Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá

trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể. Đối tượng trong nghiên cứu là 30 nữ sinh khỏe mạnh có số đo

phù hợp với cỡ 158B (86-90), 5 mẫu quần được làm từ vải dệt kim đan dọc đàn tính cao của hãng Uniqlo

Nhật Bản được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo trực tiếp để

xác định giá trị áp lực của quần lên vòng bụng, vòng mông và vòng đùi cơ thể nữ sinh trong các tư thế vận

động cơ bản khác nhau. Phần mềm phân tích thống kê SPSS được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa

áp lực và cảm giác chủ quan về áp lực tiện nghi của người mặc. Kết quả nghiên cứu đã xác định được

khoảng giá trị áp lực tiện nghi lên vòng bụng, vòng mông và vòng đùi cơ thể, giá trị này làm cơ sở để tính

toán kích thước thiết kế quần áo mặc bó sát đảm bảo tính tiện nghi áp lực.

Từ khóa: Quần định hình, Áp lực tiện nghi, vải dệt kim đàn tính.

Abstract

This paper shows the study results of determining the comfort pressure on Vietnamese young women in the

process of wearing shaping pants. The objects in the study were 30 healthy girls with measurements which

are appropriate to size 158B (86-90), five pant samples made of high elastic knitted fabric from Uniqlo

japanese enterprise were selected for the experiment. The study used direct measurement method to

specify the pressure values of the pant samples on the waist, buttock and thigh of the female body in various

basic postures. The statistical analysis software is used to find the relationship between pressure and

subjectively comfortable feelings of the wearer. The results of this study displayed the ranges of comfort

pressure values on the waist, buttock and thigh, these values created the foundation for calculating design

dimensions of tight-fitted clothes ensure pressure comforts.

Keywords: Shaping underwear, Clothing pressure comfort, Elastane knitted fabric.

Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể trang 1

Trang 1

Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể trang 2

Trang 2

Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể trang 3

Trang 3

Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể trang 4

Trang 4

Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể trang 5

Trang 5

Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể trang 6

Trang 6

Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7981
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể

Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 137 (2019) 050-056 
50 
Nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên 
Việt Nam trong quá trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể 
A Study Results of Determining the Comfort Pressure on Vietnamese Young Women 
 in the Process of Wearing Shaping Pants 
Nguyễn Quốc Toản1,2, Đinh Văn Hải1, Phan Thanh Thảo1,* 
1Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
2Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp - Số 456, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Đến Tòa soạn: 26-5-2018; chấp nhận đăng: 27-9-2019 
Tóm tắt 
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam trong quá 
trình mặc quần định hình tạo dáng cơ thể. Đối tượng trong nghiên cứu là 30 nữ sinh khỏe mạnh có số đo 
phù hợp với cỡ 158B (86-90), 5 mẫu quần được làm từ vải dệt kim đan dọc đàn tính cao của hãng Uniqlo 
Nhật Bản được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo trực tiếp để 
xác định giá trị áp lực của quần lên vòng bụng, vòng mông và vòng đùi cơ thể nữ sinh trong các tư thế vận 
động cơ bản khác nhau. Phần mềm phân tích thống kê SPSS được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa 
áp lực và cảm giác chủ quan về áp lực tiện nghi của người mặc. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 
khoảng giá trị áp lực tiện nghi lên vòng bụng, vòng mông và vòng đùi cơ thể, giá trị này làm cơ sở để tính 
toán kích thước thiết kế quần áo mặc bó sát đảm bảo tính tiện nghi áp lực. 
Từ khóa: Quần định hình, Áp lực tiện nghi, vải dệt kim đàn tính. 
Abstract 
This paper shows the study results of determining the comfort pressure on Vietnamese young women in the 
process of wearing shaping pants. The objects in the study were 30 healthy girls with measurements which 
are appropriate to size 158B (86-90), five pant samples made of high elastic knitted fabric from Uniqlo 
japanese enterprise were selected for the experiment. The study used direct measurement method to 
specify the pressure values of the pant samples on the waist, buttock and thigh of the female body in various 
basic postures. The statistical analysis software is used to find the relationship between pressure and 
subjectively comfortable feelings of the wearer. The results of this study displayed the ranges of comfort 
pressure values on the waist, buttock and thigh, these values created the foundation for calculating design 
dimensions of tight-fitted clothes ensure pressure comforts. 
Keywords: Shaping underwear, Clothing pressure comfort, Elastane knitted fabric. 
1. Đặt vấn đề* 
 Quần định hình tạo dáng cơ thể sử dụng cơ chế 
nén ép cơ học, trong đó áp lực lên bề mặt cơ thể được 
tạo ra bởi độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính 
cao. Quần có tác dụng làm phẳng lớp mỡ thừa trên bề 
mặt cơ thể, thay đổi kích thước vòng bụng, vòng 
mông và vòng đùi. Nhờ đó, thân hình trở nên thon 
gọn và cân đối hơn so với trước khi mặc. Tuy nhiên, 
một áp lực quá lớn sẽ gây ra cảm giác bức bối, khó 
chịu, làm thay đổi sự bài tiết của da và ảnh hưởng đến 
khả năng lưu thông máu trong cơ thể người. Việc xác 
định áp lực tiện nghi của quần lên từng vùng cơ thể 
người mặc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc 
lựa chọn vải, tính toán các kích thước thiết kế để đảm 
bảo khả năng định hình và tính tiện nghi áp lực. 
