Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020

Đặt vấn đề: Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên

thế giới cho thấy việc tầm soát và phát hiện càng sớm

sẽ giúp điều trị bệnh càng đơn giản, hiệu quả điều trị

càng cao, chi phí điều trị càng thấp. Như vậy, kiến

thức và thực hành phòng và phát hiện sớm ung thư

vú có ý nghĩa thực hiện đối với phụ nữ trong giai đoạn

hiện nay. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực

hành đúng về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở

phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên

cứu mô tả cắt ngang 286 phụ nữ 18-60 tuổi tại thành

phố Cần Thơ từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 9 năm

2020. Phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về

kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung

thư vú. Nội dung kiến thức gồm 3 nội dung chính là

kiến thức về bệnh ung thư vú, các biện pháp phòng

ngừa bệnh ung thư vú, kiến thức về phát hiện sớm

ung thư vú. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả: tỷ lệ kiến thức và thực hành đúng về phòng

và phát hiện sớm ung thư vú lần lượt là 32,5% và

19,9%. Kết luận: Kiến thức và thực hành về phòng

và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại

thành phố Cần Thơ khá thấp. Do đó, lãnh đạo Sở Y tế

cần phối hợp bệnh viện có những biện pháp can thiệp

phù hợp tăng cường kiến thức và thực hành về phòng

và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi.

Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 1

Trang 1

Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 2

Trang 2

Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 3

Trang 3

Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 4

Trang 4

Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 5

Trang 5

Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11640
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020

Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 498 - THÁNG 1 - SỐ 1 - 2021 
59 
nghiệm y học giai đoạn 2016 – 2025. 
2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17043 
(2011). Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu chung 
đối với thử nghiệm thành thạo. Nhà xuất bản Hà 
Nội, pp.9 – 10. 
3. Hoàng Thị Hà Anh (2014). Xây dựng quy trình sản 
xuất mẫu ngoại kiểm đánh giá chất lượng phòng thí 
nghiệm huyết thanh học HIV, pp.48 – 53. 
4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7366:2011 (ISO 
GUIDE 34:2009) (2011). Yêu cầu chung về năng 
lực của nhà sản xuất mẫu chuẩn, tr 17 – 18. 
5. Deom A, El Aouad R, Heuck CC, Kumari S, 
Lewis SM, Uldall A & World Health Organization 
(1999). Requirements and guidance for external 
quality assessment schemes for health laboratories. 
6. World Health Organization (WHO) (2004). 
External quality assessment of transfusion 
laboratory practice. Guidelines on establishing an 
EQA scheme in blood group serology. Geneva, 
pp.27 – 33. 
7. Yu Y, Ma C, Feng Q, Chen X, et al (2013). 
Establishment and performance assessment of 
preparation technology of internal quality control 
products for blood transfusion compatibility 
testing, pp.3-6. 
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM 
UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ 18-60 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 
Nguyễn Minh Phương1, Lê Thị Kim Định2, 
Lê Thị Ngọc Thảnh2, Đinh Thanh Nam2, Lê Thị Bích Tuyên2 
TÓM TẮT16 
Đặt vấn đề: Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên 
thế giới cho thấy việc tầm soát và phát hiện càng sớm 
sẽ giúp điều trị bệnh càng đơn giản, hiệu quả điều trị 
càng cao, chi phí điều trị càng thấp. Như vậy, kiến 
thức và thực hành phòng và phát hiện sớm ung thư 
vú có ý nghĩa thực hiện đối với phụ nữ trong giai đoạn 
hiện nay. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực 
hành đúng về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở 
phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên 
cứu mô tả cắt ngang 286 phụ nữ 18-60 tuổi tại thành 
phố Cần Thơ từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 9 năm 
2020. Phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về 
kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung 
thư vú. Nội dung kiến thức gồm 3 nội dung chính là 
kiến thức về bệnh ung thư vú, các biện pháp phòng 
ngừa bệnh ung thư vú, kiến thức về phát hiện sớm 
ung thư vú. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. 
Kết quả: tỷ lệ kiến thức và thực hành đúng về phòng 
và phát hiện sớm ung thư vú lần lượt là 32,5% và 
19,9%. Kết luận: Kiến thức và thực hành về phòng 
và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại 
thành phố Cần Thơ khá thấp. Do đó, lãnh đạo Sở Y tế 
cần phối hợp bệnh viện có những biện pháp can thiệp 
phù hợp tăng cường kiến thức và thực hành về phòng 
và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi. 
Từ khóa: phòng và phát hiện sớm ung thư vú, 
kiến thức thực hành 
1Trường Đại học Y dược Cần Thơ 
2Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Minh Phương 
Email: nmphuong@ctump.edu.vn 
Ngày nhận bài: 26.10.2020 
Ngày phản biện khoa học: 26.11.2020 
Ngày duyệt bài: 7.12.2020 
SUMMARY 
KNOWLEDGE, PRACTICE OF PREVENTION AND 
DETECTION EARLY WITH BREAST CANCER IN 
WOMEN 18-60 YEARS AT CAN THO CITY IN 2020 
Background: Experience of many countries 
around the world shows that the earlier screening and 
