ca) như phương tiện giao tiếp. Và trong đó, 
bằng lý thuyết thi pháp học và các phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, tổng 
hợp, chúng tôi đi sâu khám phá hệ thống nhân vật hò trong giai thoại để có thể nhận 
diện những lớp người tham gia vào hò dân gian, tính cách và tâm tư, cảm xúc của họ. 
Qua đó, bài viết góp phần khẳng định sức hấp dẫn của không chỉ thể loại giai thoại mà 
cả thể loại dân ca trong văn học, văn hóa dân gian nói chung. 
 Đồng thời, để bài báo có thể phần nào khu biệt đặc trưng riêng của thể loại giai 
thoại, trước khi đi vào phần trọng tâm của tiểu luận, chúng tôi muốn nhấn mạnh điểm 
khác biệt của giai thoại hò so với các chủ đề khác của giai thoại: Thứ nhất, theo chúng 
tôi, giai thoại hò ngoài việc thuật lại một câu chuyện thú vị, nhân vật có cá tính, tài 
năng trong cuộc hò thì còn như là một hình thức lưu truyền môi trường diễn xướng 
của hò dân gian và định hướng cách thức giải mã nội dung văn bản hò. Trong văn bản, 
với sự xuất hiện của không gian, thời gian và tình huống, người đọc hoàn toàn có thể 
tự tái hiện không gian diễn xướng. Chính điều này sẽ hỗ trợ để người đọc có thể hiểu 
rõ hơn được nội dung của các câu hò; Thứ hai, cùng một vài văn bản liên quan, giai 
thoại hò còn góp phần lý giải cho người đọc quá trình hình thành các dị bản của dân 
ca. Đây chính là những điểm khác biệt của giai thoại hò với các công trình sưu tầm hệ 
thống văn bản dân ca một cách riêng biệt. Vì vậy, giai thoại hò không chỉ giữ vai trò 
làm phong phú, đa dạng cho thể loại giai thoại mà còn có sự tương tác tích cực đến 
một thể loại dân gian khác: hò dân gian (một trong những dạng của dân ca ở các địa 
phương như ví dặm Nghệ Tĩnh, hát xoan Phú Thọ, quan họ Bắc Ninh,<). Bởi lẽ giai 
thoại hò là nhóm giai thoại mà ngoài tình tiết câu chuyện thì những câu hò đối đáp giữ 
vai trò chủ đạo. 
 Nhân vật hò được các tác giả dân gian phản ánh trong giai thoại khá đa dạng. 
Họ không thuộc riêng một tầng lớp, giai cấp hay lứa tuổi nào trong xã hội mà nhân vật 
hò bao gồm tất cả những người tham gia vào cuộc hò. Đặc điểm nổi bật nhất của nhân 
vật hò đó chính là khả năng ứng biến và hoạt ngôn. Các nhân vật dùng tài hò của mình 
để đối đáp, giao lưu với nhau. 
2. NỘI DUNG 
 Khảo sát giai thoại hò Thừa Thiên Huế, chúng tôi chia hệ thống nhân vật hò 
thành hai loại, gồm: nhân vật hò không được định danh, nhân vật hò được định danh. 
Trong đó ... nào!”, cô gái lấy nghĩa đồng bào và tình yêu để nguyện quản 
việc nhà giúp anh: “Trai con Hồng cháu Lạc/ Gái cũng con Lạc cháu Hồng/ Giang sơn 
này gánh vác nào riêng?/ Anh xông pha giữa chốn trận tiền,/ Em ở nhà thay thế, cầm 
quyền cho anh!” [6, tr. 256]. Dẫu chỉ là nỗi niềm của chàng trai, cô gái nhưng những 
câu hò ẩn chứa tình yêu đất nước và sự đoàn kết một lòng của cả dân tộc trước cảnh kẻ 
thù hoành hành, xâm lược. 
