Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau

Trong nghiên cứu này sóng được mô phỏng theo mô hình số, với công cụ hỗ trợ tính toán là

bộ phần mềm mã nguồn mở TELEMAC2D kết hợp với module TOMAWAC. Kết quả mô hình cho thấy

và MGĐB chế độ sóng tại hai khu vực phía biển Đông và phía biển Tây có sự khác biệt rõ rệt, sóng

biển đông mùa này mạnh, hướng sóng chủ đạo dần thay đổi theo chiều thuận kim đồng hồ từ hướng

(EEN) sang hướng (EES) và truyền từ ngoài khơi vào bờ. Trong khi đó, sóng phía biển Tây lại khá yếu,

hướng sóng chủ đạo dần thay đổi theo chiều nghịch kim đồng hồ từ hướng (EN) sang hướng (NNE),

sóng có xu thế truyền từ bờ ra khơi. Cũng vào MGĐB vùng biển phía Tây Nam mũi Cà Mau xuất hiện

khu vực sóng phân kỳ, nơi hai sóng gặp nhau của hai trường sóng biển Tây và biển Đông.

Trong MGTN sóng ngoài khơi vùng biển phía Đông có hai hướng chính là (WSW) và (SW).

Trong khi đó, sóng ngoài khơi phía biển Tây hướng chính là Tây (W) và (WSW), càng dịch lên

phía Bắc hướng chính Tây càng chiếm ưu thế. Sóng biển Tây mùa này thường mạnh hơn sóng

phía biển Đông. Ngoài ra vào MGTN sóng khi vào gần bờ tại khu vực phía Tây Nam mũi Cà

Mau xuất hiện vùng hội tụ sóng tại khu vực đất mũi.

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau trang 1

Trang 1

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau trang 2

Trang 2

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau trang 3

Trang 3

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau trang 4

Trang 4

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau trang 5

Trang 5

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau trang 6

Trang 6

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau trang 7

Trang 7

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau trang 8

Trang 8

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 18020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau

Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển Đông và biển Tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 1
NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT ĐẶC TRƯNG SÓNG BIỂN ĐÔNG 
VÀ BIỂN TÂY DO ẢNH HƯỞNG CỦA MŨI CÀ MAU 
Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Anh Tiến 
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này sóng được mô phỏng theo mô hình số, với công cụ hỗ trợ tính toán là 
bộ phần mềm mã nguồn mở TELEMAC2D kết hợp với module TOMAWAC. Kết quả mô hình cho thấy 
và MGĐB chế độ sóng tại hai khu vực phía biển Đông và phía biển Tây có sự khác biệt rõ rệt, sóng 
biển đông mùa này mạnh, hướng sóng chủ đạo dần thay đổi theo chiều thuận kim đồng hồ từ hướng 
(EEN) sang hướng (EES) và truyền từ ngoài khơi vào bờ. Trong khi đó, sóng phía biển Tây lại khá yếu, 
hướng sóng chủ đạo dần thay đổi theo chiều nghịch kim đồng hồ từ hướng (EN) sang hướng (NNE), 
sóng có xu thế truyền từ bờ ra khơi. Cũng vào MGĐB vùng biển phía Tây Nam mũi Cà Mau xuất hiện 
khu vực sóng phân kỳ, nơi hai sóng gặp nhau của hai trường sóng biển Tây và biển Đông. 
Trong MGTN sóng ngoài khơi vùng biển phía Đông có hai hướng chính là (WSW) và (SW). 
Trong khi đó, sóng ngoài khơi phía biển Tây hướng chính là Tây (W) và (WSW), càng dịch lên 
phía Bắc hướng chính Tây càng chiếm ưu thế. Sóng biển Tây mùa này thường mạnh hơn sóng 
phía biển Đông. Ngoài ra vào MGTN sóng khi vào gần bờ tại khu vực phía Tây Nam mũi Cà 
Mau xuất hiện vùng hội tụ sóng tại khu vực đất mũi. 
Key words. Mũi Cà Mau, sóng biển tây, sóng biển Đông, sóng phân kỳ, sóng hội tụ, Telemac, Tomawac. 
Summary: In this study, the wave was simulated by numerical model, with the calculation support 
tool being the open source software TELEMAC2D combination with the TOMAWAC module. The 
model results showed that in monsoon season, the wave in the two areas on the EastSea and the 
WestSea is markedly different, the EastSea wave in this season is strong, the mainstream wave 
gradually changes in the direction Clockwise from (EEN) direction (EES) and from offshore to 
shore. Meanwhile, the West Sea wave is quite weak, the wave direction gradually changes in the 
opposite direction of the clock from the direction (EN) to the direction (NNE), the wave tends to 
transmit from the shore to the sea. In the monsoon, the southwest coast of Ca Mau cape appears 
divergent wave area, where meet of two waves by the WestSea and the EastSea. 
In summer wave offshore of the EastSea, there are two main directions (WSW) and (SW). 
Meanwhile, the waves offshore the WestSea are mainly West (W) and (WSW), the more they shift 
to the North, the more dominant the West is. WestSea waves this season are often stronger than 
those in the EastSea. In this summer, the wave convergence at nearshore on the southwestern 
area of Ca Mau cape, there is a point of convergence wave at the protruding land area. 
Keywords: Ca Mau cape, West Sea wave, East Sea wave, Convergence wave, Divergent wave, 
Telemac, Tomawac. 
1. GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU* 