detection will help to treat the disease as simple, the 
higher the effectiveness of treatment, the lower the 
cost of treatment. Thus, knowledge and practice of 
prevention and early detection of breast cancer have 
implications for women in the current period. 
Objectives: To determine the rate of knowledge and 
correct practice on breast cancer prevention and early 
detection among women 18-60 years old in Can Tho 
city in 2020. Objects and research methods: A 
cross-sectional study was conducted on 286 women 
18-60 years in Can Tho city from May 2020 to 
September 2020. The variables of knowledge and 
practice for breast cancer prevention and early were 
interviewed directly. Content of knowledge and 
practice included 3 main contents: breast cancer, 
breast cancer prevention measures and early detection 
of breast cancer. Data was analyzed by SPSS software 
with 20.0 version. Results: the percentage of correct 
knowledge and practice on breast cancer prevention 
and early detection were 32,5% and 19,9% 
respectively. Conclusion: Knowledge and practice on 
prevention and early detection of breast cancer among 
women 18-60 years old in Can Tho city is quite low. 
Therefore, leaders of the Department of Health need 
to coordinate with the hospital to have appropriate 
interventions to increase knowledge and practice on 
prevention and early detection of breast cancer in 
women 18-60 years. 
Keywords: breast cancer prevention and early 
detection, knowledge and practice 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới 
(WHO), ước tính năm 2018 trên toàn thế giới sẽ 
vietnam medical journal n01 - JANUARY - 2021 
60 
có khoảng 2,1  ... ng thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi 
4.2.1. Kiến thức. Việc trang bị kiến thức, 
giúp phụ nữ có hiểu biết đúng về các yếu tố 
nguy cơ, biết về độ tuổi dễ mắc hay những việc 
có thể làm để thay đổi, hạn chế nguy cơ mắc 
UTV là vô cùng quan trọng. Kiến thức đúng về 
bệnh ung thư vú từ 15-85%; cao nhất là kiến 
vietnam medical journal n01 - JANUARY - 2021 
62 
thức về ung thư vú chưa có vaccine phòng bệnh 
chiếm 85%; thấp nhất là kiến thức về yếu tố làm 
tăng nguy ơ ung thư vú với tỷ lệ 19,6%. Kết quả 
này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của 
Nguyễn Hữu Châu thực hiện năm 2015 trên 
1.200 phụ nữ có 67,9% có kiến thức đúng về 
bệnh UTV [2] và nghiên cứu của Nguyễn Ngọc 
Bích trên 600 phụ nữ tại một xã có 42,4% có 
kiến thức đạt về dự phòng UTV [1]. Nghiên cứu 
của tác giả Bùi Thị Duyên (2018) thực hiện năm 
tại Thanh Hóa với tỷ lệ là 90,7% [3]. Sự khác 
nhau này có thể là do sự khác nhau giữa đặc 
điểm của đối tượng nghiên cứu khi nghiên cứu 
của Nguyễn Hữu Châu, nghiên cứu của Nguyễn 
Ngọc Bích và nghiên cứu của Bùi Thị Duyên được 
thực hiện trên nhóm phụ nữ ở nhiều độ tuổi, 
nghề nghiệp, trình độ học vấn khác nhau trong 
cộng đồng. 
Ở nghiên cứu của chúng tôi, kiến thức về yếu 
tố nguy cơ của bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 
19,6% phụ nữ có kiến thức đúng về nội dung 
này. Kết quả này cho thấy, những đối tượng phụ 
nữ chưa nhận thức tốt về những nguy cơ nào có 
thể gây tăng ung thư vú, cũng không biết rằng 
mình có thể làm gì để hạn chế những rủi ro. 
Chính vì vậy, những chương trình truyền thông, 
nâng cao kiến thức về bệnh UTV là rất cần thiết 
đối với phụ nữ 18-60 tuổi, giúp họ có nhận thức 
đúng về bệnh và có thực hành sớm để hạn chế 
