Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin và chức năng tế bào beta ở người cao tuổi
Mở đầu: Những năm gần đây dân số già tăng lên rất nhanh. Lớn tuổi tăng tỷ lệ đái tháo đường: trên 60
tuổi gấp 8 lần so với dưới 40 tuổi. Đái tháo đường týp 2 chủ yếu do tình trạng kháng insulin ở cơ, gan, mô mỡ,
xương và sự bài tiết bất thường insulin. Kháng insulin và rối loạn chức năng tiết insulin của tế bào BETA tuyến
tụy ở người cao tuổi chưa được nghiên cứu nhiều.
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng kháng insulin, tiết insulin của tế bào BETA tuyến tụy ở người cao tuổi qua
chỉ số HOMA-IR, HOMA-CNTB β. Tìm mối liên quan giữa chỉ số kháng insulin và chức năng tiết insulin của
tế bào BETA tuyến tụy với một số yếu tố nguy cơ đái tháo đường.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, thực hiện trên 660 bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Thống Nhất năm 2010.
Kết quả: Chỉ số kháng insulin Ln (HOMA-IR) nhóm ≥ 60 tuổi (0,96 ± 0,44) và ở nhóm < 60 tuổi (0,96 ±
0,41). Tỷ lệ bệnh nhân kháng insulin ở nhóm ≥ 60 tuổi (33,3%) và nhóm < 60 tuổi (35,0%). Chỉ số chức năng tế
bào BETA tụy Ln (HOMA CNTB β) ở nhóm ≥ 60 tuổi (4,54 ± 0,61) và ở nhóm < 60 tuổi (4,78 ± 0,58). Mối liên
quan kháng insulin ở người cao tuổi với BMI (P < 0,001). Mối liên quan kháng insulin ở người cao tuổi với
WHR (P = 0,0031). Mối liên quan kháng insulin ở người cao tuổi với tăng triglycerid (P = 0,003). Mối liên quan
kháng insulin ở người cao tuổi với lớp tuổi, giới, tiền sử gia đình có đái tháo đường, vận động thể lực, tăng
huyết áp, tăng cholesterol, tăng LDL-C, giảm HDL-C, giảm GNG (P > 0,005). Mối liên quan giảm chức năng tế
bào BETA tụy ở người cao tuổi với các yếu tố nguy cơ đái tháo đường (P > 0,005).
Kết luận: Ở người cao tuổi không có sự khác biệt về đề kháng insulin giữa nhóm ≥ 60 tuổi và nhóm < 60
tuổi; giảm chỉ số chức năng tế bào BETA tụy ở nhóm ≥ 60 tuổi so với nhóm < 60 tuổi. Ở người cao tuổi: tăng đề
kháng insulin có liên quan với béo phì, béo bụng và tăng triglycerid, không liên quan với lớp tuổi, giới, tiền sử
gia đình có đái tháo đường, vận động thể lực, tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng LDL-C, giảm HDL-C, giảm
GNG. Giảm chức năng tế bào BETA tụy không liên quan với các yếu tố nguy cơ đái tháo đường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin và chức năng tế bào beta ở người cao tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 190 NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO BETA Ở NGƯỜI CAO TUỔI Hoàng Mạnh*, Hồ Thượng Dũng*, Nguyễn Đức Công*, Nguyễn Văn Thành*, Trương Văn Trị*, Đỗ Thị Thuận* TÓM TẮT Mở đầu: Những năm gần đây dân số già tăng lên rất nhanh. Lớn tuổi tăng tỷ lệ đái tháo đường: trên 60 tuổi gấp 8 lần so với dưới 40 tuổi. Đái tháo đường týp 2 chủ yếu do tình trạng kháng insulin ở cơ, gan, mô mỡ, xương và sự bài tiết bất thường insulin. Kháng insulin và rối loạn chức năng tiết insulin của tế bào BETA tuyến tụy ở người cao tuổi chưa được nghiên cứu nhiều. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng kháng insulin, tiết insulin của tế bào BETA tuyến tụy ở người cao tuổi qua chỉ số HOMA-IR, HOMA-CNTB β. Tìm mối liên quan giữa chỉ số kháng insulin và chức năng tiết insulin của tế bào BETA tuyến tụy với một số yếu tố nguy cơ đái tháo đường. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, thực hiện trên 660 bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2010. Kết quả: Chỉ số kháng insulin Ln (HOMA-IR) nhóm ≥ 60 tuổi (0,96 ± 0,44) và ở nhóm < 60 tuổi (0,96 ± 0,41). Tỷ lệ bệnh nhân kháng insulin ở nhóm ≥ 60 tuổi (33,3%) và nhóm < 60 tuổi (35,0%). Chỉ số chức năng tế bào BETA tụy Ln (HOMA CNTB β) ở nhóm ≥ 60 tuổi (4,54 ± 0,61) và ở nhóm < 60 tuổi (4,78 ± 0,58). Mối liên quan kháng insulin ở người cao tuổi với BMI (P < 0,001). Mối liên quan kháng insulin ở người cao tuổi với WHR (P = 0,0031). Mối liên quan kháng insulin ở người cao tuổi với tăng triglycerid (P = 0,003). Mối liên quan kháng insulin ở người cao tuổi với lớp tuổi, giới, tiền sử gia đình có đái tháo đường, vận động thể lực, tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng LDL-C, giảm HDL-C, giảm GNG (P > 0,005). Mối liên quan giảm chức năng tế bào BETA tụy ở người cao tuổi với các yếu tố nguy cơ đái tháo đường (P > 0,005). Kết luận: Ở người cao tuổi không có sự khác biệt về đề kháng insulin giữa nhóm ≥ 60 tuổi và nhóm < 60 tuổi; giảm chỉ số chức năng tế bào BETA tụy ở nhóm ≥ 60 tuổi so với nhóm < 60 tuổi. Ở người cao tuổi: tăng đề kháng insulin có liên quan với béo phì, béo bụng và tăng triglycerid, không liên quan với lớp tuổi, giới, tiền sử gia đình có đái tháo đường, vận động thể lực, tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng LDL-C, giảm HDL-C, giảm GNG. Giảm chức năng tế bào BETA tụy không liên quan với các yếu tố nguy cơ đái tháo đường. Từ khóa: kháng insulin, chức năng tế bào BETA, người cao tuổi, mối liên quan. ABSTRACT STUDY OF INSULIN RESISTANCE AND PANCREATIC BETA-CELL FUNCTION IN THE ELDERLY Hoang Manh, Ho Thuong Dung, Nguyen Đuc Cong, Nguyen Van Thanh, Truong Van Tri, Do Thi Thuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 190 - 194 Background: In recent years, the aging population has increased rapidly. Among the elderly, the incidence of type 2 diabetes is continuing to rise. People aged over 60 years are 8 times more likely to develop type 2 diabetes than people aged less than 40 years. Type 2 diabetes is mainly caused by: (a) insulin resistance in muscle, liver, adipose tissue and bone and (b) * Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. CKII. Hoàng Mạnh ĐT: 0903634393 Email: hoangmanh1806@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 191 abnormal insulin secretion. Insulin resistance and dysfunctional insulin secretion from pancreatic beta cells in the elderly were not clearly understood in the past. Method: We performed a prospective descriptive study to survey the state of insulin resistance and insulin secretion from pancreatic beta cells in the elderly by HOMA-IR index and HOMA-β to find a link between the insulin resistance index and the insulin secretion function of pancreatic beta cells, taking into account a number of supposed risk factors for diabetes, in 660 patients who had presented to the outpatient department at Thong Nhat Hospital, HCMC, Vietnam in 2010. Results: Insulin resistance index (HOMA-IR) ≥ 60 age group (0.96 ± 0.44) and in group <60 years (0.96 ± 0.41). The rate of insulin resistance in patients ≥ 60 years of age group (33.3%) and the group <60 years (35.0%), index of pancreatic beta-cell function (HOMA β) in group ≥ 60 years of age (4.54 ± 0.61) and in group <60 years (4.78 ± 0.58). The relationship between insulin resistance in the elderly and BMI (P <0.001) The relationship between insulin resistance in the elderly and WHR (P = 0.0031) The relationship between insulin resistance in the elderly and increased triglyceride (P = 0.003) The relationship between insulin resistance in the elderly and age class, gender, family history with diabetes, physical