Vùng nghiên cứu chính có chiều dài đường bờ 
từ cửa sông Bồ Đề (Năm Căn) đến cửa sông 
Đốc (Phú Tân) thuộc tỉnh Cà Mau vào khoảng 
Ngày nhận bài: 10/5/2019 
Ngày thông qua phản biện: 13/5/2019 
Ngày duyệt đăng: 12/6/2019 
150km (Hình 2). Tỉnh Cà Mau là tỉnh cực nam 
của Việt Nam chịu chi phối đồng thời bởi chế 
độ hải văn của vùng biển Đông của việt Nam ở 
phía Đông và biển Tây của Việt Nam (Vịnh 
Thái Lan) ở phía Tây [5]. Theo kết quả nghiên 
cứu diễn biến đường bờ biển (Hình 1) từ dự án 
(LMDCZ) của tổ chức AFD Pháp năm 2017 
[9] cho thấy: đường bờ khu vực nghiên cứu 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 2
diễn biến xói bồi xen kẽ, đoạn bờ từ cửa sông 
Bồ Đề đến Mũi Cà Mau xói lở chiếm ưu thế, 
tốc độ xói lở có những vị trí đạt trên 20m/năm, 
có xu hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam. 
Đoạn bờ từ mũi Cà Mau đến cửa sông Đốc 
(Phú Tân) chủ yếu là bồi, có những khu vực 
đường bờ lấn ra biển với tốc độ trên 20m/năm. 
Hình 1: Diễn biến đường bờ vùng nghiên cứu [9] 
Sóng biển là một trong các yếu tố tác động trực 
tiếp vào đới bờ và chi phối phần lớn các cơ chế 
thủy thạch động lực như: hiện tượng dòng rút, 
dòng xoáy, vận chuyển bùn cát, xói lở [6]. Vì 
vậy việc nghiên cứu chế độ sóng của vùng biển 
nghiên cứu và so sánh được chế độ sóng giữa 
hai vùng biển Tây và biển Đông qua mũi Cà 
Màu sẽ phần nào đóng góp được vào quá trình 
nghiên cứu cơ chế bồi xói khác biệt giữa hai 
đường bờ biển thuộc hai vùng biển này. 
Giới hạn vùng tính toán là vùng biển từ tỉnh 
Bình Thuận đến hết địa phân tỉnh Kiên Giang và 
có xét đến ảnh hưởng của hệ thống sông 
Mekong giớ hạn tới hai trạm thủy văn Quốc Gia 
là trạm Mỹ Thuận và trạm Cần Tho (Hình 3). 
Mô hình số thủy lực TELEMAC2D kết hợp 
với mô-đun tính sóng TOMAWAC đã được sử 
dụng để mô phỏng dòng chảy và sóng của khu 
vực nghiên cứu. Các kết quả tính toán được 
phân tích để tìm ra sự khác nhau giữa các đặc 
trưng sóng của hai vùng Biển Đông và Biển 
Tây qua mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Ma ...  được xác định từ hai thành phần 
số sóng kx và ky theo mối liên hệ: ⃑ ,  =
⃑ (, ) 
Đầy đủ hơn về cơ sở lý thuyết của mô hình có 
thể tham khảo trong các tài liệu [1], [2] và [3]. 
3. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TOÁN 
3.1. Vùng nghiên cứu và khu vực tính toán 
Hình 3: Vùng nghiên cứu (VNC) 
 và khu vực tính toán 
Vùng nghiên cứu chính có chiều dài đường bờ 
từ cửa sông Bồ Đề (Năm Căn) đến cửa sông 
Đốc (Phú Tân) thuộc tỉnh Cà Mau vào khoảng 
150km. Vùng tính toán được giới Bởi ba biên 
lỏng: Biên biển ngoài khơi từ tỉnh Bình Thuận 
đến hết địa phân tỉnh Kiên Giang và biên sông 
tại hai trạm thủy văn Quốc Gia là trạm Mỹ 
Thuận và trạm Cần Tho (Hình 3). 
Lưới tính toán là hệ thống lưới phi cấu trúc 
phần tử tam giác, bao gồm 63412 nút lưới và 
115552 phần tử lưới. Khoảng cách nhỏ nhất 
giữa hai nút lưới là 20m tại khu vực gần bờ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 4
của khu vực nghiên cứu chính, khoảng cách 
lưới lớn lất là 10km cho vùng biển ngoài 
khơi xa. 
3.2. Dữ liệu địa hình 
Khu vực ngoài khơi Biển Đông dữ liệu địa 
