Nghiên cứu về Bộ Chỉ số Chất lượng kiểm toán của các quốc gia trên thế giới
Chất lượng kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng góp phần gia tăng độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC). Mặc dù hiện tại không có cách tiếp cận chung để đo lường chất lượng kiểm toán, nhưng gần đây một số tổ chức của các quốc gia trên thế giới đã đề xuất, thiết lập nên Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán (AQIs- Audit Quality Indicators) có thể sử dụng để đo lường, đánh giá chất lượng kiểm toán, cung cấp cơ sở để so sánh giữa các cuộc kiểm toán và hãng kiểm toán khác nhau. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm và bàn luận về việc đo lường chất lượng kiểm toán bởi các nhà quản lý, cơ quan giám sát, tổ chức chuyên môn và các hãng kiểm toán. Đối với Việt Nam, đây là một vấn đề quan trọng bởi thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC hiện nay còn nhiều hạn chế tồn tại. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về Bộ Chỉ số chất lượng kiểm toán AQIs của các tổ chức như Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC- IAASB), Cơ quan Ban hành chính sách kế toán và doanh nghiệp Singapore (ACRA), Ủy ban Giám sát các doanh nghiệp kiểm toán được chấp nhận của Mỹ (PCAOB), để làm rõ được cách thức lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và sự khác nhau trong việc lựa chọn các nhân tố giữa các tổ chức và các quốc gia trên thế giới. Thông qua đó, tác giả nhận thấy nhu cầu của việc xây dựng và phát triển Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán AQIs Việt Nam là cần thiết để góp phần thúc đẩy, đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu về Bộ Chỉ số Chất lượng kiểm toán của các quốc gia trên thế giới
54 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 Nghiên cứu về Bộ Chỉ số Chất lượng kiểm toán của các quốc gia trên thế giới Nguyễn Thị Thanh Mai Ngày nhận: 04/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 16/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019 Chất lượng kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng góp phần gia tăng độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC). Mặc dù hiện tại không có cách tiếp cận chung để đo lường chất lượng kiểm toán, nhưng gần đây một số tổ chức của các quốc gia trên thế giới đã đề xuất, thiết lập nên Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán (AQIs- Audit Quality Indicators) có thể sử dụng để đo lường, đánh giá chất lượng kiểm toán, cung cấp cơ sở để so sánh giữa các cuộc kiểm toán và hãng kiểm toán khác nhau. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm và bàn luận về việc đo lường chất lượng kiểm toán bởi các nhà quản lý, cơ quan giám sát, tổ chức chuyên môn và các hãng kiểm toán. Đối với Việt Nam, đây là một vấn đề quan trọng bởi thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC hiện nay còn nhiều hạn chế tồn tại. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về Bộ Chỉ số chất lượng kiểm toán AQIs của các tổ chức như Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC- IAASB), Cơ quan Ban hành chính sách kế toán và doanh nghiệp Singapore (ACRA), Ủy ban Giám sát các doanh nghiệp kiểm toán được chấp nhận của Mỹ (PCAOB),để làm rõ được cách thức lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và sự khác nhau trong việc lựa chọn các nhân tố giữa các tổ chức và các quốc gia trên thế giới. Thông qua đó, tác giả nhận thấy nhu cầu của việc xây dựng và phát triển Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán AQIs Việt Nam là cần thiết để góp phần thúc