Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân

Tổng quan: Hamartoma lách là một dạng tổn thương lành tính hiếm gặp, lần đầu tiên được mô tả bởi

Rokitansky vào năm 1861, với tỉ lệ 3/200.000 trường hợp phẫu thuật cắt lách. Mặc dù hamartoma lách được tìm

thấy ở mọi lứa tuổi, nhưng nó được tìm thấy chủ yếu ở người lớn tuổi. Hamartoma lách thường không có triệu

chứng rõ rệt và được xác định một cách tình cờ thông qua khám nghiệm tử thi, nghiên cứu phóng xạ, phẫu thuật

của bệnh Hodgkin.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Case report: Mô tả trường hợp bệnh. Tại bệnh viện Bình Dân

TPHCM.

Kết quả: Một bệnh nhân nam, 50 tuổi, có triệu chứng là đau thượng vị hơn 1 tháng. Khám thực thể, bệnh

nhân không sốt, không sụt cân, các dấu hiệu khác bình thường, khám bụng ấn đau nhẹ thượng vị. Kết quả kiểm

tra cận lâm sàng: số lượng tiểu cầu giảm nhiều: 4,88 x 104/mm3. Số lượng hồng cầu, Hct, Hb, tổng lượng

protein, aspartate aminotransferase, alanine aminotransferase, bilirubin toàn phần và nồng độ huyết thanh

creatinine, urê, LE CELLS, ANA Test, anti-dsDNA, AFP, CA 19-9, CEA đều trong giới hạn bình thường. Siêu

âm Doppler màu cho thấy cực dưới lách có cấu trúc to, mật độ gần bằng nhu mô lách, chèn thận trái sát cơ

hoành. Hình ảnh chụp cắt lớp: thương tổn dạng u rất lớn trong nhu mô lách chưa rõ bản chất: hemangioma?

Hamartoma? Hay lymphoma?. Tủy đồ: hình ảnh tủy tăng hồng cầu và mẫu tiểu cầu. Phẫu thuật nội soi

chuyển mổ hở cắt lách. Tổng thời gian phẫu thuật khoảng 60 phút. Bệnh nhân sau phẫu thuật tốt và được xuất

viện vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Lách bị cắt bỏ nặng khoảng 800g và có kích thước 12 x 10 x 7 cm. Mặt cắt

có u chiếm gần toàn bộ mô lách giới hạn không rõ, mặt cắt mềm, bở, màu đỏ sậm. Ở mức hiển vi, toàn bộ mẫu

thử có cấu trúc giống mô lách bình thường với hai thành phần chính là tủy đỏ và tủy trắng. Chẩn đoán: phù hợp

với Hamartoma của lách.

Kết luận: Mặc dù có một số hình ảnh đặc trưng cho hamartoma lách, việc thu thập và phân tích các trường

hợp như thế này là cần thiết để cải thiện độ tin cây của việc chẩn đoán và điều trị.

Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân trang 1

Trang 1

Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân trang 2

Trang 2

Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân trang 3

Trang 3

Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân trang 4

Trang 4

Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân trang 5

Trang 5

Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân trang 6

Trang 6

Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 15040
Bạn đang xem tài liệu "Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân

Nhân một trường hợp Hamartoma của lách được điều trị tại bệnh viện bình dân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 95
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP HAMARTOMA CỦA LÁCH 
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN 
 Bùi Mạnh Côn*, Nguyễn Đức Trung** 
TÓM TẮT 
Tổng quan: Hamartoma lách là một dạng tổn thương lành tính hiếm gặp, lần đầu tiên được mô tả bởi 
Rokitansky vào năm 1861, với tỉ lệ 3/200.000 trường hợp phẫu thuật cắt lách. Mặc dù hamartoma lách được tìm 
thấy ở mọi lứa tuổi, nhưng nó được tìm thấy chủ yếu ở người lớn tuổi. Hamartoma lách thường không có triệu 
chứng rõ rệt và được xác định một cách tình cờ thông qua khám nghiệm tử thi, nghiên cứu phóng xạ, phẫu thuật 
của bệnh Hodgkin. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Case report: Mô tả trường hợp bệnh. Tại bệnh viện Bình Dân 
TPHCM. 
Kết quả: Một bệnh nhân nam, 50 tuổi, có triệu chứng là đau thượng vị hơn 1 tháng. Khám thực thể, bệnh 
nhân không sốt, không sụt cân, các dấu hiệu khác bình thường, khám bụng ấn đau nhẹ thượng vị. Kết quả kiểm 
tra cận lâm sàng: số lượng tiểu cầu giảm nhiều: 4,88 x 104/mm3. Số lượng hồng cầu, Hct, Hb, tổng lượng 
protein, aspartate aminotransferase, alanine aminotransferase, bilirubin toàn phần và nồng độ huyết thanh 
creatinine, urê, LE CELLS, ANA Test, anti-dsDNA, AFP, CA 19-9, CEA đều trong giới hạn bình thường. Siêu 
âm Doppler màu cho thấy cực dưới lách có cấu trúc to, mật độ gần bằng nhu mô lách, chèn thận trái sát cơ 
hoành. Hình ảnh chụp cắt lớp: thương tổn dạng u rất lớn trong nhu mô lách chưa rõ bản chất: hemangioma? 
Hamartoma? Hay lymphoma?. Tủy đồ: hình ảnh tủy tăng hồng cầu và mẫu tiểu cầu. Phẫu thuật nội soi 
chuyển mổ hở cắt lách. Tổng thời gian phẫu thuật khoảng 60 phút. Bệnh nhân sau phẫu thuật tốt và được xuất 
viện vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Lách bị cắt bỏ nặng khoảng 800g và có kích thước 12 x 10 x 7 cm. Mặt cắt 
có u chiếm gần toàn bộ mô lách giới hạn không rõ, mặt cắt mềm, bở, màu đỏ sậm. Ở mức hiển vi, toàn bộ mẫu 
thử có cấu trúc giống mô lách bình thường với hai thành phần chính là tủy đỏ và tủy trắng. Chẩn đoán: phù hợp 
với Hamartoma của lách. 
Kết luận: Mặc dù có một số hình ảnh đặc trưng cho hamartoma lách, việc thu thập và phân tích các trường 
hợp như thế này là cần thiết để cải thiện độ tin cây của việc chẩn đoán và điều trị. 
Từ khóa: Hamartoma lách; U lách; Khối u lách; Nội soi cắt lách; Cắt lách. 
ABSTRACT 
A CASE OF SPLENIC HAMARTOMA WERE TREATED AT BINH DAN HOSPITAL 
Bui Manh Con, Nguyen Duc Trung 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 95 - 101 
Objective: Splenic hamartoma is a benign uncommon lesion, first described by Rokitansky in 1861, with an 
incidence of 3 in 200 000 splenectomies. Although splenic hamartoma is seen at every age, it is frequently detected 
in older people. It is usually asymptomatic and incidentally determined during the autopsy, radiological studies 
and surgical staging of Hodgkin disease. 
Materials and methods: Case report: Describe a case of splenic hamartoma, at Binh Dan hospital. 
* Khoa Gan mật- Bệnh Viện Bình Dân ** Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc 
Thạch 
Tác giả liên lạc: TS. BS Bùi Mạnh Côn ĐT: 0903728632 Email: conbuimanh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 96
