Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi

Mục tiêu: xác định tỷ lệ và mức độ tăng huyết áp (THA) của người cao tuổi (NCT) tại thành phố Cần Thơ.

Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả.

Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 948 NCT. Kết quả như sau: tỷ lệ THA chung là 49,89%; tỷ lệ

THA tâm thu đơn độc là 22,99%; phân loại THA theo JNC VII: HA bình thường là 13,44%, tiền THA là

39,7%, THA giai đoạn 1 là 26,26%, THA giai đoạn 2 là 20,6%.

Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA ở NCT thành phố Cần Thơ là cao.

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi trang 1

Trang 1

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi trang 2

Trang 2

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi trang 3

Trang 3

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi trang 4

Trang 4

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi trang 5

Trang 5

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi trang 6

Trang 6

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 14580
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 154
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP 
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 
Nguyễn Thái Hoàng*, Trần Thái Thanh Tâm*, Nguyễn Thị Lệ** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: xác định tỷ lệ và mức độ tăng huyết áp (THA) của người cao tuổi (NCT) tại thành phố Cần Thơ. 
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả. 
Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 948 NCT. Kết quả như sau: tỷ lệ THA chung là 49,89%; tỷ lệ 
THA tâm thu đơn độc là 22,99%; phân loại THA theo JNC VII: HA bình thường là 13,44%, tiền THA là 
39,7%, THA giai đoạn 1 là 26,26%, THA giai đoạn 2 là 20,6%. 
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA ở NCT thành phố Cần Thơ là cao. 
Từ khóa: Tăng huyết áp, người cao tuổi. 
ABSTRACT 
HYPERTENSION OF THE ELDERLY 
Nguyen Thai Hoang *, Tran Thai Thanh Tam *, Nguyen Thi Le ** 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 154 - 160 
Objectives: To estimate the prevalence and degrees of hypertension among the elderly in Can Tho city. 
Methods: Cross-sectional, descriptive study. 
Results: A total of 948 elderly, age over 60 years, were examined. Overall, 49.89% of the elderly 
population had hypertension; the prevalence of isolated systolic hypertension was 22.99%; hypertension 
classification following JNC VII: normal blood pressure was 13.44%; prehypertension was 39.7%; stage 1 
hypertension was 26.26%, stage 2 hypertension was 20.6%. 
Conclusions: Our results indicate that hypertension of the elderly is highly prevalent in Can Tho city. 
Key words: hypertension, the elderly 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo dự báo của Liên hiệp quốc, Việt Nam 
sẽ chính thức trở thành quốc gia có dân số già 
với tỷ lệ NCT vượt quá 10% vào năm 2014 và 
tỷ lệ này tăng lên tới 26% vào năm 2050(10). Xu 
hướng già hoá dân số kéo theo đó là vấn đề 
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một số 