* Địa chỉ liên hệ: Tel.: (+84) 902158808 
Email: thao.phanthanh@hust.edu.vn 
 Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có một số 
công trình nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi của 
quần áo và những ứng dụng của chúng đối với cơ thể 
người mặc như: nghiên cứu khả năng chỉnh hình tạo 
dáng ở phần bụng đối với phụ nữ Việt Nam từ 32 đến 
39 tuổi [1], quần hoặc băng gen bụng cần phải tạo ra 
áp lực tối ưu tại vị trí vòng eo trước từ 6,98 đến 10,91 
mmHg; vòng eo sau từ 8,98 đến 14,27 mmHg; vòng 
eo cạnh từ 11,89 đến 17,65 mmHg. Trong phạm vi áp 
lực này kích thước vòng eo giảm 3,1 đến 4,7 cm. 
Trong một nghiên cứu khác, tác giả Zi-Min Jin và các 
cộng sự [2], đã tiến hành nghiên cứu xác định áp lực 
tiện nghi lên các vùng cơ thể đàn ông trưởng thành có 
độ tuổi từ 20 đến 28, kết quả nghiên cứu cho thấy 
phạm vi áp lực mà cơ thể người cảm thấy thoải mái 
nhất mà vẫn đảm bảo được chức năng của quần áo 
thể thao tại vòng eo 1.06 đến 6.08 mmHg; vòng mông 
5.58 đến 10.97 mmHg; vòng đùi trên và vòng đùi 
dưới 2.48 đến 6.69 mmHg. Các kết quả nghiên cứu 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 137 (2019) 050-056 
51 
[3][4], đưa ra phạm vi áp lực cho vùng eo cơ thể phụ 
nữ như sau: mức tiện nghi cao khi áp lực trong 
khoảng từ 0 đến 11 mmHg; mức tiện nghi trung bình 
khi áp lực trong khoảng từ 11 đến 18.4 mmHg; áp lực 
của trang phục lên phần thân dưới cơ thể lớn hơn 18,4 
mmHg gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến 
các chức năng sinh lý cơ thể người mặc. 
 Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng 
phương pháp xác định áp lực của quần lên cơ thể 
người mặc ở các tư thế vận động cơ bản; kết hợp với 
đánh giá  ... và xác định áp lực của quần lên các điểm 
trên vùng bụng, vùng mông, vùng đùi cơ thể. Dựa 
vào đặc điểm hình thái cấu trúc của cơ thể người, 
nghiên cứu đã lựa chọn 14 điểm đo: vòng bụng 3 
điểm, vòng mông 3 điểm, vòng đùi trên 4 điểm và 
vòng đùi dưới 4 điểm. Các điểm này có ký hiệu như 
trong trong bảng 2 và hình 4. Những điểm này có thể 
phản ánh cảm giác áp lực tiện nghi khi mặc quần [6]. 
Bảng 2. Ký hiệu các vị trí đo 
Vị trí Vòng 
bụng 
Vòng 
mông 
Vòng 
đùi trên 
Vòng đùi 
dưới 
Điểm 
đo 
B1 B2 
B3 
M1 M2 
M3 
D1 D2 
D3 D4 
D5 D6 
D7 D8 
 Đánh giá tiện nghi áp lực bằng phương pháp 
đánh giá chủ quan cảm nhận của nhóm đối tượng 
trong nghiên cứu thông qua phiếu khảo sát với 5 mức 
như đã trình bày trong hình 1. 
Hình 1. Thang đánh giá áp lực chủ quan 
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 
 Nghiên cứu, đã lựa chọn 5 cỡ quần gen định hình 
của hàng Uniqlo Nhật Bản được cắt may từ mẫu vải ở 
trên có đặc điểm hình dáng như hình 2. 
 Mặt trước Mặt sau 
Hình 2. Đặc điểm hình dáng sản phẩm 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 137 (2019) 050-056 
52 
Bảng 3. Kích thước của 5 mẫu quần và độ giãn ngang sau khi mặc ở tư thế đứng thẳng (tư thế P1 như trong hình 
3) 
Hình 3. Các tư thế vận động cơ bản 
P1: Tư thế đứng thẳng, 2 mắt cá chân cách nhau một khoảng 30 cm; P2: Tư thế bước đi, chân trái đứng thẳng; P3: Tư thế 
bước đi, chân phải đứng thẳng; P4: Kiễng gót chân; P5: Tư thế khụy đầu gối một góc 600; P6: Tư thế cúi, chân thẳng, lưng 
song song mặt đất; P7: Tư thế ngồi; P8: Tư thế ngồi duỗi thẳng chân 
 Từ kết quả bảng 3 cho ta thấy, độ giãn ngang của 
vải các mẫu ở vị trí vòng bụng từ 11,5 đến 47,1%; 
