Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và thời

gian thực hiện một số thao tác chuẩn bị may sản phẩm dệt kim trên cở sở

phương pháp phân tích thời gian chuẩn MTM và hệ thống thời gian định trước

GSD. Nhằm loại bỏ các thao tác thừa vô ích và rút ngắn được thời gian sản xuất

của các nguyên công may trong công nghiệp, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên

cứu thực nghiệm ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố về tổ chức nơi làm việc như

khoảng cách đặt chi tiết may, kích thước của chi tiết may và số lớp chi tiết tham

gia liên kết may đến thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm dệt kim. Trong

nghiên cứu đã sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa đa

biến để thiết kế thí nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm. Kết quả đã

xác định được giá trị tối ưu của các yếu tố tổ chức nơi làm việc nhằm đạt được

mục tiêu cực tiểu hóa thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may của người công

nhân, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả tổ chức sản

xuất trong ngành may công nghiệp Việt Nam.

Từ khóa: Nghiên cứu thao tác, Nghiên cứu thời gian, GSD, MTM.

ABSTRACT

The paper presents the results of the study proposal of operating procedures

and time for some preparation operations of knitted products based on MTM

standard time analysis method and predetermined time system GSD (General

Sewing Data). In order to eliminate unnecessary useless operations and shorten the

production time of sewing operations in the industry, the authors have conducted a

study of the simultaneous effects of organisational factors such as the distance to

place the sewing element, the size of the sewing element and the number of

element layers on time of sewing operations of knitting products. In the study, we

used the experimental planning method and multivariate optimization to design

experiments, process and analyse experimental results. The results identified the

optimal value of organisational factors to achieve the goal of minimizing the

performance time for sewing operations of workers, contributing to improve labor

productivity and the production efficiency in Vietnam's garment industry.

Keywords: Motion study, Time study, GSD, MTM.

Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim trang 1

Trang 1

Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim trang 2

Trang 2

Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim trang 3

Trang 3

Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim trang 4

Trang 4

Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim trang 5

Trang 5

Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11400
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim

Nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và tối ưu hóa thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm từ vải dệt kim
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 3 (June 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 105
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH QUI TRÌNH THAO TÁC 
VÀ TỐI ƯU HÓA THỜI GIAN THỰC HIỆN THAO TÁC MAY 
SẢN PHẨM TỪ VẢI DỆT KIM 
RESEARCH ON ANALYSIS OF OPERATION PROCEDURES AND OPTIMISATION 
OF PERFORMANCE TIME FOR SEWING OPERATIONS OF KNITTED PRODUCTS 
Phan Thanh Thảo1,*, Nguyễn Quang Thoại1,2 
TÓM TẮT 
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu phân tích qui trình thao tác và thời 
gian thực hiện một số thao tác chuẩn bị may sản phẩm dệt kim trên cở sở 
phương pháp phân tích thời gian chuẩn MTM và hệ thống thời gian định trước 
GSD. Nhằm loại bỏ các thao tác thừa vô ích và rút ngắn được thời gian sản xuất 
của các nguyên công may trong công nghiệp, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên 
cứu thực nghiệm ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố về tổ chức nơi làm việc như 
khoảng cách đặt chi tiết may, kích thước của chi tiết may và số lớp chi tiết tham 
gia liên kết may đến thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm dệt kim. Trong 
nghiên cứu đã sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa đa 
biến để thiết kế thí nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm. Kết quả đã 
xác định được giá trị tối ưu của các yếu tố tổ chức nơi làm việc nhằm đạt được 
mục tiêu cực tiểu hóa thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may của người công 
nhân, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả tổ chức sản 
xuất trong ngành may công nghiệp Việt Nam. 
Từ khóa: Nghiên cứu thao tác, Nghiên cứu thời gian, GSD, MTM. 
ABSTRACT 
The paper presents the results of the study proposal of operating procedures
and time for some preparation operations of knitted products based on MTM
standard time analysis method and predetermined time system GSD (General
Sewing Data). In order to eliminate unnecessary useless operations and shorten the
production time of sewing operations in the industry, the authors have conducted a
study of the simultaneous effects of organisational factors such as the distance to
place the sewing element, the size of the sewing element and the number of
element layers on time of sewing operations of knitting products. In the study, we
used the experimental planning method and multivariate optimization to design
experiments, process and analyse experimental results. The results identified the
optimal value of organisational factors to achieve the goal of minimizing the
performance time for sewing operations of workers, contributing to improve labor
productivity and the production efficiency in Vietnam's garment industry. 
Keywords: Motion study, Time study, GSD, MTM. 
1Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
 2Trường Đại học Sao Đỏ 
*Email: thao.phanthanh@hust.edu.vn 
Ngày nhận bài: 25/4/2020 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 18/5/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 24/6/2020 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dệt may 
Việt Nam đã vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng 
vững chắc và ổn định. Hàng dệt may của Việt Nam xuất 
khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới, tốc độ tăng 