Results: A 50 years old male, has symptoms of epigastric pain more than a month. On physical examination, 
patient was no fever, no weight loss, normal of other signs, and abdominal examination with mild epigastric pain. 
The laboratory tests shows: the platelet count much decreased: 4.88 x 104/mm3. RBC count, HCT, Hb, total 
protein, aspartate aminotransferase, aminotransferase, total bilirubin and serum creatinine, ure, LE CELLS, 
ANA Test, anti-dsDNA, AFP, CA 19-9, CEA were all within normal limits. Color Doppler ultrasound showed 
inferior pole of spleen with big structure relative, and density relative to the normal splenic parenchyma, insert 
left kidney, close to the diaphragm. Tomography computer: a huge tumor lesion was in splenic parenchyma, but 
unknown the nature: Hemangioma? Hamartoma? Or Lymphoma? Myelogram: image of marrow increasing red 
blood cell and platelet samples. Laparoscopic splenectomy passes to open surgery. The total operation time was 60 
min. The postoperative patient was uneventful and was discharged on the seventh postoperative day. The resected 
spleen weight 800g and mesured 12 x 10 x 7 cm. The cut surface nearly entire the unclear limited splenic tissue, 
and showed soft, friable, dark red. Microscopically, all the samples are the same as normal splenic tissue consisted 
of two main components: red pulp and white pulp. Diagnose: Appropriate with splenic hamartoma. 
Conclusion: Although there are some imaging features that are specific to splenic hamartomas, the collection 
and analysis of these cases is necessary to improve the reliability of the diagnosis and treatment. 
 ... ới tốc độ tương tự như những mô xung 
quanh và mang những yếu tố của mô tại vị trí đó, 
nhưng phát triển trong một khối không tổ chức. 
Chúng xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau của cơ 
thể, thường không có triệu chứng và thường được 
phát hiện qua khảo sát bằng chẩn đoán hình ảnh, 
giải phẫu bệnh.(4,5,12) 
Khối u lách thường không phổ biến. Trong 
đó, khối u bạch huyết của lách là phổ biến nhất 
và các loại khối u khác như là u thành mạch, u 
tương bào, u mô nguyên bào sợi ác tính và 
những bệnh di căn tới lách thường liên kết với 
sự di căn của các loại ung thư ác tính phổ biến 
khác(1,2,3). Khối u lách lành tính khá hiếm với tỉ 
lệ 7/100 000 mẫu tử thi và chủ yếu là u nang 
hay u mạch. Hamartoma lách là một dạng tổn 
thương lành tính hiếm gặp, lần đầu tiên được 
mô tả bởi Rokitansky vào năm 1861, với tỉ lệ 
3/200.000 trường hợp phẫu thuật cắt lách(6,9). 
Hamartoma lách là lành tính và thường không 
có triệu chứng, điều quan trọng là nó không bị 
nhầm với các tổn thương ác tính khác mà đôi 
khi có thể xảy ra do những khó khăn trong 
chẩn đoán. 
Hình 1: Hình đại thể của lá lách đã được cắt cho thấy 
khối được khoanh vùng có kích thước 2,5 x 2,4 cm(7) 
Bảng 1: Các số liệu được ghi nhận: 
Tên tác giả Năm Số trường hợp được 
phát hiện 
Ayhan Ozcan et al
(9)
 Đến 2009 Khoảng hơn 100 ca 
ghi nhận trong tài liệu 
Pinar Yazici et al
(13)
 2000- 2006 4 ca 
L. Hwajeong et al
(6)
 Đến 2009 Khoảng 150 ca được 
ghi nhận 
N. W. Yusuf et al(14) Đến 2003 Khoảng 150 ca được 
ghi nhận 
Ngoài ra, Hamartoma lách còn được gọi với 
