Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang

ABSTRACT

In the field of physical education, Chess King was officially recognized as a

subject in the universities, colleges, secondary and highschools since 1980

by the Ministry of education and training. It confirmed the position and

importance of this sport.

This article aims to objectively review the use of opening strategiesand the

exercises to improve the level of students majored in physical education at

Tien Giang University.

TÓM TẮT

Trong lĩnh vực giáo dục thể chất (GDTC), môn Cờ Vua đã chính thức được

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng,

trung học chuyên nghiệp và các cấp học phổ thông từ năm 1980. Điều đó đã

khẳng định vị trí và tầm quan trọng của môn thể thao này.

Bài viết này nhằm đánh giá khách quan thực trạng việc sử dụng các dạng

thức khai cuộc và lựa chọn bài tập nhằm nâng cao trình độ Khai cuộc cho

sinh viên chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng Trường Đại học Tiền

Giang.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang trang 1

Trang 1

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang trang 2

Trang 2

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang trang 3

Trang 3

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang trang 4

Trang 4

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang trang 5

Trang 5

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang trang 6

Trang 6

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang trang 7

Trang 7

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 9640
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường Đại học Tiền Giang
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 30 – 37 
30 
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHAI CUỘC 
CỜ VUA CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 
Nguyễn Thế Hùng1 
1Trường Đại học Tiền Giang 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 07/06/2019 
Ngày nhận kết quả bình duyệt: 
07/01/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 
01/2021 
Title: 
Research on choosing 
exercises to improve beginning 
level at chess for college 
students of physical education 
major at Tien Giang 
University 
Keywords: 
Chess, exercise, physical 
education, teaching 
effectiveness 
Từ khóa: 
Cờ vua, bài tập 
giáo dục thể chất, 
hiệu quả giảng dạy 
ABSTRACT 
In the field of physical education, Chess King was officially recognized as a 
subject in the universities, colleges, secondary and highschools since 1980 
by the Ministry of education and training. It confirmed the position and 
importance of this sport. 
This article aims to objectively review the use of opening strategiesand the 
exercises to improve the level of students majored in physical education at 
Tien Giang University. 
TÓM TẮT 
Trong lĩnh vực giáo dục thể chất (GDTC), môn Cờ Vua đã chính thức được 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, 
trung học chuyên nghiệp và các cấp học phổ thông từ năm 1980. Điều đó đã 
khẳng định vị trí và tầm quan trọng của môn thể thao này. 
Bài viết này nhằm đánh giá khách quan thực trạng việc sử dụng các dạng 
thức khai cuộc và lựa chọn bài tập nhằm nâng cao trình độ Khai cuộc cho 
sinh viên chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng Trường Đại học Tiền 
Giang. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo quan điểm lý luận Cờ Vua hiện đại, Khai 
cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên 
đều nhanh chóng phát triển lực lượng sao cho phù 
hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật đã định 
