Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất

Cơ sở: Bệnh tim mạch do vữa xơ động mạch (VXĐM) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế

giới. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát lipid máu để hạn chế VXĐM còn chưa thỏa đáng và ở nước ta còn ít nghiên

cứu về vấn đề này ở người cao tuổi.

Mục tiêu: Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở người cao tuổi

Phương pháp: Tiến cứu, mô tả, can thiệp, theo dõi dọc trong thời gian 1 tháng, 6 tháng và 1 năm.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, 412 bệnh nhân (272 nam, 140 nữ) từ 60 tuổi trở lên có RLLM được

xét nghiệm lipid máu ít nhất 4 lần: trước điều trị, sau điều trị 1 tháng, 6 tháng và 1 năm; dùng thuốc

statin và/ hoặc fibrate với liều chuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nồng độ CT, TG và LDL-c giảm sau

điều trị 1 tháng, 6 tháng và 1 năm so với ban đầu (p < 0,05), nồng độ HDL-c tăng chỉ sau điều trị 6 tháng,

1 năm so với ban đầu (p < 0,05); kiểm soát lipid máu các mức tốt, khá, trung bình sau 1 tháng điều trị là:

54,4%, 19,4%, 2,2%; sau 6 tháng điều trị lần lượt là: 58,9%, 10,7%, 2,4%; sau 1 năm điều trị lần lượt là:

49,8%, 8,5%, 0,5%; và chưa đạt mục tiêu kiểm soát lipid máu: sau 1 tháng 24,0%; sau 6 tháng 27,9% và

sau 1 năm 41,3%); tỷ lệ kiểm soát lipid máu đạt mục tiêu ở nhóm tuổi 60 - 69 và nhóm tuổi ≥ 70 không có

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm trên (p > 0,05).

Kết luận: Điều trị tích cực RLLM sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đạt lipid máu mục tiêu, góp phần hạn chế

nguy cơ VXĐM.

Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 1

Trang 1

Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 2

Trang 2

Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 3

Trang 3

Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 4

Trang 4

Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 5

Trang 5

Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 6

Trang 6

Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 18740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất

Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 25 
NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT LIPID MÁU NGẮN HẠN 
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT 
Trương Văn Trị*, Nguyễn Đức Công* 
TÓM TẮT 
Cơ sở: Bệnh tim mạch do vữa xơ động mạch (VXĐM) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế 
giới. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát lipid máu để hạn chế VXĐM còn chưa thỏa đáng và ở nước ta còn ít nghiên 
cứu về vấn đề này ở người cao tuổi. 
Mục tiêu: Nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở người cao tuổi 
Phương pháp: Tiến cứu, mô tả, can thiệp, theo dõi dọc trong thời gian 1 tháng, 6 tháng và 1 năm. 
Kết quả: Trong nghiên cứu này, 412 bệnh nhân (272 nam, 140 nữ) từ 60 tuổi trở lên có RLLM được 
xét nghiệm lipid máu ít nhất 4 lần: trước điều trị, sau điều trị 1 tháng, 6 tháng và 1 năm; dùng thuốc 
statin và/ hoặc fibrate với liều chuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nồng độ CT, TG và LDL-c giảm sau 
điều trị 1 tháng, 6 tháng và 1 năm so với ban đầu (p < 0,05), nồng độ HDL-c tăng chỉ sau điều trị 6 tháng, 
1 năm so với ban đầu (p < 0,05); kiểm soát lipid máu các mức tốt, khá, trung bình sau 1 tháng điều trị là: 
54,4%, 19,4%, 2,2%; sau 6 tháng điều trị lần lượt là: 58,9%, 10,7%, 2,4%; sau 1 năm điều trị lần lượt là: 
49,8%, 8,5%, 0,5%; và chưa đạt mục tiêu kiểm soát lipid máu: sau 1 tháng 24,0%; sau 6 tháng 27,9% và 
sau 1 năm 41,3%); tỷ lệ kiểm soát lipid máu đạt mục tiêu ở nhóm tuổi 60 - 69 và nhóm tuổi ≥ 70 không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm trên (p > 0,05). 
Kết luận: Điều trị tích cực RLLM sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đạt lipid máu mục tiêu, góp phần hạn chế 
nguy cơ VXĐM. 
Từ khóa: Kiểm soát lipid máu, rối loạn lipid máu 
ABSTRACT 
SHORT - TIME LIPID CONTROL OF THE ELDERLY DYSLIPPIDEMIA IN THONG NHAT HOSPITAL 
Truong Văn Tri, Nguyen Đuc Cong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 25 - 31 
Background: Cardiovascular disease (CAD) due to artherosclerosis is the first reason of mortality in the 
world. However, the observation of the elderly lipid control was not studied enough in Vietnam. 
Objective: Studying of short time lipid control in the elderly dyslipidemia. 
Method: Prospective, descriptive study with observation during 1 year. 
Results: The data was reported 412 patients over 60 years old (272 males, 140 females). They were examined 
lipid blood by statin and/ or fibrate allowing 1 year treatment. The CT, TG and LDL-c level were decreased from 
before and according to 1month, 6 months to 1 year (p < 0.05); HDL-c level were only increased from before and 
according to 6 months to 1 year (p < 0.05). The ratio of patients attaining lipid goals in group 60-69 years old and 
≥ 70 years old was relatively similar. The ratio of patients not attaining lipid goals was 24% after 1 month, 27.9% 
after 6 months and 41.3% after 1 year. 
 Conclusion: Intensive treatment of the elderly dysipidemia is more effective at attaining lipid goals, 
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trương văn Trị ĐT: 0903018537 Email: truongtritn@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 26 
preventing artherosclerosis. 
Keywords: Lipid control, dyslipidemia 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
RLLM là một trong những YTNC chính của 
bệnh lý tim mạch do VXĐM. Tử vong do bệnh 
tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu 
trên toàn thế giới, đang ngày càng gia tăng, cả 
những nước phát triển và đang phát triển, nhất 
là ở người cao tuổi, tạo ra gánh nặng kinh tế - xã 
hội, làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe(2,3). 
Ở nước ta, tai biến mạch máu não và bệnh 
mạch vành (BMV), hậu quả của RLLM và 
VXĐM, đang trở thành những nhóm bệnh chính 
gây tử vong và nhập viện. Vì vậy, vấn đề điều 
trị và kiểm soát tốt lipid máu để dự phòng biến 
cố tim mạch càng trở nên quan trọng và cấp 
thiết. 
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về 
đặc điểm RLLM nói chung và trên bệnh nhân có 
BMV, đái tháo đường (ĐTĐ), tăng huyết áp 
(THA). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng còn 
nhiều bệnh nhân chưa được kiểm soát lipid máu 
đạt mục tiêu theo khuyến cáo của Hội Tim mạch 
học Quốc gia Việt Nam và nghiên cứu về điều 
trị RLLM ở đối tượng người cao tuổi chưa 
nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
đề tài: Đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu ngắn 
hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất, 
nhằm mục đích và ý nghĩa nêu trên. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Bao gồm 412 bệnh nhân (272 nam, 140 nữ), 
tuổi từ 60 trở lên, có RLLM đến khám và điều trị 
tại Khoa khám bệnh A, Bệnh viện Thống Nhất, 
Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả bệnh nhân đều 
được xét nghiệm lipd máu ít nhất 4 lần: lần 
trước điều trị; lần 2, 3 và 4 được xét nghiệm sau 
lần đầu 1 tháng, 6 tháng và 1 năm. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 
Có RLLM theo Khuyế ... oạn các thành phần lipid máu theo nhóm tuổi 
Nhóm tuổi Thành phần Chung (n = 412) 
60 – 69 (n = 223) ≥ 70 (n = 189) 
p 
 TB (mmol/L) 5,62 ± 1,08 5,68 ± 1,09 5,54 ± 1,07 > 0,05 
 Tăng, n(%) 273 (66,26) 150 (67,26) 123 (65,08) > 0,05 
TB (mmol/l) 2,31 ± 1,40 2,43 ± 1,57 2,16 ± 1,16 < 0,05 TG 
Tăng, n(%) 242 (58,88) 132 (59,19) 110 (58,51) > 0,05 
LDL-c TB (mmol/l) 3,47 ± 0,95 3,50 ± 0,96 3,44 ± 0,93 > 0,05 
 Tăng, n(%) 231 (56,48) 129 (58,37) 102 (54,26) > 0,05 
TB (mmol/l) 1,19 ± 0,35 1,16 ± 0,33 1,25 ± 0,36 < 0,05 HDL-c 
Giảm, n(%) 136 (33,09) 73 (32,74) 63 (33,51) > 0,05 
Nhận xét: Nồng độ trung bình TG ở nhóm 
60 - 69 tuổi cao hơn nhóm ≥ 70 tuổi (p < 0,05). 
Nồng độ trung bình HDL-c của nhóm 60 - 69 
tuổi thấp hơn nhóm ≥ 70 tuổi (p < 0,05). Tỷ lệ 
bệnh nhân có rối loạn 4 thành phần lipid máu ở 
nhóm tuổi 60 - 69 và ≥ 70 là tương đương nhau. 
Đánh giá hiệu quả kiểm soát ngắn hạn lipid máu 
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm lipid máu trước và sau điều trị 
Thông số (mmol/L) Trước điều trị (n = 412) Sau 1 tháng (n = 412) Sau 6 tháng (n = 412) Sau 1 năm (n = 412) 
CT 5,62 ± 1,08 4,54 ± 1,05* 4,76 ± 1,09** 4,57 ± 1,08# 
TG 2,31 ± 1,36 1,76 ± 0,82* 1,75 ± 1,12** 1,79 ± 0,86# 
LDL-c 3,47 ± 0,95 2,56 ± 0,87* 2,63 ± 0,72** 2,46 ± 0,85# 
HDL-c 1,19 ± 0,35 1,22 ± 0,34 1,34 ± 0,32** 1,36 ± 0,33# 
*: p < 0,05 khi so sánh trước điều trị với sau điều trị 1 tháng **: p < 0,05 khi so sánh trước điều trị với sau điều trị 6 tháng 
#: p < 0,05 khi so sánh trước điều trị với sau điều trị 1 năm 
Nhận xét: Nồng độ CT, TG và LDL-c giảm 
sau điều trị 1 tháng, 6 tháng và 1 năm so với 
ban (p < 0,05).Nồng độ HDL-c chỉ tăng sau 
điều trị 6 tháng, 1 năm so với ban đầu 
(p < 0,05). 
Bảng 5: Mức độ kiểm soát lipid máu giữa 2 nhóm tuổi 
Mức độ Chung n = 412 Tuổi 60 – 69 n = 223 Tuổi ≥ 70 n = 189 p 
Tốt, n (%) 224 (54,4) 127 (56,95) 97 (51,3) > 0,05 
Khá, n (%) 80 (19,4) 41 (18,4) 39 (20,6) > 0,05 
Trung bình, n (%) 9 (2,2) 7 (3,1) 2 (1,06) > 0,05 
Sau 1 
tháng 
Không đạt, n (%) 99 (24) 48 (21,5) 51 (27) > 0,05 
Tốt, n (%) 243 (60) 131 (58,7) 112 (59,3) > 0,05 
Khá, n (%) 44 (10,7) 26 (11,7) 18 (9,5) > 0,05 
Trung bình, n (%) 10 (2,4) 5 (2,2) 5 (2,7) > 0,05 
Sau 6 
tháng 
Không đạt, n (%) 115 (27,9) 61 (27,4) 54 (28,8) > 0,05 
Tốt, n (%) 205 (49,8) 113 (50,7) 92 (48,7) > 0,05 
Khá, n (%) 35 (8,5) 16 (7,2) 19 (10,1) > 0,05 
Trung bình, n (%) 2 (0,5) 0 (00) 2 (1,1) > 0,05 
Sau 1 năm 
Không đạt, n (%) 170 (41,3) 94 (42,2) 76 (40,2) > 0,05 
Nhận xét:- Sau 1 tháng, 6 tháng và 1 năm 
điều trị, nhóm tuổi 60 - 69 có tỷ lệ kiểm soát 
lipid tốt hơn nhóm ≥ 70 tuổi (p > 0,05). 
Tỷ lệ chung bệnh nhân không đạt lipid máu 
mục tiêu tăng dần qua các thời điểm 1tháng, 6 
tháng và 1 năm theo thứ tự là: 24%; 27,9% và 
41,3 và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 29 
Bảng 6: Mức độ kiểm soát lipid máu theo giới 
Mức độ Nam Nữ p 
Tốt, n (%) 140 (51,47) 84 (60,00) > 0,05 
Khá, n (%) 57 (20,96) 23 (16,43) > 0,05 
Trung bình, n (%) 6 (2,21) 3 (2,14) > 0,05 
Sau 1 tháng 
Không đạt, n (%) 69 (25,37) 30 (21,43) > 0,05 
Tốt, n (%) 147 (54,04) 96 (68,57) < 0,05 
Khá, n (%) 33 (12,13) 11 (7,86) > 0,05 
Trung bình, n (%) 8 (2,94) 2 (1,43) > 0,05 
Sau 6 tháng 
Không đạt, n (%) 84 (30,88) 31 (22,14) > 0,05 
Tốt, n (%) 131 (48,16) 74 (52,86) > 0,05 
Khá, n (%) 27 (9,93) 8 (5,71) > 0,05 
Trung bình, n (%) 2 (0,74) 0 (0,00) > 0,05 
Sau 1 năm 
Không đạt, n (%) 112 (41,18) 58 (41,43) > 0,05 
Nhận xét: Nữ giới có tỷ lệ kiểm soát lipid 
máu ở mức tốt sau 6 tháng điều trị so với nam (p 
< 0,05). Tỷ lệ các mức độ kiểm soát lipid máu 
khác sau 1 tháng, 6 tháng và 1 năm không có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu tiến hành trên 412 bệnh nhân 
cao tuổi, có RLLM, chia thành 2 nhóm tuổi: 
nhóm 60 - 69 tuổi (223 BN), nhóm ≥ 70 tuổi (189 
BN); trong đó, có 140 đối tượng nữ chiếm 
33,98% và 272 đối tượng nam chiếm 66,02%. 
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là: 69,0 ± 
5,8; trong đó tuổi trung bình của nữ thấp hơn 
nam khoảng 1,5 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi 
cho thấy giá trị trung bình và tỷ lệ tăng chỉ số 
khối cơ thể (BMI) của hai giới gần tương đương 
nhau. Nguyễn Thị Loan (2008), nghiên cứu trên 
225 bệnh nhân có độ tuổi từ 20 đến 79 cũng có 
kết quả tương tự(5). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ 
bệnh nhân bị rối loạn CT (66,36%) là chủ yếu, tỷ 
lệ rối loạn TG (58,88%) và LDL-c (56,48%) cũng 
khá cao, tỷ lệ rối loạn thấp nhất là HDL-c 
(33,09%). Nguyễn Trung Chính và cộng sự 
nghiên cứu rối loạn lipoprotein ở 43 bệnh nhân 
THA trên 63 tuổi nhận thấy có rối loạn từ 3 đến 
5 chỉ số lipid máu (CT, TG, LDL-c, HDL-c, 
TC/HDL-c) chiếm tỷ lệ 73,08%, cũng gần tương 
đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi(6). 
Nồng độ trung bình của các thành phần lipid 
được đánh giá ngay từ đầu nghiên cứu, lần lượt 
là: CT (5,62 ± 1,08) mmol/l, TG (2,31 ± 1,40) 
mmol/l, LDL-c (3,47 ± 0,95) mmol/l và HDL-c 
(1,19 ± 0,35) mmol/l. Nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Loan trong nhóm 100 bệnh nhân cao tuổi thì 
nồng độ trung bình của các thành phần lipid lần 
lượt là: CT (6,10 ± 1,17) mmol/l, TG (3,51 ± 2,26) 
mmol/l, LDL-c (3,36 ± 1,23) mmol/l và HDL-c 
(1,30± 0,33) mmol/l(5). Sự khác biệt này có thể giải 
thích là do độ tuổi, cỡ mẫu và đặc điểm chung 
của đối tượng bệnh nhân trong hai nghiên cứu 
không đồng nhất; nghiên cứu của Nguyễn Thị 
Loan có độ tuổi và cỡ mẫu nhỏ hơn nghiên cứu 
của chúng tôi(5) 
Bảng 3 cũng cho thấy nồng độ trung bình 
của TG ở nhóm 60 - 69 tuổi cao hơn nhóm ≥ 70 
tuổi; điều này có thể liên quan đến chế độ ăn, 
luyện tập, sinh hoạt khác nhau giữa 2 nhóm 
tuổi. Nồng độ trung bình của HDL-c ở nhóm 60 
- 69 tuổi thấp hơn nhóm ≥ 70 tuổi cũng phù hợp 
với nhiều nghiên cứu khác là HDL-c thường 
tăng sau tuổi 70(3). 
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có 
rối loạn 4 thành phần lipid máu của nhóm tuổi 
60 - 69 và nhóm tuổi ≥ 70 là tương đương. 
Đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu 
Về đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu 
theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc 
gia Việt Nam (2006-2010), nghiên cứu của chúng 
tôi cho thấy nồng độ CT, TG và LDL-c giảm sau 
điều trị 1 tháng, 6 tháng và 1 năm so với ban đầu 
(p < 0,05); nồng độ HDL-c chỉ tăng sau điều trị 6 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 30 
tháng, 1 năm so với ban đầu (p < 0,05). Nồng độ 
trung bình CT ở đầu nghiên cứu là (5,62 ± 1,08) 
mmol/l, sau 1 tháng, 6 tháng và 1 năm thứ tự là: 
4,54 ± 1,05 mmo/l; 4,76 ± 1,09 mmol/l và 4,57 ± 
1,08 mmol/l. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan, 
nồng độ trung bình CT ban đầu là (6,04 ± 1,27) 
mmol/l, sau 2 tháng và 4 tháng điều trị là (5,82 ± 
1,25) mmol/l và (5,64 ± 1,19) mmmol/l. Nghiên 
cứu của Nguyễn Minh Núi sau 30 ngày điều trị, 
giá trị này là (4,24 ± 0,46) mmol/l và sau 45 ngày 
điều trị là (5,72 ± 0,52) mmol/l. Kết quả giữa các 
nghiên cứu có sự khác biệt, có lẽ là do sự khác 
nhau về cỡ mẫu, độ tuổi, thuốc, liều điều trị và 
thời gian điều trị. Nghiên cứu của Nguyễn Minh 
Núi đánh giá các trị số lipid sau 30 ngày điều trị 
nội trú và sau khi dùng thuốc 15 ngày. Còn 
nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên bệnh 
ngoại trú và kết quả thu được sau 1 tháng, 6 
tháng và 1 năm điều trị(5,4). Theo thang điểm 
Framingham, CT là một trong những tiêu chí để 
ước tính nguy cơ BMV 10 năm, riêng cho nam 
và nữ. Nồng độ CT càng cao và tuổi bệnh nhân 
càng trẻ thì nguy cơ BMV càng cao(2,3). 
Kết quả cho thấy nồng độ trung bình của TG 
ở đầu nghiên cứu là (2,31 ± 1,4) mmmol/l; sau 1 
tháng, 6 tháng và 1 năm lần lượt là (1,76 ± 1,0), 
(1,80 ± 1,1) và (1,8 ± 0,9) mmol/l. Như vậy nồng 
độ TG trung bình giảm có ý nghĩa trong tất cả 
khoảng thời gian theo dõi kết quả điều trị (p < 
0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan cho 
thấy nồng độ trung bình của TG lúc đầu nghiên 
cứu là (3,50 ± 2,18) mmol/l, sau 2 tháng điều trị 
(3,45 ± 2,92) mmol/l và sau 4 tháng điều trị (2,74 
± 2,25) mmol/l(5). Nghiên cứu của Trương Thanh 
Hương (2002) dùng Fluvastin để điều trị RLLM, 
nồng độ TG giảm tới 24,5% so với trước điều 
trị(11). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng 
như các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy 
điều trị RLLM làm thay đổi theo hướng tích cực 
nồng độ TG máu; nhưng do nghiên cứu của 
chúng tôi tiến hành trên bệnh nhân cao tuổi nên 
kết quả có khác nhau. 
Trong các thành phần lipid máu, LDL-c giữ 
vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và 
phát triển VXĐM.Tỷ lệ biến cố mạch vành tỷ lệ 
thuận với nồng độ LDL-c. Kết quả nghiên cứu 
của 4 cho thấy nồng độ trung bình của LDL-c 
sau 1 tháng, 6 tháng và 1 năm đã giảm có ý 
nghĩa thống kê so với giá trị ở đầu nghiên cứu 
lần lượt là:(3,47 ± 0,95); (2,56 ± 0,87); (2,63 ± 0,72) 
và (2,46 ± 0,85) mmol/L. Nghiên cứu của Trương 
Thanh Hương (2002) sau 12 tuần điều trị bằng 
Fluvastin cho bệnh nhân THA có RLLM cho 
thấy nồng độ trung bình LDL-c giảm tới 
23,6%(11). 
Nồng độ HDL-c cao là một yếu tố có lợi góp 
phần chống lại sự tiến triển của VXĐM. Nồng 
độ HDL-c thấp là một trong 5 mục tiêu để đánh 
giá nguy cơ BMV theo thang điểm Framingham, 
khi nồng độ HDL-c ≤ 1,03 mmol/l sẽ làm tăng 
nguy cơ BMV trong tương lai(2,3). 
Kết quả bảng 4 cho thấy, trong đối tượng 
nghiên cứu, nồng độ trung bình HDL-c tăng sau 
điều trị 6 tháng, 1 năm so với ban đầu có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05) với các giá trị lần lượt là: ban 
đầu (1,19± 0,35); sau đó (1,22± 0,34); (1,34± 0,32); 
(1,36± 0,33) mmol/L. Nghiên cứu của Sarawate 
và cộng sự trên 30.348 bệnh nhân điều trị RLLM 
sau 36 tháng thấy có 25% bệnh nhân không đạt 
mục tiêu HDL-c(10). Nghiên cứu của Trương 
Thanh Hương, sau 12 tuần điều trị bằng 
Fluvastatin cho thấy HDL-c có xu hướng tăng 
tới 5,3%(11).Việc điều trị RLLM có tác dụng rất ít 
đến sự thay đổi bởi HDL-c cho nên cần có chiến 
lược làm tăng HDL-c, chống lại quá trình 
VXĐM. 
Kết quả bảng 5 cho thấy bệnh nhân cao tuổi 
được kiểm soát lipid máu các mức tốt, khá, 
trung bình sau 1 tháng điều trị là: 54,4%, 19,4%, 
2,2%; sau 6 tháng điều trị lần lượt là: 58,9%, 
10,7%, 2,4%; sau 1 năm điều trị lần lượt là: 
49,8%, 8,5%, 0,5%; và còn nhiều bệnh nhân chưa 
đạt mục tiêu kiểm soát lipid máu theo khuyến 
cáo của Hội Tim Mạch Việt Nam (sau 1 tháng: 
24,0%; sau 6 tháng: 27,9% và sau 1 năm: 41,3%). 
So sánh tỷ lệ đạt mục tiêu lipid máu các mức độ 
ở nhóm 60 – 69 tuổi và nhóm ≥ 70 tuổi cho thấy 
sau 1 tháng, 6 tháng và 1 năm điều trị, tỷ lệ đạt 
mục tiêu kiểm soát lipid máu của hai nhóm tuổi 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 31 
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 
0,05). Tác giả Nguyễn Thị Loan nghiên cứu trên 
225 bệnh nhân chia thành 2 nhóm tuổi: nhóm > 
60 tuổi và nhóm ≤ 60 tuổi thì nhận thấy tỷ lệ 
bệnh nhân nhóm ≤ 60 tuổi được kiểm soát lipid 
máu mức độ tốt cao hơn nhóm tuổi > 60, bệnh 
nhân không đạt mục tiêu ở nhóm > 60 tuổi là 
nhiều hơn nhóm ≤ 60 tuổi có ý nghĩa thống kê (p 
< 0,05)(5). 
Từ Bảng 6 của nghiên cứu này cho thấy tỷ 
lệ bệnh nhân nữ kiểm soát lipid máu ở mức 
độ tốt cao hơn nam giới, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05) tại thời điểm 6 
tháng. Nghiên cứu của Ansell và cộng sự 
(2006) về kiểm soát lipid máu nhận thấy ở 
nhóm từ 2 YTNC trở xuống tỷ lệ bệnh nhân 
đạt LDL-c là tương giữa nam và nữ; song ở 
nhóm nguy cơ cao thì nữ giới đạt mục tiêu 
thấp hơn(1). Tuy nhiên, nghiên cứu của 
O’Meara (2004) và Qayyum (2006) thì cho 
rằng kiểm soát lipid máu không liên quan đến 
giới tính(7,9). 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 412 bệnh nhân cao tuổi có 
RLLM được điều trị bằng Atorvastatin, 
Rosuvastatin và Fenofibrate sau 1 tháng, 6 tháng 
và 1 năm theo dõi, chúng tôi nhận thấy: 
- Nồng độ CT, TG và LDL-c giảm sau 
điều trị 1 tháng, 6 tháng và 1 năm so với ban 
đầu, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
- Nồng độ HDL-c tăng chỉ sau điều trị 6 
tháng, 1 năm so với ban đầu, có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05). 
- Bệnh nhân cao tuổi được kiểm soát lipid 
máu các mức tốt, khá, trung bình sau 1 tháng 
điều trị là: 54,4%, 19,4%, 2,2%; sau 6 tháng điều 
trị lần lượt là: 58,9%, 10,7%, 2,4%; sau 1 năm 
điều trị lần lượt là: 49,8%, 8,5%, 0,5%; và còn 
nhiều bệnh nhân chưa đạt mục tiêu kiểm soát 
lipid máu theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch 
Việt Nam (sau 1 tháng: 24,0%; sau 6 tháng: 
27,9% và sau 1 năm: 41,3%). 
- Sau 1 tháng, 6 tháng và 1 năm điều trị tỷ lệ 
kiểm soát lipid máu đạt mục tiêu ở nhóm tuổi 60 
– 69 và nhóm tuổi ≥ 70 không có sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alsell BJ et al (2006), “Reduced treatment success in lipid 
management among women with coronary heart disease or risk 
equivalents: results of a national survey”. Am Heart J. 152(5), pp. 
976-81. 
2. Đặng Vạn Phước và cộng sự (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội 
Tim mạch Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid 
máu”, Hội Tim mạch học Việt Nam, Khuyến cáo 2008 về các Bệnh 
lý Tim mạch và chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học – Chi nhánh 
TPHCM, tr.476-496. 
3. Katzel LI et al (2009), “Dyslipoproteinemia”, Hazzard’s Geriatric 
Medicine and Gerontology. The Mc Graw Hill Compaines Inc, 110, 
pp.1235-42. 
4. Nguyễn Minh Núi (2003), “Nghiên cứu tác dụng điều trị mật 
gấu tươi trên bệnh nhân rối loạn lipid máu nguyên phát”. Luận 
văn thạc sĩ y khoa. Học viện Quân y. 
5. Nguyễn Thị Loan (2008), “Nghiên cứu thực trạng kiểm soát 
lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại khoa khám bệnh, Bệnh viện 
Bạch Mai,” Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân y. 
6. Nguyễn Trung Chính (1990), “Rối loạn lipoprotein ở những 
người tăng huyết áp trên 60 tuổi”, Tạp chí Y học Thực hành, 6, tr. 
26-28. 
7. O'Meara JG et al (2004), ”Ethnic and differences in the 
prevalence, treatment, and control of dyslipidemia among 
hypertensive adults in the GENOA study”, Arch Intern Med, 
164(12), pp. 1313-8. 
8. Phạm Mạnh Hùng (2005), “Béo phì và bệnh tim mạch”, