Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (KBT Vân Long) bao gồm nhiều loại hệ

sinh thái, trong đó hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước là quan trọng nhất.

Ngoài bảo tồn được tính nguyên vẹn, nơi đây còn có giá trị cao về đa dạng sinh học, là nơi có điều

kiện thích hợp cho các loài động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển. Sự tham gia của cộng đồng

là một giải pháp quan trọng và mang ý nghĩa tích cực trong quản lý và bảo vệ các khu bảo tồn, những

nơi cộng đồng có nhận thức và tham gia vào công tác bảo tồn thì tính đa dạng sinh học được duy trì

và bảo vệ tốt. Qua khảo sát thực tế tại vùng lõi KBT Vân Long cho thấy, cộng đồng đã có sự nhận

thức về vai trò của rừng và đa dạng sinh học, đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa

dạng sinh học theo một số hình thức nhất định. Bài báo phân tích và đưa ra một số khuyến nghị giải

pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ rừng và đa dạng sinh học khu vực

này.

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình trang 1

Trang 1

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình trang 2

Trang 2

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình trang 3

Trang 3

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình trang 4

Trang 4

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình trang 5

Trang 5

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình trang 6

Trang 6

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình trang 7

Trang 7

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 12760
Bạn đang xem tài liệu "Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình
35 
NHẬN THỨC VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ 
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 
ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG, NINH BÌNH 
CAO THỊ THANH NGA, 
NGUYỄN THỊ HUYỀN THU, NGUYỄN THỊ NGỌC 
Tóm tắt: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (KBT Vân Long) bao gồm nhiều loại hệ 
sinh thái, trong đó hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước là quan trọng nhất. 
Ngoài bảo tồn được tính nguyên vẹn, nơi đây còn có giá trị cao về đa dạng sinh học, là nơi có điều 
kiện thích hợp cho các loài động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển. Sự tham gia của cộng đồng 
là một giải pháp quan trọng và mang ý nghĩa tích cực trong quản lý và bảo vệ các khu bảo tồn, những 
nơi cộng đồng có nhận thức và tham gia vào công tác bảo tồn thì tính đa dạng sinh học được duy trì 
và bảo vệ tốt. Qua khảo sát thực tế tại vùng lõi KBT Vân Long cho thấy, cộng đồng đã có sự nhận 
thức về vai trò của rừng và đa dạng sinh học, đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa 
dạng sinh học theo một số hình thức nhất định. Bài báo phân tích và đưa ra một số khuyến nghị giải 
pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ rừng và đa dạng sinh học khu vực 
này. 
Từ khóa: đa dạng sinh học, Vân Long, bảo tồn, vai trò cộng đồng 
AWARENESS AND PARTICIPATION OF THE LOCAL COMMUNITY 
INBIODIVERSITY CONSERVATION IN VAN LONG WETLAND NATURE RESERVE, 
NINH BINH PROVINCE 
Abstract: Vân Long Wetland Nature Reserve (Vân Long NR) in Ninh Bình province has several types 
of ecosystems, of which limestone forest ecosystems and wetland ecosystems are the most important. 
In addition to the well-preserved integrity of this region, it also maintains a high level of biodiversity 
and is a place with favorable conditions for wild animals to thrive. Community participation plays an 
important role in the management and protection of protected areas. Lessons from real practices and 
experiences have showed that, where the local community has good awareness and participation in 