trước trong mỗi dạng thức Khai cuộc. Xong việc 
lựa chọn và sử dụng Khai cuộc trong một ván đấu 
lại dẫn tới những đặc điểm về thế trận tương ứng 
của ván đấu đó ở giai đoạn Trung cuộc và Tàn 
cuộc. Vì vậy, có thể thấy vai trò quan trọng của 
giai đoạn khai cuộc trong thi đấu Cờ Vua. 
Qua thực tiễn giảng dạy, đề tài nhận thấy đa số 
sinh viên chưa có sự chuẩn bị tốt về lý luận và 
thực hành khai cuộc. Điều này được thể hiện đa số 
sinh viên mắc nhiều sai lầm trong khai cuộc, lựa 
chọn khai cuộc không phù hợp dẫn đến một thế cờ 
ở giai đoạn trung cuộc không phải là sở trường 
của mình... Xuất phát từ những lý do nêu trên, 
chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu lựa chọn 
bài tập nâng cao trình độ Khai cuộc Cờ Vua cho 
sinh viên chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng 
Trường Đại học Tiền Giang”. 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 30 – 37 
31 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Là bài tập nâng cao trình độ Khai cuộc Cờ Vua 
cho sinh viên chuyên ngành GDTC trình độ Cao 
đẳng tại Trường Đại học Tiền Giang. 
2.2. Khách thể đối tượng nghiên cứu: 
Là 36 sinh viên (07 nữ và 29 nam) chuyên ngành 
GDTC trình độ Cao đẳng tại Trường Đại học Tiền 
Giang. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 
(i) Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; 
(ii) Phương pháp phỏng vấn tọa đàm; 
(iii) Phương pháp kiểm tra sư phạm; 
(iv) Phương pháp thực nghiệm sư phạm; 
(v) Phương pháp toán học thống kê 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1 Thực trạng công tác giảng dạy và huấn 
luyện giai đoạn Khai cuộc cho sinh viên 
chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng tại 
Trường Đại học Tiền Giang 
3.1.1 Thực trạng công tác giảng dạy giai đoạn 
Khai cuộc cho sinh viên chuyên ngành 
GDTC trình độ cao đẳng tại Trường Đại 
học Tiền Giang 
Trong tiến trình giảng dạy học phần Cờ Vua cho 
sinh viên chuyên ngành GDTC tại Trường Đại 
học Tiền Giang, đối với giai đoạn Khai cuộc, sinh 
viên được giảng viên giới thiệu một số dạng thức 
Khai cuộc được trình bày tại bảng 1. 
Bảng 1. Một số dạng thức Khai cuộc được giới thiệu trong chương trình môn học Cờ Vua dành cho sinh viên 
chuyên ngành GDTC tại Trường ĐHTG 
STT KHAI CUỘC HỆ THỐNG 
1 Khai cuộc Italia Khai cuộc thoáng 
2 Khai cuộc Tây Ban Nha Khai cuộc thoáng 
3 Khai cuộc Xixilia (phương án con rồng) Khai cuộc nửa thoáng 
4 Phòng thủ Pháp Khai cuộc nửa thoáng 
5 Gambit Hậu Khai cuộc kín 
Với mục đích lựa chọn những bài tập nhằm nâng 
cao khả năng thực hành Khai cuộc cho sinh viên 
chuyên ngành GDTC tại Trường Đại học Tiền 
Giang, đề tài tiến hành phỏng vấn với các HLV, 
giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong việc huấn 
luyện các đội tuyển Cờ Vua, kết quả cho thấy: 
• Bài tập được sử dụng chủ yếu là thuộc hệ 
thống khai cuộc thoáng và nửa thoáng, số 
lượng các bài tập thuộc hệ thống khai cuộc kín 
còn hạn chế. Điều này là chưa phù hợp với 
thực tiễn thi đấu các giải quốc gia. 
• Việc trang bị khai cuộc cho VĐV mặc dù đã 
được các HLV tính đến các phương án chơi 
khi cầm quân Đen và các phương án chơi khi 
cầm quân Trắng, song chỉ dựa trên cảm nhận, 
đánh giá chủ quan của HLV chứ chưa nghiên 
cứu cụ thể về hiệu quả các dạng thức khai 
cuộc được sử dụng trong thực tiễn thi đấu. 
• Kết quả phỏng vấn VĐV cho thấy, đa số VĐV 
mới chỉ nắm vững những lý luận chung và 
hình thành khái niệm, kỹ năng chơi trong các 
hệ thống khai cuộc được trang bị nhưng nhiều 
VĐV còn tỏ ra e ngại, lúng túng trước những 
tình huống phải lựa chọn thế biến mang tính 
chiến lược, hoặc “chạy khai cuộc” điều đó 
