Nghiên cứu phương pháp xác định vị trí tàu bằng quan trắc đồng thời độ cao và phương vị mặt trời
Tóm tắt
Xác định vị trí tàu bằng phương vị và khoảng cách
đồng thời tới một mục tiêu địa văn là phương pháp
đơn giản, có độ chính xác cao và thường được áp
dụng khi dẫn tàu ven bờ. Trong thiên văn, việc đo
phương vị tới thiên thể tương đối phức tạp và kém
chính xác. Chỉ có phương vị mặt trời là có thể đo
đạc đơn giản và có độ chính xác cao. Hiện nay,
phương pháp thiên văn xác định vị trí tàu vào ban
ngày chủ yếu là quan trắc không đồng thời độ cao
mặt trời. Phương pháp không đồng thời này có độ
chính xác kém, cần phải tính toán quan trắc vào
thời điểm mặt trời qua kinh tuyến người quan sát
và khoảng thời gian giữa hai lần đo phương vị
lớn. Bài báo nghiên cứu đề xuất phương pháp xác
định vị trí tàu bằng quan trắc đồng thời độ cao và
phương vị mặt trời. Đây là phương pháp thiên văn
xác định vị trí tàu mới, khắc phục được các hạn
chế của phương pháp quan trắc không đồng thời
mặt trời, có thể xác định nhanh chóng vào ban
ngày và ít phụ thuộc vào sai số của vị trí dự đoán.
Từ khóa: Vị trí dự đoán, cực chiếu sáng, thiên
đỉnh, bình minh và hoàng hôn hàng hải, quan
trắc đồng thời.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu phương pháp xác định vị trí tàu bằng quan trắc đồng thời độ cao và phương vị mặt trời
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 5 SỐ 66 (04-2021) NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TÀU BẰNG QUAN TRẮC ĐỒNG THỜI ĐỘ CAO VÀ PHƯƠNG VỊ MẶT TRỜI STUDY ON THE METHOD OF DETERMINING SHIP’S POSITION BY SIMULTANEOUS OBSSERVATION TO SUN’S ALTITUDE AND AZIMUTH NGUYỄN THÁI DƯƠNG Khoa Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Email: nguyenthaiduong@vimaru.edu.vn Tóm tắt Xác định vị trí tàu bằng phương vị và khoảng cách đồng thời tới một mục tiêu địa văn là phương pháp đơn giản, có độ chính xác cao và thường được áp dụng khi dẫn tàu ven bờ. Trong thiên văn, việc đo phương vị tới thiên thể tương đối phức tạp và kém chính xác. Chỉ có phương vị mặt trời là có thể đo đạc đơn giản và có độ chính xác cao. Hiện nay, phương pháp thiên văn xác định vị trí tàu vào ban ngày chủ yếu là quan trắc không đồng thời độ cao mặt trời. Phương pháp không đồng thời này có độ chính xác kém, cần phải tính toán quan trắc vào thời điểm mặt trời qua kinh tuyến người quan sát và khoảng thời gian giữa hai lần đo phương vị lớn. Bài báo nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định vị trí tàu bằng quan trắc đồng thời độ cao và phương vị mặt trời. Đây là phương pháp thiên văn xác định vị trí tàu mới, khắc phục được các hạn chế của phương pháp quan trắc không đồng thời mặt trời, có thể xác định nhanh chóng vào ban ngày và ít phụ thuộc vào sai số của vị trí dự đoán. Từ khóa: Vị trí dự đoán, cực chiếu sáng, thiên đỉnh, bình minh và hoàng hôn