vòng mông từ 24,2 đến 57,9%; vòng đùi trên 11,8 đến 
31,6% và vòng đùi dưới 9,9 đến 37,6%. Với cùng 
một mẫu, độ giãn tại các vị trí khác nhau, độ giãn 
ngang ở vị trí vòng mông lớn hơn các vị trí còn lại. 
Hình 4. Vị trí đo 
 Xác định giá trị áp lực của quần lên cơ thể của 
nhóm đối tượng trong nghiên cứu bằng phương pháp 
đo trực tiếp, đây là phương pháp được sử dụng nhiều 
ở các nghiên cứu về áp lực của trang phục lên cơ thể 
người mặc [1÷ 3]. 
- Điều kiện và quá trình thực nghiệm: Quá trình đo 
được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công 
nghệ may và Thiết kế thời trang - Trường Đại học 
Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, với các điều kiện đo: 
Môi trường có nhiệt độ chuẩn 27±2oC, độ ẩm 65±5%. 
Các đối tượng được mặc ngẫu nhiên mẫu ống quần đã 
được mã hóa trước khi đo 15 phút [7], trong thời gian 
này các đối tượng thực hiện các trạng thái vận như 
trong hình 3. Sau đó họ được yêu cầu ghi lại cảm 
nhận áp lực tại các vị trí vòng bụng, vòng mông, vòng 
đùi; tiếp theo tiến hành đo áp lực tại 14 vị trí ở 8 trạng 
thái vận động như trong hình 3 và hình 4. Để đo áp 
lực tạo ra bởi 5 mẫu quần, các cảm biến được chèn 
vào đúng vị trí đã đánh dấu trước khi mặc giữa mặt 
vải trong của quần và bề mặt da. Mỗi vị trí lấy 5 kết 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 137 (2019) 050-056 
53 
quả đo sau đó tính giá trị trung bình làm kết quả 
chính thức. 
- Thiết bị đo: Sử dụng thiết bị đo áp lực trang phục 
của tác giả và nhóm nghiên cứu thiết kế chế tạo [8]. 
Bộ thiết bị gồm 4 đầu đo sử dụng cảm biến lực 
FlexiForce của hãng Teskcan Hoa Kỳ, mạch điện và 
phần mềm tính toán kết với máy tính hiển thị kết quả 
đo. Thiết bị có dải đo từ 0 đến 50 mmHg. 
 - Phân tích kết quả thực nghiệm: Tập hợp các kết 
quả đo của 30 đối tượng tại 14 vị trí đo, sau đó tính 
giá trị trung bình áp lực tại vị trí vòng bụng, vòng 
mông, vòng đùi của nhóm đối tượng trong nghiên cứu 
cho từng mẫu quần. Sử dụng phần mềm SPSS để 
thống kê phân tích, xác định khoảng giá trị áp lực tiện 
nghi lên từng vùng cơ thể người mặc. 
3. Kết quả và bàn luận 
3.1 Kết quả xác định áp lực của quần lên cơ thể 
người trong quá trình mặc. 
 Nghiên cứu lựa chọn mẫu quần có ký hiệu M3 có 
kích thước như trong bảng 3 để xác định sự thay đổi 
áp lực lên cơ thể người trong các tư thế vận động cơ 
bản khác nhau, đây là mẫu quần có kích thước phù 
hợp với khuyến nghị của nhà sản xuất cho nhóm 
người mặc trong thử nghiệm của nghiên cứu. Áp lực 
lên cơ thể người tại các vị trí vòng bụng, vòng mông, 
vòng đùi trên và vòng đùi dưới của nhóm đối tượng 
được chúng tôi tổng hợp phân tích như trong hình 5. 
 Ta thấy áp lực lớn nhất của quần lên những vị trí 
này có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác áp lực tiện 
nghi của người mặc. Nếu giá trị áp lực này nằm trong 
khoảng giá trị áp lực mà cơ thể người mặc cảm thấy 
thoải mái, xong vẫn có khả năng định hình tạo dáng 
cơ thể thì giá trị áp lực này được chọn làm áp lực tiện 
nghi của trang phục định hình thẩm mỹ lên cơ thể 
người trong quá trình mặc. 
Hình 5. Áp lực trung bình lớn nhất lên các phần khác 
nhau của cơ thể người mặc 
 Từ hình 5 ta thấy áp lực trung bình lớn nhất lên 
mỗi phần cơ thể xuất hiện trong một hoặc hai tư thế. 
Trong 4 tư thế P1 đến P4, các kết quả ghi nhận được 
áp lực không có sự thay đổi nhiều. Ở tư thế khụy gối 
P5 và tư thế cúi P6 áp lực ở vị trí vòng mông, vòng 
bụng thay đổi nhiều nhất, áp lực vòng đùi dưới thay 
đổi ít nhất trong tất cả các tư thế vận động cơ bản.
Bảng 4. Áp lực trung bình và độ lệch chuẩn SD của 5 mẫu quần lên các phần trên cơ thể người mặc trong 8 tư 
thế vận động cơ bản. 
 Kết quả bảng 4 cho thấy áp lực cùng một mẫu 
quần lên các vùng khác nhau của cơ thể không có sự 
khác biệt nhiều, Áp lực lên các vùng cơ thể giảm dần 
từ mẫu 1 đên mẫu 5, điều hoàn toàn đúng do kích 
thước các mẫu quần nào có kích thước nhỏ hơn sẽ tạo 
áp lực lớn hơn lên cơ thể người trong quá trình mặc. 
 Dựa trên phiếu đánh giá cảm nhận áp lực tiện 
nghi theo 5 mức khi cho 30 đối tượng mặc 5 mẫu 
quần như ở hình 2. Nghiên cứu tiến hành tổng hợp và 
phân tích kết quả, với 600 đánh giá cảm nhận áp lực 
tại vị trí vòng bụng, vòng mông, vòng đùi trên và 
vòng đùi dưới; 150 đánh giá cảm nhận áp lực cho 5 
mẫu quần. Hình 6 và hình 7 minh họa kết quả đánh 
giá chủ quan về các mức cảm nhận áp lực tại các 
vòng trên cơ thể. 
 Số liệu thống kê thể hiện trên hình 6 cho ta thấy 
mức độ cảm nhận áp lực trên mỗi vùng cơ thể người 
mặc là rất khác nhau. Trong 600 đánh giá cảm nhận 
áp lực theo thang áp lực chủ quan tại vị trí vòng bụng, 
vòng mông và vòng đùi có 488 mức 1, 2 và 3; 112 
mức 4 và 5. Mức 1 có đánh giá cao nhất với 208 
phiếu và mức 5 có đánh giá ít nhất với 41 phiếu. Mức 
độ cảm nhận áp lực tiện nghi theo từng mẫu sản phẩm 
có sự khác biệt rõ rệt, quan sát trên hình 7 ta thấy 
mẫu 3, 4 và 5 có mức độ cảm nhận áp lực tiện nghi 
lớn nhất, kết quả phiếu khảo sát cho thấy không có 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 137 (2019) 050-056 
54 
đánh giá nào ở mức 4 và 5 (khó chịu và rất khó chịu). 
Mẫu 1 có mức độ cảm nhận áp lực tiện nghị thấp nhất 
nhất, với 9 đánh giá ở mức 4 và 18 đánh giá ở mức 5. 
Điều này có thể lý giải như sau: mẫu 1 có kích thước 
nhỏ nhất so với 4 mẫu còn lại, do vậy mức độ bó sát 
cơ thể lớn hơn đồng nghĩa áp lực của quần lên cơ thể 
người mặc lớn hơn các mẫu thí nghiệm khác. 
Hình 6. Thống kê tần suất các mức cảm nhận chủ 
quan áp lực tại các vị trí trên cơ thể người mặc 
Hình 7. Thống kê tần suất các mức cảm nhận chủ 
quan áp lực của 5 mẫu quần lên cơ thể người mặc 
3.2 Xác định áp lực tiện nghi lên từng vùng cơ thể 
người mặc 
 Giá trị áp lực tại các điểm tương ứng với mức độ 
cảm nhận theo thang đánh giá áp lực chủ quan 1, 2 và 
3 đã được chúng tôi lựa chọn để thống kê phân tích. 
Phạm vi áp lực tiện nghi tại các vị trí trên cơ thể 
người mặc được thể hiện qua biểu đồ hộp như trong 
hình 8. Từ hình 8, cho ta thấy khoảng giá trị áp lực 
mà mỗi vùng cơ thể người mặc cảm thấy thoải mái rất 
khác nhau. Vòng bụng và vòng mông khoảng giá trị 
áp lực tiện nghi lớn hơn vòng đùi trên và dưới, khả 
năng chịu áp lực cao nhất của vòng bụng là 9,84 
mmHg, vòng mông là 11,7 mmHg. Kết quả này cho 
thấy khu vực cơ thể có lớp mô mỡ dày ít đầu dây thần 
kinh và hệ thống tuần hoàn máu ở lớp sâu thì khả 
năng chịu áp lực cao hơn so với các khu vực còn lại 
của cơ thể. 
Hình 8. Biểu đồ áp lực tiện nghi theo mức 1, 2 và 3 
tại các vị trí trên cơ thể người mặc 
Ghi chú: Cạnh trên, đường ở giữa bên trong và cạnh 
dưới hình chữ nhật tương ứng với tứ phân vị 75, 50 
và 25. Râu phía trên hình chữ nhât thể hiện giá trị áp 
lực tối đa, râu phía dưới thê hiện áp lực tối thiểu trong 
khoảng giá trị áp lực tiện nghi. 