activity, hypertension, increased cholesterol, increased LDL-C, decreased HDL-C, GNG decreased (P > 0.005). The relationship between reduced pancreatic beta-cell function in elderly people and risk factors for diabetes (P> 0.005). Conclusion: In older people, there is no difference in insulin resistance between people ≥ 60 years old and <60 years or reduced pancreatic beta-cell function in the group ≥ 60 years compared with those <60 years old. In the elderly, increased insulin resistance is associated with obesity, abdominal obesity and increased triglyceride levels but not related to age class, gender, family history of diabetes, physical activity, hypertension, increased cholesterol, increased LDL-C, decreased HDL-C or decreased GNG. Reduced function in pancreatic beta cells is not associated with risk factors for diabetes. Keywords: insulin resistance, pancreatic beta-cell, Homeostasis model assessment of insulin resistance (HOMA-IR) index, Homeostasis model assessment of β-cell function (HOMA- β), Width to height ratio (WHR), Gluconeogenesis (GNG). ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây dân số già tăng lên rất nhanh. Theo WHO (1950) số người 60 tuổi trở lên trên toàn thế giới là 214 triệu (8,5%). Năm 2000 con số đó đã là 580 triệu người. Việt Nam năm 1950 cả nước chỉ có 1,96 triệu người già (6,5%) và hiện nay 01/4/2009 người cao tuổi trên 60 tuổi là 8,56 triệu người (9,9%). Lớn tuổi giảm chức năng các cơ quan làm thay đổi tỷ lệ mắc bệnh: ở những người lớn hơn 60 tuổi bệnh đái tháo đường phổ biến gấp 8 lần so với lứa tuổi nhỏ hơn 40 tuổi. Tuổi càng cao thì tỷ lệ đái tháo đường càng tăng. Trong số các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh đái tháo đường týp 2 phải kể đến tình trạng kháng insulin ở cơ, gan, mô mỡ, xương cộng với sự bài tiết bất thường insulin. Kháng insulin và rối loạn chức năng tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy ở người cao tuổi chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành làm đề tài này nhằm mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát tình trạng kháng insulin, tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy ở người cao tuổi qua chỉ số HOMA-IR, HOMA CNTB beta. 2. Tìm mối liên quan giữa chỉ số kháng insulin và chức năng tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy với tuổi, giới tính, chỉ số nhân trắc, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tình trạng vận động thể lực, rối loạn dung nạp glucose, người trực hệ trong gia đình bị đái tháo đường ở người cao tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 192 Tiêu chuẩn chọn mẫu 660 người đến khám tại BV Thống Nhất, không bị ĐTĐ theo WHO (1998): glucose máu tĩnh mạch lúc đói (sau bữa ăn gần nhất 6 – 8 giờ) < 7mmol/l (< 126mg/dl) và glucose máu tĩnh mạch sau 2 giờ uống 75g glucose < 11,1mmol/l được chia làm 3 nhóm: Nhóm chứng: 60 người < 60 tuổi và ≥ 18 tuổi, khỏe mạnh Nhóm 60 tuổi – nhóm người cao tuổi: 300 người Nhóm < 60 tuổi và ≥ 18 tuổi: 300 người Tiêu chuẩn loại trừ BN suy kiệt, BN có tổn thương gan, thận nặng, BN bị các bệnh cấp tính, ác tính, bệnh nội tiết, phụ nữ mang thai, đã hoặc đang dùng một số thuốc ảnh hưởng đến tiết và kháng insulin như: glucophage, insulin, diamicron, corticoid... Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, cắt ngang mô tả. Cách tiến hành và phương pháp thu thập số liệu Khai thác TSGĐ có ĐTĐ, THA, thuốc dùng, khám lâm sàng: tuổi, giới, HA và chỉ số nhân trắc, cận lâm sàng: glucose máu lúc đói và sau 2 giờ uống 75g glucose, insulin máu, mỡ máu lúc đói. Theo công thức của Matthews DR và cộng sự(2) thì các chỉ số được tính như sau: 5,22 )/(cos)/( lmmoleGlumluInsulinIRHOMA Xử lý số liệu Phần mềm thống kê y học SPSS 13.0 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Phân bố giới, TSGĐ có ĐTĐ, tỷ lệ RLLDM, tỷ lệ RLDNG sau OGGT, tỷ lệ THA, BMI, WHR không có sự khác biệt giữa nhóm 60 tuổi và nhóm0,05). Bảng 1: So sánh giá trị trung bình chỉ số kháng insulin Nhóm Giới 60 tuổi (n = 300) < 60 tuổi (n = 300) P HOMA-IR 2,26 ± 2,01 2,26 ± 1,74 Chung Ln (HOMA-IR) 0,96 ± 0,44 0,96 ± 0,41 > 0,05 HOMA-IR 2,32 ± 2,31 2,44 ± 1,96 Nam Ln (HOMA-IR) 0,86 ± 0,42 0,99 ± 0,46 < 0,05 HOMA-IR 2,16 ± 1,24 1,90 ± 1,13 Nữ Ln (HOMA-IR) 0,86 ± 0,37 0,89 ± 0,38 > 0,05 Bảng 2: So sánh tỷ lệ kháng insulin Nhóm Giới 60 tuổi (n = 300) < 60 tuổi (n = 300) P Chung Tăng, n (%) 100 (33,3) 105 (35,0) > 0,05 Tăng (n = 198) (n = 200) Nam n (%) 61 (30,8) 75 (37,5) > 0,05 Tăng (n = 102) (n = 100) Nữ n (%) 39 (38,2) 30 (30,0) > 0,05 Không có sự khác biệt chỉ số kháng insulin, tỷ lệ kháng insulin giữa nhóm ≥ 60 tuổi và nhóm < 60 tuổi. Kết quả này phù hợp với Lưu Cảnh Toàn, Hoàng Trung Vinh (2006)(2); không phù hợp với Huichen (2005)(1) Nguyễn Văn Quýnh (2007)(4). Sự khác biệt này có lẽ là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu: các tác giả nghiên cứu đề kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, chúng tôi nghiên cứu đề kháng insulin ở NCT chưa bị ĐTĐ. Bảng 3: So sánh giá trị trung bình chỉ số CNTB beta tụy Nhóm Giới 60 tuổi (n = 300) < 60 tuổi (n = 300) P HOMA CNTB 113,6 ± 87,68 110,4 ± 87,83 Chung Ln (HOMA CNTB ) 4,54 ± 0,61 4,78 ± 0,58 < 0,05 HOMA CNTB 113,3 ± 99,51 108,9 ± 92,02 Nam Ln (HOMA CNTB ) 4,50 ± 0,65 4,73 ± 0,57 < 0,05 HOMA CNTB 114,2 ± 58,69 113,4 ± 79,15 Nữ Ln (HOMA CNTB ) 4,61 ± 0,53 4,87 ± 0,58 < 0,05 Rối loạn tiết insulin của tế bào BETA tụy là tình trạng song hành với đề kháng insulin trong cơ chế bệnh sinh ĐTĐ týp 2. Quá trình tích tuổi học làm kiệt quệ dần tế bào BETA tụy cho nên Insulin u / ml 20 HOMA CNTB Glucose mmol / l 3,5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 193 khả năng tiết insulin bị suy giảm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi: giảm chỉ số chức năng tế bào BETA tụy ở nhóm ≥ 60 tuổi so với nhóm < 60 tuổi (kể cả chung, nam, nữ) có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả này khác biệt với Trần Thị Thanh Hóa, Tạ Văn Bình (2007)(1), Phan Ngọc Lan (2006)(6) có lẽ do đối tượng nghiên cứu của các tác giả là bệnh nhân ĐTĐ týp 2, còn chúng tôi là NCT chưa bị ĐTĐ. Bảng 4: Mối liên quan kháng insulin với BMI ở người 60 tuổi BMI Thông số Béo phì ( 25) (n = 87) Quá cân (23 – 24,9) (n = 83) Bình thường (18,5-22,9) (n = 115) p - Chung, n (%) 50 (57,5) 29 (34,9) 23 (20,0) <0,001 - Nam, n (%) 34/61 (55,7) 15/53 (28,3) 15/75 (20,0) <0,001 Tăng Insulin - Nữ, n (%) 16/26 (61,5) 14/30 (46,7) 8/40 (20,0) 0,002 - Chung, n (%) 47 (54,0) 28 (33,7) 24 (20,9) <0,001 - Nam, n (%) 32/61 (52,5) 14/53 (26,4) 15/75 (20,0) <0,001 Kháng Insulin - Nữ, n (%) 15/26 (57,7) 14/30 (46,7) 9/40 (22,5) 0,011 Phù hợp Nguyễn Văn Quýnh (2007)(4), Lưu Cảnh Toàn (2006)(2). Bảng 5: Mối liên quan kháng insulin với WHR ở người 60 tuổi WHR Thông số Tăng WHR (n = 254) Không (n = 46) p Tăng Insulin - Chung, n (%) 94 (37,0) 9 (19,6) 0,022 - Nam, n (%) 63/185 (34,1) 1/13 (7,7) 0,049 - Nữ, n (%) 31/69 (44,9) 8/33 (24,2) 0,044 Kháng Insulin (HOMA-IR) - Chung, n (%) 91 (35,8) 9 (19,6) 0,031 - Nam, n (%) 60/185 (32,4) 1/13 (7,7) 0,062 - Nữ, n (%) 31/69 (44,9) 