hàng hải, quan trắc đồng thời. Abstract Determining ship’s position by simultaneous distance and azimuth observation to a terrestrial object is a simple method with high accuracy and applied in coastal navigation. In celestial navigation, azimuth observation to a body is quite complicated but not very precise. Only the azimuth to a sun can be simply measured with higher accuracy. Nowadays, the celestial method for ship’s position determination in daytime is non-simultaneous observation of sun’s altitudes. The result of this method is poorly accurate and it can only be done when the sun across the observer’s meridian and the time interval between azimuth measurements is also big. This paper suggests a new celestial method of simultaneous observation of sun’s altitude and azimuth. The proposed method can overcome the disadvantages of sun non-simultaneous observation method and determine the ship’s position in a short time in daytime as well as not much depends on the error of predicted position. Keywords: Dead reckoning, sub-stellar, zenith, nautical twilight, simultaneous oservation. 1. Đặt vấn đề Quan trắc thiên thể xác định định vị trí tàu là một phương pháp truyền thống, có ưu điểm là tin cậy, độc lập và chi phí thấp. Từ khi hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu ra đời, với nhiều ưu thế vượt trội về độ chính xác và tính liên tục nên đã trở thành phương pháp xác định vị trí tàu chính khi hàng hải xa bờ. Tuy nhiên vị trí thiên văn vẫn là phương pháp dự phòng trong các trường hợp sự cố bất thường. Hội nghị của Tổ chức Hàng hải quốc tế năm 2010 tại Manila, Philipine đã ban hành sửa đổi Công ước Quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca thuyền viên (STCW 78/2010). Trong đó, điều 19 phần B-II/1, chương II của Công ước đã bổ sung yêu cầu về huấn luyện khả năng hàng hải thiên văn đối với thuyền trưởng và sĩ quan vận hành [1]. Với chức năng là phương pháp dự phòng nên yêu cầu về độ chính xác của vị trí thiên văn không quá cao, chú trọng hơn yêu cầu về việc xác định nhanh chóng và dễ thực hiện. Phương xác định vị trí tàu bằng quan trắc không đồng thời mặt trời đang áp dụng thực tế hiện nay đơn giản, có thể thực hiện ban ngày nhưng thời gian xác định vị trí lâu và sai số qui về cùng thời điểm lớn. Nhằm khắc phục hạn chế nêu trên, bài báo đề xuất phương pháp xác định vị trí tàu bằng quan trắc đồng thời độ cao và phương vị mặt trời. Đây là phương pháp mới, đáp ứng yêu cầu của phương pháp dự phòng và phù hợp với tiêu chuẩn dẫn đường an toàn trong điều kiện hàng hải hiện đại ngày nay. 2. Xác định vị trí tàu bằng quan trắc mặt trời không đồng thời 2.1. Cơ sở lý thuyết Điều kiện để đo độ cao là phải quan sát được đồng KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 6 SỐ 66 (4-2021) thời thiên thể và đường chân trời nhìn thấy. Vì vậy, cần