lượng đông đảo NCT trong cộng đồng. Các 
nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho 
thấy tình hình THA ở NCT đang là vấn đề sức 
khỏe đáng lo ngại. Một nghiên cứu đa trung 
tâm do WHO tiến hành tại Bangladesh và Ấn 
Độ cho thấy tỷ lệ THA ở NCT là 65%(5). Trong 
một số nghiên cứu khác, tỷ lệ này ở Mexico là 
43%, ở Hoa Kỳ là trên 65%(11). Tình trạng THA 
ở NCT theo kết quả của một số nghiên cứu 
trong nước đang có xu hướng gia tăng: miền 
Bắc (Phạm Thắng-2003) là 45,6%; Kon Tum 
(Đào Duy An-2005) là 49,3%; Long An 
(Nguyễn Văn Hoàng-2007) là 52,5%; Khánh 
Hòa (Trương Tấn Minh-2008) là 48,1%(11.14)... 
Thành phố Cần Thơ là trung tâm về kinh 
tế, chính trị và văn hóa của vùng Đồng bằng 
* Bộ môn Sinh Lý học – Đại học Y Cần Thơ 
** Bộ môn Sinh Lý học – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thái Hoàng ĐT: 01222890990 Email: bsthaihoang@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 155
sông Cửu Long. Cùng với quá trình đô thị 
hóa đã dẫn đến nhiều yếu tố thuận lợi cho 
vấn đề sức khỏe, song song đó số lượng NCT 
thành phố Cần Thơ đang có xu hướng tăng. 
Các nghiên cứu THA trên địa bàn chủ yếu 
thực hiện trên cộng đồng dân số chung, còn 
đối tượng NCT chưa được quan tâm đúng 
mức. Do đó, để góp phần vào công tác quản 
lý, phòng ngừa và điều trị THA cho NCT tại 
cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
này nhằm xác định tỷ lệ và mức độ THA của 
NCT tại thành phố Cần Thơ. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Tiêu chuẩn chọn 
Người dân từ 60 tuổi trở lên, sinh sống tại 
thành phố Cần Thơ từ 3 năm trở lên, đồng ý 
tham gia nghiên cứu, kể cả những đối tượng 
đã và đang sử dụng thuốc điều trị THA. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Những người THA có nguyên nhân (bệnh 
thận, cường giáp), đang dùng thuốc gây 
THA (thuốc chống xung huyết mũi như 
phenylephrine...), đang bị mắc các bệnh cấp 
tính (đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 
mất nước nặng), đang mắc các bệnh quá 
nặng không đi lại được (chấn thương cột 
sống, gãy xương), không đồng ý tham gia 
nghiên cứu hoặc bị câm điếc, bệnh tâm thần, 
thiểu năng trí tuệ. 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu 
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: 
n = Z(1-α/2)2 x 
2d
p)-p(1
Trong đó: 
n: là cỡ mẫu ước lượng 
Z: là trị số phân phối chuẩn 
Với mức ý nghĩa = 5% nên Z(1- /2) = 1,96 
d: sai số cho phép của nghiên cứu, chọn d 
= 4,5%. 
p = 48,1% (theo nghiên cứu của Trương 
Tấn Minh trên đối tượng NCT tại tỉnh Khánh 
Hòa-2008)(1) 
Tính ra n = 474 người, chọn hiệu ứng thiết 
kế là 2, vậy số lượng đối tượng nghiên cứu sẽ 
là 948 người. 
Phương pháp chọn mẫu 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn 
mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn. Thành phố 
Cần Thơ được phân chia thành 9 cụm theo địa 
giới hành chánh là 5 quận và 4 huyện. Bốc 
thăm ngẫu nhiên chọn 2 quận là quận Ninh 
Kiều, quận Ô môn và 2 huyện là huyện Phong 
Điền, huyện Vĩnh Thạnh. Số lượng đối tượng 
nghiên cứu ở mỗi quận/huyện sẽ là 237 người. 