những tên khác nhau như: splenoma và 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 97
splenadenoma, amartoma, hemangioma, 
lymphangioendothelioma, angiomatosis, 
hemangiomatosis, hymphangioma, hạch tăng 
sản và khối u như dị tật bẩm sinh. Có vài cơ chế 
sinh bệnh đã được xác định như bẩm sinh, hậu 
phẫu v.v.(4,5). Gần đây, người ta cho rằng 
hamartoma có thể là một dạng đặc biệt của bướu 
mạch máu hay bướu lympho. Những giả thuyết 
này cho rằng tổn thương có thể là ung thư. Tuy 
nhiên, giả thuyết được quan tâm nhiều nhất có 
liên quan đến sinh bệnh học của hamartoma lách 
là khối u, dị tật bẩm sinh do tổ chức bất thường 
của các yếu tố đỏ của lách bình thường(7). 
Hình chụp cắt lớp (CT) làm tăng độ tương phản cho thấy tổn thương ít dày đặc trong vòm lá 
lách 
Hình 2: Hamartoma lách được tìm thấy ngẫu nhiên ở một phụ nữ 29 tuổi(6). 
Tổn thương không nhiều ở vị trí chụp T1-weighted 
Hình 3: Tổn thương chứa một hỗn hợp các mạch chưa 
được sắp xếp và sợi thừng lách giống như tủy đỏ (HE 
x 200 lần)(6) 
Hình 4: Sự phóng đại cao hơn của tổn thương lách cho 
thấy không có tế bào không điển hình, phân bào hay 
hoại tử (HE x 600 lần)(6). 
Hình 5: Nhuộm miễn dịch CD8 dương tính với tế bào 
niêm mạc và tế bào lymphô nằm rải rác (độ phóng đại 
200 lần)(6) 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 98
Mặc dù hamartoma lách được tìm thấy ở mọi 
lứa tuổi, nhưng nó được tìm thấy chủ yếu ở người 
lớn tuổi. Hamartoma lách thường không có triệu 
chứng rõ rệt và được xác định một cách tình cờ 
thông qua khám nghiệm tử thi, nghiên cứu 
phóng xạ, phẫu thuật của bệnh Hodgkin(7,10,11). 
Một số biến chứng như giảm tiểu cầu trong 
máu và thiếu máu có thể được tìm thấy ở một số 
bệnh nhân. Đôi khi, hamartoma lách có thể bị 
nang hóa và trở thành u nang giả. U nang giả 
được xem như là một biến chứng của hamartoma 
lách. Sự liên hệ giữa u nang giả và hamartoma 
lách khá hiếm. Nó có thể xuất huyết bên trong và 
thậm chí vỡ ra bên ngoài trong một số trường 
hợp. Hơn nữa sự tăng sinh nội mô ở hamartoma 
lách có thể tạo nên dạng không điển hình. Do đó, 
những trường hợp này có thể bị chẩn đoán nhầm 
là ác tính(7,12). 
Cắt lách có thể được thực hiện bằng mổ hở. 
Gần đây, phẫu thuật nội soi đã trở thành tiêu 
chuẩn cho phẫu thuật, bao gồm bệnh ác tính(8). 
Mặc dù phẫu thuật ít xâm hại có thể thích hợp 
cho hamartoma lách(7). 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Mô tả trường hợp bệnh tại bệnh viện Bình 
Dân thành phố Hồ Chí Minh. 
MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH 
Một bệnh nhân nam, 50 tuổi, có triệu chứng 
là đau thượng vị hơn 1 tháng. Khám thực thể, 
bệnh nhân không sốt, không sụt cân, da niêm 
hồng, hạch ngoại biên không sờ chạm, các dấu 
hiệu khác bình thường, khám bụng ấn đau nhẹ 
thượng vị. 
Kết quả kiểm tra cận lâm sàng: số lượng hồng 
cầu: 410 x 104/mm3 (bình thường: 404-613 x 
104/mm3); số lượng bạch cầu: 5,69 x103/mm3 (bình 
thường: 4,6-10 x 103/mm3); và số lượng tiểu cầu 
giảm nhiều: 4,88 x 104/mm3 (bình thường: 14,2-
42,4 x 104/mm3). Tổng lượng protein, aspartate 
aminotransferase, alanine aminotransferase, 
bilirubin toàn phần và nồng độ huyết thanh 
creatinine, urê, LE CELLS, ANA Test, anti-
dsDNA, AFP, CA 19-9, CEA đều trong giới hạn 
bình thường. 
Siêu âm Doppler màu cho thấy cực dưới lách 
