Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch

Trong nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường đã không còn xa lạ với người dân. Đặc biệt là ô

nhiễm nguồn nước. Mỗi ngày có rất nhiều loại rác thải, chất thải được trực tiếp đưa ra môi trường.

Chiếm phần lớn là rác thải sinh hoạt, túi nilon, xác động vật và những loại chất thải khác. Nhiều

người dân, đặc biệt là các hộ dân sinh sống tại các vùng ven sông, kênh rạch không có ý thức trong

việc xử lý chất thải. Việc vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, tích tụ lâu dần sẽ trở thành bãi phế

thải gây ô nhiễm môi trường nước. Những con sông, kênh, rạch là địa điểm để người dân xả rác,

chất thải. Từ những thực trạng trên, chúng tôi đã nhận ra nhu cầu thiết yếu để khắc phục tình trạng

này. Mong muốn rằng sẽ giúp ích cải thiện được tình trạng ô nhiễm, chúng tôi đã cho ra đời giải

pháp: Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt “System Mr. FAST”.

Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch trang 1

Trang 1

Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch trang 2

Trang 2

Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch trang 3

Trang 3

Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch trang 4

Trang 4

Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch trang 5

Trang 5

Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 8280
Bạn đang xem tài liệu "Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch

Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch
798 
NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI 
SINH HOẠT ĐỂ HẠN CHẾ SỰ Ô NHIỄM Ở CÁC CON RẠCH 
Lê Hoàng Mỹ Uyên, Tạ Mỹ Linh, Trương Thị Thu Hòa, 
Phạm Mai Hồng Quỳnh, Trần Thị Ngọc Trâm 
Viện Công nghệ Việt Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh 86 
TÓM TẮT 
Trong nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường đã không còn xa lạ với người dân. Đặc biệt là ô 
nhiễm nguồn nước. Mỗi ngày có rất nhiều loại rác thải, chất thải được trực tiếp đưa ra môi trường. 
Chiếm phần lớn là rác thải sinh hoạt, túi nilon, xác động vật và những loại chất thải khác. Nhiều 
người dân, đặc biệt là các hộ dân sinh sống tại các vùng ven sông, kênh rạch không có ý thức trong 
việc xử lý chất thải. Việc vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, tích tụ lâu dần sẽ trở thành bãi phế 
thải gây ô nhiễm môi trường nước. Những con sông, kênh, rạch là địa điểm để người dân xả rác, 
chất thải. Từ những thực trạng trên, chúng tôi đã nhận ra nhu cầu thiết yếu để khắc phục tình trạng 
này. Mong muốn rằng sẽ giúp ích cải thiện được tình trạng ô nhiễm, chúng tôi đã cho ra đời giải 
pháp: Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt “System Mr. FAST”. 
Từ khóa: Hệ thống xử lý, thiết kế, tự động, ứng dụng, xây dựng. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
1.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam những năm qua 
Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung 
Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan có lượng rác thải đổ ra biển, sông, kênh rạch nhiều nhất thế 
giới hiện nay. Theo như Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Đà Nẵng cho biết, có khoảng 19.000 
tấn rác thải nhựa được thải ra trong ngày, điều này đã cho thấy ’môi trường nước’ đang phải gồng 
mình để chịu đựng sự ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê mới nhất của Sở Xây dựng TP.HCM, 
hiện trên địa bàn thành phố còn hơn 17.000 căn nhà lụp xụp do xây dựng nhà bán tạm bợ nằm 
trên và ven hành lang các tuyến kênh rạch, lấn chiếm dòng chảy. Điều này chính là một phần 
nguyên nhân gây gia tăng lượng rác thải sinh hoạt của dòng chảy. Ngoài ra, thống kê của UBND 
Quận 8 chỉ rõ, chỉ riêng ở địa bàn quận hiện có khoảng 1.000 hộ dân vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh 
lộ thiên, thải chất thải trực tiếp xuống kênh rạch. 
Thực sự đây là nỗi niềm lo lắng, trăn trở không chỉ của người dân tại những khu vực đấy mà còn là 
vấn đề môi trường chung của toàn xã hội. Đặc biệt là khi nguồn nước đó lại phục vụ nhu cầu cuộc 
sống của người dân Việt Nam. 
799 
1.2 Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước để lại 
Khi chung sống với nguồn nước ô nhiễm, con người dễ bị mắc các bệnh liên quan đến vấn đề về 
da, tiêu hóa, tiêu chảy và nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao. 
Theo đánh giá chung tại một số địa phương, những ca mắc bệnh ung thư hay viêm nhiễm phụ 
khoa, tiêu hóa, đường ruột hay da thường cao hơn so với những nơi có nguồn nước sạch. Tỷ lệ 
người mắc thường chiếm tới 40-50% một con số vô cùng cao, đáng báo động khi nguồn nước sử 
dụng đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính đến từ việc nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm. Các thông 
số đáng lo ngại là: 
– Việt Nam đứng top 2 thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. 
– 5 loại bệnh ung thư phổ biến là: phổi, dạ dày, gan, trực tràng, ung thư vú ngày càng trẻ hóa. 
– 126.000 người mắc ung thư mỗi năm (ước tính năm 2020 là 20.000 người). 
– 94.000 người tử vong vì ung thư. 
– 40- 60 tuổi là độ tuổi mắc ung thư ở Việt Nam (thế giới trung bình từ 60 - 80 tuổi). 
– Khoảng 9.000 người chết do nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. 
– Hơn 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện. 
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hàng loạt sự cố ô nhiễm môi trường nước còn phá 
hủy hệ sinh thái dưới nước, làm cá chết hàng loạt, kênh rạch bốc mùi hôi thối, những người dân sinh 
sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về 
kinh tế, đời sống sinh hoạt,... Đó là một số hậu quả của ô nhiễm môi trường nước mà con người 
đang phải đối mặt hàng ngày. 
2 KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI CON RẠCH SỐ 1, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH 
Người dân cho biết một ngày lượng chất thải vứt xuống có thể lên tới 100 kg. Chất tẩy rửa thì cứ liên 
tục thải trực tiếp ra con rạch Số 1. Sẽ gây ra hiện tượng con rạch bị lấp kín bởi rác, màu nước thì đen 
sì có mùi hôi như hiện nay. 
Để chứng minh chất thải sinh hoạt thải trực tiếp ra kênh chúng tôi đã đi khảo sát và phỏng vấn trực 
tiếp người dân ở ven hoặc gần con rạch này cũng như người đi đường thì nguyên nhân chính dẫn 
đến sự ô nhiễm là do ý thức kém của người dân với thói quen tiện tay vứt rác cũng vì sự lười biếng 
và xem nhẹ việc xử lý rác thải sinh hoạt mà nó đã hình thành thói quen của chính bản thân họ. Họ 
không chịu bảo vệ môi trường sống xung quanh, mà chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của bản thân. Việc 
thu gom rác cũng không thường xuyên diễn ra nên không thể để rác trong nhà nhiều ngày nên sau 
khi sinh hoạt xong là thuận tay thì vứt xuống còn chất thải cũng đi theo dòng nước đến địa điểm 
khác lâu ngày tích tụ dần và trở thành ô nhiễm. Ai cũng biết rằng, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, 
tạo ra các mầm bệnh như dịch tả và các bệnh ngoài da. Cũng đã có chính quyền địa phương tham 
gia vào công tác thu gom rác thải, nhưng sau vài ngày thì lại trở về như cũ. Vì có vớt rác nhưng lượng 
rác vứt ra là mỗi ngày nên không có hiệu quả. Ngoài việc ý thức kém còn do dân số tăng, đô thị 
800 
hóa nên dẫn đến lượng chất thải cũng tăng theo. Khi sự ô nhiễm diễn ra trầm trọng thì việc giải quyết 
sự ô nhiễm trở nên rất khó khăn. 
Hình chụp con rạch Số 1 vào lúc 15h ngày 29/4/2020 
3 SẢN PHẨM HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT “SYSTEM MR.FAST” 
3.1 Phương pháp nghiên cứu 
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là cải thiện hiện trạng ô nhiễm tại rạch Số 1, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh; 
giúp ích cho cuộc sống sinh hoạt của người dân; tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm trên 
các kênh rạch, đồng thời đánh thức ý thức của người dân sống cạnh các kênh rạch không chỉ riêng 
con rạch Số 1, Quận 7 mà còn nhiều kênh rạch khác tương tự. 
Đề tài mô tả và phân tích các số liệu thống kê được từ các cuộc điều tra quy mô nhỏ thông qua việc 
khảo sát thực tế, phỏng vấn, tiếp xúc với người dân sống gần con rạch Số 1, Quận 7 và sử dụng 
bảng hỏi qua Google biểu mẫu. 
Trình tự các bước nghiên cứu đề tài được thực hiện theo quy trình Thiết kế dự án (Project Design) bao 
gồm các nội dung chính như sau: Phát hiện vấn đề; Làm rõ vấn đề thông qua khảo sát thực trạng, 
nhu cầu giải quyết vấn đề và điều tra các giải pháp hiện có; Phân tích cấu trúc nguyên nhân và lựa 
chọn 1 nguyên nhân cụ thể để giải quyết; Làm rõ nguyên nhân cụ thể; Đề suất sáng tạo giải pháp 
cá nhân và đánh giá, lựa chọn giải pháp nhóm. Dựa trên một số tiêu chí đánh giá nhóm lựa chọn 1 
nguyên nhân cụ thể để giải quyết: Ý thức kém của người dân trong việc xử lý chất thải. Người dân 
luôn xem nhẹ việc bỏ rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung. 
3.2 Cấu tạo và hoạt động của hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô 
nhiễm các con rạch 
3.2.1 Cấu tạo của từng bộ phận 
Đây là hệ thống thu gom rác được kích hoạt tự động theo giờ cố định, sẽ dẫn các túi rác sinh hoạt 
từ cửa sau của nhà người dân (tiếp giáp ngay rạch) đến nơi tập kết thông qua hệ thống máng trượt 
được tạo thành bởi vật liệu chính là viên gạch sinh thái làm từ chai nhựa, toàn hệ thống có kích 
thước chiều dài là khoảng 600 m và chiều rộng 0.5 m. 
801 
Viên gạch sinh thái Sơ đồ vận hành máng của hệ thống 
Thùng chứa rác cá nhân “Mini Fast” cũng làm từ những viên gạch sinh thái có chiều cao là 0.5m, bề 
ngang 0.4m, sức chứa 3-4kg rác và được đặt ở mỗi hộ dân. Dưới đáy thùng sẽ có các rãnh để di 
chuyển nhẹ nhàng trên máng trượt, tránh gây ồn ào cho người dân. Đồng thời dưới mỗi đáy thùng 
sẽ có một mã vạch để khi đến gần nơi tập kết có trang bị máy quét mã sẽ tự mở khóa đáy thùng và 
rác sẽ theo đó rơi xuống thùng tập kết mà không sợ rác còn đọng lại gây hôi thối. 
App Mr. Fast sẽ quản lý thông tin của các hộ dân sử dụng hệ thống và được cài đặt các câu tuyên 
truyền sẽ được phát vào lúc App hoạt động giờ đã hẹn trước. Các lời tuyên truyền sẽ có vần điệu vui 
tươi và được thay đổi liên tục sau mỗi lần phát tránh gây nhàm chán, đồng thời nhằm đánh thức ý 
thức của người dân. Trước khi lắp đặt hệ thống mọi người sẽ được cài đặt App Mr.Fast trên điện 
thoại. App và yêu cầu người sử dụng điền các thông tin cơ bản: họ tên, địa chỉ nhà, lượng rác trung 