khiến cho kết quả ván đấu không tốt. 
3.1.2 Thực trạng kỹ năng khai cuộc của sinh viên 
chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng tại 
Trường Đại học Tiền Giang 
Để tìm hiểu thực trạng kỹ năng khai cuộc của sinh 
viên, đề tài tiến hành phân tích các ván đấu của 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 30 – 37 
32 
sinh viên chuyên ngành GDTC tại Trường Đại 
học Tiền Giang tại giải đấu nội bộ trong chương 
trình học bằng chương trình Cờ Vua Fritz 12. 
Quy trình sử dụng chương trình này như sau: Các 
ván đấu được nhập vào máy và chạy chương trình, 
vào phần phân tích và máy sẽ tiến hành phân tích 
các nước đi của 2 đấu thủ. Nội dung phân tích tập 
trung vào việc vận dụng khai cuộc và những sai 
lầm trong khai cuộc hoặc sau khai cuộc (vận dụng 
chiến lược chơi không đúng với khai cuộc đã sử 
dụng) của các VĐV. Số lượng ván đấu được phân 
tích và kết quả cụ thể như trình bày tại bảng 2. 
Bảng 2. Thống kê số lượng sai lầm trong khai cuộc của sinh viên chuyên ngành GDTC trình độ Cao đẳng tại 
Trường Đại học Tiền Giang 
STT HỆ THỐNG 
KHAI CUỘC 
KHAI CUỘC TỔNG 
SỐ 
VÁN 
ĐẤU 
Số lượng 
sai lầm 
n % 
1 Khai cuộc thoáng Ván cờ Tây Ban Nha 27 7 25.93 
Ván cờ Italia 58 19 32.76 
Các dạng khai cuộc khác - - - 
85 26 30.59 
2 Khai cuộc nửa thoáng Phòng thủ Pháp - - - 
Phòng thủ Xixilia 15 3 20 
Các dạng khai cuộc khác - - - 
15 3 20 
3 Khai cuộc kín Gambít Hậu - - - 
Các dạng khai cuộc khác - - - 
0 0 0 
Tổng 100 29 
Kết quả tại bảng 2 cho thấy: 
- Số lượng sai lầm trong giai đoạn Khai cuộc 
của sinh viên là rất cao (từ 20%-30% tổng số 
ván đấu) 
- Đa số sinh viên lựa chọn dạng thức Khai cuộc 
thoáng (85% tổng số ván đấu), không có sinh 
viên nào lựa chọn dạng thức Khai cuộc kín. 
Điều này là phù hợp vì trong tất cả các dạng 
thức Khai cuộc thì dạng thức Khai cuộc kín 
khó hơn nhiều so với 02 dạng thức thoáng và 
nửa thoáng. Đồng thời, trong chương trình 
môn học, thời lượng chương trình được phân 
bổ không đủ để giảng viên truyền thụ sâu hơn 
về các dạng thức Khai cuộc cho sinh viên, chỉ 
có thể truyền thụ một số dạng thức khai cuộc 
cơ bản, đơn giản và dễ hiểu. Điều này đã ảnh 
hưởng không nhỏ đến kết quả và thành tích thi 
đấu của sinh viên chuyên ngành GDTC 
Trường Đại học Tiền Giang tại các giải đấu 
nội bộ được tổ chức trong quá trình học. 
3.2 Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng 
cao trình độ Khai cuộc cho sinh viên 
chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng tại 
Trường Đại học Tiền Giang 
3.2.1 Nguyên tắc lựa chọn bài tập nâng cao trình 
độ khai cuộc cho sinh viên chuyên ngành 
GDTC trình độ cao đẳng tại Trường Đại 
học Tiền Giang 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 30 – 37 
33 
Các bài tập được lựa chọn ứng dụng trong quá 
trình huấn luyện, phải đảm bảo các nguyên tắc 
sau: (i) Phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính 
thông tin cần thiết đối với đối tượng cần nghiên 
cứu; (ii) Phải được nâng dần từ dễ đến khó, cần 
thiết phải thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo xu 
hướng chung là tăng dần độ khó của bài tập cờ 
đồng thời phải đáp ứng được nguyên tắc vừa sức; 
(iii) Bài tập có giới hạn từ 2 đến 3 nước cờ dự bị 
và độ sâu của mỗi biến thế không quá 5 nước. 
3.2.2 Lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai 
cuộc cho sinh viên chuyên ngành GDTC 
trình độ cao đẳng tại Trường Đại học Tiền 
Giang 
Thông qua việc phân tích, tổng hợp các tài liệu 
chuyên môn có liên quan, đề tài đã xác định được 
08 nhóm bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cho 
sinh viên chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng 