đẩy, đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Từ khóa: chỉ số chất lượng kiểm toán, kiểm toán tài chính, kiểm toán độc lập, chất lượng kiểm toán, thời gian kiểm toán 1. Nhu cầu về Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán Quay trở lại những năm đầu thế kỷ XXI, một loạt các tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán bị sụp đổ, điển hình là THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 55Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 Enron và WorldCom kéo theo sự xóa sổ của hãng kiểm toán Authur Andersen- thuộc Big5 (Big5 chỉ 05 hãng kiểm toán lớn nhất trên thế giới trước năm 2002), chất lượng của báo cáo tài chính và tính hiệu quả của quy trình kiểm toán là đối tượng được đưa ra xem xét, phân tích và giám sát bởi các chuyên gia và nhà quản lý. Những năm gần đây nổi lên rõ nhất là trường hợp của Tập đoàn Toshiba Nhật Bản. Cơ quan quản lý tài chính Nhật Bản đã phạt Ernst & Young (E&Y) ShinNihon LLC 2,1 tỷ Yên (khoảng 17,4 triệu USD), tương đương với hai năm phí kiểm toán mà Toshiba đã trả cho E&Y ShinNihon và đình chỉ việc ký kết các hợp đồng kinh doanh mới của E&Y ShinNihon trong vòng 03 tháng. Toshiba cũng đã không gia hạn hợp đồng kiểm toán BCTC với E&Y ShinNihon. Nguyên nhân của án phạt này là do E&Y ShinNihon đã không phát hiện bất thường trong vụ bê bối kế toán tồi tệ nhất của Nhật Bản trong nhiều năm qua. Theo đó, chính Tập đoàn Toshiba đã thừa nhận rằng họ đã phóng đại lợi nhuận từ khoảng các năm 2008 đến năm 2015 và sẽ phải điều chỉnh giảm lợi nhuận một khoản ít nhất là 152 tỷ Yên, tương đương 1,2 tỷ USD. Theo Hãng tin Bloomberg, vụ bê bối kế toán này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, tên tuổi của một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất Nhật Bản. Vụ việc này bị phát hiện bởi một cuộc điều tra độc lập của bên thứ ba và công bố ngày 20/7/2015, khi có nghi ngờ những vấn đề bất thường của các số liệu trên BCTC. Theo đó, các sai lệch về lợi nhuận của Toshiba đã được che dấu rất “điệu nghệ”, việc làm sai lệch số liệu trên sổ sách kế toán đã diễn ra qua ba đời Tổng giám đốc điều hành, cả ba vị này đều gây sức ép rất lớn lên nhân viên đòi đạt mục tiêu doanh thu cao nhất, nhưng lại trong điều kiện sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Một quan chức dấu tên của Nhật Bản đã nhận xét rằng có một sự vi phạm nghiêm trọng về tính cẩn trọng, trách nhiệm nghề nghiệp. Các kiểm toán viên độc lập của Toshiba trong nhiều năm tự xây dựng cho mình một “cảm giác tự tin một cách sai lầm” rằng Toshiba sẽ không làm những việc như vậy. Và nữa, E&Y ShinNihon là hãng kiểm toán lớn nhất tại Nhật Bản với khoảng 3.500 kế toán viên công chứng và hơn 4.000 khách hàng. Tại Việt Nam, chất lượng BCTC sau kiểm toán cũng còn tồn đọng nhiều vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá, điển hình là trường hợp của Công ty CP Dược phẩm Viễn Đông, Công ty CP Bông Bạch Tuyết, hay gần đây là Công ty CP NTACO (ATA), Công ty CP Thiết bị y tế Việt- Nhật (JVC) và Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), Công ty CP Mỏ và xuất khập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM), Công ty CP Công nghiệp khoán ... hai nguyên nhân cốt lõi. Nguyên nhân thứ nhất là do thiếu sự giám sát và soát xét đầy đủ bởi nhân sự kiểm toán cao cấp. Sự thiếu thời gian kiểm toán của BGĐ và chủ nhiệm kiểm toán thường dẫn đến một số vấn đề lớn. Trong một số tình huống, những vấn đề này phát sinh bởi cấu trúc và chiến lược của các hãng kiểm toán để duy trì một số ít Bảng 2. Tổng hợp 28 chỉ số tiềm năng đánh giá chất lượng kiểm toán của PCAOB Chuyên gia