 Ngoài ra, trong giai thoại Thừa Thiên Huế, nhân vật hò cũng xuất hiện cả quan 
lại như Con lươn, con lệch trơn lù lù. Ở đó, vị quan này “dốt nát nhưng giỏi luồn lỏi nên 
vẫn được thăng tiến” [6, tr. 237], nhân gặp cảnh người dân nghèo đi xin tiền, ông lộ rõ 
sự khinh miệt qua câu hò: “Con mèo, con chó có lông,/ Ai mà đối đặng thì ông cho 
tiền” [6, tr. 237]. Ông không thể ngờ rằng trong đám người ăn xin đó lại có kẻ không 
những đối được câu hò của ông mà còn đối rất chặt chẽ và còn có hình ảnh ám chỉ con 
người của ông: “Con lươn, con lẹch trơn lù lu!/ Ông ra đi có võng, có dù,/ Có lính xách 
ráp, có phu ôm giày...” [6, tr. 237]. Là văn bản hiếm hoi quan lại trực tiếp lộ diện, âm 
hưởng chủ đạo lại là phê phán và châm biếm. Tuy nhiên, sự góp mặt của nhân vật hò 
quan lại đã minh chứng cho sự phổ biến của hò trong cộng đồng, từ người dân lao 
động bình thường cho đến quan lại đều sử dụng hò như một hình thức giao tiếp. 
 Nhân vật tham gia hò hầu hết đều là người am hiểu về nghệ thuật hò, vốn từ 
phong phú và có cả sự nhanh nhạy trong ứng đối. Bởi lẽ các câu hò được đối đáp chặt 
chẽ, cân xứng cả về hình ảnh lẫn trường từ vựng. Giao tiếp bằng câu hò đã phản ánh 
sự yêu thích hò dân gian của người Huế, hò gần gũi, thân thiết như là hơi thở của họ. 
2.2. Nhân vật hò được định danh 
 Trên cơ sở khảo sát các văn bản giai thoại, theo chúng tôi, nhân vật hò được 
định danh gồm có hai nhóm nhỏ: nhân vật hò có tên riêng và nhân vật hò là nhân vật 
lịch sử. Giai thoại ghi nhận cả hai dạng nhân vật này đều có thật trong lịch sử, người 
đọc có thể lần tìm danh tính và cuộc đời của họ. Song chúng tôi dùng cụm từ “nhân 
vật lịch sử” để định danh cho hai con người được tác giả dân gian ghi chép cẩn thận, 
đó là: Ưng Bình Thúc Giạ Thị và Thảo Am Nguyễn Khoa Vi. Ưng Bình là một hoàng 
thân nhà Nguyễn, yêu thích hát bội, hò dân gian và thơ. Ông đã cùng với người bạn 
thơ nổi tiếng Nguyễn Khoa Vi và một số bạn bè khác lập ra Hương Bình thi xã. Hai 
ông đã có nhiều đóng góp cho văn chương xứ Huế. 
 Trước tiên, nhóm nhân vật hò có tên riêng, gồm anh Long, chị Quy, thầy Điệt, 
thầy Ân. 
 46 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 3 (2020) 
 Trong đó, anh Long và chị Quy là hai tay hò nổi tiếng, được giới thiệu rõ: “chị 
Quy người làng Cao Ban, anh Long người làng Thanh Phước, đều thuộc huyện Phong 
Điền” [6, tr. 264]. Trong cuộc hò ở làng Cao Xá và những cuộc hò giã gạo khác trong 
vùng, anh Long và chị Quy thường là cặp bạn hò với nhau. Nhất sơ hiệu kí gặp trung tam 
hiệu kí ghi lại đầy đủ cuộc hò của họ ở làng Cao Xá từ lời chào ban đầu cho đến khi anh 
chị tấn công nhau dồn dập bằng chữ nghĩa và kết thúc bởi những tiếng vỗ tay tán 
thưởng của bạn bè, người xem. Sự thông minh và kiến thức sâu rộng của anh Long, chị 
Quy được hé lộ dần theo từng câu hò, nhạy hiểu ý, cách chọn và dùng từ để đối đáp và 
lấn lướt đối phương, ví như: sự dụng lối nói lái “Bên thiếp tứ linh trung tam hiệu kí, 
thì chàng đây chính thiệt giao cốt hóa long,/ Thiếp quả là rùa thì cũng phải cong lưng 
cho hạc đậu, chứ cậy tài chi qua [qua chi – NTQH]” [6, tr. 262], “Thiếp với chàng đồng 
hàng trong bộ tứ linh,/ Chàng nhất sơ hiệu kí, thì thiếp cũng trung tam hiệu kí,/ cách 
nhau con số nhị chứ chẳng phải bao xa;/ Rứa mà chàng mồm loa mép giải, động cập 
đến mẹ cha;/ Buộc lòng thiếp đây phải nói lại: chứ mọng la [lạ mong - NTQH] chi chàng 
nờ” [6, tr. 262] hay dùng chữ nghĩa “Con ngựa ô uống hồ nước mả,/ Con gà cồ ăn cả 
vườn kê;/ Trai nam nhơn đối đặng, thiếp chịu về tay không” [6, tr. 263], “Con voi ăn 
trên đèo Phước Tượng,/ Con vịt ở dưới suối, áp nước thủy tinh; Trai nam nhơn đối 
đặng, sợ thiếp chẳng chung tình với anh” [6, tr. 263]. 