bình của căn hộ cá nhân và cài đặt hẹn giờ đếm ngược. 
 Phần cài đặt bắt buộc Giao diện chính khi app hoạt động 
802 
Ngoài ra còn có sử dụng các nguồn thiết bị để vận hành hệ thống: máy phát điện, dây băng 
chuyền được nối với máy phát điện để giúp thùng rác cá nhân “Mini Fast” đến nơi tập kết, máy quét 
mã vạch, thiết bị hẹn giờ sẽ kích hoạt hệ thống đều được đặt ở vị trí cuối nơi tập kết rác. 
3.2.2 Giá thành sản phẩm 
Hệ thống thu gom rác sinh hoạt “system Mr. Fast” có giá thành khoảng là 60 triệu đồng. 
3.2.3 Cách thức hoạt động của hệ thống 
Khi nghe báo chuông nhắc nhở mang rác bỏ vào “Mini Fast”. 
Bước 1: Người sử dụng nhấn 1 lần vào khung “Tôi biết rồi” để tắt âm báo lần một trên app. Đồng 
thời thời gian của App sẽ tự động hiển thị đếm ngược trong 5 phút. 
Bước 2: Mang túi rác ra bỏ vào thùng và cài dây khóa thùng “Mini Fast” lại cho chắc chắn. 
Hết thời gian đếm ngược App sẽ báo chuông lần 2 để thông báo Hệ thống máng trượt chuẩn bị 
khởi hành người dân cần tránh xa hệ thống để giữ an toàn. 
Bước 3: Nhấn lần hai vào “Tôi biết rồi” để tắt chuông báo hệ thống bắt đầu hoạt động của App. 
App sẽ tự động phát lời tuyên truyền. 
Bước 4: Nghe lời tuyên truyền tự phát từ App nhằm nâng cao ý thức của bản thân. 
Sau khi hoàn thành các bước trên hệ thống sẽ bắt đầu khởi hành. Dây băng chuyền sẽ đưa các 
thùng “Mini Fast” lần lượt đến nơi tập kết, đáy thùng sẽ tự động quét mã vạch dưới đáy liền mở 
khóa đáy thùng và thả túi rác xuống thùng tập kết lớn. Và sẽ tự động di chuyển theo dây băng 
chuyền dọc theo máng và trả thùng “Mini Fast” về đúng nơi nhà dân ban đầu. 
3.2.5 Việc xử lý rác sau khi hệ thống hoàn thành việc đưa rác thải đến nơi tập kết 
Ngay khi hệ thống hoàn thành việc đưa rác đến thùng tập kết rác lớn, nhân viên vệ sinh sẽ đổ 
lượng rác có trong thùng vào xe tải rác để mang đi xử lý. Như vậy một chuỗi hoạt động của hệ 
thống đã hoàn tất. 
4 KẾT LUẬN 
Ưu điểm 
– Hạn chế việc người dân vứt trực tiếp rác thải sinh hoạt ra các con rạch. 
– Hệ thống vận hành tự động dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian cho người dân và nhân viên vệ 
sinh. 
– Tận dụng các chất thải nhựa có thể tái chế để xây dựng hệ thống. 
– Hỗ trợ các nhân viên dọn rác về việc phải đi từng nơi để thu gom lượng rác thải. 
Nhược điểm 
– Hệ thống có giá thành cao. 
803 
– Hệ thống không thể lắp đặt riêng lẻ cho từng hộ gia đình vì đường máng phải chạy xuyên 
suốt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban biên tập môi trường và cuộc sống 27 tháng Mười Hai, 2019- 04:46. Ban biên tập 
https://moitruong.net.vn/10-su-kien-moi-truong-noi-bat-nam- 
2019/?fbclid=IwAR3Zowh4G3vDTuh2u3UqKlcZpZYDtxS0CtVzwX0xVdj1t3tYPosE-MgXqpc 
[2] Thực trạng ô nhiễm môi trường nước 2020 cách khắc phục hiệu quả, thứ Bảy, 28/12/2019 
Kangaroo Vietnam: https://kangaroovietnam.vn/o-nhiem-moi-truong- 
nuoc.html?fbclid=IwAR0HookVKvXYdu5hPkduBGcgOZh1Tl7J3E6oNQyPU4tgQVTmUsx7QC1eT
DI 
[3] Tác giả Hương Giang và Infornet chuyên trang của báo Vietnamnet: 
https://infonet.vietnamnet.vn/doi-song/ecobrick-nhung-vien-gach-sinh-thai-khong-so-huu-
suc-manh-van- nang- 
3252.html?fbclid=IwAR0wiFtxkaopYmzbKAbX88CnomD7lJTHjMbqir5WosjNHxPQCNS24XMjc
A4 
[4] Thanh Nhật VnExpress.net, thứ Ba, 8/12/2009, 10:05 (GMT+7) https://vnexpress.net/vedan-la-
thu-pham-giet-song-thi-vai-
2150486.html?fbclid=IwAR0ELVP7tbjvzog4Uy9HNlawcaKcQLrRlfzL3QkBEu2gMQzk5tDNkZnU0
kM 

File đính kèm:

  • pdfnguoi_dan_su_dung_he_thong_thu_gom_rac_thai_sinh_hoat_de_han.pdf