conservation, biodiversity is well maintained and protected. Through surveys undertaken in the core 
area of Van Long NR, the local community was found to have good awareness of the role of forests 
and biodiversity and in several ways the community actively participated in forest protection and 
biodiversity conservation activities. This article analyzes solutions and provides recommendations to 
enhance community participation in forest protection and biodiversity in this area. 
Keywords: biodiversity, Van Long, conservation, the role of community 
1. Đặt vấn đề 
Đa dạng sinh học (ĐDSH) đóng vai trò quan 
trọng trong phát triển kinh tế cũng như bảo vệ 
môi trường. Bên cạnh các chức năng sinh thái 
thì ĐDSH còn có giá trị kinh tế rất lớn. Theo tính 
toán của các nhà khoa học thì hơn 40% nền kinh 
tế và 80% nhu cầu của người nghèo trên thế giới 
phụ thuộc vào ĐDSH [4]. Vì vậy, bảo tồn ĐDSH 
là việc làm quan trọng và cần thiết. Giải pháp 
bảo tồn dựa vào cộng đồng là một giải pháp hiệu 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
36 
quả và mang lại nhiều lợi ích. Thực tế hoạt động 
của các vườn quốc gia cũng như các khu bảo tồn 
cho thấy ở đâu người dân có nhận thức và tham 
gia vào công tác bảo tồn thì ở đó tính ĐDSH 
được duy trì và bảo vệ. 
KBT Vân Long được tỉnh Ninh Bình thành 
lập năm 2001 với tổng diện tích 2.736 ha. Đây 
là khu vực bảo tồn quan trọng với vùng đất ngập 
nước chiếm một phần tư tổng diện tích, cung cấp 
các dịch vụ hệ sinh thái (HST) quan trọng cho 
cộng đồng dân cư xung quanh, bao gồm cả 
nguồn lợi thủy sản và nông nghiệp, chức năng 
điều tiết nước, danh lam thắng cảnh để phát triển 
du lịch sinh thái. Đặc biệt, nơi đây có tính ĐDSH 
cao với 1.194 loài động thực vật sinh sống. 
Trong đó có 15 loài thực vật và 12 loài động vật 
nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Gỗ nghiến, 
lim xẹt và voọc mông trắng là ba loài đặc hữu 
của Việt Nam được ghi nhận ở khu vực này. Với 
những giá trị sinh thái quan trọng cùng tính độc 
đáo của ĐDSH, năm 2019 KBT Vân Long được 
công nhận là Khu Ramsar (khu đất ngập nước 
có tầm quan trọng quốc tế) thứ 2360 của thế giới 
và là khu thứ 9 của Việt Nam. 
Hiệu quả của các mô hình cộng đồng tham 
gia bảo tồn ĐDSH và đất ngập nước đã được 
thực tế chứng minh. Điều này thể hiện vai trò 
quan trọng của cộng đồng trong việc bảo vệ, duy 
trì và phát triển những giá trị sinh thái của các 
khu bảo tồn đất ngập nước. Trong Nghị định 
66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 về bảo tồn và 
sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cũng 
khẳng định phải “Tăng cường vai trò, sự tham 
gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung 
quanh vùng đất ngập nước”. 
Nhận thức được điều này, chính quyền các 
cấp và Ban quản lý (BQL) KBT Vân Long đã 
triển khai nhiều hoạt động để thúc đẩy sự tham 
gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn ĐDSH. 
Bài viết này tập trung vào nghiên cứu nhận thức 
và sự tham gia của cộng đồng vào bảo tồn 
ĐDSH, t ...  nhận được 722 loài 
thực vật thuộc 476 chi 163 họ (Bảng 2). Trong 
đó, thực vật ngành Hạt kín (ngành Ngọc lan) giữ 
vai trò quan trọng nhất trong hệ thực vật với 659 
loài, chiếm 91,2% tổng số loài. Thực vật cung 
cấp gỗ, củi cho người dân trong vùng. Bên cạnh 
đó, giá trị của thực vật có thể dùng làm thuốc 
chữa bệnh (411 loài). Đặc biệt, trong tổng số 722 
loài, có 15 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam 
năm 2007, trong đó có 3 loài thuộc mức nguy 
cấp Endangered (E), 11 loài thuộc mức sẽ nguy 
cấp Vulnerable (V) và 1 loài thuộc mức ít nguy 
cấp (LR). 
Bảng 2. Thành phần thực vật của KBT Vân Long 
STT Các nhóm thực vật Số họ Số chi Số loài 
1 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta Angiospermae) 137 463 659 
2 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 19 6 51 
3 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 3 3 5 
4 Ngành Thông (Pinophyta Gymnospermae) 2 2 5 
5 Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 
6 Ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1 
 Tổng số 163 476 722 
Nguồn: BQL rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long (2020) 
Có thể thấy, KBT Vân Long có giá trị ĐDSH 
cao, với nhiều kiểu HST và các loài động thực 
vật đặc hữu, quan trọng. ĐDSH cung cấp nhiều 
giá trị sinh thái cho con người như sản xuất nông 
nghiệp, điều tiết nước, cảnh quan thiên nhiên và 
giá trị du lịch khám phá cho du khách. 
3.2. Hiện trạng sinh kế cộng đồng trong 
KBT Vân Long 
Theo khảo sát, có 86/87 hộ (chiếm tỉ lệ 98,9% 
tổng số hộ phỏng vấn) thuộc vùng lõi KBT Vân 
Long có sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào rừng và 
khu bảo tồn. Do vậy, cải thiện sinh kế cho người 
dân và cộng đồng gắn với bảo vệ rừng là một 
trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ 
và phát triển rừng. Đây là giải pháp “khôn 
ngoan” để đạt được trạng thái cân bằng giữa 
cuộc sống của người dân với việc bảo vệ rừng; 
Các sinh kế bao gồm: 
- Khai thác sản phẩm trong khu bảo tồn 
Cộng đồng có thể khai thác gỗ, củi và các lâm 
sản khác, chăn thả gia súc ở các bãi cỏ trong 
KBT để phát triển chăn nuôi, góp phần phát triển 
sinh kế (Bảng 3). 
Cao Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Huyền Thu, Nguyễn Thị Ngọc - Nhận thức và sự tham gia  
39 
Bảng 3. Một số sản phẩm được khai thác trước khi thành lập KBT Vân Long 
STT Các hoạt động Tỉ lệ % so với tổng số người được hỏi 
1 Khai thác gỗ, củi đun 36,3 
2 Khai thác gỗ để bán 7,5 
3 Săn, bắn động vật rừng 3,8 
4 Chăn thả gia súc 25 
5 Thu hái các lâm sản ngoài gỗ 7,5 
6 Khai thác đá xây dựng 2,5 
7 Khai thác cây cảnh 5 
8 Khai thác thủy sản trong đầm 6,3 
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm tác giả, 2021 
Có thể thấy, hoạt động khai thác gỗ, củi của 
người dân diễn ra nhiều nhất với tỉ lệ 36,3%; tiếp 
đến là hoạt động chăn thả gia súc; khai thác gỗ 
và các lâm sản ngoài gỗ và hoạt động khai thác 
đá xây dựng có tỉ lệ thấp nhất (2,5%). Các hoạt 
động này đã góp phần ổn định kinh tế của các 
hộ gia đình sống xung quanh KBT. 
Những hoạt động và các sản phẩm khai thác 
được người dân thực hiện theo đúng các qui định 
của pháp luật. Trong năm 2020, cán bộ của BQL 
rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long đã phối hợp 
tốt với lực lượng kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm 
liên huyện Hoa Lư - Gia Viễn, Ban lâm nghiệp 
các xã và hộ nhận khoán bảo vệ rừng thường 
xuyên tuần tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời 
những hành vi vi phạm xảy ra trong hai khu rừng 
đặc dụng. Vì vậy, trong năm 2020 không xảy ra 
tình trạng vi phạm, khai thác trái phép rừng đặc 
dụng [2]. 
- Nhận khoán trông coi, bảo vệ rừng 
Kể từ khi thành lập KBT Vân Long, cộng 
đồng ở đây đã được tham gia nhận khoán bảo vệ 
rừng. Số liệu điều tra cho thấy, có 21 hộ gia đình 
(chiếm 24,1%) tổng số hộ điều tra có nhận 
khoán bảo vệ rừng. Năm 2020, tổng số tiền các 
hộ nhận được khi tham gia nhận khoán trông coi 
bảo vệ rừng là 49 triệu đồng. Hoạt động này 
không chỉ góp phần vào công tác bảo vệ rừng và 
ĐDSH mà còn góp phần cải thiện thu nhập cho 
người dân. 
Tuy nhiên, đơn giá nhận khoán bảo vệ rừng 
tại Ninh Bình hiện đang ở mức thấp so với mặt 
bằng chung của cả nước. Theo Quyết định số 
38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ 
tướng Chính phủ thì mức khoán quản lý bảo vệ 