 Còn thầy Điệt cũng là người nổi danh giỏi ứng đối, trước sự trêu chọc của một 
cô gái về việc thầy bị rỗ “Rỗ sanh rỗ sít, rỗ rịt tám tầng,/ Ai thương chi rỗ, rỗ lần tới 
đây?” [6, tr. 265], thầy đã điềm nhiên đáp trả: “Em ơi, chớ thấy rỗ mà phiền,/ Một rỗ 
một tiền, cũng được một quan” [6, tr. 266]. Nghe câu chuyện “rỗ tiền” của thầy Điệt, 
chị Quý biết thầy muốn làm rể đất Cao Ban nên nhiều lần mượn câu hò và những món 
chơi thầy thích (cờ oi, cờ quân, bài kiệu) để trêu thầy: “Em bắt bộ tứ quý đỏ, bộ ba lát, 
êm đã quá êm,/ Người ngồi thứ hai vụ ra số bốn, em lại bắt thêm con tướng điều”, 
“Bên chàng hai hàng suốt triệt, bên thiếp cũng suốt triệt hai hàng,/ Thiếp thua chàng 
con rác, cho chàng ăn đi” [6, tr. 267]. Sau những lần không thể hò đáp, thầy Điệt vừa 
thấy chị Quy đã cất tiếng hò và đi ngay “Lần này hạc lại gặp quy/ Xin quy ở lại, hạc đi 
chầu trời!” [6, tr. 267], không để chị kịp lên tiếng. 
 Trong khi đó, thầy Ân lại là một người chủ hò tiệm ở chợ mới Lương Văn 
(thuộc huyện Hương Thủy, nơi thường tổ chức các cuộc chơi “bài tiệm”). Trong một 
lần thầy Ân ra lời hò để mọi người đoán tên quân bài trong bộ bài tới “Dưới gởi thơ 
lên, trên gởi thơ xuống,/ Đang ăn đang uống, bỏ đũa xem thơ;/ Hai hàng nước mắt 
chạm tờ,/ Duyên chàng nợ thiếp ai ngờ mà xa”, bác Thái ở Thần Phù lập luận đôi lứa 
yêu nhau mà mỗi người mỗi nơi nên mua vé quân Trường Hai. Thế nhưng, mở quân 
bài tiệm thì lại là quân Liễu (ý tình duyên đã kết thúc, đã hết tất cả rồi), bác giận mãi 
cho đến lúc nghe thầy Ân giải thích: “Bài tiệm mà bác! Tiệm là gần, là tạm, tàm tạm 
thôi. Nếu không vậy thì nhà cái “sập tiệm”, còn đâu cho bác chơi” [6, tr. 268], “Trúng 
thì như thi đậu, rủi có trật, cũng tựa việc mua chuyện hò (mà) ru con!” [6, tr. 268]. 
 47 
Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế 
 Hò đối đáp ở những nhân vật như một cuộc cạnh tranh khốc liệt để bộc lộ tài 
năng, cá tính của mỗi người hay một cuộc chơi vì sự tồn tại của nhà cái. Vì vậy, bên 
cạnh việc giúp nhận diện được cái tài và tính cách của những người tham gia cuộc hò 
rất rõ, giai thoại cũng hỗ trợ người đọc hiểu hơn về nội dung các câu hò. 