có cấu trúc to, mật độ gần bằng nhu mô lách, 
chèn thận T sát cơ hoành. 
Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy lách to, lách 
có tổn thương giảm đậm độ, đậm độ không đồng 
nhất, giới hạn không rõ kích thước 10 * 12 * 11 
cm. Thương tổn bắt thuốc cản quang mạnh 
không đồng nhất và có nhiều mạch máu tăng 
sinh. Ở thì trễ thương tổn vẫn có độ cản tia hơi 
thấp hơn nhu mô lách bình thường. Kết luận: 
Thương tổn dạng u rất lớn trong nhu mô lách 
10*12*11 cm chưa rõ bản chất: hemangioma? 
Hamartoma? Hay lymphoma? 
Hình 6: Siêu âm và chụp cắt lớp tổn thương lách. A. Siêu âm Doppler màu cho thấy cực dưới lách có cấu trúc 
to, mật độ gần bằng nhu mô lách, chèn thận T sát cơ hoành. B và C. Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy lách to, lách 
có tổn thương giảm đậm độ, đậm độ không đồng nhất 
Tủy đồ: hình ảnh tủy tăng hồng cầu và mẫu 
tiểu cầu. 
Mặc dù giả thuyết là khối u ác tính không bị 
loại trừ hoàn toàn, nội soi cắt lách được thực hiện 
vì khối u bên trong lách bị giới hạn bởi kích 
thước và không di căn qua các cơ quan bên cạnh. 
Mở lỗ trên rốn đặt camera, mở thêm 3 lỗ ở đường 
trung đòn T, nách trước và thượng vị. Nội soi 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 99
thấy lách lớn độ II có u cực dưới 5 * 10 cm, gan 
bình thường. Thám sát nghi ung thư lách chuyển 
mổ hở. Gỡ dính dây chằng lách đại tràng, đốt cầm 
máu kỹ. Bóc tách tĩnh mạch lách. Cắt dây chằng 
lách dạ dày. Cắt mặt sau lách, cột may cuống 
lách. Lau bụng. Dẫn lưu HST bằng Foley. Đóng 
các lỗ troca. May da. 
Tổng thời gian phẫu thuật và lượng máu mất 
trong phẫu thuật vào khoảng 60 phút và 20 ml. 
Bệnh nhân sau phẫu thuật tốt và được xuất viện 
vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật. 
Lách bị cắt bỏ nặng khoảng 600g và có kích 
thước 12*10*7 cm. Mặt cắt có u chiếm gần toàn bộ 
mô lách giới hạn không rõ, mặt cắt mềm, bở, 
màu đỏ sậm. 
Ở mức hiển vi, toàn bộ mẫu thử có cấu trúc 
giống mô lách bình thường với hai thành phần 
chính là tủy đỏ và tủy trắng. Chẩn đoán: phù hợp 
với Hamartoma của lách. 
Hình 7: Hình đại thể (A) và kết quả giải phẫu bệnh (B) 
BÀN LUẬN 
Hamartoma lách là khối u lành tính hiếm 
gặp với sự tăng sinh mạch máu thường được 
chẩn đoán khi phẫu thuật bụng, cắt lách hay 
khám nghiệm tử thi. Sinh bệnh học của 
hamartoma lách đa dạng và bao gồm các dị tật 
bẩm sinh của lách, khối u hay tổn thương do 
phản ứng với chấn thương trước. Hamartoma 
lách thường được gọi là splenoma hay tăng sản 
nốt vì nó bao gồm một hỗn hợp bất thường của 
các thành phần bình thường của lách. Khi 
phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng, hầu 
hết hamartoma lách được phát hiện ngẫu nhiên 
bằng phương pháp chụp ảnh hiện đại bao gồm 
siêu âm, chụp CT, như trường hợp này. Những 
tiến bộ trong kỹ thuật hình ảnh gần đây đã cải 
thiện khả năng phát hiện khối u lách không có 
triệu chứng. Tuy nhiên, chẩn đoán phân biệt 
tập trung vào các tổn thương lách dựa trên 
hình ảnh là không đơn giản. Hamartoma lách 
nên được xem như là một dạng riêng của các 
khối u lách, điều quan trọng là sự phân biệt 
hamartoma lách và hemangioma lách, dạng u 
lách lành tính phổ biến nhất. Bảng cho thấy 
một số điểm khác biệt trong quan sát bằng siêu 
âm, chụp CT ở hamartoma lách và u mạch 
máu (hemangioma) lách. 
Bảng 2: Hình ảnh so sánh giữa hamartoma lách và hemangioma lách 
Phương 
thức 
Hemangioma Hamartoma Chúng tôi 
Siêu âm Tăng đậm độ (hemangioma mao mạch) Giảm đậm độ>> Tăng đậm độ> Đồng đậm độ 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 100
Giảm đậm độ (hemangioma hang) Đồng đậm độ 
Doppler: tín hiệu yếu Doppler: nhiều tín hiệu Doppler: nhiều tín hiệu 
CT Giảm hoặc đồng đậm độ Giảm đậm độ >>Đồng đậm độ> 
Tăng đậm độ 
Giảm đậm độ 
Tăng mạnh 
Các dạng hemagioma lách quan sát được 
bằng siêu âm cho thấy hemangioma mao mạch 
xuất hiện như một nốt giảm đậm độ trong khi 
dạng hemangioma hang là một khối giảm đậm độ 
không đồng nhất, đôi khi bị vôi hóa hay có nhiều 
nang. Nói chung, hamartoma lách được mô tả là 
một khối rắn, đồng nhất tương tự như nhu mô 
lách bình thường, thường là giảm đậm độ, nhưng 
đôi khi các tổn thương tăng đậm độ có hay không 
có sự nang hóa bên trong lách. Siêu âm màu của 
hamartoma lách cho thấy chỉ có vài màu có thể 
xuất hiện trong khối u ngay lập tức sau khi nó 
được nén bằng đầu dò. Mặc khác, siêu âm màu 
cho thấy có nhiều tín hiệu của mạch máu bên 
trong khối. Tuy nhiên, khối u bên trong lách 
thường có ít mạch máu hơn nhu mô bình thường 
xung quanh vì số lượng mạch máu cao của lách. 
Với hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy lách to, 
lách có tổn thương giảm đậm độ, đậm độ không 
đồng nhất, giới hạn không rõ kích thước 10 * 12 * 
11 cm. Thương tổn bắt thuốc cản quang mạnh 
không đồng nhất và có nhiều mạch máu tăng 
sinh. Ở thì trễ thương tổn vẫn có độ cản tia hơi 
thấp hơn nhu mô lách bình thường. Thương tổn 
dạng u rất lớn trong nhu mô lách 10*12*11 cm 
chưa rõ bản chất: hemangioma? Hamartoma? 
Hay lymphoma? Hình ảnh này sẽ được rõ ràng 
hơn nếu được kết hợp với MRI. 
Mặc dù có vài hình ảnh đặc biệt của 
hamartoma lách, nhưng rất khó để loại trừ khả 
năng của một khối u ác tính dựa trên nghiên cứu 
hình ảnh. Chẩn đoán phải được xác nhận bằng 
các kiểm tra bệnh lý. Mặc dù đã có vài nghiên 
cứu về tính hiệu quả và an toàn của sinh thiết 
lách, khả năng chảy máu hoặc sự phổ biến khối u 
làm cho kỹ thuật này không chắc chắn. Vì vậy 
cắt lách vẫn cần thiết cho mục đích chẩn đoán và 
điều trị. Gần đây, các phương pháp điều trị ít xâm 
hại đã được phát triển như là kỹ thuật nội soi. 
Chẩn đoán bệnh lý phân biệt chính cho 
hamartoma là dạng u mạch lành tính bao gồm cả 
hemangioma. Hamartoma cũng có những kết 
quả lâm sàng và X- quang tương tự. Nhuộm mô 
miễn dịch có thể được sử dụng để phân biệt một 
hamartoma lách và hemangioma mao mạch bởi 
các đặc điểm nhuộm của nó. Hamartoma lách 
được phân loại thành 2 loại: tủy trắng và tủy đỏ, 
dựa vào các thành phần của khối u. Tủy trắng 
được tạo thành từ mô bạch huyết, trong khi tủy 
đỏ được tạo nên từ các xoang và tương tự như tủy 
đỏ bình thường của lách. Hầu hết các case được 
báo cáo là tủy đỏ, bao gồm cả báo cáo này. Nhiều 
tín hiệu trên siêu âm màu Doppler và rõ ràng 
trên CT trong trường hợp của chúng tôi được cho 
là sự phản ánh của đặc điểm nhiều mạch máu 
trong dạng tủy đỏ. 
Nội soi cắt lách là phẫu thuật chuẩn cho việc 
xử lý hầu hết các trường hợp xuất huyết giảm tiểu 
cầu tự phát vì khả năng xâm hại thấp so với mổ 
mở cắt lách. Hơn nữa, nội soi cắt lách trở thành 
sự chọn lựa chủ yếu không chỉ cho xuất huyết 