tại Trường Đại học Tiền Giang. Nhằm xác định 
cơ sở thực tiễn của các bài tập, đề tài đã tiến hành 
phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi (số phiếu phát 
đi 13, số phiếu thu về 13) các HLV về các bài tập 
được sử dụng nhằm nâng cao trình độ khai cuộc 
này cho VĐV Cờ Vua tại các địa phương như: 
Bắc Ninh (08), Hà Nội (04), Thái Nguyên (01). 
Kết quả chúng tôi thu được như trình bày tại bảng 
3.
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc 
cho sinh viên chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng Trường ĐHTG 
STT BÀI TẬP 
Kết quả phỏng vấn theo tỷ lệ % và xếp 
theo mức độ quan trọng (n=13) 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 
n % n % n % 
1 Bài tập phân tích ván đấu 10 76.92 2 15.38 - - 
2 Bài tập xác định nước đi sai lầm trong khai cuộc 12 92.31 1 7.69 - - 
3 Bài tập xác định chiến lược chơi 10 76.92 3 23.08 - - 
4 Bài tập thi đấu cờ nhanh 6 46.15 6 46.15 1 7.69 
5 Bài tập lựa chọn phương án 11 84.62 2 15.38 - - 
6 Bài tập thi đấu blid 11 84.62 1 7.69 1 7.69 
7 Bài tập liệt kê các phương án có thể nảy sinh 10 76.92 1 7.69 2 15.38 
8 Bài tập thi đấu theo thế cờ cho trước 6 46.15 5 38.46 2 15.38 
*Ghi chú: Mức 1: Rất quan trọng; Mức 2: Quan trọng; Mức 3: Không quan trọng 
Qua kết quả bảng 3 cho thấy trong 08 nhóm bài 
tập nhằm nâng cao kỹ năng Khai cuộc cho sinh 
viên chuyên ngành GDTC tại Trường Đại học 
Tiền Giang đã được các chuyên gia, HLV lựa 
chọn 06 nhóm bài tập và các nhóm bài tập được 
lựa chọn này đều được đánh giá ở mức rất quan 
trọng (tỷ lệ trên 76%), cụ thể các nhóm bài tập 
sau: 
- Bài tập phân tích ván đấu; 
- Bài tập xác định nước đi sai lầm trong khai 
cuộc; 
- Bài tập xác định chiến lược chơi; 
- Bài tập lựa chọn phương án; 
- Bài tập thi đấu blid; 
- Bài tập liệt kê các phương án có thể nảy sinh. 
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm huấn 
luyện, đồng thời căn cứ vào những nguyên tắc lựa 
chọn bài tập, chúng tôi đã xác định bước đầu 06 
nhóm bài tập để đưa vào tập luyện nhằm nâng cao 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 30 – 37 
34 
trình độ Khai cuộc cho sinh viên chuyên ngành 
GDTC trình độ cao đẳng tại Trường Đại học Tiền 
Giang. 
3.2.3 Xây dựng tiến trình thực nghiệm sư phạm 
Nhằm xây dựng tiến trình thực nghiệm sư phạm 
của các bài tập đã lựa chọn, đề tài đã tiến hành 
phỏng vấn các HLV, GV về thời điểm ứng dụng 
bài tập và thời lượng dành cho nội dung thực 
nghiệm của 1 buổi huấn luyện. Kết quả thu được 
như sau: 
- Về thời điểm ứng dụng bài tập: 11/13 ý kiến 
(chiếm tỷ lệ 84.62%) cho rằng, các bài tập 
được lựa chọn cần ứng dụng vào cuối phần cơ 
bản mỗi giáo án huấn luyện. 2/13 ý kiến 
(chiếm tỷ lệ 15.38%) vào thời điểm giữa phần 
cơ bản của giáo án huấn luyện. 
- Về thời lượng dành cho nội dung thực 
nghiệm: 9/13 ý kiến (chiếm tỷ lệ 69.23%) lựa 
chọn thời gian dành cho nội dung thực nghiệm 
là từ 40 - 45 phút/buổi tập; 4/13 ý kiến (chiếm 
tỷ lệ 30.77%) chọn thời gian từ 30 - 35 
phút/buổi tập. 
Từ kết quả phỏng vấn trên, đề tài đã xác định 
được thời điểm ứng dụng các bài tập là vào cuối 
phần cơ bản và thời lượng dành cho nội dung này 
là 40 - 45 phút/1 buổi tập. Trên cơ sở đó, đề tài đã 
xây dựng tiến trình thực nghiệm như trình bày tại 
bảng 4. 
Bảng 4. Tiến trình giảng dạy ứng dụng các bài tập lựa chọn 
T
T 
Bài tập 
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 
1
0 
1
1 
1
2 
1
3 
1
4 
1
5 
1
6 
1
7 
1
8 
1
9 
2
0 
K
iểm
 tra 
1 
Bài tập 
phân 
tích ván 
đấu 
+ + + + + + + 
2 
Bài tập 
xác định 
nước đi 
sai lầm 
trong 
khai 
cuộc 
 + + + + + + + 
3 
Bài tập 
xác định 