tiến hành xác định vị trí tàu bằng phương pháp thiên văn vào lúc bình minh và hoàng hôn hàng hải. Ban ngày, trên tàu chỉ quan sát được mặt trời nên thường áp dụng phương pháp không đồng thời. Mặt khác, do chuyển động hàng ngày nên mặt trời liên tục thay đổi vị trí so với kinh tuyến và thiên đỉnh người quan sát. Vì vậy, để giảm sai số hình học cần tính toán thời điểm quan trắc để khoảng thời gian giữa hai lần đo phương vị mặt trời biến thiên 𝛥 𝐴 ≥ 300. Giả sử, đo độ cao mặt trời lần thứ nhất được h1, vòng đẳng cao có tâm là cực chiếu sáng S1, bán kính là đỉnh cự z1 = 900 – h1, đường vị trí nhận được là I-I (Hình 1). Phương vị và độ cao mặt trời thay đổi, cực chiếu sáng di chuyển theo cung S1S2 tới điểm S2. Tiến hành đo độ cao mặt trời lần thứ hai được h2, đường vị trí tương ứng nhận được là II-II. Giả sử tàu không di chuyển (neo hoặc buộc cầu) thì vị trí của nó sẽ là giao điểm M0 của hai đường vị trí 𝑀0 = 𝐼 − 𝐼 ∩ 𝐼𝐼 − 𝐼𝐼 Hình 1. Trường hợp tàu đứng yên Khi hành trình, khoảng thời gian giữa hai lần quan trắc tàu sẽ di chuyển trên bề mặt trái đất một khoảng cách MC1MC2 = S (Hình 2). Từ vị trí MC1, đo được độ cao h1, đường vị trí I-I được dựng trên cơ sở thiên đỉnh của MC1 và vị trí mặt trời S1 (với các yếu tố của tam giác vị trí dự đoán C1, C1, 1, t1). Tương tự, từ vị trí MC2, đo được độ cao h2, đường vị trí II-II được dựng trên cơ sở thiên đỉnh của MC2 và vị trí mặt trời S2 (với các yếu tố của tam giác vị trí dự đoán C2, C2, 2, t2). Để xác định vị trí tàu, cần quy các đường I-I và II- II về cùng một thời điểm. Việc quy về cùng một thời điểm có thể thực hiện bằng phương pháp đồ thị. Giữa hai lần đo độ cao, tàu chuyển động được một khoảng cách S theo hướng S1 S2, tương ứng đường vị trí I-I sẽ dịch chuyển tới vị trí I’-I’. Hình 3 cho thấy, ta có thể vẽ đường I’-I’ từ vị trí thứ hai MC2 với các yếu tố ( h1 = hS1 - hC1 và AC1). Kết quả nhận được vị trí tàu vào thời điểm thứ hai sẽ là giao của đường II-II và đường vị trí tịnh tiến I’-I’ (𝑀0 = 𝐼𝐼 − 𝐼𝐼 ∩ 𝐼′ − 𝐼′). Hình 2. Trường hợp tàu chuyển động Hình 3. Quy độ cao về cùng thiên đỉnh 2.2. Xác định vị trí tàu bằng quan trắc không đồng thời mặt trời Chọn thời điểm quan trắc: Biến thiên phương vị của thiên thể trong chuyển động nhìn thấy hàng ngày được tính toán theo công thức sau [2]: (cosAcos tanh sin )A t (1) Phương vị thay đổi lớn nhất khi đạt giá trị A = 00 hoặc 1800, chính là khi thiên thể qua kinh tuyến người quan sát. Vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để quan trắc xác định vị trí tàu là trước hoặc sau khi mặt trời qua kinh tuyến thượng từ 2ℎ00𝑚 ÷ 2ℎ30𝑚 ở vĩ độ trung bình và từ 40𝑚 ÷ 1ℎ30𝑚 ở vĩ độ thấp. Quan trắc lần thứ nhất từ vị trí dự đoán MC1( C1,C1), đo độ cao mặt trời, ghi giờ thời kế, chỉ số tốc độ kế, hướng đi, áp suất, nhiệt độ và độ cao mắt người quan sát. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 7 SỐ 66 (4-2021) TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY Hiệu chỉnh độ cao đo [3]: 1 11 1S TB T B h OC i s d h h (2) Từ giờ thế giới GT , tra lịch thiên văn xác định được xích vĩ 𝛿1 ⊙ và góc giờ thế giới 𝑡𝐺1 ⊙ của mặt trời. Tính toán góc giờ địa phương của mặt trời theo công thức: 1 1 E L G Wt t (3) Với các đối số (𝜑𝐶1, 𝛿1 ⊙, 𝑡𝐿1 ⊙) , tra bảng toán chuyên môn hoặc tính trực tiếp theo công thức chung, xác định được độ cao và phương vị của mặt trời (ℎ𝐶 , 𝐴𝐶). Tương tự, tiến hành quan trắc lần thứ hai từ vị trí dự đoán 𝑀𝐶2(𝜑𝐶2, 𝜆𝐶2) khi phương vị thay đổi được từ 300 ÷ 450, tùy điều kiện thực tế [4]. Thao tác trên hải đồ với các yếu tố vẽ đường vị trí thiên văn như sau (Hình 4): Đường I-I: vị trí dự đoán 𝑀𝐶1(𝜑𝐶1, 𝜆𝐶1, phương vị tính 𝐴𝐶1 và hiệu độ cao 𝛥ℎ1 = ℎ𝑆1 − ℎ𝐶1, Đường II-II: vị trí dự đoán 𝑀𝐶2(𝜑𝐶2, 𝜆𝐶2), phương vị tính 𝐴𝐶2 và hiệu độ cao 𝛥ℎ2 = ℎ𝑆2 − ℎ𝐶2 Hình 4. Thao tác xác định vị trí tàu không đồng thời 3. Xác định vị trí tàu bằng các quan trắc đồng thời độ cao và phương vị mặt trời Vị trí tàu xác định bằng quan trắc không đồng thời mặt trời có nhiều hạn chế như: cần tiến hành vào thời điểm mặt trời qua kinh tuyến người quan sát, chịu ảnh hưởng của sai số vị trí dự đoán và đặc biệt là sai số tịnh tiến đường vị trí. Nhằm khắc phục các hạn chế trên, bài báo giới thiệu phương pháp xác định vị trí tàu bằng quan trắc đồng thời độ cao và phương vị mặt trời, bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định miền tìm kiếm Mục đích của bước 1 là xác định khu vực lân cận vị trí dự đoán có xác suất chứa vị trí thật của tàu lớn hơn 95% theo tiêu chuẩn về độ chính xác định vị [5]: Miền tìm kiếm xác định như sau: Vĩ độ giới hạn: 𝜑min ÷ 𝜑max (giới hạn phía Nam 𝜑0 = 𝜑min và giới hạn phía Bắc 𝜑𝑎 = 𝜑max) Kinh độ giới hạn: 𝜆min ÷ 𝜆max (giới hạn phía Tây 𝜆0 = 𝜆min và giới hạn phía Đông 𝜆𝑏 = 𝜆max) Với: 𝜑min = 𝜑𝐶 − |𝛥𝜑𝐶| , 𝜑max = 𝜑𝐶 + |𝛥𝜑𝐶| , 𝛥𝜑𝐶 sai số của vĩ độ dự đoán 𝜑𝐶 , 𝜆min = 𝜆𝐶 − |𝛥𝜆𝐶|, 𝜆max = 𝜆𝐶 + |𝛥𝜆𝐶|, 𝛥𝜆𝐶 sai số của kinh độ dự đoán 𝜆𝐶 , Sai số dự đoán (𝛥𝜑𝐶 , 𝛥𝜆𝐶) được xác định dựa trên sai số bình phương trung bình (R) của vị trí tàu (|𝛥𝜑𝐶| = 𝑘𝑅, |𝛥𝜆𝐶| = 𝑅, trong đó (k) là hệ số tăng tỷ lệ xích dọc theo kinh tuyến hay độ tăng vĩ độ tiến trên hải đồ mercator) [6]. Giá trị bán kính (R) được tính toán và lựa chọn sao cho xác suất vị trí thật của tàu nằm trong miền tìm kiếm lớn hơn 95%. Trong thực tế dẫn tàu, bán kính sai số bình phương trung bình (R) được tính toán theo hai trường hợp cơ bản sau: Trường hợp 1: Không xác định được vị trí tàu, sai số bình phương trung bình của vị trí dự đoán tính theo công thức [7]: 2 2( ) ( )TK L TK TKR S S (4) Với: 𝑆𝑇𝐾: Quãng đường tàu chạy, 𝜀𝐿: Sai số trong số hiệu chỉnh la bàn, 𝜀𝑇𝐾: Sai số trong số hiệu chỉnh tốc độ kế. Giả sử tàu chạy được quãng đường theo tốc độ kế là 100 hải lý, sai