kiểm toán Nguồn lực có thể sử dụng để thực hiện kiểm toán (availability) Đòn bẩy nhân sự Khối lượng công việc của thành viên BGĐ kiểm toán Khối lượng công việc của nhân viên và chủ nhiệm kiểm toán Nguồn lực kế toán và kiểm toán có kỹ thuật Người có kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Năng lực Kinh nghiệm của nhân sự kiểm toán Chuyên môn nghiệp vụ của nhân sự kiểm toán Doanh thu của nhân sự kiểm toán Số lượng công việc kiểm toán tập trung theo từng bộ phận dịch vụ Số giờ đào tạo trên mỗi nhân viên kiểm toán. Số giờ kiểm toán Số giờ kiểm toán và khu vực rủi ro Sự phân bổ giờ kiểm toán cho các giai đoạn kiểm toán. Quy trình kiểm toán Đặc điểm chung của Ban lãnh đạo Kết quả khảo sát độc lập nhân sự công ty Các hình thức khích lệ, khen thưởng Xếp hạng chất lượng và bồi thường Phí kiểm toán, Nỗ lực kiểm toán và Rủi ro khách hàng Sự độc lập Tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập Cơ sở vật chất Đầu tư vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho việc thực hiện kiểm toán có chất lượng Giám sát và xử lý Kết quả soát xét chất lượng kiểm toán trong nội bộ hãng Kết quả soát xét của PCAOB Kiểm tra năng lực kỹ thuật Các kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính Tần suất và ảnh hưởng của việc sửa đổi BCTC do sai phạm Gian lận và các hành vi sai phạm BCTC Việc suy luận chất lượng kiểm toán từ đánh giá chất lượng lập BCTC Kiểm soát nội bộ Tính kịp thời trong việc báo cáo về các yếu kém của KSNB Hoạt động liên tục Tính kịp thời trong việc báo cáo về các vấn đề có liên quan giả định hoạt động liên tục Trao đổi giữa KTV với BKS Kết quả các khảo sát độc lập của thành viên BKS Sự thực thi pháp luật và các vấn đề về kiện tụng Xu hướng trong việc thực hiện các quy định của PCAOB và SEC Những vấn đề về kiện tụng liên quan đến hãng kiểm toán Nguồn: Tổng hợp từ Bộ chỉ số AQIs của PCAOB, 2015 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán so với các nhân viên kiểm toán cấp thấp hơn, phản ánh tỷ lệ đòn bảy nhân sự. Nguyên nhân thứ hai là sự không đầy đủ nguồn lực có năng lực chuyên môn dành riêng cho kiểm toán. Với sự gia tăng độ phức tạp trong các chuẩn mực kế toán và kiểm toán, việc có đủ nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp với kiến thức và năng lực chuyên môn phù hợp là rất quan trọng để duy trì chất lượng kiểm toán. Chất lượng kiểm toán sẽ bị suy yếu khi các cuộc kiểm toán được thực hiện bởi những nhân viên không được đào tạo hoặc thiếu kinh nghiệm liên quan mà không có sự giám sát đầy đủ. Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán phát triển đội ngũ nhân viên về các mặt đào tạo, mức độ kinh nghiệm và tỷ lệ nhân viên rời bỏ hãng kiểm toán thấp là các chỉ số tốt về chất lượng kiểm toán. Với những quan sát, tìm hiểu và đánh giá về những nguyên nhân căn bản này, ACRA đã quyết định chọn 8 chỉ số chất lượng kiểm toán AQIs để xác định chất lượng kiểm toán và tháng 10/2015, ACRA đã banh hành Bộ chị số AQIs trong Khuôn khổ trình bày các chỉ số chất lượng kiểm toán. 8 chỉ số AQIs này được phát triển với sự tham vấn của các hãng kiểm toán và BKS các công ty ở Singapore. Trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 7/2015, hơn 70 thành viên và trưởng BKS của các doanh nghiệp đã cung cấp những phản hồi có giá trị về AQIs thông qua năm cuộc thảo luận nhóm tập trung, các hỗ trợ độc lập bởi Hội Kế toán công chứng Australia (CPA Autralia) và Viện Giám đốc Singapore (SID). AQIs-ACRA được áp dụng tự nguyện bởi BKS các công ty niêm yết của Singapore từ tháng 1/2016 và dựa trên nguyên tắc điều chỉnh bởi thị trường. Các hãng kiểm toán được khuyến khích chia sẻ dữ liệu AQIs một cách riêng tư với BKS: Sau khi cuộc kiểm toán của năm tài chính hoàn thành (khi BKS đang xem xét liệu có tái bổ nhiệm KTV đương nhiệm) và khi BKS đang xem xét việc thay đổi Bảng 3. Đối tượng sử dụng AQIs-PCAOB Đối tượng sử dụng Nội dung sử dụng Ban kiểm soát - Đánh giá rủi ro của việc lập báo cáo và chất lượng kiểm toán - Giám sát hoạt động của KTV Hãng kiểm toán - Đánh giá và quản lý rủi ro - Nâng cao các nỗ lực kiểm soát chất lượng, đặc biệt là chất lượng kiểm toán - Nhận dạng nguyên nhân của các thiếu sót kiểm toán và khắc phục các yếu kém đó Nhà đầu tư - Đánh giá rủi ro của việc lập báo cáo - Quyền biểu quyết PCAOB (và các cơ quan quản lý khác) - Cung cấp thông tin về việc ra các chính sách - Hỗ trợ các dự án kiểm soát chất lượng - Khuyến khích thảo luận công khai về chất lượng kiểm toán Nguồn: tác giả tổng hợp KTV. Tám AQIs-ACRA bao gồm 8 chỉ số, một số được công bố ở cấp độ hãng kiểm toán, một số ở cấp độ hợp đồng dịch vụ, một số thì đều ở cả hai cấp độ. Các chỉ số này được lựa chọn dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc thứ nhất, AQIs chủ yếu mang tính định lượng để có thể giúp BKS dễ dàng so sánh. Thông tin định tính để bổ sung dữ liệu AQIs có thể được bổ sung bởi KTV nếu phù hợp. Nguyên tắc thứ hai, AQIs bao gồm sự kết hợp cả ở cấp độ hợp đồng dịch vụ và hãng kiểm toán. Mặc dù các chỉ số cấp độ hợp đồng dịch vụ cụ thể hơn và liên quan đến BKS, nhưng cấp độ hãng kiểm toán cung cấp cho BKS sự hiểu biết về cam kết tổng thể và các biện pháp đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp kiểm toán. Khuôn khổ về AQIs cũng cung cấp hướng dẫn áp dụng bộ chỉ số cho BKS đơn vị được kiểm toán và hướng dẫn cho các hãng kiểm toán (Bảng 4). THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 63Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 3. Nhận xét và gợi ý cho Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu nội dung của các Bộ chỉ số AQIs của các tổ chức quốc tế và của các quốc gia, tác giả nhận thấy các sáng kiến về AQIs khác nhau đáng kể giữa các quốc gia trên thế giới. Một số cơ quan ban hành đã đề xuất cách thức tiếp cận dựa trên nguyên tắc, linh hoạt hơn trong khi đó một số quốc gia khác lại ban hành AQIs mang tính bắt buộc, dựa trên các quy định, quy tắc. Hơn nữa, một số sáng kiến đưa ra lên đến 28 chỉ số AQIs (PCAOB- Hoa Kỳ), nhưng một số quốc gia khác thì ít hơn nhiều, như ACRA- Singapore chỉ đưa ra 8 chỉ số. Thông thường, thông tin về AQIs ở cấp độ doanh nghiệp kiểm toán được đề xuất công khai để tất cả các bên có liên quan chính có thể đánh giá được các chỉ số này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, thông tin được coi là nhạy cảm vì nó dựa trên các chỉ số ở mức độ hợp đồng kiểm toán, do đó nó có ý nghĩa riêng tư chỉ cho BKS sử dụng. Không phải tất cả các sáng kiến là khác nhau giữa cấp độ hợp đồng kiểm toán và hãng kiểm toán. Các nhà ban hành Bộ chỉ số AQIs cũng đề xuất các cách tiếp cận khác nhau khi xây dựng các chỉ số này. Trong khi một số chỉ số rõ ràng mang tính định lượng, một số khác mang tính định tính, và có một số thì kết hợp cả hai đặc điểm thông tin này. Chỉ số AQIs có thể là công cụ hỗ trợ đánh giá chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, sự khác Bảng 4. Các chỉ tiêu chất lượng kiểm toán theo AQIs-ACRA STT AQIs Cấp độ 1 Số giờ kiểm toán (Audit hours) Số giờ tham gia kiểm toán của các nhân sự cao cấp Hợp đồng dịch vụ 2 Kinh nghiệm (Experience) Số năm kinh nghiệm của các thành viên nhóm kiểm toán, bao gồm cả tính chuyên môn hóa trong các ngành nghề cụ thể Hợp