 Thứ hai, nhân vật hò là nhân vật lịch sử. Không ít giai thoại nói đến hai nhân 
vật nổi tiếng “gà” bài trong các cuộc hát hò: Ưng Bình Thúc Giạ Thị và Thảo Am 
Nguyễn Khoa Vi. Chỉ một đôi câu tự nói về mình, Ưng Bình cũng đã bộc bạch cặn kẽ 
sự yêu thích ông dành cho hò hát: “Vĩ Dạ thôn có lão vương tôn Thúc Giạ/ Ưng ca, ưng 
hát, ưng giã gạo hò khoan/ Ham vui điệu cỗ thi đàn/ Nghe câu tuyệt xướng muôn 
vàng cũng mua” [6, tr. 413]. Cả Ưng Bình Thúc Giạ Thị và Thảo Am Nguyễn Khoa Vi 
đều lấy hò làm thú vui. 
 Trong Câu hò về chén bánh canh Nam Phổ, Ưng Bình đã cho cô con gái là Hỷ 
Khương học thuộc lòng hai bài hò về bánh canh Nam Phổ. Hai bài hò ấy qua giọng hò 
của Hỷ Khương đã khiến trong đó chị bán bánh canh “lặng người trong giây lát vì 
được khách hàng tỏ lòng yêu quý” [6, tr. 274] và tấm tắc “Giá mọi người đều được 
nghe câu hò này, thì gánh bánh canh của chị chỉ một loáng là cạn nồi ngay” [6, tr. 275]: 
“Giả giọng hoàng oanh, kêu chị bánh canh Nam Phổ,/ Cho em biết tên biết họ, biết cửa 
ngõ, biết nhà;/ Biết thêm nẻo lại, đường qua,/ Em học nghề giáo bột, rải nhụy hoa tươi 
màu” [6, tr. 274], “Mời chị, mời anh chén bánh canh Nam Phổ,/ Xơi vô khỏe cổ, có chất 
bổ, có mùi hương;/ Lại thêm mát mẻ can trường,/ Sâm Cao Li cũng sút, rượu quỳnh 
tương cũng không bì” [6, tr. 274]. 
 Ưng Bình dân dã khi quan tâm đến chị bán bánh canh và tặng chị lời mời về 
món ngon được miêu tả tinh tế, ca ngợi hết lời, hay mủi lòng trước cảnh người vợ quê 
đi thăm nuôi chồng ở tòa khâm sứ (Cơm độc lập, nước tự do). Ưng Bình còn soạn lời hò 
tặng người bạn là nhạc sĩ, viện trưởng Nguyễn Hữu Ba để giúp Tì bà viện quảng bá 
trong Câu hò tặng Tì bà viện, sáng tác 12 lời hò để động viên nhân dân học chữ quốc ngữ 
trong Cổ động học chữ quốc ngữ hoặc gà bài cho các nghệ nhân hò trong những cuộc hò 
do thi xã Hương Bình tổ chức (Gà sẵn những lời “hò mồi”) 
 Trong số các giai thoại hò liên quan đến Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Ai là ai trong 
hai lời hò là văn bản giúp người đọc được biết về nhân vật phía sau đại từ “ai” trong hai 
bài hò nổi tiếng của ông. Thúc Giạ nói với cô con gái Hỷ Khương từ “ai” trong bài 
“Chiều chiều trước bến Văn Lâu,/ Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,/ Ai thương, ai cảm, ai 
nhớ, ai trông,< Thuyền ai thấp thoáng bên sông,/ Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước 
non” chính là từ sự kiện “có tin vua Duy Tân thường giả dạng thường dân ra ngồi câu 
cá ở Phu Văn Lâu, chờ gặp Trần Cao Vân để mật bàn chuyện quốc sự” [6, tr. 277]. Ông 
còn dùng đại từ phiếm chỉ này để ngầm chỉ Đào Duy Từ trong lời hò “Khi trông lên đò 
Trạm,/ Khi ngó xuống lũy Thầy; Đố ai có biết dạ này thương ai?” [6, tr. 277]. Giai thoại 
Ai là ai trong hai lời hò chính là gợi ý để tường giải văn bản hò từ chính người sáng tác. 