số trong số hiệu chỉnh tốc độ kế là 0,6%, sai số trong số hiệu chỉnh la bàn 005 . Tính toán bán kính sai số bình phương trung bình (R): 2 2 0.5 0.6 100 100 1.06 10057 3o R nm Để tính toán sai số dự đoán, bán kính sai số được xác định là 3R = 3,18 hải lý (99,7%). Trường hợp 2: Xác định được vị trí tàu bằng mục tiêu địa văn. Xét trường hợp xác định vị trí tàu bằng hai đường vị trí địa văn đồng thời, đánh giá độ chính xác của vị trí xác định bằng hình tròn xác suất, bán kính tính theo công thức [8]: 2 2 1 2( ) ( )R n n (5) Với: R: Bán kính sai số bình phương trung bình, KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 8 SỐ 66 (4-2021) 𝛥𝑛1: Khoảng dịch chuyển bình phương trung bình của đường vị trí thứ nhất, 𝛥𝑛2: Khoảng dịch chuyển bình phương trung bình của đường vị trí thứ hai. Giả sử xác định vị trí tàu bằng hai khoảng cách đồng thời tới hai mục tiêu. Bán kính sai số bình phương trung bình của vị trí xác định theo công thức: 1 2 2 2 1 2 1 2 1 2 2( ) ( ) sinθ 1 sin D D R n n u u g g (6) Với: 𝜃 : góc kẹp giữa hai đường vị trí, trong trường hợp này θ = 60o, 𝑔𝐷1 ≈ 𝑔𝐷2 = 𝑔𝐷: góc kẹp giữa hai đường vị trí, trong trường hợp này θ = 60o, 𝜀𝐷1 ≈ 𝜀𝐷2 ≈ 𝜀𝐷 : sai số bình phương trung bình của việc đo khoảng cách bằng radar. Sĩ quan hàng hải có thể tự xác định trên tàu hoặc sử dụng giá trị thống kê trung bình trong tài liệu chuyên ngành, trường hợp này lấy 𝜀𝐷 = 0,05nm [9], Với các số liệu trên, tính toán bán kính sai số (R): 1 2 2 o 1 22 2 2( ) ( ) ( ) sinθ sinθ 2(0.05) 0.08 sin60 D D DR nm (7) Để tính toán sai số dự đoán, bán kính sai số được xác định là 3R = 0,25 hải lý (99.7%). Bước 2: Thiết lập tập hợp vị trí tàu giả định trong miền tìm kiếm Xây dựng mạng kinh vĩ tạo thành tập hợp điểm A = {𝑀𝑥𝑦(𝜑𝑥 , 𝜆𝑦)}, với: 𝑥 = {1,2, . . . , 𝑏} 𝑣à 𝑦 = {1,2, . . . , 𝑎}. Vĩ độ giới hạn phía Nam 𝜑0 = 𝜑min và vĩ độ giới hạn phía Bắc 𝜑𝑎 = 𝜑max Kinh độ giới hạn phía Tây 𝜆0 = 𝜆min và kinh độ giới hạn phía Đông 𝜆𝑏 = 𝜆max Khoảng giãn cách đảm bảo: 𝜑1+1 − 𝜑𝑖 = 00000001 và 𝜆1+1 − 𝜆𝑖 = 0 0000001 Trên tàu tiến hành đo độ cao và phương vị mặt trời đồng thời, sau khi hiệu chỉnh được (ℎ𝑆 𝐴𝑇). Thao tác xác định vị trí tàu trên hải đồ mercator: Vòng đẳng cao có tâm là cực chiếu sáng 𝑆(𝜑𝑆, 𝜆𝑆) , bán kính là khoảng cách thật (hS) , giao với phương vị đo (AT) cho vị trí tàu là F. Tuy nhiên, vị trí thật F chỉ là giả định vì không thể vẽ được đường vị trí (ℎ𝑆, ℎ𝑆 ′ ) trên hải đồ do khoảng cách ℎ𝑆 quá lớn. Hình 5. Tập hợp điểm trong miền tìm kiếm Tính toán khoảng cách từ điểm bất kỳ 𝑀𝑥𝑦 ∈ {𝐴} tới F, do khoảng cách FS rất lớn nên coi gần đúng: 𝐸𝐹 ≈ 𝐸𝐹 ⏜ và 𝐸𝐹 ⊥ 𝑀𝑥𝑦𝑆 (8) Hình 6. Xác định vị trí xác suất nhất Xét tam giác vuông 𝑀𝑥𝑦𝐸𝐹, ta có: (𝑀𝑥𝑦𝐹) 2 = (𝑀𝑥𝑦𝐸) 2 + (𝐸𝐹)2 (9) Trong đó: xyM F : Sai số của vị trí giả định Mxy, 𝐸𝐹 ≈ 𝐸𝐹 ⏜ = 𝐹𝑆 ∗ 𝛼 = ℎ𝑆 ∗ 𝛼 𝛼 = 𝐴𝑇 − 𝐾 𝑀𝑥𝑦𝐹 2 = (𝑀𝑥𝑦𝐸) 2 + (𝐸𝐹)2 K là hướng từ 𝑀𝑥𝑦 → 𝑆 