Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam vận động viên quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa
Quần vợt du nhập vào nước ta đầu thế kỷ XX cùng với sự có mặt của người Pháp và
được phát triển ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng Sau năm 1975, cùng
với sự phát triển chung của phong trào thể thao, môn Quần vợt được phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu tập luyện của quần chúng nhân dân. Hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành đều đã có
môn Quần vợt và nó được phát triển mạnh ở một số địa phương như: Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Bình Dương, Vũng Tàu, Thanh Hóa
Thanh Hóa là một địa phương có phong trào quần vợt phát triển chậm hơn so với nhiều
tỉnh và thành phố khác trong cả nước, song với truyền thống đam mê thể thao sẵn có của
người dân Thanh Hóa, và đặc biệt là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, những năm gần đây
phong trào quần vợt của nhân dân trong tỉnh đã phát triển mạnh mẽ. Ngoài sự phát triển của
phong trào trong tầng lớp nhân dân, thể thao Thanh Hóa đã chú trọng đến phát triển quần vợt
thành tích cao.
Tuy nhiên, sự phát triển đến nay chỉ là bước đầu trong công tác này. Nhờ sự quan tâm
và đầu tư của tỉnh, thể thao Thanh Hóa đã tuyển chọn và huấn luyện được nhiều vận động
viên (VĐV) quần vợt có trình độ, lứa tuổi và giới tính khác nhau.
Qua quan sát nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa tập luyện, chúng tôi
thấy biểu hiện mệt mỏi thường xuất hiện ở cuối buổi tập. Do vậy, các VĐV thực hiện các
động tác kỹ thuật thiếu chuẩn xác: Đánh bóng tư thế không tốt, thiếu bước chân, đánh bóng
không được như ý muốn, thực hiện chiến thuật, điểm rơi của bóng không như ý muốn, bỏ
bóng, di chuyển đánh bóng chậm chạp, phối hợp giữa di chuyển và đánh bóng không tốt,
hưng phấn giảm sút.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam vận động viên quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 13 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DI CHUYỂN BƯỚC CHÂN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN QUẦN VỢT LỨA TUỔI 13 - 15 TỈNH THANH HÓA ThS. Phan Hồng Thái1 Tóm tắt: Để đạt được hiệu quả cao trong huấn luyện và thi đấu quần vợt, việc nghiên cứu các bài tập huấn luyện nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân là rất quan trọng. Thông qua sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, thực nghiệm sư phạm, phỏng vấn, toán học thống kê... bài viết nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam vận động viên quần vợt lứa tuổi 13-15 của tỉnh Thanh Hóa. Từ khóa: Bài tập; quần vợt; di chuyển bước chân; Thanh Hóa. 1. Đặt vấn đề Quần vợt du nhập vào nước ta đầu thế kỷ XX cùng với sự có mặt của người Pháp và được phát triển ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng Sau năm 1975, cùng với sự phát triển chung của phong trào thể thao, môn Quần vợt được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện của quần chúng nhân dân. Hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành đều đã có môn Quần vợt và nó được phát triển mạnh ở một số địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Vũng Tàu, Thanh Hóa Thanh Hóa là một địa phương có phong trào quần vợt phát triển chậm hơn so với nhiều tỉnh và thành phố khác trong cả nước, song với truyền thống đam mê thể thao sẵn có của người dân Thanh Hóa, và đặc biệt là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, những năm gần đây phong trào quần vợt của nhân dân trong tỉnh đã phát triển mạnh mẽ. Ngoài sự phát triển của phong trào trong tầng lớp nhân dân, thể thao Thanh Hóa đã chú trọng đến phát triển quần vợt thành tích cao. Tuy nhiên, sự phát triển đến nay chỉ là bước đầu trong công tác này. Nhờ sự quan tâm và đầu tư của tỉnh, thể thao Thanh Hóa đã tuyển chọn và huấn luyện được nhiều vận động viên (VĐV) quần vợt có trình độ, lứa tuổi và giới tính khác nhau. Qua quan sát nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa tập luyện, chúng tôi thấy biểu hiện mệt mỏi thường xuất hiện ở cuối buổi tập. Do vậy, các VĐV thực hiện các động tác kỹ thuật thiếu chuẩn xác: Đánh bóng tư thế không tốt, thiếu bước chân, đánh bóng không được như ý muốn, thực hiện chiến thuật, điểm rơi của bóng không như ý muốn, bỏ bóng, di chuyển đánh bóng chậm chạp, phối hợp giữa di chuyển và đánh bóng không tốt, hưng phấn giảm sút. Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển môn Quần vợt tỉnh nhà, nâng cao chất lượng trong huấn luyện chúng tôi tâp trung nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa. 1 Trung tâm Bồi dưỡng Năng khiếu TDTT, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 14 Bài viết sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán học thống kê. 2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 2.1. Phỏng vấn lựa chọn các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã phỏng vấn 24 huấn luyện viên (HLV), lập test, phiếu phỏng vấn lựa chọn, đã lập 5 test (hoặc bài tập) để phỏng vấn các chuyên gia HLV. Những người được hỏi chọn 1 trong 3 phương án: Rất có ý nghĩa, bình thường và không có ý nghĩa. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test nhằm đánh giá hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 (n = 24) TT Các test Kết quả trả lời phỏng vấn Rất có ý nghĩa Bình thường Không có ý nghĩa SN Tỉ lệ % SN Tỉ lệ % SN Tỉ lệ % 1 Chạy 60m XPC (giây) 4 16,6 6 25 7 58,4 2 Nhảy dây đơn 30s (số lần) 4 16,5 8 33,5 12 50 3 Di chuyển 4 điểm sân đơn nhặt bóng 1 phút (số quả) 18 75 6 25 0 0 4 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng thuận tay kết hợp lên lưới bắt vô lê trái tay 20 quả (số lần) 22 91,6 2 8,4 0 0 5 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng trái tay kết hợp lên lưới bắt vô lê phải tay 20 quả (số lần) 20 83,4 4 16,6 0 0 Qua bảng 1, cho thấy: Các chuyên gia, HLV có sự nhất trí cao cơ bản về ý kiến trả lời. Theo phương pháp luận đã trình bày ở trên các test trong phỏng vấn chiếm tỷ lệ 75% ý kiến tán đồng ở mức rất có ý nghĩa được tiếp tục đưa vào nghiên cứu, những test đó gồm: - Di chuyển 4 điểm sân đơn nhặt bóng 1 phút (số quả nhặt được): Nhằm đánh giá tốc độ di chuyển, khả năng phối hợp vận động và phối hợp thuần thục các kỹ thuật di chuyển. - Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng thuận tay kết hợp lên lưới bắt vô lê trái tay 20 quả (số lần qua lại): Nhằm đánh giá kỹ năng, củng cố hoàn thiện kỹ thuật di chuyển. - Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng trái tay kết hợp lên lưới bắt vô lê phải tay 20 quả (số lần qua lại): Nhằm đánh giá kỹ năng, củng cố hoàn thiện kỹ thuật di chuyển. 2.2. Đánh giá thực trạng di chuyển bước chân nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa Để đánh giá thực trạng di chuyển bước chân của nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi tiến hành so sánh thực trạng di chuyển bước chân của nam VĐV QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 15 quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa với thực trạng di chuển bước chân của nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 Hà Nội, thực trạng di chuyển bước chân của nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 Quân đội, trình bày ở bảng 2: Bảng 2. Thực trạng di chuyển bước chân nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hoá so với VĐV nam quần vợt Hà Nội và quần vợt Quân đội cùng độ tuổi TT Các test Thanh Hóa Hà Nội Quân đội 1 Di chuyển 4 điểm sân đơn nhặt bóng 1 phút (số quả) 10.75 ± 0.15 11.68 ± 0.18 11.54 ± 0.19 2 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng thuận tay kết hợp lên lưới bắt vô lê trái tay 20 quả (số lần) 12.46 ± 0.21 14.84 ± 0.23 14.78 ± 0.26 3 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng trái tay kết hợp lên lưới bắt vô lê phải tay 20 quả (số lần) 13.46 ± 0.28 15.35 ± 0.26 15.43 ± 0.24 Qua bảng 2 cho thấy, khi so sánh di chuyển bước chân của nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa với nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 Hà Nội và Quân đội cho thấy đều kém hơn. 2.3. Nghiên cứu xác định yêu cầu trong việc lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt Để có căn cứ lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt ứng dụng trong quá trình huấn luyện các nhóm bài tập được lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Yêu cầu 1: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo định hướng theo đúng yêu cầu chuyên môn đòi hỏi . - Yêu cầu 2: Việc lựa chọn các bài tập phải rõ ràng, cụ thể và hình thức tập luyện phù hợp với điều kiện thực tiễn. - Yêu cầu 3: Các bài tập lựa chọn phải được nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Yêu cầu 4: Cường độ vận động và lượng vận động của bài tập lựa chọn phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Sau khi tổng hợp tài liệu được 4 yêu cầu trên đối với việc lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để có tính khách quan và tin cậy hơn. Đối tượng được phỏng vấn gồm 24 HLV, chuyên gia trực tiếp tham gia giảng dạy tại các trung tâm quần vợt. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3. QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 16 Bảng 3: Kết quả phỏng vấn các tiêu chí lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt ( n=24 ) TT Các tiêu chí Kết quả trả lời Số người Tỷ lệ % 1 1 Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo định hướng theo đúng yêu cầu đòi hỏi 24 100 1 2 Việc lựa chọn các bài tập phải rõ ràng, cụ thể và hình thức tập luyện phù hợp với điều kiện thực tiễn 23 95.8 1 3 Các bài tập lựa chọn phải được nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp 15 100 1 4 Cường độ vận động và lượng vận động của bài tập lựa chọn phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu 20 83.3 Qua bảng 3 có thể nhận thấy: Cả 4 tiêu chí đưa ra phỏng vấn đều được tán đồng cao, chiếm tỷ lệ từ 83.3 % đến 100 %. 2.4. Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa Dựa vào các yêu cầu đối với việc lựa chọn bài tập, qua tham khảo tài liệu chuyên môn, sách giáo khoa về quần vợt và qua kết quả kiểm tra, khảo sát công tác giảng dạy tại các Trung tâm Quần vợt tỉnh Thanh Hóa, bước đầu chúng tôi xây dựng được 14 bài tập; đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi tới 24 HLV và các chuyên gia quần vợt về mức độ ưu tiên cho các bài tập đã lựa chọn với mức độ như sau: - Ưu tiên 1: 5 điểm - Ưu tiên 2: 3 điểm - Ưu tiên 3: 1 điểm Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4. Bảng 4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa (n= 24) TT Các bài tập Kết quả trả lời Tổng điểm Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 1 Chạy 60m XPC 24 0 0 120 2 Nhảy dây tốc độ 30s 18 6 0 108 3 Di chuyển nhặt bóng 4 điểm sân đơn 1 phút 24 0 0 120 4 Bật xa tại chỗ 0 4 20 32 5 Chạy biến tốc 800m 20 4 0 112 6 Di chuyển tiến lùi 4 2 18 44 7 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng thuận tay kết hợp lên lưới bắt vô lê trái tay 20 quả 22 2 0 116 8 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng trái tay kết 20 4 0 112 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 17 hợp lên lưới bắt vô lê phải tay 20 quả 9 Di chuyển ngang sân đơn cắt bóng thuận tay 20 2 2 108 10 Di chuyển ngang sân đơn cắt bóng trái tay 16 8 0 104 11 Chạy nâng cao đùi tại chỗ 5 19 34 12 Di chuyển theo tín hiệu của HLV 24 0 0 120 13 Bài tập nhiều bóng phối hợp kỹ thuật 6 18 37 14 Bài tập thi đấu 19 5 0 110 Như vậy trong 14 bài tập mà chúng tôi đưa ra phỏng vấn, chúng tôi đã lựa chọn được 10 bài tập có sự tán đồng cao, với số phiếu và điểm từ 100 đến 120 điểm. Vì vậy, chúng tôi sẽ đưa ra 10 bài tập có mức độ ưu tiên cao để đưa vào sử dụng đó là các bài tập: - Bài tập 1: Chạy 60m XPC - Bài tập 2: Nhảy dây tốc độ 30s - Bài tập 3: Di chuyển nhặt bóng 4 điểm sân đơn 1 phút - Bài tập 4: Chạy biến tốc 800m - Bài tập 5: Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng thuận tay kết hợp lên lưới bắt vô lê trái tay 20 quả - Bài tập 6: Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng trái tay kết hợp lên lưới bắt vô lê phải tay 20 quả - Bài tập 7: Di chuyển ngang sân đơn cắt bóng thuận tay - Bài tập 8: Di chuyển ngang sân đơn cắt bóng trái tay - Bài tập 9: Di chuyển theo tín hiệu của HLV - Bài tập 10: Bài tập thi đấu 2.5. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa 2.5.1. Tổ chức thực nghiệm Để xác định được hiệu quả của việc các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân của nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm tự nhiên. Đối tượng thực nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, mỗi nhóm 12 VĐV, trong đó đối tượng tham gia tổng số là 24 VĐV. Mục đích của phương pháp này là thông qua việc đưa ra các bài tập mới vào tập luyện, qua đó kiểm nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả di chuyển bước chân trên đối tượng nghiên cứu. Để xác định được tính đồng đều của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu, trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra di chuyển bước chân của nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa thông qua 3 test như đã trình bày (phần 3.2). Dựa trên kết quả kiểm tra được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê, chúng tôi phân bổ các nam VĐV một cách ngẫu nhiên thành 2 nhóm đảm bảo sự cân đối, đồng đều về số lượng và trình độ. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 5 và biểu đồ 1. QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 18 Bảng 5: So sánh kết quả kiểm tra 3 bài test đánh giá di chuyển bước chân của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm 0 2 4 6 8 10 12 14 Test 1 Test 2 Test 3 Nhãm thùc nghiÖm Nhãm ®èi chøng Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra 3 bài test đánh giá di chuyển bước chân của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu trước thực nghiệm Qua kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ở bảng 3.5.1 và biểu đồ 3.5.1 cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu tương đương. Sự khác biệt ở các chỉ số này đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0.05). Chứng tỏ sự phân nhóm trước thực nghiệm giữa 2 nhóm là ngẫu nhiên và khách quan. 2.5.2. Tiến hành thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành trong 12 tuần, mỗi tuần 3 buổi, thời gian dành cho mỗi buổi tập 55 phút. + Ở nhóm đối chứng: Nội dung áp dụng chính là những nội dung bài tập thể lực và di chuyển bước chân và phương pháp phổ biến đã được áp dụng thường xuyên trong các giờ tập của nam VĐV quần vợt tỉnh Thanh Hóa. + Ở nhóm thực nghiệm: Để phát triển kỹ thuật di chuyển bước chân, nội dung bài tập và hình thức tập luyện là do chúng tôi lựa chọn qua phỏng vấn (phần 3.4). TT Các test Nhóm đối chứng (n = 12) Nhóm đối chứng (n = 12) So sánh t p 1 Di chuyển 4 điểm sân đơn nhặt bóng 1 phút (số quả) 10.7 1.12 10.6 1.14 1.92 > 0.05 2 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng thuận tay kết hợp lên lưới bắt vô lê trái tay 20 quả (số lần) 12.5 1.14 12.4 1.13 1.42 > 0.05 3 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng trái tay kết hợp lên lưới bắt vô lê phải tay 20 quả (số lần) 13.5 1.97 13.4 1.84 1.58 > 0.05 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 19 2.5.3. Kết quả thực nghiệm Kết quả kiểm tra sau 12 tuần thực nghiệm ứng dụng các bài tập nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân đã lựa chọn cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13-15 tỉnh Thanh Hóa. Sau 12 tuần thực nghiệm theo tiến trình đã xây dựng, chúng tôi tiến hành kiểm tra lại trình độ di chuyển bước chân của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 6 và biểu đồ 2. Bảng 6: So sánh kết quả kiểm tra đánh giá di chuyển bước chân của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 12 tuần thực nghiệm T TT Các test Nhóm đối chứng (n = 12) Nhóm thực nghiệm (n = 12) So sánh t p 1 1 Di chuyển 4 điểm sân đơn nhặt bóng 1 phút (số quả) 11. 9 1.92 13.8 1.87 3.68 <0.01 2 2 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng thuận tay kết hợp lên lưới bắt vô lê trái tay 20 quả (số lần) 13.4 1.15 15.6 1.19 2.44 <0.05 3 3 Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng trái tay kết hợp lên lưới bắt vô lê phải tay 20 quả (số lần) 14.4 1.07 16.2 1.11 2.76 <0.05 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Test 1 Test 2 Test 3 Nhãm thùc nghiÖm Nhãm ®èi chøng 3-D Column 3 Biểu đồ 2: So sánh kết quả kiểm tra đánh giá di chuyển bước chân của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu sau thực nghiệm Qua bảng 6 và biểu đồ 2 cho thấy: Sau 12 tuần thực nghiệm, kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt đáng kể về các test đánh giá hiệu quả di chuyển bước chân thể hiện ở tTính> tBảng ở ngưỡng xác xuất p<0.05; Điều này cho thấy các bài tập đã lựa chọn bước đầu có tác dụng nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân đã lựa chọn cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa tốt hơn so với các bài tập thường được sử dụng cho VĐV tỉnh Thanh Hóa. QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 20 3. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu cho phép kết luận sau : - Đã lựa chọn các test đảm bảo đánh giá hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa. Trong đó cho cả 3 độ tuổi là 3 test, đó là: Di chuyển 4 điểm sân đơn nhặt bóng 1 phút (số quả); Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng thuận tay kết hợp lên lưới bắt vô lê trái tay 20 quả (số lần); Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng trái tay kết hợp lên lưới bắt vô lê phải tay 20 quả (số lần). - Đã lựa chọn được 10 bài tập di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa: Bài tập 1: Chạy 60m XPC; Bài tập 2: Nhảy dây tốc độ 30s; Bài tập 3: Di chuyển nhặt bóng 4 điểm sân đơn 1 phút; Bài tập 4: Chạy biến tốc 800m; Bài tập 5: Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng thuận tay kết hợp lên lưới bắt vô lê trái tay 20 quả; Bài tập 6: Di chuyển ngang 1/2 sân đơn đánh bóng trái tay kết hợp lên lưới bắt vô lê phải tay 20 quả; Bài tập 7: Di chuyển ngang sân đơn cắt bóng thuận tay; Bài tập 8: Di chuyển ngang sân đơn cắt bóng trái tay; Bài tập 9: Di chuyển theo tín hiệu của HLV; Bài tập 10: Bài tập thi đấu. - Thực nghiệm sư phạm đã chứng minh bài tập nhằm pháp triển di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt có khả năng nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Thanh Hóa (p<0.05). Tài liệu tham khảo [1]. Davưorơski (1978), Các tố chất thể lực vận động viên, dịch: Bùi Từ Liêm. [2]. Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Võ Chung Thủy (2000), Y học thể dục thể thao, Nxb Hà Nội. [3]. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học thể dục thể thao, Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội. [4]. Phạm Danh Tốn (1995), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội. [5]. Trần Vinh, Đào Trí Thanh, Lê Thanh Sang (2002), Giáo trình quần vợt, Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội. APPLYING THE FOOTSTEP MOVEMENT EXERCISES OF MALE TENNIS ATHLETES AT THE AGE OF 13-15 IN THANH HOA PROVINCE Phan Hong Thai, M.A Abstract: In order to achieve the high effectiveness in tennis traning and competitions, the study on applying the footstep movement exercises is very important. By using the methods of document collection and analysis, pedagogical experiments, interviews, statistical mathematics... The paper presents the application of the footstep movement exercises of male tennis athletes at the age of 13-15 in Thanh Hoa province. Keywords: exercises, tennis, footstep movement, Thanh Hoa Người phản biện: PGS. TS Hoàng Công Dân (ngày nhận bài 11/7/2019; ngày gửi phản biện 20/7/2019; ngày duyệt đăng 30/9/2019).
File đính kèm:
- nghien_cuu_ung_dung_bai_tap_nang_cao_hieu_qua_di_chuyen_buoc.pdf