đồng dịch vụ 3 Đào tạo (Training) - Số giờ và nội dung đào tạo trung bình trong năm của các cấp độ nhân viên trong hãng kiểm toán - Số giờ và nội dung đào tạo liên quan đến ngành nghề kinh doanh cụ thể của khách hàng kiểm toán Hợp đồng dịch vụ và Hãng kiểm toán 4 Kết quả các cuộc kiểm tra (Inspection) Kết quả của các cuộc kiểm tra chất lượng nội bộ và bên ngoài đơn vị và các biện pháp sửa chữa các phát hiện đó. Hợp đồng dịch vụ và Hãng kiểm toán 5 Tuân thủ yêu cầu về tính độc lập (Independence) - Mô tả chương trình kiểm tra và giám sát hàng năm về việc tuân thủ tính độc lập của hãng kiểm toán (2 năm liền trước cuộc kiểm toán) - Mô tả các sai phạm phát hiện và các biện pháp khắc phục Hợp đồng dịch vụ và Hãng kiểm toán 6 Kiểm soát chất lượng (Quality control) Nhấn mạnh nguồn lực cấp cao (ban giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán) trong việc giám sát chất lượng kiểm toán để hỗ trợ nhóm kiểm toán các công cụ, kiến thức và nguồn lực đạt được cuộc kiểm toán có chất lượng Hãng kiểm toán 7 Giám sát nhân viên (Staff oversight) Nhấn mạnh tỷ lệ bình quân nhân viên kiểm toán được quản lý, hướng dẫn bởi mỗi giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán trong hãng kiểm toán Hãng kiểm toán 8 Tỷ lệ rời bỏ hãng kiểm toán của nhân viên (Attrition rate) Nhấn mạnh đến tỷ lện nhân viên rời khỏi hãng kiểm toán trong khoảng 2 năm. Hãng kiểm toán Nguồn: Khuôn khổ trình bày chỉ số chất lượng kiểm toán AQIs-ACRA, Singapore, tháng 10/2015 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 biệt đáng kể giữa các bộ chỉ số cũng có thể xuất phát từ sự khác biệt về cách tiếp cận mang tính pháp lý, mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp hoạt động khác nhau và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Chỉ số phổ biến nhất chính là số giờ được đào tạo trên mỗi nhân sự kiểm toán. Chỉ số này xuất hiện trong 8 bộ chỉ số của các quốc gia và tổ chức. Bên cạnh số giờ đào tạo, số giờ kiểm toán và phân bổ cho các thành viên hợp đồng kiểm toán, các giai đoạn của quá trình kiểm toán cũng là một chỉ tiêu xuất hiện tương đối nhiều trong các Bộ chỉ số AQIs, được thể hiện thông qua các chỉ số về khối lượng công việc của các KTV (PCAOB, ACRA, CPAB, USCAQ, IOSCO). Điều này cho thấy, số giờ đào tạo, số giờ kiểm toán cho các hợp đồng kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán. Giữa các quốc gia được đề cập ở trên có những sự khác nhau tương đối về các nhân tố đánh giá hay số lượng các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc Tài liệu tham khảo 1. ACRA, 2015, Guidance to Audit Committees on ACRA’s AQIs Disclosure Framework 2. ACRA, 2015, Guidance to Audit Firms on ACRA’s AQIs Disclosure Framework 3. ACRA & CPA Australia, 2015, Deepening the Audit Quality Conversation - A Joint ACRA-CPAA Publication 4. IAASB, 2014, A framework for Audit Quality 5. PCAOB, 2015, Concept Release on Audit Quality Indicators 6. Website:- Bộ Tài chính Việt Nam, - Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, - Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí Công thương, - Cơ quan Ban hành chính sách kế toán và doanh nghiệp Singapore (ACRA – Accounting and Coporate Regulatory Authority), https://www.acra.gov.sg - Ủy ban Giám sát các doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận của Mỹ, PCAOB, - Liên đoàn Kế toán thế giới- IFAC, Thông tin tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai, Thạc sĩ Khoa Kế toán, Học viện Ngân hàng Email: mainguyenyb@gmail.com Summary Audit Quality Indicators from some countries in the world This article focuses on the set of audit quality indicators of accountancy bodies and some countries around the world. This will serve as a basis for building a set of Vietnamese indicators on auditing, contributing to enhance the quality of independent auditing in Vietnam. By studying the AQIs indicators of some professional bodies and countries, the authors found that the initiatives on AQIs differed significantly between countries around the world. Some bodies have issued a more flexible, principle-based approach, while others have mandatory AQIs based on rules and regulations. Moreover, some initiatives offer up to 28 AQIs (PCAOB - United States), but some are much less, such as ACRA-Singapore only offering 8 indicators. The most common index is the number of hours trained on each audit personnel. This index appears in 8 sets of indicators of countries and bodies. Besides the number of training hours, the number of auditing hours and allocations for audit members are also a common indicator in the AQIs Indicators. Key works: audit quality indicators, financial audit, independent audit, audit quality, audit time Mai Thi Thanh Nguyen, MAC. Accounting and Auditing Faculty, Banking Academy of Vietnam xem tiếp trang 43 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 43Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 Thông tin tác giả Nguyễn Thị Hoa Hồng, Thạc sỹ Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngoại thương Email: hongnth@ftu.edu.vn Nguyễn Tiến Đạt, Thạc sỹ Khoa Kế toán Kiểm toán, Học viện Ngân hàng Email: datnt@hvnh.edu.vn Trịnh Đức Ngân, Cử nhân Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngoại thương Email: ducngan1303@gmail.com Summary Factors influencingunderpricing of Initial Public Offerings in Vietnam The paper examines factorsinfluencing underpricing of Initial Public Offering (IPO) companies listed on Vietnam stock exchange, implementing IPO activities in the period of 2005-2017. The empirical results from the Regression model show that the level of IPO underpricing in Vietnam is not only affected by a factor but also by many factors with different levels of influence of each factor. The offer price in the IPO is considered as a very important factor affecting IPO underpricing. In addition, factors including oversubscription rate, age of issuing firms and delay of listing time also have a significant impact on the underpricing of IPO. Keywords: Information asymmetry, underpricing, listing time delay, initial public offering (IPO). Hong Thi Hoa Nguyen, MBA. Foreign Trade University Dat Tien Nguyen, MAc. Banking Academy of Vietnam Ngan Duc Trinh, BBA. Foreign Trade University gia. Thực tế tại Việt Nam hiện nay, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán, việc đánh giá quyết định lựa chọn hãng kiểm toán từ các doanh nghiệp được kiểm toán, hay việc kiểm tra- kiểm soát chất lượng kiểm toán của các cơ quan chức năng đang gặp rất nhiều khó khăn xuất phát từ việc chưa xây dựng được những cơ sở rõ ràng hay những chỉ tiêu lượng hóa để đánh giá chất lượng kiểm toán. Vì vậy, nhu cầu cần phải xây dựng và phát triển Bộ Chỉ số chất lượng kiểm toán là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc tìm hiểu về Bộ Chỉ số AQIs này sẽ là nguồn tham khảo có ích để Việt Nam sớm ban hành một Bộ Chỉ số giúp cho hoạt động kiểm toán tạo được niềm tin hơn nữa với những người sử dụng và nâng cao vị thế, uy tín nghề nghiệp, từ đó góp phần cải thiện tính minh bạch của thông tin tài chính trên thị trường. ■ tiếp theo trang 64
File đính kèm:
- nghien_cuu_ve_bo_chi_so_chat_luong_kiem_toan_cua_cac_quoc_gi.pdf