Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam

Nghiên cứu này nhằm khám phá sự nhận biết và nhận thức của công chúng về các ứng dụng ngân hàng xanh, chủ yếu các vấn đề: tiết kiệm năng lượng (energy conservation), dễ thực hiện (easy procedures), thời gian hợp lý (time feasibility), tiết kiệm chi phí (cost effective) và tính tiếp cận sản phẩm (accessibility of product), đặc biệt là khi Ngân hàng phát triền nhà TPHCM (Housing Development Bank- HDB) trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt nam được ngân hàng châu Á chứng nhận là ngân hàng thân thiện với môi trường nhất Việt Nam.

Phương pháp thống kê mô tả dùng trung bình có trọng số (weighted mean) và mode được sử dụng, kết hợp việc sử dụng các phương tiện thống kê ANOVA, t-test và Chi-square test. Kết quả cho thấy nhận thức, hiểu biết của công chúng thực sự chưa sâu, điều đó giúp cho ban quản lý ngân hàng cần có một tầm nhìn sâu sát hơn, và hoạch định những chiến lược căn cơ hơn hướng về những ứng dụng ngân hàng xanh bền vững tại Việt Nam.

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 09/01/2024 4700
Bạn đang xem tài liệu "Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam

Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam
1Nhận biết và nhận thức về...
Kinh tế
NHẬN BIẾT VÀ NHẬN THỨC VỀ NGÂN HÀNG XANH 
TẠI VIỆT NAM
Hà Nam Khánh Giao*
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm khám phá sự nhận biết và nhận thức của công chúng về các ứng dụng 
ngân hàng xanh, chủ yếu các vấn đề: tiết kiệm nĕng lượng (energy conservation), dễ thực hiện (easy 
procedures), thời gian hợp lý (time feasibility), tiết kiệm chi phí (cost effective) và tính tiếp cận 
sản phẩm (accessibility of product), đặc biệt là khi Ngân hàng phát triền nhà TPHCM (Housing 
Development Bank- HDB) trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt nam được ngân hàng châu Á chứng 
nhận là ngân hàng thân thiện với môi trường nhất Việt Nam. 
Phương pháp thống kê mô tả dùng trung bình có trọng số (weighted mean) và mode được sử 
dụng, kết hợp việc sử dụng các phương tiện thống kê ANOVA, t-test và Chi-square test. Kết quả cho 
thấy nhận thức, hiểu biết của công chúng thực sự chưa sâu, điều đó giúp cho ban quản lý ngân hàng 
cần có một tầm nhìn sâu sát hơn, và hoạch định những chiến lược cĕn cơ hơn hướng về những ứng 
dụng ngân hàng xanh bền vững tại Việt Nam.
Từ khóa: Ngân hàng xanh, nhận thức, hiểu biết, sản phẩm xanh Mã phân loại GEL: C12, D53, G21
AWARENESS AND AWARENESS ABOUT GREEN BANK IN VIET NAM
ABSTRACT
This study explores the public awareness and awareness of green banking applications, focusing 
on issues such as energy conservation, easy procedures, and reasonable time. (time feasibility), cost 
effective and accessibility of products, especially when Ho Chi Minh City Housing Development Bank 
(HDB) becomes the first bank in Vietnam Nam was certified by Asia Bank as the most environmentally 
friendly bank in Vietnam.
The descriptive statistical method uses weighted mean and mode used, combining the use of 
ANOVA, t-test and Chi-square test statistical means. The results show that public awareness and 
understanding are not really deep, which helps bank management need to have a closer view, and 
plan more radical strategies towards financial applications. Sustainable green goods in Vietnam.
Keywords: Green bank, awareness, understanding, green products GEL: C12, D53, G21
* PGS.TS. khoa Vận tải Hàng không, Học viện Hàng không Việt Nam 
Email: khanhgiaohn@yahoo.com; Điện thoại di động: 0903306363
2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. GIỚI THIỆU
Ngân hàng xanh là một khái niệm mới 
trong lãnh vực tài chính trong vòng hai thập kỷ 
qua. Việc giao dịch qua ngân hàng đòi hỏi quá 
nhiều giấy tờ hàng ngày dẫn đến một yêu cầu về 
ngân hàng xanh. Việc vận dụng ngân hàng xanh 
cũng chính là một động thái khuyến khích công 
chúng chuyển dần cuộc sống thân thiện với môi 
trường hơn. Khái niệm ngân hàng xanh gắn liền 
với Ngân hàng Tridos (Triodos Bank) thành lập 
nĕm 1980 tại Hà Lan (Dash, 2008), nơi cổ súy 
cho tính bền vững môi trường trong ngành ngân 
hàng từ những ngày đầu tiên. Nĕm 1990, ngân 
hàng này cho ra đời “Quỹ xanh” (Green Fund) 
nhằm đầu tư cho những dự án thân thiện với môi 
trường và những dự án có liên quan tiếp theo. 
Viện Nghiên cứu và Phát triển Công 
nghệ Ngân hàng (Institute for Development and 
Research in Banking Technology- IDRBT) định 
nghĩa “Ngân hàng xanh là một thuật ngữ tổng 
quát liên quan đến các ứng dụng và hướng dẫn 
làm cho các ngân hàng được bền vững trong 
các bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội. Nó 
nhằm làm cho các quy trình ngân hàng và các 
nền tảng hạ tầng công nghệ và công nghệ thông 
tin đạt được hiệu quả tốt nhất có thể, mà không 
hoặc chịu ảnh hưởng thấp nhất từ môi trường” 
(IDRBT, 2013).
Ngân hàng xanh có nghĩa là khuyến 
khích các ứng dụng thân thiện với môi trường 
và giảm thiểu các giấy mực in trong các hoạt 
động ngân hàng. Ngân hàng xanh có lợi cho cả 
khách hàng, ngân hàng, các ngành công nghiệp, 
và cả cho nền kinh tế nói chung. Như vậy, ngân 
hàng xanh bao gồm hai lãnh vực chính, thứ nhất, 
sử dụng hợp lý tất cả các nguồn lực, nguồn nĕng 
lượng và giảm thiểu các vật phẩm in ấn, thứ hai, 
khuyến khích và tài trợ cho các hoạt động, các 
dự án thân thiện với môi trường. Vậy, ngân hàng 
xanh không chỉ có ý nghĩa về sử dụng bền vững 
các nguồn lực mà còn là cấp phát tín dụng cho 
những dự án thân thiện với môi trường.
Hoạt động của ngân hàng xanh có vẻ rất 
hứa hẹn vì rằng nhiều sản phẩm và dịch vụ xanh 
được trông chờ xuất hiện trong tương lai. Trên 
thế giới, đã có nhiều giải thưởng và vinh danh 
Xanh, các đại diện đánh giá Xanh, tính dụng 
Xanh, bảo hiểm Xanh, kế toán Xanh cùng 
với nhiều ứng dụng khác đang được triển khai 
và mong đợi trong tương lai. Các ngân hàng có 
thể hành xử như một chỉ dẫn về một chuyển đổi 
kinh tế và tạo ra một nền tảng tạo nhiều cơ hội 
cho các chính sách tài trợ và đầu tư và đóng góp 
để tạo ra một nền kinh tế ít mực in.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đã và 
đang hướng tới phát triển bền vững. Chính phủ 
cũng đã ban hành Quyết định 1393/QĐ -TTg 
phê duyệt chiến lược quốc gia về tĕng trưởng 
xanh. Có lẽ nhiều người nghĩ rằng, tĕng trưởn ... 21 23,33
Đại học 37 41.11
Sau đại học 24 26,67
Khác 1 1,11
Nghề nghiệp
Kinh doanh 38 42,22
Chuyên môn cao 22 24,44
Nông dân 8 8,89
Viên chức 3 3,33
Nội trợ 12 13,33
Học sinh, sinh viên 6 6,67
Khác 1 1,11
 (Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
5.1. Nhận biết (Awareness) về ngân hàng xanh
Bảng 2 cho thấy sự nhận biết về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng
Bảng 2: Nhận biết về hoạt động ngân hàng xanh
Nhận biết các hoạt động ngân hàng xanh HDB BIDV VCB Total
Nhận biết và sử dụng 14 11 9 34
Nhận biết nhưng không sử dụng 12 16 18 46
Không nhận biết 4 3 3 10
Tổng 30 30 30 90
(Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
Bảng 2 cho thấy hơn 50% khách hàng 
nhận biết về hoạt động ngân hàng xanh tại các 
ngân hàng nhưng chưa sử dụng. Chỉ 38% khách 
hàng nhận biết và sử dụng hoạt động ngân hàng 
xanh tại các ngân hàng. 
H0: không có sự khác biệt về mức độ nhận biết và nhận biết qua các ngân hàng. 
H1: có sự khác biệt về mức độ nhận biết và nhận biết qua các ngân hàng. 
6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 3: Anova hai nhân tố
TỔNG HỢP Lần Tổng Trung bình Phương sai
Nhận biết và sử dụng 3 34 11,33 6,33
Nhận biết nhưng không sử dụng 3 46 15,33 9,33
Không nhận biết 3 10 3,33 0,33
HDB 3 30 10 28
BIDV 3 30 10 43
VCB 3 30 10 5
ANOVA 
Nguồn sai biệt SS df MS F Giá trị P F 
Theo hàng 224 2 112 14 0,02 6,94
Theo cột 0 2 0 0 1 6,94
Sai số 32 4 8
Tổng 256 8
 (Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
Bảng 2 về ANOVA hai chiều cho thấy có 
sự khác biệt về mức độ nhận biết, nhưng không 
có khác biệt về nhận thức qua các ngân hàng. 
Bảng 4: Nhận biết của khách hàng về các ứng dụng ngân hàng xanh
SỬ DỤNG Nhận biết và sử dụng
Nhận biết 
nhưng không 
sử dụng
Không 
nhận biết Tổng
Sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ 37 48 5 90
Sử dụng ngân hàng mạng (Internet Banking) 19 47 24 90
Tránh dùng hóa đơn giấy 61 27 2 90
Nhận các thông tin điện tử 21 44 25 90
Sử dụng ngân hàng di động (Mobile Banking) 42 41 7 90
Dùng máy nạp tiền (Cash Deposit Machine) 18 37 35 90
(Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
Bảng 4 cho thấy sự nhận biết của cơ cấu 
6 dấu hiệu ngân hàng xanh chính của khách hàng. 
Như vậy, đa số khách hàng đều nhận biết rằng 
dùng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, tránh dùng hóa 
đơn giấy, và sử dụng mobile banking là nhưng 
dấu hiệu của ngân hàng xanh. Trong khi đó, đáng 
ngạc nhiên là việc sử dụng ngân hàng qua mạng, 
nhận thông tin điện tử, và dùng máy nạp tiền lại 
có sự nhận biết khá kém của khách hàng rằng đây 
là những dấu hiệu của ngân hàng xanh. 
Bảng 5: Tác động trước và sau của ngân hàng xanh về tiết kiệm nĕng lượng
Ngân hàng
Tiết kiệm nĕng lượng Tỷ lệ tiết kiệmTrước ngân hàng xanh Sau ngân hàng xanh
HDB 52 76 46,15
BIDV 45 67 48,89
VCB 39 58 48,72
(Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
Bảng 5 cho biết tác động của khái niệm 
ngân hàng xanh đến tiết kiệm nĕng lượng. Đáp 
viên được yêu cầu cho điểm tiết kiệm nĕng lượng 
một con số tương đối, tối đa là 100 và tối thiểu là 
0. Kết quả cho thấy khách hàng tại cả 3 ngân hàng 
đều đánh giá khá tốt về tiết kiệm nĕng lượng. 
7Nhận biết và nhận thức về...
H0: không có khác biệt trước – sau của các ứng dụng ngân hàng xanh về tiết kiệm nĕng lượng. 
H1: có khác biệt trước – sau của các ứng dụng ngân hàng xanh về tiết kiệm nĕng lượng.
Bảng 6: t-Test so sánh trung bình nhóm trước – sau về tiết kiệm nĕng lượng
Tham số Trước ngân hàng xanh Sau ngân hàng xanh
Trung bình 45,33 67
Phương sai 42,33 81
Số quan sát 3 3
Tương quan Pearson 0,9990
Khác biệt trung bình theo giả thuyết 0
df 2
t Stat -14,91
P(T<=t) một bên 0.00
t Critical một bên 2,92
P(T<=t) hai bên 0,00
t Critical hai bên 4,30
(Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
Bảng 6 cho thấy có sự khác biệt trước- sau áp dụng ngân hàng xanh về tiết kiệm nĕng lượng.
5.2. Nhận thức (Perception) của khách hàng về ứng dụng ngân hàng xanh
Bảng 7: Điểm trung bình của các ngân hàng về các thông số nhận thức
Nhận thức về ngân hàng xanh HDB BIDV VCB Trung bình
Tiết kiệm nĕng lượng 7,9 6,3 7,2 7,13
Dễ sử dụng 8,2 5,5 4,9 6,20
Thời gian linh hoạt 6,6 6,7 5,7 6,33
Hiệu quả chi phí 5,3 8,3 7,9 7,17
Tiếp cận sản phẩm 7,2 6,2 6,4 6,60
Trung bình 7,04 6,6 6,42 6,69
(Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
Bảng 7 cho biết điểm trung bình của các 
ngân hàng về các thông số nhận thức ngân hàng 
xanh, theo đó 0 là thấp nhất và 10 là tối đa. Điểm 
được tính trung bình từ 30 đáp viên mỗi ngân hàng.
Điểm trung bình cao nhất 7,17 của tất cả 
ngân hàng cho thấy các đáp viên nhận thức rằng 
ngân hàng xanh giúp giảm chi phí, sau đó là tiết 
kiệm nĕng lượng, sự sẵn có sản phẩm, thời gian 
linh hoạt và dễ sử dụng. HDB sắp đầu với điểm 
trung bình 7,04, theo đó là BIDV và VCB. 
H0: không có sự khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết khách hàng theo các yếu tố 
nhân chủng. 
H1: có sự khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết khách hàng theo các yếu tố nhân 
chủng.
Bảng 8: Nhận thức của khách hàng theo giới tính
Nhận thức về ngân hàng xanh Nam Nữ Tổng
Tiết kiệm nĕng lượng 17 04 21
Dễ sử dụng 08 01 09
Thời gian linh hoạt 09 02 11
Hiệu quả chi phí 23 09 32
Tiếp cận sản phẩm 12 05 17
Tổng 69 21 90
(Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Chi-square test được dùng để xem xét sự 
khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết khách 
hàng theo giới tính. Kết quả cho thấy chấp nhận 
giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%, không có sự khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết khách 
hàng theo giới tính.
Bảng 9: Nhận thức của khách hàng theo độ tuổi
Nhận thức về ngân hàng xanh 20 - 29 30 - 39 40 - 49 Trên 50 Tổng
Tiết kiệm nĕng lượng 07 11 03 01 22
Dễ sử dụng 03 02 01 00 06
Thời gian linh hoạt 04 21 02 00 27
Hiệu quả chi phí 06 09 04 00 19
Tiếp cận sản phẩm 09 01 06 00 16
Tổng 29 44 16 01 90
(Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
Chi-square test được dùng để xem xét 
sự khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết 
khách hàng theo độ tuổi. Kết quả cho thấy bác 
bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết khách hàng 
theo độ tuổi.
Bảng 10: Nhận thức của khách hàng theo trình độ học vấn
Nhận thức về ngân hàng xanh Phổ thông
Trung cấp, 
cao đẳng Đại học
Sau Đại 
học Khác Tổng
Tiết kiệm nĕng lượng 01 03 04 05 01 14
Dễ sử dụng 02 09 09 02 00 22
Thời gian linh hoạt 01 04 07 04 00 16
Hiệu quả chi phí 00 04 05 12 00 21
Tiếp cận sản phẩm 03 01 12 01 00 17
Tổng 07 21 37 24 01 90
(Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
Chi-square test được dùng để xem xét sự 
khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết khách 
hàng theo trình độ học vấn. Kết quả cho thấy bác 
bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết khách hàng 
theo trình độ học vấn.
Bảng 11: Nhận thức của khách hàng theo nghề nghiệp
Nhận thức về ngân 
hàng xanh
Kinh 
doanh
Chuyên 
môn cao
Nông 
dân
Viên 
chức Nội trợ
Sinh 
viên Khác Tổng
Tiết kiệm nĕng lượng 02 09 04 00 05 00 00 20
Dễ sử dụng 03 07 00 01 00 03 00 14
Thời gian linh hoạt 17 01 03 02 02 01 00 26
Hiệu quả chi phí 12 02 01 00 02 01 01 19
Tiếp cận sản phẩm 04 03 00 00 03 01 00 11
Tổng 38 22 08 03 12 06 01 90
(Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập)
Chi-square test được dùng để xem xét sự 
khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết khách 
hàng theo nghề nghiệp. Kết quả cho thấy bác bỏ 
giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt về sự phụ thuộc của nhận biết khách hàng theo 
nghề nghiệp.
9Nhận biết và nhận thức về...
6. NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH
Đa số khách hàng nhận biết khái niệm 
ngân hàng xanh, nhưng sử dụng chưa nhiều 
(hơn 50%). Điều này có thể do trình độ vĕn 
hóa trong mẫu nghiên cứu chưa cao, những 
khó khĕn trong thực hiện, thiếu những chương 
trình khuyến mãi, thiếu nhận biết về nội dung 
cơ bản của ngân hàng xanh. Cũng có thể do các 
ngân hàng trong mẫu nghiên cứu vận dụng cùng 
những ứng dụng ngân hàng xanh, và tiếp cận 
khách hàng theo cùng cách.
Đa số (61 đáp viên) nhận biết và sử dụng 
ngân hàng xanh nhằm tránh các hóa đơn giấy. 
Số ít (18 đáp viên) nhận biết và sử dụng ngân 
hàng xanh dùng máy gởi tiền. Trong số các đáp 
viên nhận biết nhưng không sử dụng ngân hàng 
xanh sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ (48 đáp 
viên), ít nhất trong loại này là tránh sử dụng hóa 
đơn giấy. Đáp viên không nhận biết ngân hàng 
xanh về nhận thông tin điện tử..
Tiết kiệm nĕng lượng được nhận thức là 
tốt sau khi ứng dụng ngân hàng xanh.
HDB được nhận thức ngân hàng xanh tốt 
nhất với số điểm 7,04, theo sau là BIDV 6,6 và 
VCB 6,42.
Mức độ nhận thức của khách hàng về 
ngân hàng xanh phụ thuộc vào tuổi tác, trình độ 
học vấn, nghề nghiệp, nhưng không chịu ảnh 
hưởng bởi giới tính.
7. ĐỀ XUẤT CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ
Đa số khách hàng nhận biết khái niệm 
ngân hàng xanh, nhưng sử dụng chưa nhiều. Do 
vậy, trách nhiệm của các ngân hàng là hấp dẫn 
khách hàng sử dụng ngân hàng xanh nhiều hơn, 
có thể bằng việc huấn luyện phù hợp cho khách 
hàng, làm ra các video hướng dẫn quy trình 
sử dụng, và có thể dành hẳn một số nhân viên 
chuyên trách lãnh vực này. Đáp viên không chú 
ý lắm đến thông tin điện tử, trong khi chính việc 
này tránh nhiều giao dịch bằng giấy, ngân hàng 
cần chú ý đến điều này để thực thi các chính 
sách có liên quan về bắt buộc, hay khuyến khích 
sử dụng càng nhiều giao dịch điện tử.
Mức độ nhận thức của khách hàng về 
ngân hàng xanh phụ thuộc vào tuổi tác, trình độ 
học vấn, nghề nghiệp, nhưng không chịu ảnh 
hưởng bởi giới tính. Như vậy, các ngân hàng 
cần chú trọng khuyến mãi ngân hàng xanh đến 
các lứa tuổi thành niên, có học thức và có nghề 
nghiệp phụ thuộc công nghệ. Đối với những 
thành phần khác, ngân hàng cũng cần chú ý hấp 
dẫn họ bằng các cách thức linh hoạt hơn như các 
đoạn phim hoạt náo, các chiến dịch nhận biết tại 
các vùng nông thôn, và xem xét chính sách chi 
phí phù hợp cho những nghề không phụ thuộc 
công nghệ.
8. KẾT LUẬN
Xanh là một thuật ngữ mơ hồ, đã trở 
nên phổ biến trong những thập niên gần đây của 
thế kỷ 21. Thuật ngữ này càng gây chú ý nhiều 
hơn khi cảnh báo từ mực nước biển dâng cao do 
tình trạng tan chảy bang tại các cực, và nhiệt độ 
trung bình nóng dần lên. Toàn thế giới đã đồng 
lòng cố gắng giảm thiểu các loại giấy mưc in 
sau Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) tại 
Tokyo. Điều này dẫn dắt con người đến suy nghĩ 
tích cực về xanh trong từng bước đi. Ngân hàng 
đóng vai trò to lớn trong cuộc sống hiện nay, do 
vậy, các hoạt động ngân hàng cũng phải xanh. 
Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ nhận 
biết và nhận thức của khách hàng đối với ngân 
hàng xanh. Nghiên cứu có kết quả đa số khách 
hàng nhận biết nhưng chưa sử dụng ngân hàng 
xanh, vẫn còn có những khách hàng không ấn 
tượng gì với ngân hàng xanh. Như vậy, không 
chỉ ngân hàng, cộng đồng cần hiểu biết tính 
nghiêm túc của vấn đề, và cần tìm mọi cách để 
công chúng hiểu rõ rằng đây chính là chi phí 
sống của từng người, từ đó mới có thể chung tay 
có những hành động thích hợp. 
9. CÁC HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Mặc dù đã đạt được mục tiêu, nghiên cứu 
không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định: 
Thứ nhất, nghiên cứu dựa hoàn toàn vào thông 
tin sơ cấp, được chia đều cho 3 ngân hàng HDB, 
BIDV, VCB, với độ lớn mẫu 90, và phương pháp 
chọn mẫu thuận tiện, chưa bảo đảm tốt cho khái 
quát hóa kết quả. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ 
chú trọng đến nhận biết và nhận thức chứ không 
liên quan đến việc chẩn đoán các tác động. Đó 
cũng chính là định hướng cho các nghiên cứu 
tiếp theo.
10
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Angelos Papastergiou & George Blanas 
(2011). Sustainable Green Banking: The 
Case of Greece. Papastergiou-Blanas, pp. 
204-215.
2. Broto Rauth Bhardwaj & Aarushi Malhotra 
(2013). Green Banking Strategies: Sustain-
ability through Corporate Entrepreneurship. 
Greener Journal of Business and Manage-
ment Studies, 3 (4), pp. 180-193.
3. Chí Kiên (2020). https://www.baovietbank.
vn/vi/tin-tai-chinh-ngan-hang/tuong-lai-la-
hoat-dong-cua-ngan-hang-xanh 
4. Dash, R. N. (2008). Sustainable Green 
Banking: The Story of Triodos Bank. Cab 
Calling, pp.26-29.
5. Deepa P. & Dr. Karpagam C. R. (2018). A 
study on Customer’s awareness on green 
banking in selected public and private 
sector banks with reference to Tirupu. 
International Journal of Advanced Research 
and Development, 3(1), pp. 58-63.
6. Ganesan R. & Bhuvaneswari A. (2016). 
Customer Perception towards Green 
Banking. Journal of Economics and Finance, 
7(5), pp. 5-17.
7. Goodland, R. (1995). The Concept of 
Environment Sustainability. Annual Review 
of Ecology and Systematics, 26, pp. 1-24.
8. Goyal, K.A. & Joshi, V. (2011). A Study 
of Social and Ethical Issues In Banking 
Industry. International Journal Economic 
Research, 2(5), pp.49-57.
9. Hà Nam Khánh Giao & Đinh thị Kiều 
Nhung (2018). Một số yếu tố ảnh hưởng đến 
hành vi tiêu dùng xanh tại TPHCM. Tạp chí 
Khoa học- Đại học Đồng Tháp, Số 30, tháng 
2-2018, trang 46-55. DOI: 10.31219/osf.io/
sh7mf.
10. Hà Nam Khánh Giao (2018). Sách chuyên 
khảo Đo lường chất lượng dịch vụ tại Việt 
Nam- Nhìn từ phía khách hàng. Nhà Xuất 
bản Tài chính, Hà Nội. DOI: 10.31219/osf.
io/cqh68. ISBN: 978-604-79-1788-4
11. Hà Nam Khánh Giao & Bùi Nhất Vương 
(2019). Giáo trình Cao học Phương pháp 
nghiên cứu khoa học trong kinh doanh- Cập 
nhật Smart PLS. Nhà Xuất bản Tài chính, 
Hà Nội. DOI: 10.31219/osf.io/hbj3k. ISBN: 
978-604-79-2154-6
12. Institute for development and research in 
banking technology (2013). Green Banking. 
www.idrbt.ac.in/.../Green%20Banking%20
Frame work%20. Truy cập 10/11/2019.
13. M.H. (2019). https://baodautu.vn/hdbank-
tro-thanh-ngan-hang-viet-dau-tien-nhan-
giai-ngan-hang-xanh-cua-adb-d107233.
html. Truy cập ngày 10/11/2019. 
14. Mai Thư & Thu Hương (2015). https://
tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/
phat-trien-chung-khoan-xanh-dan-tro-
thanh-hien-thuc-133433.html. Truy cập 
ngày 10/11/2019.
15. Morelli, J. (2011). Environmental 
sustainability: A definition for environmental 
professionals. Journal of Environmental 
Sustainability, 1, pp. 19-27.
16. Omid Sharifi, Bentolhoda Karbalaei Hossein 
(2015). Green Banking and Environment 
Sustainability by Commercial Banks in 
India. International Journal of Science 
Technology and Management, 4(11), pp. 
294-304.
17. Prakash Raj G. and Pappu Rajan A. (2017). 
A study on the Customer Awareness on 
Green Banking Initiatives. Intercontinental 
Journal of Finance Research Review, 5(7), 
pp. 54-65.
18. Satheesh Kumar C. (2017). A study on 
Customers Awareness on Green Banking 
Initiatives in Selected Private Sector 
Banks with reference to Kunnamkulam 
Municipality. International Journal of 
Economics and Management Studies, 4(3), 
pp. 40-42.
19. Subrata Koiry et.al. (2017). Awareness and 
Perception of Bank Customers towards 
Green Banking in Sylhet District of 
Bangladesh. Asian Journal of Economics, 
Business and Accounting, 5(2), pp. 1-12.
20. Trần Trọng Triết (2017). 
com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/11075-
trai-phieu-sanh.html. Truy cập ngày 
15/02/2020.

File đính kèm:

  • pdfnhan_biet_va_nhan_thuc_ve_ngan_hang_xanh_tai_viet_nam.pdf