trên hải đồ Mercator, tính theo công thức [10]: 1( ) S x S yH K tan HD D D (10) Với: Vĩ độ tiến của 𝜑𝑥: 21 sin ln 4 2 1 sinx e x x x e D a tg e (11) Vĩ độ tiến của 𝜑𝑆: KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 9 SỐ 66 (4-2021) TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 21 sin ln 4 2 1 sinS e S S S e D a tg e (12) Trong đó: a: bán trục lớn của elip kinh tuyến trái đất, e: độ lệch tâm của elip kinh tuyến trái đất. xy xy S xyM E SM SE h h (13) Với: 1h sin [sin sin cos cos cos( ] xy x yE x G yWt ((14) Vị trí tàu xác suất nhất ( mnM ) thỏa mãn điều kiện: 2 2( ) min ( )mn xyM F M F (15) 4. Kết luận Bài báo đã trình bày phương pháp xác định vị trí tàu bằng quan trắc mặt trời không đồng thời truyền thống. Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm theo tiêu chuẩn về độ chính xác dẫn đường và đặc điểm của phương pháp dự phòng theo yêu cầu của Công ước STCW. Nghiên cứu mới đề xuất phương pháp xác định vị trí tàu bằng quan trắc đồng thời độ cao và phương vị mặt trời. Vị trí tàu được xác định trên cơ sở phương pháp bình phương nhỏ nhất. Đây là phương pháp mới, thực hiện đơn giản nhanh chóng vào thời điểm bất kỳ vào ban ngày, hầu như không phụ thuộc vào vị trí dự đoán. Trên cơ sở toán học đã trình bày, trong các nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ xây dựng chương trình tính toán tự động, hoàn toàn có thể triển khai áp dụng trên tàu biển. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số DT20-21.03. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] International Maritime Organization. International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers (STCW 78/2010). [2] B. Krasavtsev, B. Khlyustin, Nautical Astronomy, Mir Publishers, Moscow, 1970. [3] Nathaniel Bowditch, LL.D, The American Practical Navigator, National Imagery and Mapping Agency, Bethesda, Maryland, 2002. [4] David Burch, Celestial Navigation, Starpath Publications, 2010. [5] IMO. Resolution A. 529 (13). Accuracy standards for navigation, 1983. [6] Nguyễn Thái Dương, Ảnh hưởng của độ biến dạng của phép chiếu hải đồ Mercator tới công tác dẫn tàu an toàn, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, Số 60 (11/2019). [7] Phạm Kỳ Quang, Nguyễn Thái Dương, Nguyễn Phùng Hưng. Địa văn hàng hải 2. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2012. [8] Admiralty manual of navigation. London her majesty’s stationery office, 1987. [9] В. И. Дмитриев, В.Л. Григорян, В.А. Катении. Навигация и Лоция. Учебник для вузов. - Москва «Моркнига», 2009 - 458 с. [10] Daniel Daners. The Mercator and stereographical projections and many in between. The University of Sydney Australia, 2016. Ngày nhận bài: 22/11/2020 Ngày nhận bản sửa: 04/01/2021 Ngày duyệt đăng: 10/01/2021
File đính kèm:
- nghien_cuu_phuong_phap_xac_dinh_vi_tri_tau_bang_quan_trac_do.pdf