Trong mỗi quận/huyện bốc thăm ngẫu nhiên 
chọn 2 phường/xã là phường An Hòa và 
phường Xuân ... ền), xã Vĩnh Thạnh và xã 
Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh). Tại mỗi 
phường/xã chọn 118-119 đối tượng theo 
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Cụ thể, 
lập danh sách NCT tại mỗi phường/xã, lấy số 
lượng NCT tại mỗi đơn vị chia cho số đối 
tượng cần lấy được hệ số k. Đối tượng đầu 
tiên được chọn ngẫu nhiên trong các vị trí từ 1 
đến < k, vị trí các đối tượng tiếp theo được lấy 
cách quãng k vị trí so với đối tượng trước. 
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2010 
đến tháng 9/2010. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Dụng cụ: Ống nghe, HA (huyết áp) kế thủy 
ngân của Nhật Bản, có sai số tối thiểu là 
1mmHg. 
Chuẩn bị đối tượng: Đối tượng nghiên cứu 
không dùng rượu, không uống cà phê trước 
khi đo 1 giờ, không hút thuốc lá trước khi đo 
30 phút, không sử dụng thuốc cường giao 
cảm (phenylephrine để chữa xuất tiết niêm 
mạc mũi hoặc thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng 
tử). Cho đối tượng đo HA cởi bỏ quần áo 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 156
chật, ngồi nghỉ 5-10 phút trước khi đo 
HA(3,2),12). 
Phương pháp đo HA: Đo HA ở tư thế ngồi, 
thực hiện ở cả hai tay, cánh tay trần tựa lên 
bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và không 
nói chuyện trong khi đo. Quấn băng của HA 
kế quanh tay người được đo, áp băng quấn 
vừa khít, túi hơi của máy đo HA phải bao phủ 
tối thiểu 80% vòng cánh tay và 2/3 chiều dài 
cánh tay, mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 
3 cm. Sử dụng âm thanh pha I và pha V của 
Korotkoff để xác định huyết áp tâm thu 
(HATT), huyết áp tâm trương (HATTr). 
Nếu tiếng Korotkoff khó nghe (quá yếu), 
bảo bệnh nhân giơ tay lên, nắm và mở bàn tay 
5-10 lần, sau đó bơm nhanh túi hơi. Đo 2 lần, 
mỗi lần cách nhau từ 3-5 phút, sau đó tính 
trung bình cộng, ghi kết quả dạng 
HATT/HATTr với đơn vị mmHg. Nếu hai lần 
đo chênh nhau >5mmHg, đo thêm một lần 
nữa rồi tính trị số trung bình cộng. Nếu trị số 
HA hai tay chênh lệch, lấy giá trị ở tay 
cao hơn(3,2,12). 
Đánh giá và phân loại THA 
Đối tượng được xác định là THA khi 
HATT 140mmHg và/hoặc HATTr 
 90mmHg, hoặc những đối tượng đã được 
chẩn đoán THA có giấy chứng nhận (sổ khám 
bệnh, toa thuốc, giấy xuất viện) của bác sĩ 
hoặc bệnh viện điều trị. 
Bảng 1: Phân độ THA theo JNC VII (12) 
Mức độ 
Huyết áp tâm 
thu 
(mmHg) 
Huyết áp tâm 
trương 
(mmHg) 
Huyết áp bình 
thường 
< 120 < 80 
Tiền tăng huyết áp 120-139 80-89 
Tăng huyết áp giai 
đoạn 1 
140-159 90-99 
Tăng huyết áp giai 
đoạn 2 160 100 
THA tâm thu đơn độc được xác định khi 
HATT 140mmHg và HATTr < 90mmHg. 
Lưu ý: kết quả HA đo được của những đối 
tượng đã được chẩn đoán THA và hiện tại 
đang dùng thuốc hạ áp không được sử dụng 
để tính HA trung bình của cỡ mẫu và tỷ lệ 
THA tâm thu đơn độc. Tuy nhiên, những đối 
tượng này vẫn được tính vào tỷ lệ 
THA chung. 
Xử lý số liệu: Số liệu được phân tích và xử 
lý bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung 
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 948 NCT, 
được chọn ngẫu nhiên từ bốn quận/huyện của 
thành phố Cần Thơ là Ninh Kiều, Ô Môn, 
Phong Điền, Vĩnh Thạnh. Số đối tượng 
nghiên cứu ở mỗi khu vực là 237 người. Phân 
bố theo giới: nam chiếm 35,9% (n=340) và nữ 
chiếm 64,1% (n=608). Tuổi trung bình của đối 
tượng tham gia nghiên cứu là 72,5 ± 8,2, tuổi 
nhỏ nhất 60 và lớn nhất 96. Nhóm tuổi tập 
trung nhiều nhất từ 60-69 tuổi (38,2%). Thành 
phần dân tộc Kinh chiếm ưu thế tuyệt đối 
95,1%, còn lại dân tộc Khmer 3,3% và dân tộc 
Hoa 1,6%. Trình độ học vấn chiếm đa số là từ 
cấp II trở xuống (91,2%), trong khi đó trình độ 
từ cấp III trở lên chỉ chiếm 8,8%. Nghề nghiệp 
trước đây chủ yếu là nông dân chiếm 57,9%, 
buôn bán 9,9%, công nhân viên 9,6%, còn lại 
các nghề khác chiếm tỷ lệ thấp. 
Huyết áp 
Bảng 2: Chỉ số HA của đối tượng nghiên cứu 
Chỉ số Trung bình ± SD p 
HATT 
(mmHg) 
Chung 138,28 ± 23,70 
Nam 137,63 ± 25,37 
0,536 
Nữ 138,65 ± 22,73 
HATTr 
(mmHg) 
Chung 80,96 ± 11,72 
Nam 81,83 ± 12,98 
0,106 
Nữ 80,48 ± 10,93 
HATB 
(mmHg) 
Chung 100,07 ± 14,32 
Nam 100,42 ± 15,93 
0,585 
Nữ 99,87 ± 13,34 
ALM 
(mmHg) 
Chung 57,32 ± 18,23 
Nam 55,8 ± 18,14 
0,05 
Nữ 58,17 ± 18,27 
Nhận xét: HATT trung bình của NCT 
thành phố Cần Thơ là 138,28 ± 23,7 mmHg, 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 157
giá trị lớn nhất 235mmHg, giá trị nhỏ nhất 
90mmHg; HATTr trung bình là 80,96 ± 
11,72mmHg, giá trị lớn nhất 130mmHg, giá trị 
nhỏ nhất 50mmHg. ALM của nữ cao hơn nam 
có ý nghĩa thống kê (p=0,05), các chỉ số HATT, 
HATTr, HATB chưa ghi nhận sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê theo giới (p>0,05). 
Bảng 3: Đặc điểm HA theo nhóm tuổi 
Nhóm tuổi 
Trung bình ± SD (mmHg) 
HATT HATTr HATB ALM 
60-69 tuổi 134,38±22,09 82,31±12,07 99,67±14,45 52,06 ± 15,16 
70-79 tuổi 141,19±24,7 80,74±10,94 100,81±14,16 60,45 ± 19,27 
80-89 tuổi 140,06±24,13 79,52±12,03 99,70±14,38 60,55 ± 19,43 
≥90 tuổi 138,5±18,89 77,83±13,68 98,06±14,30 60,67 ± 13,31 
p 0,001 0,023 0,663 <0,001 
Nhận xét: HATT trung bình, HATTr trung 
bình, ALM trung bình có sự khác biệt giữa các 
nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
0
20
40
60
80
100
120
140
160
60-69 70-79 80-89 ≥90
Tuổi
H
u
y
ế
t 
á
p
 (
m
m
H
g
)
HATT trung bình
HATTr trung bình
HATB trung bình
ALM trung bình
Biểu đồ 1: Tương quan giữa các chỉ số HA với tuổi 
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.1 cho thấy HATT, 
HATB tăng ở nhóm tuổi 70-79 so với nhóm 
tuổi 60-69, sau đó có xu hướng giảm nhẹ ở 
nhóm tuổi 80-89 và nhóm tuổi ≥90 trong khi 
HATTr giảm dần theo nhóm tuổi dẫn đến 
ALM gia tăng theo nhóm tuổi. 
Bảng 4: Đặc điểm các chỉ số HA theo khu vực phân bố 
 Trung bình ± SD Thành thị Nông thôn p 
HATT (mmHg) 140,52±23,82 136,05±23,40 0,004 
HATTr (mmHg) 81,95±11,87 79,97±11,50 0,009 
HATB (mmHg) 101,47±98,67 98,67±13,98 0,002 
ALM (mmHg) 58,57±18,03 56,08±18,37 0,035 
Nhận xét: Các chỉ số HA ở khu vực thành 
thị cao hơn hẳn ở khu vực nông thôn, sự khác 
biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