rủi ro từ những yếu tố nguy cơ. Tương tự nghiên 
cứu của Đào Trung Nguyên [6] năm 2019 về kiến 
thức và thực hành phát hiện sớm ung thư vú ở nữ 
công nhân cho thấy kiến thức của đối tượng này 
về nội dung yếu tố nguy cơ khá thấp; trong 259 
đối tượng tham gia nghiên cứu, chỉ có 23,9% có 
kiến thức đạt về các yếu tố nguy cơ mắc UTV; 
11,6% biết đúng độ tuổi dễ mắc UTV là trên 35 
tuổi; 21,6% biết rằng không có vaccine để phòng 
ngừa UTV và 32,8% có kiến thức đạt về các biện 
pháp làm giảm nguy cơ mắc UTV. 
Ngoài việc phòng bệnh UTV thì phụ nữ cũng 
rất cần phải biết những phương pháp để phát 
hiện sớm UTV, nhằm phát hiện ra sớm những 
bất thường ở vú, giúp cho việc chẩn đoán và 
điều trị đạt hiệu quả cao. Ba phương pháp phát 
hiện sớm UTV được nghiên cứu này đánh giá là 
các phương pháp thường sử dụng, bao gồm: tự 
khám vú, khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa và 
X-quang tuyến vú. Nghiên cứu của chúng tôi ghi 
nhận kiến thức đúng về phát hiện sớm ung thư 
vú, có 55,9% biết về phương pháp tự khám vú. 
Tỷ lệ này gần tương tự với nghiên cứu của tác 
giả Bùi Thị Duyên (2018) là 58,7% [3]. So với 
nghiên cứu của Đào Trung Nguyên [6] có tới 
56,8% nữ công nhân chưa từng nghe đến phương 
pháp này và chỉ có 43,2% đã từng được nghe. 
Khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa là 
phương pháp khám vú lâm sàng do nhân viên y 
tế thực hiện nhằm phát hiện ung thư vú ở giai 
đoạn sớm và thường được thực hiện ở các nước 
đang phát triển nơi mà UTV đang tăng và 
phương pháp chụp X-quang vú chưa phát triển 
mạnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy, kiến thức đúng về khám vú tại cơ sở y tế 
chuyên khoa dao động từ 21-79%; trong đó, cao 
nhất là 79,7% đối tượng biết cần khám vú tại 
CSYT chuyên khoa; kiến thức về thời gian khám 
định kỳ và lợi ích của khám vú chuyên khoa 
trung bình 25%; 21,7% có kiến thức đúng về độ 
tuổi bắt đầu khám vú. 
Kết quả khá phù hợp so với nghiên cứu của 
Đào Trung Nguyên[6] ghi nhận chỉ có 20,5% đối 
tượng nghiên cứu là chưa từng nghe tới phương 
pháp đi khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa, có 
tới 79,5% đối tượng nghiên cứu đã từng nghe 
nói tới phương pháp này và có tới 76,4% có kiến 
thức chung về phương pháp khám vú tại cơ sở y 
tế chuyên khoa là đạt; tỷ lệ có kiến thức đúng về 
độ tuổi đi khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa là 
52,9%, về thời gian định kỳ khám là 5,8% và về 
lợi ích của khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa là 
71,8%. 
Ở nghiên cứu chúng tôi, đối tượng có kiến 
thức đúng về chụp Xquang tuyến vú chiếm tỷ lệ 
từ 10,1-47%; trong đó, kiến thức đúng cao nhất 
là biết nên chụp Xquang tuyến vú trong sàng lọc 
bệnh ung thư vú chiếm 47,6%. Đào Trung 
Nguyên[6] có 65,3% là chưa từng nghe tới 
phương pháp chụp X-quang tuyến vú để phát 
hiện sớm bệnh ung thư vú, chỉ có 34,7% là đã 
từng nghe tới phương pháp này; như vậy so với 
tác giả này thì đối tượng nghiên cứu của chúng 
tôi nghe và biết về phương pháp chụp X-quang 
tuyến vú để phát hiện sớm bệnh ung thư vú cao 
hơn, có thể do nghiên cứu của chúng tôi nhiều 
đối tượng có trình độ đại học, sau đại học, cán 
bộ là công chức, viên chức, cán bộ hưu trí nên 
nhìn chung kiến thức sẽ tốt hơn đối tượng đa số 
là công nhân. 
Kiến thức đúng về độ tuổi chụp Xquang tuyến 
vú chỉ chiếm 10,1%; thời gian định kỳ chụp 
Xquang tuyến vú chiếm 18,9%; các lợi ích khám 
Xquang tuyến vú chiếm 21,3%. Kết quả này 