 48 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 3 (2020) 
 Những giai thoại về Thảo Am Nguyễn Khoa Vi, phần lớn cho thấy tình bạn đẹp 
của ông và Ưng Bình như một bài thơ tâm đầu ý hợp được góp nên từ tám câu thơ của 
hai ông (Hai nhà thơ, một lời hò) hay Nguyễn Khoa Vi viết văn tế sống và tặng Ưng Bình 
câu đối nhân tuổi 75 của ông (Văn tế sống Ưng Bình). Đặc, biệt, đôi bạn trong Thiếu tình 
yêu, thiếu tiền tiêu đi mượn tiền để giúp một tình nhân cũ thời trai trẻ của Ưng Bình lúc 
túng bấn, trên đường đến Nhà xuất bản Tân văn hóa, Thảo Am ứng khẩu: “Qua gặp 
em buổi mai, em nói thiếu tình yêu,/ Lại gặp em buổi chiều, em nói thiếu tiền tiêu;/ 
Ngày xuân em hãy còn nhiều,/ Biết bao nhiêu là buổi mai chiều nữa em ơi” [6, tr. 282]. 
Câu chuyện về cô gái nọ và lời hò mái đẩy “tức cảnh” của Thảo Am đã được mọi 
người tán thưởng và ứng 30 đồng cho hai ông. 
 Ngoài ra, thời gian cầm trịnh ở Hương Bình thi xã, Thảo Am cũng nổi tiếng 
“thầy gà” cho các phe nam nữ trong các buổi thi hò giã gạo. Trong Chữ ông có cái quéo, 
buổi thi đó có một vị quan lớn khét tiếng về sự nhanh chóng giàu sang, ông ta đặt 
thêm giải thưởng nên không khí hò càng trở nên sôi nổi. Thảo Am vừa thầy gà cho bên 
nữ rồi lúc sau lại gà bài cho bên nam nên cả 2 lời hò của nam nữ lúc ấy đều là của ông: 
“Anh ơi anh, tiếng đồn anh hay chữ,/ Em xin hỏi thử cho thông:/ Thánh hiền xưa đặt 
chữ công,/ Tại sao có cái quéo trong lòng làm chi?’ [6, tr. 280], “Em ơi em, thánh hiền 
xưa đạt chữ công/ Trong lòng có cái quéo/ Đó là nơi lắt léo, khôn khéo của thánh hiền/ 
Phải cho có kinh nghiệm em hiểu liền chữ công” [6, tr. 424]. Lời đối đáp này ngoài vẻ 
hài hước đố về chữ, ẩn giấy bên trong sự châm biếm thói luồn lách, khôn khéo để 
thăng quan tiến chức của quan lớn. Hay giai thoại Cấm và cứ, cảm tấm chân tình của 
người bạn Quỳ Ưu, đạp xe bảy tám cây số, đến thăm nhà dù thời điểm đó sinh hoạt 
của thi xã phải ngừng, thi hữu ít lui tới do phong trào “chống Cộng, tố Cộng” của Ngô 
Đình Diệm, Thảo Am sáng tác lời hò: “Cấm/ Cấm ăn, cấm nói, cấm hỏi, cấm chào,/ 
Cấm người qua lại xôn xao; Mở miệng cười thì ngậm lại, nước mắt trào thì nuốt đi/ Cứ/ 
Cứ lui, cứ tới, cứ đợi, cứ chờ,/ Cứ bền lòng giữ dạ tóc tơ;/ Con dã tràng xe cát, có bao 
giờ kể công?” [6, tr. 281-282]. Những giai thoại này cho thấy Thảo Am vừa giỏi ứng 
đối, vừa là người trọng tình nghĩa. Ông còn là người không coi trọng chức tước, điều 
này phản ánh khá cụ thể trong câu hò ông tặng mệ Bảo Hiền (cháu nội vua Thành 
Thái): “Sắn khoai lắm lúc giúp kẻ đói;/ Thị Hường mấy thuở đỡ ai no!” [6, tr. 281] bởi 
mệ con cháu hoàng tộc nhưng vẫn chịu khó trồng trọt để tự lo đời sống của gia đình. 