Tình hình THA của NCT thành phố Cần 
Thơ 
Bảng 5: Tỷ lệ THA của NCT thành phố Cần Thơ 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 158
THA Tần số Tỷ lệ (%) 
Có 473 49,89 
Không 475 50,11 
Tổng 948 100 
Nhận xét: Qua nghiên cứu, tỷ lệ THA của 
NCT thành phố Cần Thơ là 49,89%. Trong số 
473 đối tượng THA, số người có tiền sử THA 
là 277 chiếm 58,56%, còn lại 176 người mới 
phát hiện THA chiếm 41,44%. 
Trong 948 đối tượng tham gia nghiên cứu 
có 152 người đang dùng thuốc hạ áp nên 
không đưa vào để phân loại THA theo JNC 
VII. Như vậy, số đối tượng còn lại gồm 796 
người được phân loại mức độ THA theo JNC 
VII như sau: 
26,26%
20,60% 13,44%
39,70%
HA bình thường Tiền THA
THA giai đoạn 1 THA giai đoạn 2
Biểu đồ 2: Phân loại THA theo JNC VII 
Nhận xét: Tỷ lệ tiền THA chiếm tỷ lệ khá 
cao là 39,70%. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ THA ở 
cả hai giai đoạn 46,86%. Tỷ lệ HA bình 
thường chiếm tỷ lệ thấp 13,44%. Như vậy, 
NCT có THA và nguy cơ cao bị THA về sau 
chiếm tỷ lệ cao 86,56%. 
Bảng 6: Tỷ lệ THA tâm thu đơn độc ở đối tượng không dùng thuốc hạ áp 
THA tâm thu đơn độc Tần số Tỷ lệ (%) 
Có 183 22,99 
Không 613 77,01 
Tổng 796 100 
Nhận xét: Tỷ lệ THA tâm thu đơn độc sau 
khi loại trừ các đối tượng đang dùng thuốc hạ 
áp là 22,99%. 
BÀN LUẬN 
Huyết áp 
Chỉ số HATT, HATTr ở hai giới trong 
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với 
nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế và WHO-
HSG. So sánh giữa hai giới, chỉ số HATT, 
HATTr không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê trong nghiên cứu của chúng tôi, 
Nguyễn Kim Kế cũng như của WHO-HSG(9,5). 
Sự khác biệt về các chỉ số HA trong các 
nghiên cứu có lẽ do sự khác biệt về yếu tố dân 
tộc, sự phân bố dân cư trên các vùng địa lý 
khác nhau. 
Có sự tương đồng về các chỉ số HA trong 
nghiên cứu của chúng tôi với WHO-HSG, giá 
trị HATTr giảm dần theo lứa tuổi có ý nghĩa 
thống kê ở cả hai nghiên cứu trong khi giá trị 
HATT tăng từ nhóm tuổi 60-69 đến nhóm tuổi 
70-79, sau đó có xu hướng giảm nhẹ ở nhóm 
tuổi sau 80 dẫn đến sự gia tăng ALM theo lứa 
tuổi(5). Trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế 
cũng ghi nhận trị số HATT có sự khác biệt 
theo tuổi có ý nghĩa thống kê(9). Thực tế, 
HATT tăng dần theo tuổi, nhưng HATTr lại 
bắt đầu giảm ở tuổi trên 50(2). Cả hai sự thay 
đổi này phản ánh vận tốc sóng mạch và độ 
cứng động mạch chủ tăng. Điều này dẫn tới 
sự gia tăng ALM, yếu tố tiên lượng nguy cơ 
tim mạch, vì sự tiến triển rộng dần của ALM 
và phần lớn các yếu tố nguy cơ có cùng cơ 
chế bệnh học do xơ vữa và xơ cứng động 
mạch. 
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận các 
chỉ số HA có xu hướng tăng cao ở khu vực 
thành thị hơn nông thôn (p=0,004-0,009). Điều 
này cũng phù hợp với nghiên cứu của WHO-
HSG với mức ý nghĩa thống kê cao hơn 
(p<0,001)(5). Có lẽ do sự khác biệt về điều kiện 
sống, chế độ sinh hoạt, thói quen mà NCT ở 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 159
thành thị có nhiều yếu tố nguy cơ cho vấn đề 