hình với độ phân giải 30 phút (925m) được 
khai thác từ GEBCO (General Bathymetric 
Chart of Ocean) năm 2014. Trong vùng ven bờ 
và gần bờ từ Vũng Tàu đến Kiên Giang là dữ 
liệu đo đạc thu thập từ dự án “Erosion 
processes in the Lower Mekong Delta Coastal 
Zones and measures for protecting Go Cong – 
and Phu Tan” của AFD năm 2017, và từ đề tài 
cấp Nhà Nước “Nghiên cứu giải pháp hợp lý 
và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn 
định bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, 
đoạn từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên” của Viện 
Kỹ Thuật Biển năm 2017. 
3.3. Điều kiện biên 
Trong nghiên cứu này có hai loại biên cho hai 
mô hình: mô hình thủy lực (Telemac2D) và 
mô hình sóng (Tomawac). 
3.3.1. Biên mở ngoài khơi: 
 - Mô hình thủy lực: là các thành phần vận tốc 
dòng chảy U, V và dao động mực nước triều 
được khai thác từ mô hình triều toàn cầu 
TPXO phiên bản năm 2010. 
- Mô hình sóng: là các thành phần hướng 
sóng, chiều cao sóng và tần số đỉnh sóng 
được khai thác từ kết quả tính toán sóng toàn 
Biển Đông [7]. 
3.3.2. Biên mở trong sông tại trạm Mỹ Thuận 
& Cần Thơ 
Tại biên lỏng thượng lưu trong sông là giá trị 
lưu lượng trung bình ngày tại hai trạm đo đạc 
quốc gia Mỹ Thuận và Cần Thơ trong giai 
đoạn từ 6/2014 đến 4/2015. 
4. HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM ĐỊNH 
MÔ HÌNH 
Hình 4: Vị trí các điểm hiệu chỉnh mô hình 
Dữ liệu sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm định 
mô hình thủy lực là các thành phần: mực nước 
tại hai trạm đo đạc Quốc Gia là Gành Hào và 
Sông Đốc trong giai đoạn tháng 6 năm 2014; 
tốc độ dòng chảy tại trạm đo ADCP2_2 trong 
giai đoạn từ 21/07/2017 đến 24/07/2017. 
Dữ liệu hiệu chỉnh mô hình sóng là các thành 
phần hướng sóng, chiều cao sóng có nghĩa và 
chu kỳ sóng được đo đạc trong giai đoạn từ 
20/07/2017 đến 26/07/2017. Dữ liệu dòng 
chảy và sóng tại hai trạm ADCP2_2 và 
waveP2 được cung cấp từ đề tài “Nghiên cứu 
giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp 
phòng chống xói lở, ổn định bờ biển vùng 
đồng bằng sông Cửu Long, đoạn từ Mũi Cà 
Mau đến Hà Tiên” của Viện Kỹ Thuật Biển 
năm 2017. Vị trí các trạm so sánh được trình 
bày trong (Hình 4). 
4.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình thủy lực 
Hình 5: So sánh giữa mực nước tính toán 
 và đo đạc tại trạm Gành Hào 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 5
Hình 6: So sánh giữa mực nước tính toán 
 và đo đạc tại trạm Sông Đốc 
Hình 7: So sánh giữa vận tốc dòng tính toán 
và đo đạc tại WaveP2_2 
4.2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình sóng 
Hình 8: So sánh giữa chiều cao sóng 
 tính toán và đo đạc tại trạm WaveP2 
Hình 9: So sánh giữa chu kỳ sóng tính toán 
 và đo đạc tại trạm WaveP2 
Hình 10: So sánh giữa hướng sóng tính toán 
và đo đạc tại trạm WaveP2 
Để đánh giá độ chính xác của mô hình trong 
quá trình hiệu chỉnh và kiểm định, chúng tôi 
lựa chọn hệ số tương quan (R2) để đánh giá 
chất lượng kết quả tính toán của mô hình. 
Công thức tính hệ số tương quan: 
 =
⎣
⎢
⎢
⎡
∑ ( − )( − )