chiến 
lược 
chơi 
 + + + + + + + 
4 
Bài tập 
lựa chọn 
phương 
án 
+ + + + + + + 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 30 – 37 
35 
5 
Bài tập 
thi đấu 
blid 
 + + + + + + + 
6 
Bài tập 
liệt kê 
các 
phương 
án có 
thể nảy 
sinh 
 + + + + + + 
3.3 Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập 
đã lựa chọn nhằm nâng cao trình độ Khai 
cuộc cho sinh viên chuyên ngành GDTC 
trình độ cao đẳng Trường ĐHTG 
3.3.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 
Để tiến hành xác định hiệu quả của các bài tập đã 
lựa chọn nhằm nâng cao trình độ Khai cuộc cho 
sinh viên chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng 
tại Trường Đại học Tiền Giang, đề tài đã tiến 
hành thực nghiệm sư phạm trong thời gian là 03 
tháng với tổng số thời gian là 20 buổi tập luyện 
(mỗi buổi tập là 40-45 phút). 
- Tham gia vào quá trình thực nghiệm là 36 sinh 
viên chuyên ngành GDTC thuộc 02 lớp CĐ 
GDTC 15 và CĐ GDTC 16 và được chia thành 
2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, mỗi nhóm 
gồm 18 sinh viên. 
- Chương trình giảng dạy: Cả 2 nhóm đều được 
học và tập luyện theo chương trình huấn luyện 
của giảng viên giảng dạy. Trong đó nhóm đối 
chứng sử dụng các bài tập hiện bộ môn vẫn 
đang sử dụng. Nhóm thực nghiệm sử dụng các 
bài tập mà đề tài đã lựa chọn. 
- Nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá: ở cả 2 
nhóm đều tiến hành kiểm tra ở 02 thời điểm: 
trước và sau thực nghiệm (sau 03 tháng) thông 
qua các Test đã lựa chọn. Các Test ở các lần 
kiểm tra đều có mục đích yêu cầu giống nhau 
nhưng thế cờ cụ thể khác nhau. 
3.3.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm 
Như đã trình bày ở trên, trong quá trình thực 
nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra 02 lần đối với 2 
nhóm đối chứng và thực nghiệm: Trước thực 
nghiệm, và kết thúc quá trình thực nghiệm (sau 03 
tháng thực nghiệm). 
a. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. 
 Kết quả kiểm tra ở thời điểm trước thực nghiệm 
của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm được 
chúng tôi trình bày ở bảng 3.6. 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 30 – 37 
36 
Bảng 5. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm ĐC và TN 
TT TEST 
Nhóm ĐC 
(n = 18) 
Nhóm TN 
(n = 18) 
So sánh 
x  x  t p 
1 Test liệt kê các phương án có thể nảy sinh (đ) 5.35 0.50 5.58 0.54 1.326 >0.05 
2 Test xác định nước đi sai lầm trong khai cuộc (đ) 5.25 0.45 5.55 0.51 1.871 >0.05 
3 Test xác định chiến lược chơi (đ) 5.45 0.5 5.75 0.56 1.695 >0.05 
Từ kết quả ở bảng 5 cho thấy: Sự khác biệt về kết 
quả thực hiện các test của 2 nhóm là không có ý 
nghĩa (t tính 
5%). Hay nói cách khác là ở thời điểm trước thực 
nghiệm trình độ khai cuộc của 2 nhóm đối chứng 
và thực nghiệm là tương đương nhau. 
b. Kết quả kiểm tra kết thúc thực nghiệm sư phạm. 
Từ kết quả tại bảng 5 đề tài tiếp tục ứng dụng các 
bài tập đã lựa chọn trên nhóm thực nghiệm. Sau 
03 tháng, đề tài tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm đối 
chứng và thực nghiệm thông qua các Test đã lựa 
chọn được. Kết quả thu được cụ thể như trình bày 
ở bảng 5. 
Bảng 6. Kết quả kiểm tra của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 
ở thời điểm kết thúc thực nghiệm sư phạm. 
TT TEST 
Nhóm ĐC 
(n = 18) 
Nhóm TN 
(n = 18) 
So sánh 
x  x  W% t p 
1 Test liệt kê các phương án có thể nảy sinh (đ) 5.82 0.56 6.55 0.61 11.80 3.74 <0.05 
2 
Test xác định nước đi sai lầm trong khai cuộc 
(đ) 
5.35 0.47 5.85 0.54 8.93 2.963 <0.05 
3 Test xác định chiến lược chơi (đ) 5.43 0.44 5.83 0.46 7.10 2.666 <0.05 