tương tự với kết quả nghiên cứu của Tam 
Truong Donnelly và cộng sự (2014) cho thấy 
26,4% người tham gia nghiên cứu có nhận thức 
đúng theo khuyến cáo về chụp X-quang tuyến 
vú. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 498 - THÁNG 1 - SỐ 1 - 2021 
63 
đúng về độ tuổi chụp X-Quang tuyến vú là 
19,3%, về thời gian định kỳ chụp là 7,3% và lợi 
ích của phương pháp chụp X-quang tuyến vú là 
21,6%, khá thấp. Tuy nhiên kết quả này cũng 
khá dễ hiểu vì phương pháp chụp X-quang tuyến 
vú hiện tại vẫn còn mới và có chi phí khá cao sao 
với mức thu nhập bình quân ở nước ta. Chỉ 
những trường hợp sau khi khám phát hiện 
những bất thường ở vú và nhận được sự chỉ định 
của bác sỹ thì mới tiếp cận với phương pháp này. 
Kiến thức chung đúng về phòng và phát hiện 
sớm ung thư vú chiếm 32,5%; không đúng 
chiếm 67,5%. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu 
cho thấy kiến thức về phòng và phát hiện sớm 
ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi chưa cao. Như 
vậy, rất cần thiết để những chương trình truyền 
thông giáo dục sức khỏe về ung thư vú tại cộng 
đồng để nâng cao nhận thức của những phụ nữ 
độ tuổi 18-60 tuổi đối với việc phòng và phát 
hiện sớm bệnh UTV. 
4.2.3. Thực hành. Phòng bệnh UTV chính là 
những việc đơn giản trong cuộc sống hằng ngày 
mà phụ nữ có thể làm để hạn chế đi các yếu tố 
nguy cơ gây UTV. Thực hành về hạn chế yếu tố 
nguy cơ đúng chiếm 94,1%; 71% có thực hành 
kiểm soát chế độ ăn, 18,5% có thực hành đúng 
về thể dục thể thao và kiểm soát cân nặng; 
20,6% thực hành đúng về phát hiện sớm ung 
thư vú. Kết quả trên cũng phù hợp với đặc trưng 
của đối tượng nghiên cứu. Do phong tục, tập 
quán sinh hoạt từ lâu nay, phụ nữ Việt Nam ít có 
thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và dụng 
thuốc tránh thai hơn so với phụ nữ ở những 
nước khác. Nhưng đối tượng ở nghiên cứu của 
chúng tôi lại ít có sự quan tâm tới những vấn đề 
như luyện tập thể dục, thể thao hay chế độ ăn 
uống hằng ngày có đảm bảo theo khuyến cáo 
không. Do nghiên cứu được thực hiện tại thành 
phố Cần Thơ, một thành phố lớn tại khu vực 
Đồng bằng sông cửu long, do đó, thực hành 
luyện tập, chế độ ăn có thể bị ảnh hưởng bởi 
điều kiện kinh tế và thời gian lao động, cũng như 
cường độ làm việc cao hằng ngày của phụ nữ. 
Tương tự, Đào Trung Nguyên [6] cho thấy 
thực hành chung về phòng bệnh UTV đạt chiếm 
tỷ lệ cũng khá cao là 79,9%. Trong đó, 100% nữ 
công nhân không hút thuốc lá và uống rượu bia; 
93,1% thực hành tốt hạn chế dùng thuốc tránh 
thai. Tuy nhiên tỷ lệ hoạt động tập thể dục 
thường xuyên lại rất thấp, chỉ là 9,3%; tỷ lệ nữ 
công nhân có chế độ ăn đủ rau xanh theo 
khuyến cáo và ít dầu mỡ chỉ đạt ở mức trung 
bình, lần lượt là 53,3% và 40,9%. 
Nghiên cứu ghi nhận 20,6% thực hành đúng 
về phát hiện sớm ung thư vú. Thực hành chung 
đúng về phòng và phát hiện sớm ung thư vú 
chiếm 19,9%. Nhìn chung thực hành về phòng 
bệnh ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi thì khá tốt 
tuy nhiên, thực hành về khám sàng lọc phát hiện 
sớm ung thư vú thì khá thấp. Trong ba phương 
pháp sàng lọc khảo sát trong thực hành của 
nghiên cứu thì chụp X-quang tuyến vú là thăm 
dò được minh chứng rõ nhất trong khám sàng 
lọc UTV, có thể làm giảm nguy cơ bệnh nhân tử 
vong do UTV cho phép phát hiện bệnh rất sớm, 
ngay cả khi chưa có khối u. Tuy nhiên đây là 
phương pháp đắt tiền, chưa thể áp dụng sàng 
lọc cho tất cả phụ nữ ở Việt Nam, cũng như 