rừng bình quân 300.000 đồng/ha/năm (mức cụ 
thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định). Tại 
KBT Vân Long cũng như toàn tỉnh Ninh Bình, 
đơn giá nhận khoán bảo vệ rừng là 
100.000đ/ha/năm. Điều này, phần nào làm hạn 
chế sự tham gia của cộng đồng địa phương với 
nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng. 
Hàng năm, Ban quản lý KBT kết hợp với lực 
lượng kiểm lâm địa phương và chính quyền xã 
nghiệm thu tình trạng rừng được bảo vệ. Sau đó 
căn cứ vào tình trạng rừng, khả năng và nhu cầu 
của các hộ để kí tiếp hợp đồng nhận khoán trông 
coi, bảo vệ rừng. 
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp 
Trước khi thành lập KBT người dân đã vào 
vùng lõi sinh sống theo chương trình khuyến 
khích định cư của nhà nước. Tuy nhiên, lúc đó 
đời sống của người dân rất khó khăn, sinh kế 
không ổn định. Từ khi thành lập KBT (năm 
2001) rừng được bảo vệ tốt hơn. Nhờ đó mà 
nguồn nước được điều tiết và duy trì ổn định, tạo 
điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất nông 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
40 
nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy có 91,9% số 
người được hỏi cho biết hoạt động sản xuất và 
thu nhập của họ ổn định và nâng cao do có được 
nguồn nước ổn định để phục vụ sản xuất. 
Thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp 
khoảng 106,2 triệu đồng/hộ/năm. Loại cây trồng 
chủ yếu là canh tác lúa nước, cây ăn quả như 
bưởi, cam, đào... mang lại thu nhập trung bình 
khoảng 35,6 triệu đồng/hộ/năm. Những loại vật 
nuôi chính được người dân lựa chọn cho sinh kế 
là lợn, bò, dê, gia cầm, cá giống... Thu nhập từ 
chăn nuôi khoảng 70,6 triệu đồng/năm (gần gấp 
đôi so với trồng trọt). “Trước khi thành lập Khu 
bảo tồn thì nguồn nước không có, chặt phá rừng 
nhiều nên cạn kiệt nguồn nước. Sau khi thành 
lập KBT thì cây rừng được trồng lại, giúp giữ 
nước. Cuộc sống người dân chúng tôi đã thay 
đổi rất nhiều. Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi 
phát triển và mang lại thu nhập cao” (PVS ông 
N.Q.V - trưởng thôn Đồi Ngô, xã Gia Hòa, 
huyện Gia Viễn). 
- Hoạt động du lịch 
Với những ưu đãi được thiên nhiên ban tặng, 
hệ thống núi đá vôi được bao bọc xung quanh 
bởi các sông hồ, cùng với sự đa dạng của HST 
đất ngập nước, du lịch sinh thái đã và đang phát 
triển tại KBT Vân Long. Đây là loại hình du lịch 
dựa vào thiên nhiên và văn hóa địa phương, phù 
hợp với điều kiện tại địa phương. Hiện nay, có 
4 tuyến tham quan du lịch đã được tổ chức phục 
vụ du khách: 
- Tuyến 1 đi thuyền: từ bến du lịch Vân Long 
tới hang Vồng, rồi tiếp tục đi thuyền dọc dãy núi 
Đồng Quyển lần lượt qua cửa Đồng Thày, hang 
Bóng, Kẽm Trăm tới Đập Mới rồi quay lại. 
- Tuyến 2 đi thuyền: từ bến du lịch Vân Long 
tới chùa Bái Vọng, rồi tiếp tục đi thuyền dọc dãy 
núi Mèo Cào lần lượt qua hang Bà Nghiệp, 
Vườn Thị tới hang Cá rồi quay lại. 
- Tuyến 3 đi bộ: từ bến du lịch Vân Long, 
theo bờ đê đến Đầm Cút thăm chùa Thanh Sơn 
Tự. Rời chùa tới thôn Cọt (xã Gia Hưng) thăm 
vườn cây ăn trái, theo đường mòn lên núi qua 
đền Thung Lá rồi vào thăm khu rừng trong 
Thung Quèn Cả. 
- Tuyến 4 đi thuyền: từ bến du lịch Vân Long, 
đi dọc dãy núi Đồng Quyển để quan sát đàn 
Voọc mông trắng (có thể quan sát được đàn 
Voọc mông trắng vào sáng sớm và hoàng hôn). 
Người dân tham gia vào hoạt động du lịch sẽ 
chịu trách nhiệm hướng dẫn tại chỗ và đưa 
khách đi tham quan, cung cấp dịch vụ lưu trú và 
tổ chức các hoạt động cho du khách. Nhờ vậy, 
các hoạt động du lịch sinh thái đã tạo việc làm 
cho một bộ phận lực lượng lao động của địa 
phương, cải thiện sinh kế và mang lại thu nhập 
cho người dân. 
3.3. Nhận thức và sự tham gia của cộng 
đồng về bảo tồn đa dạng sinh học 