Từ kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy: 
- Kết quả thực hiện các Test của cả 2 nhóm đều 
gia tăng, song sự gia tăng của nhóm thực 
nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, 
điều này đã dẫn tới có sự khác biệt có ý nghĩa 
về kết quả thực hiện các Test giữa nhóm thực 
nghiệm và đối chứng (ttính của các bài thử đều 
lớn hơn tbảng với p < 0.05), cụ thể như sau: 
• Test liệt kê các phương án có thể nảy sinh 
(điểm) của nhóm đối chứng là 5.82±0.56 
và của nhóm thực nghiệm (sau 03 tháng 
thực nghiệm) là 6.55±0.61, W=11.80% 
với ttính=3.74>tbảng chứng tỏ sự tăng 
trưởng này mang ý nghĩa thống kê ở 
ngưỡng xác suất P < 0.05. 
• Test xác định nước đi sai lầm trong khai 
cuộc (điểm) của nhóm đối chứng là 
5.35±0.47 và của nhóm thực nghiệm (sau 
03 tháng thực nghiệm) là 5,85±0.54, 
W=8.93% với ttính=2.963>tbảng chứng tỏ 
sự tăng trưởng này mang ý nghĩa thống 
kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05. 
• Test xác định chiến lược chơi (điểm) của 
nhóm đối chứng là 5.43±0.44 và của 
nhóm thực nghiệm (sau 03 tháng thực 
nghiệm) là 5.83±0.46, W=7.10% với 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 30 – 37 
37 
ttính=2.666>tbảng chứng tỏ sự tăng trưởng 
này mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác 
suất P < 0.05. 
 Như vậy, các bài tập mà đề tài lựa chọn đã 
thể hiện tính hiệu quả trong việc nâng cao trình độ 
Khai cuộc cho sinh viên chuyên ngành GDTC 
Trường Đại học Tiền Giang. 
- Cũng từ kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy, 
các bài tập đã lựa chọn chỉ thể hiện rõ tính 
hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu sau thời 
gian tối thiểu là 3 tháng tương đương 20 buổi 
học tập và tập luyện. 
4. KẾT LUẬN 
4.1 Thực trạng huấn luyện Khai cuộc cho sinh 
viên chuyên ngành GDTC tại Trường Đại 
học Tiền Giang còn nhiều hạn chế: 
- Bài tập được sử dụng chủ yếu là thuộc hệ 
thống Khai cuộc thoáng và nửa thoáng, số 
lượng các bài tập thuộc hệ thống Khai cuộc 
kín còn hạn chế; 
- Số lượng sai lầm trong giai đoạn Khai cuộc 
của sinh viên là rất cao (từ 20%-30% tổng số 
ván đấu). 
4.2 Qua nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 
06 nhóm bài tập nâng cao trình độ Khai 
cuộc cho sinh viên chuyên ngành GDTC 
trình độ cao đẳng Trường Đại học Tiền 
Giang, đó là các bài tập: 
- Bài tập phân tích ván đấu; 
- Bài tập xác định nước đi sai lầm trong khai 
cuộc; 
- Bài tập xác định chiến lược chơi; 
- Bài tập lựa chọn phương án; 
- Bài tập thi đấu blid; 
- Bài tập liệt kê các phương án có thể nảy sinh. 
Các bài tập đã lựa chọn chỉ thể hiện rõ tính hiệu 
quả trên đối tượng nghiên cứu sau thời gian tối 
thiểu là 03 tháng. 
4.3 Kết quả nghiên cứu của đề tài còn lựa 
chọn được 3 Test để đánh giá trình độ Khai 
cuộc Cờ Vua cho sinh viên chuyên ngành 
GDTC trình độ cao đẳng tại Trường Đại 
học Tiền Giang. 
Đó là các test: Test liệt kê các phương án có 
thể nảy sinh (đ); Test xác định nước đi sai 
lầm trong khai cuộc (đ); Test xác định chiến 
lược chơi (đ). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Đàm Quốc Chính., Đặng Văn Dũng., & Nguyễn 
Hồng Dương. (1999). Giáo trình Cờ Vua. Hà 
Nội: Nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao. 
Hoàng Hải. (2010). Xu hướng sử dụng khai cuộc 
của VĐV hiện nay. Trường Đại học TDTT Bắc 
Ninh, Việt Nam. 
Mai Luân. (2018). Cờ Vua - Nghệ thuật triển khai 
quân trong Khai cuộc. Hà Nội: Nhà xuất bản 
Thể Dục Thể Thao. 
Nguyễn Đức Văn. (2000). Phương pháp thống kê 
trong thể dục thể thao. Hà Nội: Nhà xuất bản 
Thể Dục Thể Thao. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_lua_chon_bai_tap_nang_cao_trinh_do_khai_cuoc_co_v.pdf