nhiều nước trên thế giới. Cũng tương tự như 
vậy, tại Việt Nam việc đi khám vú lâm sàng tại 
các cơ sở y tế chuyên khoa hiện tại vẫn là một 
phương pháp khá tốn kém đối với đa số những 
người lao động, cụ thể trong nghiên cứu này là 
những nữ công nhân may. Trong khi đó, tự 
khám vú lại là một phương pháp rất đơn giản, ít 
tốn kém, có thể áp dụng cho mọi đối tượng phụ 
nữ ở mọi tầng lớp xã hội. Đương nhiên, việc tự 
khám vú có thể kém chuẩn xác hơn, phát hiện 
muộn hơn so với 2 phương pháp kia. Nhưng việc 
tự khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm 
những bất thường ở vú, càng sớm bao nhiêu là 
càng tăng cơ hội điều trị, thời gian sống thêm 
cho bệnh nhân. 
V. KẾT LUẬN 
Tỷ lệ kiến thức và thực hành đúng về phòng 
và phát hiện sớm ung thư vú lần lượt là 32,5% 
và 19,9%. Trong đó, kiến thức về yếu tố làm 
tăng nguy cơ ung thư vú, độ tuổi và thời gian 
khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa cũng như 
chụp Xquang tuyến vú để phát hiện sớm ung thư 
vú đạt tỷ lệ chưa cao (10-25%). Tương tự, thực 
hành về hoạt động thể dục thể thao, kiếm soát 
cân nặng; phát hiện sớm ung thư vú chỉ đạt tỷ lệ 
18-20%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Thị Kim Ngân, 
Trần Vũ (2008), “Một số yếu tố liên quan đến 
hành vi tự khám vú tại nhà ở phụ nữ độ tuổi 15-49 
tại Xã Hưng Đạo Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”, 
Tạp chí Y tế công cộng, tập 11 (11), trang 38-43. 
2. Nguyễn Hữu Châu (2015), “Nghiên cứu thực 
trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung 
thư vú ở phụ nữ 20 - 60 tuổi trên địa bàn tỉnh 
Khánh Hòa”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 
5/2015, tr.22-25. 
3. Bùi Thị Duyên (2018). Kiến thức, thái độ và thực 
hành phát hiện sớm ung thư vú và một số yếu tố liên 
quan của phụ nữ từ 20 – 49 tuổi tại xã Cẩm Giang, 
Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ Y tế 
vietnam medical journal n01 - JANUARY - 2021 
64 
công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. 
4. Nguyễn Bá Đức (2008). Phòng phát hiện sớm 
bệnh ung thư, NXB Y học Hà Nội. 
5. Nguyễn Thị Quế Lâm (2017), Tìm hiểu một số 
yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực 
hành về phòng chống bệnh ung thư vú ở phụ nữ 
thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Đề tài cơ sở 
Trung tâm Truyền thông GDSK Khánh Hòa 
6. Đào Trung Nguyên (2017), Kiến thức, thực 
hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của 
phụ nữ ở công ty cổ phần may 10 và một số yếu 
tố liên quan, Luận văn tốt nghiệp trường địa học Y 
Hà Nội. 
7. Đỗ Quốc Tiệp, Mai Xuân Sự, Phan Tiến 
Hoàng và cộng sự (2015). Nghiên cứu kiến 
thức của người dân về phòng chống bệnh ung thư 
tại Quảng Bình. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 
5/2015, tr.41-44. 
8. Trần Văn Thuấn, Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức và 
cộng sự (2012). Gánh nặng bệnh ung thư và 
chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 
2020. Tạp chí Ung thư học - Hội thảo quốc gia 
phòng chống ung thư lần thứ 16 tháng 10 năm 
2012, Số 1 (2012). 
9. Trần Văn Thuấn (2007), Sàng lọc và phát hiện 
sớm bệnh ung thư vú, NXB Y học Hà Nội. 
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG 
GIAI ĐOẠN SỚM TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN 
Vũ Đình Giáp*, Nguyễn Khắc Tiến*, 
 Trần Bá Kiên*, Nguyễn Thế Trung*, Đoàn Thị Hồng Nhật* 
TÓM TẮT17 
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, 
cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội 
soi điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tại bệnh viện 
Ung bướu Nghệ An. Phương pháp: Mô tả hồi cứu kết 
hợp tiến cứu. Kết quả: 28 bệnh nhân ung thư biểu 
mô buồng trứng với tuổi trung bình 50,5 ± 11,8. Kích 
thước khối u chiếm tỉ lệ cao nhất là 5-8cm (57,14%). 
Giải phẫu bệnh ung thư biểu mô thanh dịch chiếm 
42,86%. Nồng độ CA12-5 tăng 71,43% các trường 
hợp và có mối liên quan tới giai đoạn bệnh và thể 
GPB.Thời gian phẫu thuật trung bình 185 ± 20,4 phút 
(120-210 phút). Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 
8,78 ± 1,73 (7 – 14) ngày. Có 2 trường hợp vỡ u 
trong mổ. Biến chứng sau mổ 3,57% nhiểm trùng 
mỏm cắt và 3,57% nhiễm trùng vết mổ. Không có 
trường hợp nào chảy máu sau mổ. Kết Luận: Phẫu 
thuật nội soi trong điều trị ung thư buồng trứng giai 
đoạn sớm là an toàn, hiệu quả, kết quả sớm đảm bảo 
về ung thư học. 
Từ khóa: Ung thư buồng trứng, phẫu thuật nội 
soi. 
SUMMARY 
OUTCOME OF LAPAROSCOPIC SURGERY FOR 
EARLY STAGE OF EPITHELIAL OVARIAN 
CANCER IN NGHE AN ONCOLOGY HOSPITAL 
Objective: To investigate amount of clinical and 
paraclinical features and to evaluate outcome of 
Laparoscopic surgery for stage1 of epithelial ovarian 
cancer in Nghệ An Oncology Hospital. Methods: 
Retrospective- Prospective study. Results: Of the 28 
*Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An 
Chịu trách nhiệm chính: Trần Bá Kiên 
Email: kiente121311@gmail.com 
Ngày nhận bài: 27.10.2020 
Ngày phản biện khoa học: 30.11.2020 
Ngày duyệt bài: 9.12.2020 
patients with mean ages is 50,5 ± 11,8. The serous 
epitheial carcinoma is confirmed by pathology 
(42,86%). CA125 level is highly raised with 71,43% 
and is related to disease staging. Mean operative time 
is 185 ± 20,4 mins (120-210 mins). The mean time for 
recover postoperative period is 8,78 ± 1,73 (7 – 14) 
days. There are 2 cases of the intraoperative rupture 
tumor. The postoperative complications including: 
Vaginal cuff dehiscence Infection (3,57%); wound 
infection (3,57%) and Postoperative Hemorrhage is no 
recorded. Conclusions: Laparoscopic surgical staging 
of early ovarian cancer is safe, effective and and 
survival outcome seems acceptable. 
Key words: epithelial ovarian cancer; laparoscopy 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư buồng trứng (UTBT) một tronglà 
bệnh ung thư nguyên nhân gây tử vong hàng 
đầu trong các bệnh UT phụ khoa. Bệnh chủ yếu 
xuất hiện ở tuổi mãn kinh, có khoảng hơn một 
nửa xuất hiện sau tuổi 60 [1],[2]. Theo 
GLOBOCAN 2018 thì trên thế giới năm 2018 có 
khoảng 295.414 ca ung thư buồng trứng và có 
184.799 trường hợp tử vong do bệnh này tương 
ứng với tỷ lệ mới mắc và tử vong là 6,6/100.000 
dân và 3,9/100.000[1],[2]. Tại Việt Nam số 
trường hợp mới mắc là 1500 và số trường hợp tử 
vong là 856 [1]. 
Về điều trị, PT đóng vai trò chủ đạo, hóa chất 
bổ trợ sau PT được chỉ định ở phần lớn các giai 
đoạn ngoại trừ một số ít trường hợp giai đoạn 
sớm, nguy cơ thấp (giai đoạn IA, IB, độ mô học 
1) [2], [3], [4]. Do chưa có một phương pháp 
sàng lọc thực sự có hiệu quả nên việc phát hiện 
và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm là mong mỏi 
của tất cả các thầy thuốc UT phụ khoa cũng như 
là vấn đề then chốt trong cải thiện tiên lượng 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kien_thuc_thuc_hanh_ve_phong_va_phat_hien_som_ung.pdf