3.3.1. Nhận thức của cộng đồng về bảo tồn 
đa dạng sinh học 
Người dân địa phương đã có nhận thức tương 
đối đầy đủ về bảo tồn ĐDSH. Theo kết quả 
phỏng vấn, có 53/87 hộ (chiếm tỉ lệ 60,9% số hộ 
được hỏi) cho biết, ĐDSH được hiểu là tất cả 
các loài sinh vật, bao gồm các cây, con trong 
KBT. Họ cũng khẳng định ĐDSH đóng vai trò 
rất quan trọng. Từ đó, họ cho rằng có nhiều hoạt 
động của con người làm ảnh hưởng đến rừng và 
ĐDSH (Bảng 4). 
Kết quả này cũng phù hợp với nhận định 
“Bây giờ nhận thức của người dân về bảo tồn 
ĐDSH đã nâng cao lên nhiều. Nhờ hiểu biết và 
nhận thức của cộng đồng khá tốt nên người dân 
tham gia rất nhiệt tình vào các hoạt động bảo 
tồn ĐDSH ở KBT Vân Long” (PVS ông M.V.Q, 
Giám đốc KBT rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân 
Long). 
Cao Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Huyền Thu, Nguyễn Thị Ngọc - Nhận thức và sự tham gia  
41 
Bảng 4. Nhận thức của cộng đồng về các mối nguy hại đến rừng và ĐDSH 
STT Các hoạt động Số người Tỉ lệ (%) 
1 Khai thác gỗ 84 96,6 
2 Đốt rừng 84 96,6 
3 Canh tác, đốt rừng làm rẫy 75 86,2 
4 Săn bắn 75 86,2 
5 Khai thác các loại lâm sản khác 72 82,8 
6 Nhặt củi 33 37,9 
7 Cháy rừng 72 82,8 
8 Xả rác bừa bãi 66 75,9 
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm tác giả, 2021 
3.3.2. Một số hình thức tham gia của cộng 
đồng trong bảo vệ rừng và đa dạng sinh học 
- Nhận khoán bảo vệ rừng 
Các hộ dân sống trong vùng lõi của KBT Vân 
Long đã tham gia nhận khoán bảo vệ rừng theo 
các diện tích khác nhau. Trong đó, diện tích 
nhận khoán lớn nhất là 30 ha và thấp nhất là 10 
ha. Từ năm 2015 - 2019, nhờ tài trợ của một số 
tổ chức nước ngoài, 20 người dân được trang bị 
máy recoder để ghi lại hành trình tuần tra, giám 
sát rừng và những phát hiện về loài động, thực 
vật trong khu vực rừng họ nhận khoán. Hợp 
đồng nhận khoán bảo vệ rừng được kí theo từng 
năm dựa trên kết quả và nhu cầu của từng hộ gia 
đình. 
- Tuần tra bảo vệ rừng 
BQL KBT Vân Long phối hợp với chính 
quyền các xã nằm trong KBT thành lập các tổ 
bảo vệ rừng ở các thôn (mỗi thôn có 1 tổ, mỗi tổ 
2 người tiến hành tuần tra mỗi tháng một lần). 
Khi phát hiện các vụ vi phạm, các tổ báo cho 
BQL để tiến hành xử lý. Bên cạnh đó, qua điều 
tra các hộ dân, có tới 56/87 hộ (chiếm tỉ lệ 64,4% 
số hộ được hỏi) cho biết, họ thường xuyên tham 
gia và phối hợp với BQL trong các hoạt động 
bảo vệ rừng. Nhờ vậy mà “việc bảo tồn ĐDSH 
ở đây có được nhiều thành quả, nhờ người dân 
báo tin về các vi phạm nên KBT được bảo vệ 
nghiêm, hai năm qua chưa để xảy ra vụ chặt phá 
rừng nghiêm trọng nào” (PVS ông N.V.L, cán 
bộ Khu bảo tồn rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân 
Long). 
- Sự tham gia của người dân vào công tác 
phòng chống cháy rừng 
Các tổ bảo vệ rừng ở các thôn cũng chính là 
lực lượng xung kích phòng chống cháy rừng của 
thôn, huy động toàn bộ người dân tham gia chữa 
cháy khi có cháy rừng xảy ra. Tổ bảo vệ rừng và 
các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức trực 
24/24h trong các ngày có báo động ở các khu 
vực có nguy cơ cao và những khu vực trọng 
điểm cháy rừng. Với sự tham gia của cộng đồng 
trong phòng chống cháy rừng, số vụ cháy rừng 
trong KBT giảm rõ rệt, từ năm 2018 đến nay 
không xảy ra vụ cháy rừng nào. 
4. Kết luận và kiến nghị 
Cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn 
ĐDSH là biện pháp quan trọng, có ý nghĩa về 
mặt kinh tế, xã hội và phù hợp với tập quán sinh 
hoạt, sản xuất của địa phương. Trước khi thành 
lập KBT Vân Long, các hoạt động khai thác 
nông lâm sản, săn bắt động vật diễn ra thường 
xuyên. Từ khi thành lập KBT thì công tác bảo 
vệ rừng và ĐDSH có sự tiến bộ, chất lượng rừng 
ngày càng được nâng cao, cơ cấu thu nhập của 