8/33 (24,2) 0,044 Phù hợp Nguyễn Văn Quýnh (2007)(4), Trần Thị Thanh Hóa (2007)(1). Có mối liên quan giữa kháng insulin và tăng triglycerid ở người ≥ 60 tuổi (P = 0,003). Kết quả này phù hợp với Nguyễn Văn Quýnh (2007)(4), Trần Thị Thanh Hóa (2007)(1). Không có sự liên quan về giảm chức năng tế bào beta với BMI, WHR, tăng triglycerid ở người cao tuổi (chung, nam, nữ) có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Khác biệt: Nguyễn Văn Quýnh (2007)(4), Trần Thị Thanh Hóa (2007)(1). Ngoài ra: không có sự liên quan tình trạng kháng insulin, giảm chức năng tế bào beta với lớp tuổi, TSGĐ có ĐTĐ, vận động thể lực, THA, RLDNG ở người cao tuổi. Khác biệt: Nguyễn Văn Quýnh (2007)(4), Lưu Cảnh Toàn (2006)(2), Trần Thị Thanh Hóa (2007)(1) Phải chăng do tác động kinh tế xã hội làm tuổi phát bệnh ĐTĐ có xu hướng trẻ hơn. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 660 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Thống Nhất chúng tôi nhận thấy: Tình trạng kháng Insulin và giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy ở người cao tuổi như sau: - Không có sự khác biệt về đề kháng insulin giữa nhóm 60 tuổi và nhóm < 60 tuổi: chỉ số HOMA-IR và tỷ lệ kháng insulin giữa hai nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05). - Giảm chỉ số chức năng tế bào beta tuyến tụy ở nhóm 60 tuổi so với nhóm < 60 tuổi: ln (HOMA CNTB) nhóm 60 tuổi thấp hơn nhóm < 60 tuổi (kể cả chung, nam, nữ) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mối liên quan giữa kháng Insulin và giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy với một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi: - Tăng đề kháng insulin có liên quan với béo phì, béo bụng và tăng triglycerid. Ngược lại, tăng đề kháng insulin không có liên quan với các yếu tố: lớp tuổi, giới, tiền sử gia đình có người đái tháo đường, vận động thể lực, tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng LDL-C, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 194 giảm HDL-C, giảm dung nạp glucose. - Giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy không có liên quan với lớp tuổi, giới, tiền sử gia đình có người đái tháo đường, vận động thể lực, tăng huyết áp, béo phì, béo bụng, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng LDL-C, giảm HDL-C, giảm dung nạp glucose. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huichen et al (2005), “Assessing the Predictic Accuracy of QUICKI as a Surrogate Index for insulin Sencivi ty using a Calibration Model”, Diabetes, 54: pp 1914-1925. 2. Lưu Cảnh Toàn (2006), Nghiên cứu tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp, Luận văn Thạc sĩ Y học. 3. Mattthews DR, Hosker JR, Rudenski AS et al (1985), “Homeoostasis model assessment: insulin resistance and cell funtion from fasting plasma glucse and insulin concentrations in man”, Diabetologie, 28: 412-419. 4. Nguyễn Văn Quýnh và cộng sự (2007), Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Đề tài cấp Bộ Quốc Phòng. 5. Nguyễn Thiện Thành (2002), Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi, Nhà xuất bản Y học. 6. Phan Ngọc Lan (2006), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học. 7. Trần Thị Thanh Hóa, Tạ Văn Bình (2007), “Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có gan nhiễm mỡ phát hiện lần đầu ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học - Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, Nhà xuất bản Y học, trang 927 – 937.
File đính kèm:
- nghien_cuu_tinh_trang_khang_insulin_va_chuc_nang_te_bao_beta.pdf