trưởng xuất khẩu bình quân 5 năm đạt 14,74%/năm, đưa 
dệt may trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 2 
và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của 
cả nước. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp 
dệt may Việt Nam là trở thành một trong những ngành 
công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng 
ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều 
việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội 
nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Trong thời gian 
tới, phấn đấu mức tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành dệt 
may đạt khoảng: 8 - 8,5%/năm giai đoạn 2021-2025 và 
6 - 6,5%/năm giai đoạn 2026-2030. 
Đặc điểm nổi bật của ngành may so với nhiều ngành 
công nghiệp khác là năng suất lao động của người công 
nhân quyết định năng suất của doanh nghiệp, của ngành. 
Trình độ tay nghề của công nhân may Việt Nam không thua 
kém gì thậm chí vượt trội so với tay nghề công nhân ở nhiều 
nước trong khu vực. Để cạnh tranh, để tồn tại và phát triển 
bền vững trong môi trường ngày nay, doanh nghiệp ngành 
may không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nâng cao năng 
suất lao động, tăng thu nhập cho người công nhân. Để làm 
được điều này, các doanh nghiệp may phải nghiên cứu 
chuẩn hóa thao tác của người công nhân để giảm lãng phí 
về thời gian và lao động trên dây chuyền sản xuất. 
Trên thế giới và trong nước đã có một số công trình 
nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Mst. Murshida Khatun [1] 
đã tiến hành khảo sát thời gian thao tác chính và thời gian 
thao tác thực hiện các công việc phụ nhằm tiến hành cải 
tiến thao tác và xác định hệ số kỹ thuật để xác định thời 
gian tiêu chuẩn. Thời gian thao tác thực hiện các công việc 
phụ là thời gian cho các việc như: bố trí thiết bị, chuẩn bị, di 
chuyển bán thành phẩm, thay chỉ chiếm khoảng 15% 
thao tác chính. Để nâng cao năng s ... nh trước GSD 
Kết quả phân tích lý thuyết quy trình thao tác thành các 
cử động và giá trị thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may 
của 5 mã code AS2H, MG2S, AS1H, GP2H, ARPN xác định 
bằng phương pháp phân tích MTM và hệ thống thời gian 
định trước GSD được trình bày trên bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả phân tích tích lý thuyết quy trình và thời gian thực hiện thao 
tác chuẩn bị may của 5 mã code AS2H, MG2S, AS1H, GP2H, ARPN 
STT Codes Mô tả hoạt động YLT (TMU) 
1 AS2H Đưa chi tiết ra ngoài bằng 2 tay. 42 
2 MG2S Cầm 2 chi tiết riêng rẽ và xếp chồng chúng lên nhau. 107 
3 AS1H Đưa chi tiết ra ngoài bằng 1 tay. 23 
4 GP2H Cầm chi tiết bởi 2 tay. 33 
5 ARPN Di chuyển và đặt chi tiết may xuống dưới chân vịt. 75 
2.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của 
các yếu tố tổ chức nơi làm việc đến thời gian thực hiện 
thao tác chuẩn bị may của công nhân 
a) Kết quả thực nghiệm khảo sát thời gian thao tác 
chuẩn bị may của công nhân: 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 3 (6/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 108
KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
Kết quả thực nghiệm xác định thời gian thực hiện thao 
tác may sản phẩm Polo-Shirt nghiên cứu bằng phương 
pháp quay phim, bấm giờ với ma trận thí nghiệm 17 
phương án của 5 mã code thao tác chuẩn bị may AS2H, 
MG2S, AS1H, GP2H, ARPN được trình bày trong bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả thực nghiệm xác định thời gian thực hiện thao tác may sản 
phẩm Polo-Shirt nghiên cứu 
STT
Biến mã hóa Biến thực YTN (TMU) 
X1 X2 X3 X1 X2 X3 AS2H MG2S AS1H GP2H ARPN 
1 -1 -1 -1 15 70,0 1 42,0 88,6 37,9 46,3 73,4 
2 +1 -1 -1 45 70,0 1 55,1 126,2 47,5 72,6 84,0 
3 -1 +1 -1 15 78,0 1 54,3 100,8 37,6 45,9 79,9 
4 +1 +1 -1 45 78,0 1 55,1 124,7 52,9 81,4 83,3 
5 -1 -1 +1 15 70,0 3 82,9 172,5 72,8 90,4 144,7 
6 +1 -1 +1 45 70,0 3 107,1 253,3 85,6 147,2 147,1 
7 -1 +1 +1 15 78,0 3 108,7 152,8 73,5 90,7 170,4 
8 +1 +1 +1 45 78,0 3 105,9 163,0 93,4 152,6 172,5 
9 -1,68 0 0 4,8 74,0 2 107,7 129,2 68,8 82,0 143,7 
10 +1,68 0 0 55,2 74,0 2 182,4 135,9 55,0 168,6 173,3 
11 0 -1,68 0 30 70,0 2 154,0 148,8 44,2 115,0 156,5 
12 0 +1,68 0 30 78,0 2 172,0 157,8 86,3 171,2 164,4 
13 0 0 -1,68 30 74,0 1 87,1 99,6 44,6 74,7 77,0 
14 0 0 +1,68 30 74,0 3 232,5 288,7 135,3 216,6 231,2 
15 0 0 0 30 74,0 2 170,0 243,4 92,7 153,2 171,0 
16 0 0 0 30 74,0 2 167,2 230,0 94,9 145,9 147,8 
17 0 0 0 30 74,0 2 161,1 207,5 91,3 145,1 151,9 
b) Kết quả xây dựng phương trình hồi quy thực nghiệm 
ba biến tới thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may áo 
Polo-Shirt nghiên cứu 
 Sử dụng phần mềm Design Expert 11.0 xử lý kết quả thí 
nghiệm đã xây dựng được phương trình hồi quy thực 
nghiệm và đồ thị 3D thể hiện trực quan qui luật ảnh hưởng 
đồng thời của 3 yếu tố: khoảng cách đặt chi tiết may, kích 
thước của chi tiết may và số lớp chi tiết tham gia liên kết may 
đến thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may nghiên cứu. 
Trong đó, phương trình hồi quy 3 biến có dạng tổng quát: 
Y = a0 +a1X1 +a2X2 + a3X3 + a12X1X2+ a13X1X3 + a23X2X3 
+ a11X12 +a22X22 + a33X32. 
Với: Y là thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may của 
người công nhân mã hóa theo các code AS2H, MG2S, AS1H, 
GP2H, ARPN. X1, X2, X3 tương ứng là biến khoảng cách đặt chi 
tiết may, kích thước của chi tiết may và số lớp chi tiết tham 
gia liên kết may; ao là giá trị trung bình của thời gian thực 
hiện thao tác chuẩn bị may; ai là hệ số của phương trình hồi 
quy cấp 1; aij là hệ số phương trình hồi quy cấp 2 không đầy 
đủ; ajj là hệ số phương trình hồi quy cấp 2 đầy đủ. 
Phương trình hồi quy thực nghiệm với hàm mục tiêu là 
thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may của người công 
nhân mã hóa theo các code AS2H, MG2S, AS1H, GP2H, 
ARPN xây dựng được như hình 2. 
Code AS2H: YTN = 126,63 + 11,78X1 + 4,92X2 + 32,41X3 - 4,91X1X2 + 
0,9375X1X3 + 1,54X2X3 - 7,44X12-1,1X22 - 2,23X32. Hệ số R2 = 0,89. 
Code MG2S: YTN = 222,87 + 11,99X1 - 6,16X2 + 45,35X3 - 10,54X1X2 + 
3,69X1X3 - 15,09X2X3 - 33,38X12-26,05X22 - 11,60X32. Hệ số R2 = 0,92. 
Code AS1H: YTN = 88,73 + 2,52X1 + 6,18X2 + 22,11X3 + 1,60X1X2 + 
0,9750X1X3 + 0,4250X2X3 -10,98X12 - 9,8X22- 1,07X32. Hệ số R2 = 0,90. 
Code GP2H: YTN = 124,81 + 23,88X1 + 7,95X2 + 34,66X3 + 1,79X1X2 + 
7,11X1X3 - 0,3375X2X3 - 8,05X12 -1,76X22 - 0,8544X32. Hệ số R2 = 0,95. 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 3 (June 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 109
Code ARPN: YTN = 174,96 + 5,00X1 + 5,14X2 + 41,99X3 - 0,938X1X2 - 1,19X1X3 
+ 5,66X2X3 - 12,21X12 - 11,52X22 - 13,76X32. Hệ số R2 = 0,98. 
Hình 2. Đồ thị 3D biểu thị qui luật ảnh hưởng của ba biến X1, X2 và X3 tới thời 
gian thực hiện thao tác chuẩn bị may YTN 
Hệ số tương quan R2 thể hiện mối tương quan giữa hàm 
YTN và ba biến X1, X2 và X3. Giá trị hệ số tương quan R2 của 
các hàm mục tiêu mã hóa theo các code nghiên cứu với ba 
biến X1, X2 và X3 nằm trong khoảng từ 0,89 - 0,98 thể hiện 
mối tương quan cao giữa mô hình thực nghiệm và mô hình 
lý thuyết. Như vậy có thể kết luận, tồn tại chặt chẽ mối 
quan hệ giữa thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may 
AS2H, MG2S, AS1H, GP2H, ARPN với ba biến X1, X2 và X3. 
c) Kết quả xác định giá trị tối ưu các yếu tố tổ chức nơi 
làm việc đảm bảo thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị 
may là nhỏ nhất 
Từ phương trình hồi quy thực nghiệm biểu thị quy luật 
ảnh hưởng của 3 yếu tố khoảng cách đặt chi tiết may, kích 
thước của chi tiết may và số lớp chi tiết tham gia liên kết 
may đến thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may trong 
nghiên cứu, tiến hành giải bài toán tối ưu bằng phần mềm 
Design Expert 11.0. Trong thực tế, để may sản phẩm áo Polo-
Shirt, số lớp chi tiết tham gia liên kết may có thể là 1, 2 hoặc 3 
lớp tùy thuộc vào kết cấu công nghệ và đặc điểm kỹ thuật 
của sản phẩm. Đồng thời cần nghiên cứu xác định khoảng 
cách đặt chi tiết may tương ứng với từng cỡ số kích thước sản 
phẩm may. Vì vậy, quá trình tìm phương án tối ưu xác định 
thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may YTN →min được xác 
định trong các trường hợp: 
1- thực hiện thao tác chuẩn bị may khi liên kết 1 lớp chi 
tiết cho kích thước sản phẩm may 3 cỡ S, M, L; 
2- thực hiện thao tác chuẩn bị may khi liên kết 2 lớp chi 
tiết cho kích thước sản phẩm may 3 cỡ S, M, L; 
3- thực hiện thao tác chuẩn bị may khi liên kết 3 lớp chi 
tiết cho kích thước sản phẩm may 3 cỡ S, M, L. 
Kết quả xử lý số liệu xác định giá trị tối ưu của các biến sao 
cho hàm mục tiêu YTN nghiên cứu đạt giá trị nhỏ nhất và từ đó 
xác định được hệ số điều chỉnh giữa giá trị thực nghiệm với 
giá trị tính toán lý thuyết của thời gian thực hiện thao tác 
chuẩn bị may KTN/LT mã hóa theo các code AS2H, MG2S, 
AS1H, GP2H, ARPN được trình bày tương ứng trong các bảng 
4, 5, 6, 7 và 8. 
Bảng 4. Kết quả xác định giá trị tối ưu của yếu tố X1 nhằm đảm bảo thời gian 
thực hiện thao tác chuẩn bị may mã hóa theo code AS2H đạt giá trị là nhỏ nhất 
xét cho từng trường hợp X2 và X3 
Giá trị 
cụ thể 
của 
biến X3 
(lớp) 
Giá trị tối ưu của biến X1 (cm) và YTN (TMU) 
 TN 
(TMU) 
YLT 
(TMU) KTN/LT 
Giá trị cụ thể của biến X2(cm) 
X2 
= 
70 
YTN 
X2 
= 
74 
YTN 
X2 
= 
78 
YTN 
X3=1 15 64,31 15 73,70 15 80,90 72,97 42,00 1,74 
X3=2 15 96,47 15 107,40 15 116,14 106,67 42,00 2,54 
X3=3 15 124,18 15 136,65 15 146,92 135,92 42,00 3,24 
Bảng 5. Kết quả xác định giá trị tối ưu của yếu tố X1 nhằm đảm bảo thời gian 
thực hiện thao tác chuẩn bị may mã hóa theo code MG2S đạt giá trị là nhỏ nhất 
xét cho từng trường hợp X2 và X3 
Giá trị 
cụ thể 
của 
biến X3 
(lớp) 
Giá trị tối ưu của biến X1 (cm) và YTN (TMU)  TN 
(TMU) 
YLT 
(TMU) 
KTN/LT 
Giá trị cụ thể của biến X2(cm) 
X2 
= 
70 
YTN X2 
= 
74 
YTN X2 
= 
78 
YTN 
X3=1 15 78,72 15 124,23 15 113,18 105,38 107,00 0,98 
15,75 82,92 45 140,84 45 117,65 113,80 107,00 1,06 
X3=2 15 147,07 15 177,49 15 155,82 160,13 107,00 1,50 
45 192,13 45 201,48 45 158,73 184,11 107,00 1,72 
X3=3 15 192,22 15 207,55 15 170,80 190,19 107,00 1,78 
45 244,65 45 238,91 45 181,08 221,55 107,00 2,07 
Bảng 6. Kết quả xác định giá trị tối ưu của yếu tố X1 nhằm đảm bảo thời gian 
thực hiện thao tác chuẩn bị may mã hóa theo code AS1H đạt giá trị là nhỏ nhất 
xét cho từng trường hợp X2 và X3 
Giá trị 
cụ thể 
của 
biến X3 
(lớp) 
Giá trị tối ưu của biến X1 (cm) và YTN (TMU)  TN 
(TMU) 
YLT 
(TMU) 
KTN/LT 
Giá trị cụ thể của biến X2(cm) 
X2 
= 
70 
YTN X2 
= 
74 
YTN X2 
= 
78 
YTN 
X3=1 45 38,96 15 53,03 15 47,39 46,46 23,00 2,02 
15 39,08 45 56,12 45 53,67 49,62 23,00 2,16 
X3=2 15 60,85 15 75,23 15 70,01 68,70 23,00 2,99 
45 62,69 45 80,27 45 78,25 73,74 23,00 3,21 
X3=3 15 80,49 15 95,30 15 90,51 88,77 23,00 3,86 
45 84,28 45 102,29 45 100,69 95,75 23,00 4,16 
Bảng 7. Kết quả xác định giá trị tối ưu của yếu tố X1 nhằm đảm bảo thời gian 
thực hiện thao tác chuẩn bị may mã hóa theo code GP2H đạt giá trị là nhỏ nhất 
xét cho từng trường hợp X2 và X3 
Giá trị 
cụ thể 
của 
biến X3 
(lớp) 
Giá trị tối ưu của biến X1 (cm) và YTN (TMU)  TN 
(TMU) 
YLT 
(TMU) 
KTN/LT 
Giá trị cụ thể của biến X2(cm) 
X2 
= 
70 
YTN X2 
= 
74 
YTN X2 
= 
78 
YTN 
X3=1 15 56,22 15 64,47 15 69,22 63,30 33,00 1,92 
X3=2 15 84,96 15 92,88 15 97,29 91,71 33,00 2,78 
X3=3 15 111,99 15 119,57 15 123,64 118,40 33,00 3,59 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 3 (6/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 110
KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
Bảng 8. Kết quả xác định giá trị tối ưu của yếu tố X1 nhằm đảm bảo thời gian 
thực hiện thao tác chuẩn bị may mã hóa theo code ARPN đạt giá trị là nhỏ nhất 
xét cho từng trường hợp X2 và X3 
Giá trị 
cụ thể 
của 
biến X3 
(lớp) 
Giá trị tối ưu của biến X1 (cm) và YTN (TMU)  TN 
(TMU) 
YLT 
(TMU) 
KTN/LT 
Giá trị cụ thể của biến X2(cm) 
X2 
= 
70 
YTN X2 
= 
74 
YTN X2 
= 
78 
YTN 
X3=1 15 89,98 15 89,14 15 90,81 89,98 75,00 1,20 
X3=2 15 128,49 15 133,31 15 140,64 134,14 75,00 1,79 
X3=3 15 165,01 15 175,49 15 188,49 176,33 75,00 2,35 
Nhận xét: 
- Từ bảng kết quả xác định giá trị tối ưu của yếu tố X1 
nhằm đảm bảo thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may 
đạt giá trị nhỏ nhất xét cho từng trường hợp biến X2 và X3 
đạt các giá trị cụ thể, nhận thấy khi số lớp tham gia liên kết 
may là 1 lớp, 2 lớp hoặc 3 lớp luôn tìm được một bộ số của 
khoảng cách đặt chi tiết may tương ứng với từng cỡ số kích 
thước sản phẩm may đảm bảo thời gian thực hiện thao tác 
chuẩn bị may sản phẩm Polo-Shirt từ vải single đạt giá trị 
nhỏ nhất. 
- Đồng thời từ các bảng kết quả xác định giá trị tối ưu 
của yếu tố X1 nhằm đảm bảo thời gian thực hiện thao tác 
chuẩn bị may đạt giá trị nhỏ nhất xét cho trường hợp giá trị 
X2, X3 nhận các giá trị cụ thể khác nhau, nhận thấy thời gian 
thao tác thực tế và thời gian thao tác lý thuyết có sự chênh 
lệch khá lớn, hệ số điều chỉnh giá trị thời gian KTN/LT của các 
mã code AS2H, MG2S, AS1H, GP2H, ARPN giữa thực tế so 
với tính toán lý thuyết khi may sản phẩm Polo-Shirt từ vải 
single cụ thể là: 
Với code AS2H: Hệ số KTN/LT = 1,74 ÷ 3,24. 
Với code MG2S: Hệ số KTN/LT = 0,98 ÷ 2,07. 
Với code AS1H: Hệ số KTN/LT = 2,02 ÷ 4,16. 
Với code GP2H: Hệ số KTN/LT = 1,92 ÷ 3,59. 
Với code ARPN: Hệ số KTN/LT = 1,2 ÷ 2,35. 
Với các kết quả thực nghiệm hệ số KTN/LT này cho thấy 
thời gian thao tác thực tế khi may sản phẩm Polo-Shirt từ 
vải single luôn lớn hơn thời gian thao tác tính toán lý 
thuyết (một số ít trường hợp đạt giá trị nhỏ hơn). Điều đó 
cho thấy, trong quá trình may luôn tồn tại nhiều yếu tố ảnh 
hưởng đến thời gian thực hiện thao tác, giá trị thời gian 
chuẩn qui định cho các thao tác chuẩn bị may trong hệ 
thống GSD chưa hoàn toàn chính xác với một số chủng loại 
sản phẩm và vật liệu đặc thù như vải dệt kim. 
3. KẾT LUẬN 
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các yếu tố 
tổ chức nơi làm việc gồm: khoảng cách đặt chi tiết may (X1), 
kích thước của chi tiết may (X2), số lớp tham gia liên kết 
may (X3) có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian thực hiện thao 
tác chuẩn bị may sản phẩm Polo-Shirt từ vải single. Ảnh 
hưởng đồng thời của 3 yếu tố này tuân theo qui luật hàm 
số ba biến bậc hai. 
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm thu được giúp các 
nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất hàng may 
mặc đề xuất biện pháp tổ chức nơi làm việc tối ưu nhằm 
đảm bảo thời gian sản xuất là nhỏ nhất, rút ngắn thời 
gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, nâng cao năng suất lao 
động, đảm bảo chất lượng sản phẩm Polo-Shirt trong 
thực tiễn sản xuất tại công ty TNHH MTV Hà Nam 
Hanosimex nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất sản 
phẩm dệt kim nói chung. 
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xác định 
chính xác giá trị thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may 
sản phẩm Polo-Shirt, khắc phục được độ kém chính xác khi 
sử dụng giá trị thời gian của các thao tác may trong hệ 
thống thời gian định trước GSD, góp phần đảm bảo độ 
chính xác của các giá trị định mức kỹ thuật thời gian các 
công việc cũng như đảm bảo độ tin cậy của việc lập kế 
hoạch sản xuất trong các doang nghiệp may Việt Nam. 
LỜI CẢM ƠN 
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Công ty 
TNHH MTV Hà Nam Hanosimex đã tạo điều kiện để chúng 
tôi hoàn thành nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Mst. Murshida Khatun, 2011. Effect of time and motion study on 
productivity in garment sector. International Journal of Scientific & Engineering 
Research, Volume 5, Issue 5. 
[2]. Rebecca M. Nunesca and Aile T. Amorado, 2015. Application of Lean 
Manufacturing Tools in a Garment Industry as a Strategy for Productivity 
Improvement. Asia Pacific Journal of Multidisciplinary Research Vol. 3 No. 4, 46-
53, Part V. 
[3]. Hammad Saeed Shamsi, 2014. 5S Conditions and Improvement 
Methodology in Apparel Industry in Pakistan. Journal of Polymer and 
Textile,Volume 1, Issue 2, PP 15-21. 
[4]. Đinh Mai Hương, Phan Thanh Thảo, 2018. Nghiên cứu ảnh hưởng của 
một số yếu tố về điều kiện may đến thời gian thực hiện thao tác phụ của công nhân 
may sản phẩm dệt kim bằng phương pháp MTM và hệ thống thời gian định trước 
GSD. Hội nghị Khoa học và Công nghệ toàn quốc về Cơ khí lần thứ 5; NXB Khoa 
học và Kỹ thuật, trang 1492-1499, ISBN:978-604-67-1103-2. 
[5]. Vũ Thị Nhự, Phan Thanh Thảo, 2014. Nghiên cứu các giải pháp cải thiện 
thao tác và tốc độ làm việc của người công nhân may nhằm nâng cao năng suất lao 
động. Tạp chí Cơ khí Việt Nam, 4/2014. 
[6]. Phan Thanh Thảo, Lê Thị Trang, 2018. Xây dựng quy trình thao tác chuẩn 
may các cụm chi tiết chính của sản phẩm dệt kim. Hội nghị Khoa học toàn quốc về 
Dệt May - Da giầy lần thứ 1, NXB Học viện Nông nghiệp, trang 183-194, ISBN: 
978-604-924-374-5. 
[7]. GSD (Corporate) Limited, 2002. General Sewing Data. 
AUTHORS INFORMATION 
Phan Thanh Thao1, Nguyen Quang Thoai1,2 
1Hanoi University of Science and Technology 
2Sao Do University 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_phan_tich_qui_trinh_thao_tac_va_toi_uu_hoa_thoi_g.pdf