người dân thay đổi so với trước khi giao rừng. 
Nhận thức của người dân về vai trò của rừng và 
ĐDSH cũng có sự thay đổi theo hướng có lợi 
cho việc quản lý, bảo vệ. 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
42 
Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng trong 
bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH hiện nay vẫn còn 
nhiều hạn chế. Mức chi trả cho hoạt động khoán 
quản lý bảo vệ rừng còn quá thấp; định mức cho 
trồng rừng, chăm sóc rừng cũng còn rất thấp; 
người dân địa phương vẫn chưa thực sự hiểu rõ 
được vai trò và sự tham gia của mình trong từng 
khâu của quá trình quản lý... Do vậy, một số kiến 
nghị được đưa ra nhằm tăng cường sự tham gia 
của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng và 
ĐDSH như sau: 
- Các hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng 
cần được xem xét lại trên cơ sở có sự tham gia 
của người dân địa phương, phối hợp với BQL 
rừng để đạt được sự đồng thuận trong các điều 
khoản nội dung quản lý bảo vệ cũng như trách 
nhiệm, quyền lợi của các bên nhận khoán, giao 
khoán và thời gian của hợp đồng. Việc khen 
thưởng kịp thời các nhóm hộ tích cực trong công 
tác quản lý bảo vệ rừng cũng là một động lực 
không thể thiếu trong công tác giao khoán này. 
- Nâng giá giao khoán, bảo vệ rừng cho người 
dân để họ yên tâm bảo vệ rừng. Đơn giá đang 
thực hiện hiện nay là quá thấp so với qui định. 
Ngoài ra, cần nghiên cứu đưa ra hướng dẫn 
những sản phẩm người dân được hưởng lợi khi 
nhận giao khoán bảo vệ rừng. Điều này sẽ thúc 
đẩy họ tham gia nhận khoán, góp phần vào công 
tác bảo tồn ĐDSH. 
- Duy trì các hoạt động tuyên truyền về tầm 
quan trọng của ĐDSH và những lợi ích có được 
khi bảo vệ tốt tài nguyên rừng và ĐDSH. Người 
dân ở đây đã có ý thức tốt thì phải duy trì những 
hoạt động để nâng cao hơn nữa sự hiểu biết và 
tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn. 
Bài viết này là một phần kết quả của đề tài cấp cơ sở: Sự tham gia của cộng đồng trong công tác 
bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình” do 
Viện Địa lí nhân văn chủ trì, ThS. Cao Thị Thanh Nga làm chủ nhiệm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Quản lý rừng đặc dung Hoa Lư - Vân Long (2020), Thuyết minh thiết kế dự toán công trình lâm sinh (Hạng mục 
thiết kế bảo vệ rừng đặc dụng). 
2. Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long (2020), Báo cáo Kết quả công tác năm 2020, phương hướng, nhiệm 
vụ công tác năm 2021. 
3. Ban Quản lý Khu bảo tồn rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long (2020), Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân 
Long, Tài liệu nội bộ. 
4. Lê Văn Khoa (2014), Cần khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ đa dạng sinh học, Tạp chí Môi trường, số 11/2014. 
5. Nghị định 66/2019/CP-NĐ ngày 29 tháng 7 năm 2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước. 
6. Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính 
sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm 
nghiệp. 
7. IPCC (2007), Climate Change 2007: Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II and III to the Fourth 
Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change [Core Writing Team, Pachauri, R.K and 
Reisinger, A. (eds.)], IPCC, Geneva, Switzerland. 
Thông tin tác giả: 
Cao Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Huyền Thu, Nguyễn Thị Ngọc 
 - Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 
Địa chỉ: Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội 
Email: caothithanhnga@gmail.com 
Nhật ký tòa soạn 
Ngày nhận bài: 08-04-2021 
Biên tập: 05-2021 

File đính kèm:

  • pdfnhan_thuc_va_su_tham_gia_cua_cong_dong_ve_bao_ton_da_dang_si.pdf