sức khỏe hơn NCT ở nông thôn dẫn đến sự 
gia tăng trị số HA ở nhóm thành thị. 
Tình hình THA của NCT thành phố Cần 
Thơ 
Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ 
THA của NCT thành phố Cần Thơ là 49,89%. Tỷ 
lệ này tương đương với một số nghiên cứu 
trong nước như của Đào Duy An (49,3%), 
Nguyễn Văn Hoàng (52,5%), Trương Tấn Minh 
(48,1%), Hoàng Văn Ngoạn (48,86%), Trần Thúy 
Liễu (49,8%)(11,13,14,4). Với tỷ lệ này cho thấy xu 
hướng tăng dần bệnh THA của NCT trong cộng 
đồng nghiên cứu. Tuy nhiên, khi so sánh với các 
nghiên cứu nước ngoài, chúng tôi nhận thấy tỷ 
lệ THA ở NCT thành phố Cần Thơ thấp hơn. 
Theo JNC VII, THA xảy ra trong hơn 2/3 trường 
hợp của các cá nhân sau 65 tuổi(6). Nghiên cứu 
của M.C.Kalavathy ở Kerala, Ấn Độ có tỷ lệ 
THA ở NCT là 51,8%, tỷ lệ này trong nghiên cứu 
của WHO-HSG ở Bangladesh và Ấn Độ là 
65%(5,7). Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy hầu 
như 2/3 người đàn ông lớn tuổi có THA, tần 
suất này ở nữ giới lớn tuổi còn cao hơn(1). Sự 
khác biệt này có thể do sự khác nhau về địa dư, 
chủng tộc, phân bố tỷ lệ NCT trong dân số. 
Trong số 473 đối tượng được chẩn đoán 
THA, số người có tiền sử THA là 277 người 
chiếm 58,56%, còn lại 176 người mới phát hiện 
THA chiếm 41,44%. Mặc dù tỷ lệ mới phát hiện 
THA trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 
trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng 
63,23% và Nguyễn Kim Kế 89% nhưng với tỷ lệ 
này cho thấy tình hình THA ở NCT có xu hướng 
tăng và vấn đề phát hiện, tầm soát bệnh lý THA 
trong cộng đồng còn chưa cao(11,(9). 
Phân loại THA theo JNC VII, nhóm tiền 
THA chiếm tỷ lệ 39,7%, tỷ lệ này hơi cao so 
với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng 
(36,9%). Tỷ lệ tiền THA khá cao cho thấy có 
một nguy cơ bị THA thực sự về sau đang tiềm 
ẩn trong cộng đồng, đòi hỏi phát hiện sớm để 
góp phần làm giảm biến chứng và chi phí 
điều trị cho bệnh nhân. 
Nghiên cứu của Vokona et al và nhiều 
nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ THA tâm thu 
đơn độc chiếm khoảng 10-20% các trường hợp 
THA nói chung(8). Trong một phân tích dựa 
trên dữ kiện của NHANES III, Franklin và 
cộng sự nhận thấy THA tâm thu đơn độc 
được chẩn đoán ở 65% tất cả các trường hợp 
THA không kiểm soát trong dân số và 80% 
bệnh nhân trên 50 tuổi(2). Qua nghiên cứu, 
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ THA tâm thu đơn 
độc của NCT thành phố Cần Thơ là 22,99%. 
Tỷ lệ này phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
Đào Duy An (23,1%) và Phạm Thắng 
(24,8%)(11). 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ THA của NCT thành phố Cần Thơ là 
49,89%, tỷ lệ THA tâm thu đơn độc là 22,99%. 
Phân loại THA theo JNC VII: HA bình thường 
là 13,44%, tiền THA là 39,7%, THA giai đoạn 1 
là 26,26%, THA giai đoạn 2 là 20,6%. 
KIẾN NGHỊ 
Cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định 
kỳ, đo HA thường xuyên trên đối tượng NCT 
để phát hiện sớm đối tượng mới mắc bệnh 
THA và đối tượng nguy cơ tiền THA trong 
cộng đồng thông qua đó có biện pháp dự 