 Các kết quả nghiên cứu [2], cho thấy áp lực của 
quần áo lên cơ thể người bị ảnh hưởng nhiều yếu tố 
và cảm giác áp lực tiện nghi của mỗi đối tượng khác 
nhau. Do vậy, để đảm bảo cho tính đại diện khoảng 
giá trị áp lực tiện nghi cho cả nhóm đối tượng trong 
nghiên cứu, Chúng tôi lựa chọn giá trị áp lực ở trong 
khoảng giá trị tứ phân vị 25 đến tứ phân vị 75 (vùng 
khung hình chữ nhật như trong hình 7, đây là khu vực 
có giá trị áp lực tiện nghi tập trung nhiều nhất. Bảng 5 
trình bày chi tiết phân vị từ mức 5 đến mức 95 của 
các giá trị áp lực tiện nghi trên các vùng cơ thể người 
mặc mà nghiên cứu đã ghi nhận được. 
Bảng 5. Phân vị và các giá trị áp lực tương ứng 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 137 (2019) 050-056 
55 
Bảng 6. Khoảng giá trị áp lực tiện nghi lên các vòng 
cơ thể người mặc 
Vị trí Khoảng giá trị áp lực tiện nghi 
Vòng bụng 4,56 đến 9,87 mmHg 
Vòng mông 6.04 đến 11,7 mmHg 
Vòng đùi trên 3,52 đến 8,87 mmHg 
Vòng đùi dưới 4,54 đến 10,2 mmHg 
 Từ bảng 5, có thể thấy rằng các giá trị trong 
khoảng tứ phân vị 25 đến tứ phân vị 75 chính là 
khoảng giá trị áp lực tiện nghi cho các vùng cơ thể 
người mặc trong 8 tư thế vận động cơ bản hàng ngày. 
Khoảng giá trị áp lực tiện nghi này được thông kê và 
trình bày chi tiết trong bảng 6. Phạm vi áp lực tiện 
nghi trong bảng 6, tại các vị trí vòng bụng, vòng 
mông và vòng đùi có thể được đánh giá là áp lực của 
quần lên cơ thể người mặc trong quá trình vận động. 
Kết quả này làm cơ sở khoa học cho thiết kế quần 
mặc bó sát đảm bảo tính tiện nghi áp lực trang phục. 
3.3 Xác định khả năng định hình tạo dáng cơ thể 
của 5 mẫu quần 
 Kích thước vòng bụng, vòng mông và vòng đùi 
sau khi mặc 5 mẫu quần trong quá trình thí nghiệm 
của 30 đối tượng trong nghiên cứu được chúng tôi 
xác định và tổng hợp, phân tích và tính giá trị trung 
bình. Do lớp vải mỏng, ta có thể coi kích thước các 
vòng tại vị trí đo khi mặc bằng với kích thước các 
vòng số đo cơ thể. Các thông số này được trình bày 
trong bảng 7. 
Bảng 7. Áp lực trung bình và độ giảm kích thước các vòng trên cơ thể người mặc 
 Các dữ liệu trong bảng 6 và bảng 7 cho chúng ta 
thấy, mẫu ống quần M3 có giá trị áp lực trung bình 
lên các vòng cơ thể nằm trong khoảng giá trị áp lực 
tiện nghi mà cơ thể cảm nhận được, điều này hoàn 
toàn phù hợp khuyến nghị sử dụng của nhà sản xuất 
Uniqlo. Kích thước các vòng cơ thể trung bình của 
nhóm nghiên cứu khi mặc mẫu quần M3 giảm từ 0,4 
đến 1,2 cm. 
4. Kết luận 
 Trên cơ sở khảo sát thực tế các sản phẩm quần áo 
tạo hình thẩm mỹ hiện có trên thị trường, nghiên cứu 
đã lựa chọn 5 cỡ quần của hãng Uniqlo Nhật Bản 
được sản xuất từ vải dệt kim đan dọc. Đây là loại vải 
mỏng đàn tính cao, không bị quăn mép và tuột vòng 
sợi, phù hợp với thiết kế sản phẩm quần áo định hình 
tạo dáng cơ thể. Đối tượng là nữ sinh có độ tuổi 21 
đến 23 khỏe mạnh, được tập huấn các bước thực 
nghiệm đo trước khi tham gia vào nghiên cứu chính 
thức. 
 Nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp xác 
định áp lực của quần lên vòng bung, vòng mông và 
vòng đùi cơ thể người mặc trong 8 tư thế vận động cơ 
bản. Áp dụng phương pháp đánh giá chủ quan áp lực 
tiện nghi lên cơ thể người mặc, kết quả nghiên cứu đã 
xác lập được khoảng giá trị áp lực tiện nghi lên vùng 
bụng 4,56 đến 9,87 mmHg; vòng mông 6,04 đến 11,7 
mmHg; vòng đùi trên 3,56 đến 8,87 mmHg và vòng 