∑ ( − )

 . ∑ ( − )

 ⎦
⎥
⎥
⎤

trong đó: 
Xi và Yi - lần lượt là các giá trị tính toán và 
đo đạc; 
  và  - lần lượt là các giá trị trung bình của 
chuỗi dữ liệu tính toán và đo đạc; 
N - chiều dài chuỗi dữ liệu. 
Bảng 1: Khoảng đánh giá độ chính xác 
theo hệ số tương quan 
 
0.9
÷ 1.0 
0.7
÷ 0.9 
0.5
÷ 0.7 
0.3
÷ 0.5 
Mức độ 
đánh giá Tốt Khá 
Trung 
bình kém 
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy 
lực và mô hình sóng hầu hết đều nằm trong 
mức độ khá và tốt, chi tiết các giá trị đánh giá 
sai số được trình bày (Bảng 2). 
Bảng 2: Khoảng đánh giá độ chính xác theo 
hệ số tương quan 
Z- 
Gành 
Hào 
Z-
Sông 
Đốc 
Vận 
tôc 
dòng 
Chiều 
cao 
sóng 
Chu 
kỳ 
sóng 
Hướng 
sóng 
R2 0.96 0.89 0.72 0.9 0.88 0.35 
4.3. Thời gian tinh toán 
Để nghiên cứu chi tiết chế độ sóng cho vùng 
nghiên cứu việc lựa chọn khoảng thời gian phù 
hợp để tình toán là hết sức quan trọng, quá 
trình tính toán vừa phải đáp ứng được tính đặc 
trưng của kết quả tính toán vừa phải đáp ứng 
được tốc độ tính toán của công nghệ máy tính. 
Do vùng bờ biển Tây chịu tác động mạnh của 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 6
chế độ sóng trong MGTN và vùng bờ biển 
phía Đông lại chịu tác độc mạnh bởi chế độ 
sóng trong MGĐB. Vì vậy, khi lựa chọn thời 
gian mô phỏng tính toán cần xác định khoảng 
thời gian mà chế độ sóng có sự ảnh hưởng đặc 
trưng cho cả hai vùng biển Tây và Biên Đông 
tương ứng MGTN và MGĐB. Để làm được 
điều này chúng tôi phân tích chiều cao sóng có 
nghĩa và hướng sóng (trong 10 năm từ 2008 
đến 2017 với nguồn dữ liệu sóng được khai 
thác từ [7]) tại ba điểm trên biên miền tính là 
BĐ; BN và BT (Hình 3). Qua phân tích, 
nghiên cứu lựa chọn khoảng thời gian tính 
toán từ tháng 6/2014 đến hết tháng 3/2015. 
Trong đó, khoảng thời gian tính toán chế độ 
sóng đặc trưng MGTN là giai đoạn từ tháng 
6/2014 đến tháng 10/2014 và đặc trưng 
MGĐB là giai đoạn từ tháng 11/2014 đến 
tháng 3/2015. 
5. KẾT QUẢ MÔ HÌNH 
Để phân tích đặc trưng sóng giữa hai vùng 
biển phía Đông và phía Tây, nghiên cứu lựa 
chọn 7 vị trí được ký hiệu thứ tự từ X1 đến X7 
trải rộng từ biển Đông sang biên Tây và nằm 
trên đường đồng mức độ sâu 12m, nơi sóng 
bắt đầu chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi địa hình đáy 
để phân tích sóng xa bờ. Tương tự, nghiên cứu 
cũng lựa chọn 7 vị trí được ký hiệu thứ tự từ 
G1 đến G7 nằm trên đường đồng mức độ sâu 
3m trước vùng sóng vỡ sát bờ. 
5.1. Chế độ sóng MGĐB 
Hướng sóng: Vào MGĐB hướng sóng chủ đạo 
ngoài khơi phía Đông mũi Cà Mau (tương ứng 
từ điểm X1 đến X4) dần thay đổi theo chiều 
thuận kim đồng hồ từ Đông – Đông Bắc 
(EEN) sang hướng Đông – Đông Nam (EES), 
sóng có xu thế truyền từ khơi vào bờ. Trong 
khi đó, hướng sóng chủ đạo phía Tây (tương 
ứng từ điểm X5 đến X7) dần thay đổi theo 
chiều nghịch kim đồng hồ từ Đông –Bắc (EN) 
sang hướng Bắc – Đông Bắc (NNE), sóng có 
xu thế truyền từ bờ ra khơi (Hình 11). 
Hình 11: Hoa sóng ngoài khơi trong MGĐB 
Khi sóng vào gần bờ tới độ sâu 3m, hướng 
sóng chủ đạo tại các vị trí thuộc phía Đông 
mũi Cà Mau (tương ứng từ điểm G1 đến G4) 
là (EEN), hướng sóng này hợp với đường bờ 
một góc khoảng 450 theo chiều từ phía Bắc 
xuống Nam. Trong khi đó, hướng sóng chủ 
đạo phía Tây (tương ứng từ điểm X5 đến X7) 
dần thay đổi theo chiều nghịch kim đồng hồ từ 
Đông –Bắc (EN) sang hướng Bắc –Tây Bắc 
(NNW), (Hình 12). 
Hình 12: Hoa sóng gần bờ trong MGĐB 
Chiều cao sóng: Chiều cao sóng có xu thế 
giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam của mũi 
Cà Mau, sau đó tiếp tục giảm dần lên đến phía 
Bắc của phía biển Tây. Ngoài khơi phía biển 