 Tính cách của hai nhân vật được giai thoại khắc họa rõ nhất là sự hài hước, yêu 
đời và yêu thích hò hát. Những sáng tác của Ưng Bình và Thảo Am dẫu có châm biếm 
quan lại hay nhân tình thế thái thì cũng rất nhẹ nhàng, khéo léo. 
3. KẾT LUẬN 
 Giai thoại hò Thừa Thiên Huế, ngoài việc tái dựng môi trường diễn xướng của 
hò dân gian, hỗ trợ giải mã các văn bản hò, đã chỉ ra sự phong phú trong thành phần 
 49 
Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế 
cá nhân tham gia các cuộc hò hoặc sử dụng lời hò, cũng như khắc họa tính cách, cá tính 
của những nhân vật đó. Với những tình huống được giai thoại kể lại, nhân vật tự bộc 
lộ qua mỗi lời hò được họ sáng tác bởi đó không phải đơn thuần là lời hò độc lập mà là 
phương tiện để giao tiếp. Họ thông minh, nhanh nhạy trong ứng đối, có vốn từ đa 
dạng, kiến thức nền về văn hóa, đời sống vững vàng. Do vậy, nhân vật hò trong giai 
thoại hò Thừa Thiên Huế vừa có nét riêng vừa ổn định đặc điểm chung của giai thoại 
Việt Nam. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Tôn Thất Bình (1998), Tổng tập văn học dân gian Thừa Thiên Huế, NXB Văn hóa dân tộc, Hà 
 Nội. 
 [2]. Tôn Thất Bình (2004), Nụ cười xứ Huế, NXB Thuận Hóa, Huế. 
 [3]. Lê Văn Chưởng (2010), Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế, NXB Trẻ, TP Hồ Chí 
 Minh. 
 [4]. Bùi Minh Đức (2004), Từ điển tiếng Huế, NXB Văn học, TP Hồ Chí Minh. 
 [5]. Nguyễn Thị Bích Hà (2013), Giai thoại – Một thể loại văn học dân gian, 
 [6]. Triều Nguyên (2010), Tổng tập văn học dân gian xứ Huế, tập 2, NXB Đại học Quốc gia, Hà 
 Nội. 
 MINSTREL CHARACTER IN THE ANECDOTE OF THUA THIEN HUE 
 Nguyen Thi Quynh Huong 
 Faculty of Literature and Linguistics, University of Sciences, Hue University 
 Email: qhuong08@gmail.com 
 ABSTRACT 
 Minstrel character in Thua Thien Hue anecdote are quite diverse, not belonging to 
 any particular class, gender, but including all of the participants in the Hue’s 
 eisteddfod, using lyrics of folk-songs to communicate. In this paper, we split the 
 minstrel characters into two categories, includingunidentified minstrel characters, 
 identified minstrel characters (minstrel with personal names and minstrel are 
 historical figures). They have common characteristics that are intelligent, capable 
 of improvisation and rich vocabulary. The system of minstrel characters is also a 
 50 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 3 (2020) 
 testament to the popularity of the folk-songs genre in Hue people's life in 
 particular and Vietnamese people in general. 
 Keywords: Anecdote, Character, Minstrel, Thua Thien Hue. 
 Nguyễn Thị Quỳnh Hương sinh ngày 18/10/1982 tại Thành phố Huế. 
 Năm 2004, bà tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Văn học tại Trường Đại 
 học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2009, bà tốt nghiệp thạc sĩ chuyên 
 ngành Văn học Việt Nam tại Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2017, 
 bà bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam tại Trường Đại 
 học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2008 đến nay, bà giảng dạy tại 
 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học dân gian, Văn học Việt Nam 
 51 
Nhân vật hò trong giai thoại Thừa Thiên Huế 
 52 

File đính kèm:

  • pdfnhan_vat_ho_trong_giai_thoai_thua_thien_hue.pdf