đùi dưới từ 4,54 đến 10,2 mmHg. Dựa trên các kết 
quả nghiên cứu chúng tôi tiến hành thảo luận, phân 
tích và so sánh với kết quả của những công trình đã 
công bố về tiện nghi áp lực trước đây cho thấy 
khoảng giá trị áp lực tiện nghi đều nằm trong phạm vị 
áp lực không gây ảnh hưởng đến cơ thể người mặc. 
Trong phạm vi áp lực tiện nghi lên các vùng cơ thể 
người mặc, kích thước vòng bụng giảm từ 0,6 đến 1,2 
cm; vòng mông giảm từ 0,4 đến 0,7 cm và vòng đùi 
giảm từ 0,2 đến 1,13cm, bên cạnh việc làm giảm kích 
thước cơ thể nó còn làm phẳng mịn bề mặt, tạo ra 
đường cong trơn, nâng cao vẻ đẹp hình thể của người 
mặc. 
 Kết quả nghiên cứu cho ta thấy khả năng chịu áp 
lực của mỗi vùng cơ thể là khác nhau, vị trí cạnh 
ngoài vòng eo, cạnh ngoài mông, mông sau, đùi phía 
ngoài và phía đùi trước có khả năng chịu được áp lực 
lớn hơn so với các vị trí còn lại trên các vòng cơ thể 
trong nghiên cứu. 
 Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở 
phương pháp đánh giá chủ quan áp lực tiện nghi, cần 
có thêm những nghiên cứu về đánh giá khách quan để 
cải thiện hơn nữa tính tiện nghi áp lực của quần áo, 
đối tượng nghiên cứu chưa đa dạng về độ tuổi và 
nghề nghiệp. Nghiên cứu cần sử dụng nhiều mẫu vải 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 137 (2019) 050-056 
56 
có kiểu dệt và đặc trưng cơ học khác nhau, đối tượng 
ở các độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau để từ đó ta có 
được đầy đủ bộ số liệu khoa học làm cơ sở cho các 
nhà thiết kế quần áo sử dụng trong y tế, thể thao và 
chỉnh hình thẩm mỹ. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Nguyễn Thị Thu Thủy, Bùi Văn Huấn, Phạm Đức 
Dương, Nghiên cứu phương pháp xây dựng áp lực tối 
ưu của trang phục chỉnh hình thẩm mỹ lên vòng eo cơ 
thể phụ nữ Việt Nam, tạp chí cơ khí Việt Nam số đặc 
biệt tháng 10 năm 2016, trang 179-183. 
[2]. Zi-Min Jin1, Yu-Xiu Yan, Xiao-Ju Luo, Jian-Wei 
Tao, A Study on the Dynamic Pressure Comfort of 
Tight Seamless Sportswear, Journal of Fiber 
Bioengineering and Informatics, JFBI Vol.1 No.3 
2008, pp 217-224. 
[3]. Hiroko Makabe, Hiroko Momota, Tamaki Mitsuko, 
and Kazuo Ueda, Effect of Covered Area at the Waist 
on Clothing Pressure, Sen'i Gakkaishi, Vol. 49 (1993) 
No. 10 P 513-521. 
[4]. Haruko Makabe, Hiroko Momota, Tamaki Mitsuno, 
and Kazuo Ueda, A study of Clothing Pressure 
Developed by the Girdle’, Japan Research 
Association Textile End-Uses, 1991, Vol 32, No 9, pp 
424-438. 
[5]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5782-2009. 
[6]. Rong Liu, Yi Lin Kwok, Yi Li, Terence T. Lao, and 
Xin Zhang, Skin pressure profiles and variations with 
body postural changes beneath medical elastic 
compression stockings, International Journal of 
Dermatology 2007, Vol 46, pp 514-523. 
[7]. Hong Liu, Dongsheng Chen, Qufu Wei and Ruru Pan, 
An investigation into the bust girth range of pressure 
comfort garment based on elastic sports vest, the 
Journal of the textile Institute, 2013 Vol. 104, No. 2, 
pp 223-230. 
[8]. Nguyễn Quốc Toản, Phan Thanh Thảo, Đinh văn Hải, 
Thiết kế và chế tạo thiết bị đo áp lực của trang phục 
lên cơ thể người sử dụng cảm biến lực, Tạp chí khoa 
học & Công nghệ các trường Đại học kỹ thuật, số 110 
năm 2016, trang 132-136. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xac_dinh_ap_luc_tien_nghi_len_co_the_nu_thanh_nie.pdf