giảm tiểu cầu tự phát mà còn cho một số khối u 
lách. 
Bảng 3: Đặc điểm các trường hợp hamartoma lách được báo cáo điều trị bằng phẫu thuật cắt lách 
Tác giả Năm Tuổi Giới tính Kích thước khối 
u(cm) 
Chẩn đoán trước 
phẫu thuật 
Thời gian phẫu 
thuật (phút) 
Lượng máu bị 
mất (ml) 
Yoshizumi và 
cộng sự(7) 
1997 45 Nam 6,0x3,8 U lành 305 (nội soi) 450 
Tatekawa và 
cộng sự
(7)
2007 12 Nữ 5 Hamartoma Không xác định (nội 
soi) 
Không xác định 
Chúng tôi 2011 50 Nam 12*10*7 U lành 60 (nội soi chuyển 
mổ hở) 
20 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 101
KẾT LUẬN 
Mặc dù có một số hình ảnh đặc trưng cho 
hamartoma lách, việc thu thập và phân tích các 
trường hợp như thế này là cần thiết để cải thiện độ 
tin cậy của việc chẩn đoán và điều trị. Phẫu thuật 
cắt lách bằng nội soi hỗ trợ có thể đóng vai trò 
quan trọng trong chẩn đoán sau mổ và điều trị 
hamartoma lách. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Collins B.T., Phillips N.J., Hsueh E.C. (2008). Fine needle 
aspiration biopsy of splenic hamartoma with bizarre stromal 
cells. Acta cytologica, 52: 347 - 350. 
2. De Cuyper K., Coenegrachts K., et al. (2007). Splenic hamartoma 
presenting as an occasional asymptomatic finding. JBR - BTR, 90: 
128 - 131. 
3. Graham J.C., Weidner W.A., Vinik M. (1969). The angiographic 
features of organizing splenic hematoma (hamartoma). Virginia 
Commonwealth University, 107(2): 430 - 433. 
4. Hayes T.C., Britton H.A. et al. (1998). Symtomatic splenic 
hamartoma: case report and literature review. Pediatrics. 1998 
May;101(5):E10. 
5. Jia H.B., Li Y.P. et al. (2006). Splenic hamartoma: case report and 
review of literature. Chinese medical journal, 119(6): 1403 - 1408. 
6. Lee H., Maeda K. (2009). Hamartoma of the spleen. Arch Pathol 
Lab Med., 133: 147 - 151. 
7. Namikawa T., Kitagawa H., Iwabu J., Kobayashi M., Matsumoto 
M., Hanazaki K. (2010). Laparoscopic splenectomy for splenic 
hamartoma: case management and clinical consequences. World 
J Gastrointest Surg., 2(4): 147 - 152. 
8. Nguyễn Ngọc Hùng, Quách Văn Kiên, Nguyễn Văn Trường, 
Nguyễn Đức Tiến, Trần Bình Giang (2008). Cắt lách nội soi: một 
số nhận xét về chỉ định, kỹ thuật và biến chứng. Tạp chí Y học 
TP Hồ Chí Minh, 12(4): 137 - 142. 
9. Özcan A., Günal A., Çermik H., Kurt B., Balkan M., Günhan Ö 
(2009). Cystic splenic hamartoma with prominent endothelial 
proliferation mimicking malignancy: a case report. Gulhane Med 
J, 51: 195 - 198. 
10. Spalding R.M., Jennings C.V., Yam L.T. (1980). Splenic 
hamartoma. British Journal of Radiology, 53: 1200 - 1203. 
11. Teates C.D., Seale D.L., Allen M.S. (1972). Hamartoma of the 
spleen. University of Virginia School of Medicine, 116(2): 419 - 
422. 
12. Tsitouridis I., Michaelides M., et al. (2010). Symptomatic 
splenoma (hamartoma) of spleen. A case report. Hippokratia, 
14(1): 54 - 56. 
13. Yazici P., Aydin U., Ersin S., Kaplan H. (2008). Hamartoma – a 
rare benign tumor of the spleen: a report of four cases. The 
Eurasian Journal of Medicine, 40: 48 - 51. 
14. Yusuf N.W., Assaf H.M. (2003). Splenic Hamartoma. Journal of 
Pakistan Medical Association, 53(2): 25 - 27. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_mot_truong_hop_hamartoma_cua_lach_duoc_dieu_tri_tai_ben.pdf