Đông mùa này sóng mạnh có thể đạt trên 
2.25m, trong khi bên phía biển Tây sóng yếu 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 7
hơn, chiều cao sóng ít khi cao hơn 1m (Hình 
16). Khi vào gần bờ sóng phía biển Đông phần 
lớn đã suy giảm đi rất nhiêu, gần bờ phía Biển 
đông sóng ít khi vượt quá 1.25m, trong khi đó 
chiều cao sóng gần bờ biển Tây hiếm khi vượt 
quá 0.5m, chủ yếu là sóng 0.25m hoặc biển 
lặng (Hình 17). 
Chu kỳ sóng: Ngoài ra theo kết quả tính toán 
chu kỳ sóng tại các vị trí thuộc phía Biển Đông 
chủ yếu nằm trong khoảng từ 3-7s, trong khi 
đó tại các điểm thuộc phía biển Tây giao động 
chủ yếu trong khoảng từ 2 - 4s. 
Vào MGĐB vùng biển từ đảo Hòn Khoai đến 
phía Nam huyện Phú Tân xuất hiện hai sóng 
gặp nhau của hai trường sóng biển Tây và biển 
Đông, kết hợp với hiệu ứng khúc xạ sóng bởi 
địa hình nên sóng phân kỳ theo hai hướng (1) 
là hướng vào bờ với một góc gần như trực giao 
(2) hướng ra khơi. Vị trí sóng phân kỳ không 
cố định, khi triều lên cao kết hợp với sóng từ 
phía bắc biển Tây yếu thì vị trí sóng phân kỳ 
lệch lên phía Bắc mũi Cà Mau và khi triều 
xuống thấp kết hợp sóng biển Tây mạnh thì vị 
trí sóng phân kỳ sẽ lệch về phía Đông (gần đảo 
Hòn Khoai) hơn (Hình 13). 
Hình 13: Sóng phân kỳ trong MGĐB 
tại khu vực phía Tây Nam mũi Cà Mau 
5.2. Chế độ sóng MGTN 
Hướng sóng: vào thời kỳ MGTN sóng ngoài 
khơi vùng biển phía Đông có hai hướng chính 
là Tây – Tây Nam (WSW) và Tây – Nam 
(SW). Trong khi đó, sóng ngoài khơi phía biển 
Tây hướng chính là Tây (W) và (WSW), càng 
dịch lên phía Bắc thì hướng chính Tây càng 
chiếm ưu thế (Hình 14). 
Hình 14: Hoa sóng ngoài khơi trong MGTN 
Khi sóng vào gần bờ tới độ sâu 3m, hướng 
sóng chủ đạo tại các vị trí thuộc phía Đông 
mũi Cà Mau (tương ứng từ điểm G1 đến G4) 
là (EEN) thay đổi dần từ hướng Nam (S) 
sang hướng Tây Nam (SW). Trong khi đó, 
hướng sóng chủ đạo phía biển Tây (tương 
ứng từ điểm X5 đến X7) là hướng chính Tây 
(W) và gần như vuông góc với đường bờ 
biển (Hình 15). 
Hình 15: Hoa sóng gần bờ trong MGTN 
Chiều cao sóng: Chiều cao sóng có xu thế tăng 
dần từ phía Bắc xuống phía Nam của mũi Cà 
Mau, sau đó tiếp tục tăng dần lên phía Bắc cảu 
biển Tây. Ngoài khơi phía biển Đông mùa này 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 8
sóng khá thấp, ít khi có sóng cao hơn 1m, 
trong khi bên phía biển Tây sóng manh hơn, 
chiều cao sóng có thể cao tới trên 2m (Hình 
16). Khi vào gần bờ ở độ sâu 3m sóng đã suy 
giảm khá nhiều, sóng phía biển Đông chủ yếu 
nhỏ hơn 0.5m, và biển Tây sóng ít khi cao hơn 
1m (Hình 17). 
Chu kỳ sóng: chu kỳ sóng tại các vị trí thuộc 
phía Biển Đông cũng như phía biển Tây chủ 
yếu nằm trong khoảng 2- 4s. 
Hình 16: Diễn biến chiều cao sóng tại một số 
vị trí xa bờ thuộc biển Đông và Biển Tây trong 
khoảng thời gian từ 6/2015 đến 4/2015 
Hình 17: Diễn biến chiều cao sóng tại một số 
vị trí gần bờ thuộc biển Đông và Biển Tây 
trong khoảng thời gian từ 6/2015 đến 4/2015 
Hình 18: Hội tụ sóng trong MGTN 
tại khu vực phía Tây mũi Cà Mau 
Vào MGTN sóng khi vào gần bờ tại khu vực 
phía Tây Nam mũi Cà Mau do địa hình khu 
vực này thoải và nông nên sóng bị khúc xạ và 
hội tại khu vực mũi nhô đất nhô ra (Hình 18), 
đồng thời tại đây sóng bể vỡ từ từ vào trong 
theo kiểu bể vỡ “Spilling” được giới thiệu 
trong (La Thị Cang 1996). 
5.3. Kết luận 
Trong MGĐB vùng biển phía Đông có đà gió 
dài trong khi vùng biển phía Tây bị đất liền 
che chắn nên đà gió ngắn hơn. Vì vậy trong 
mùa gió này sóng biển Đông thường mạnh hơn 
rất nhiều so với sóng biển Tây. Sóng ngoài 
khơi biển phía Đông mùa này có thể đạt trên 