phòng, điều trị kịp thời. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Crescioni Mabel, Gorina Yelena, Bilheimer Linda, Gillum 
Richard F (2010), “Trends in Health Status and Health Care 
Use Among Older Men”, National Health Statistics Reports, 
(24), page 5. 
2. Đặng Vạn Phước (2008), “Chẩn đoán và đánh giá bệnh 
nhân tăng huyết áp”, Tăng huyết áp trong thực hành lâm 
sàng, Nhà Xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 1-
163. 
3. Hội Tim mạch học Việt Nam (2006), “Khuyến cáo của Hội 
Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng 
tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim 
mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, Nhà Xuất bản Y học, 
Thành phố Hồ Chí Minh, trang 1-52. 
4. Hoàng Văn Ngoạn (2009), "Tình hình tăng huyết áp và các 
yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện 
Hương Thủy, Thừa Thiên Huế", Tạp chí Khoa học Đại học 
Huế, (52), trang 89-95. 
5. Hypertension Study Group (2001), "Prevalence, awareness, 
treatment and control of hypertension among the elderly in 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 160
Bangladesh and India: a multicentre study", Bulletin of the 
World Health Organization, (79), page 490–500. 
6. Joint National Committee (2003), The seventh report of the 
Joint National Committee on prevention, detetion, evaluation, 
and treatment of high blood pressure, NIH Publication. 
7. Kalavathy MC, Thankappan KR, Sarma PS, Vasan RS 
(2000), "Prevalence, awareness, treatment and control of 
hypertension in an elderly community based sample in 
Kerala, India", Natl Med J India, (13), page 9-15. 
8. Kiều Thị Minh Nguyệt (2004), "So sánh đặc điểm lâm sàng 
và biến chứng của tăng huyết áp bình thường với tăng 
huyết áp tâm thu hoặc tâm trương đơn độc", Tạp chí Y học 
Thực hành, (3), trang 97-98. 
9. Nguyễn Kim Kế, Phạm Hồng Nam (2008), "Điều tra tỷ lệ 
tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị xã Hưng Yên năm 
2006", Tạp chí Y học Thực hành, (7), trang 11-13. 
10. Nguyễn Thị Xuyên (2010), “Già hóa dân số và chính sách 
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam”, Tạp chí 
Y học Thực hành, (5), trang 56-58. 
11. Nguyễn Văn Hoàng (2008), Tần suất, nhận biết, điều trị và 
kiểm sóat tăng huyết áp ở người cao tuổi tại tỉnh Long An, Luận 
văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí 
Minh. 
12. Phạm Nguyễn Vinh (2008), “Bệnh tăng huyết áp: Cơ chế, 
dịch tể, lâm sàng và chẩn đoán”, Bệnh học tim mạch tập II, 
Nhà Xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 230-
285. 
13. Trần Thúy Liễu, Lê Văn Tuấn và cộng sự (2010), "Nghiên 
cứu thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Thanh 
Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2009", Tạp chí 
Y học Thực hành, (10), trang 44-46. 
14. Trương Tấn Minh (2008), "Tình hình tăng huyết áp và các 
yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa năm 
2008", Tạp chí Y học Thực hành, (3), trang 99-102. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tinh_hinh_tang_huyet_ap_cua_nguoi_cao_tuoi.pdf