2.25m, còn bên phía biển Tây chiều cao sóng 
ít khi cao hơn 1m. Sóng gần bờ phía biển 
Đông ít khi vượt quá 1.25m, trong khi đó sóng 
gần bờ biển Tây hiếm khi vượt quá 0.5m và 
chủ yếu là dưới 0.25m hoặc biển lặng. Hướng 
sóng chủ đạo mùa này phía biển Đông thay đổi 
dần từ (EEN) ở phía bắc sang hướng (EES) khi 
xuống phía Nam mũi Cà Mau, sóng có xu thế 
truyền từ khơi vào bờ. Trong khi đó, phía biển 
Tây hướng sóng chủ đạo dần thay đổi từ (EN) 
sang hướng (NNE), sóng có xu thế truyền từ 
bờ ra khơi. 
Trong MGTN chiều cao sóng có xu thế tăng 
dần từ phía Bắc xuống phía Nam của mũi Cà 
Mau, sau đó tiếp tục tăng dần lên phía Bắc của 
phía biển Tây. Ngoài khơi phía biển Đông 
sóng khá thấp, ít khi có sóng cao hơn 1m, 
trong khi bên phía biển Tây sóng manh hơn, 
chiều cao sóng có thể cao tới trên 2m. Khi vào 
gần bờ ở độ sâu 3m sóng đã suy giảm khá 
nhiều, sóng phía biển Đông chủ yếu nhỏ hơn 
0.5m, và biển Tây sóng ít khi cao hơn 1m. 
Do ảnh hưởng bởi mũi Cà Mau mà trong 
MGĐB vùng biển từ đảo Hòn Khoai đến phía 
Nam huyện Phú Tân xuất hiện sóng phân kỳ. 
Vị trí sóng phân kỳ không cố định, khi triều 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 9
lên cao kết hợp với sóng từ phía bắc biển Tây 
yếu thì vị trí sóng phân kỳ lệch lên phía Bắc 
mũi Cà Mau bên phía biển Tây và khi triều 
xuống thấp kết hợp sóng biển Tây mạnh thì 
vị trí sóng phân kỳ sẽ lệch về phía Đông 
(gần đảo Hòn Khoai) hơn. Trong MGTN 
sóng khi vào gần bờ tại khu vực phía Tây 
Nam mũi Cà Mau bị khúc xạ và hội tại khu 
vực mũi đất nhô ra. 
Kết quả nghiên cứu lý giải sáng tỏ sự khác biệt về 
các đặc trưng sóng biển phía Đông và phía Tây 
của ĐBSCL do ảnh hưởng của MCM. Có thể 
vận dụng kết quả nghiên cứu này để xem xét đề 
xuất qui mô cho các dạng công trình giảm sóng 
bảo vệ bờ biển, RNM cho vùng nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] EDF R&RD. Telemac Modeling System - Sisyphe software-Operating manual (2010) 
[2] EDF R&RD. Telemac Modeling System – Telemax 2D software-Operating manual (2013) 
[3] EDF R&RD. Telemac Modeling System - Tomawac software-Operating manual (2016) 
[4] Huynh Cong Hoai, Le Duc Vinh, Lieou Kien Chinh. Report on Wave Climate in U Minh 
and Go Cong, In project “Study on the erosion process and the measures for protecting the 
Lower Mekong Delta Coastal Zones from erosion (LMDCZ)”. AFD, 2017 
[5] Ing. Thorsten Albers, Jan Stolzenwald (2014). Tư vấn Kỹ thuật bảo vệ bờ biển tỉnh Cà 
Mau. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH, Bonn và 
Eschborn, CHLB Đức. 
[6] Nguyễn Hữu Nhân (2016). Báo cáo sản phẩm 4, Trong đề tài độc lập cấp Nhà Nước 
“Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển vùng bồi tự ven bờ và các giải pháp khoa học 
và công nghệ để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội vùng biển Cà Mau”. 
[7] Lê Đức Vĩnh, Nguyễn Anh Tiến, Lieou Kiến Chính (2018). Nghiên cứu chế độ sóng vùng 
biển từ mũi cà mau đến kiên giang. Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ Thủy Lợi, Viện Khoa 
Học Thủy Lợi Việt Nam, số 47 ISSN: 1859-4255, 09-2018. 
[8] La Thị Cang (1996). Sóng biển, Ban xuất bản trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
[9] La Thị Cang (2015). Các quá trình động lực trong hệ sinh thái biển, Nxb Đại học Quốc 
Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. 
[10] Patrick Marchesiello, Dinh Cong San, Final Report in project “Erosion processes in the 
Lower Mekong Delta Coastal Zones and measures for protecting Go Cong – and Phu Tan 
(LMDCZ) “. AFD, 2017. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_su_khac_biet_dac_trung_song_bien_dong_va_bien_tay.pdf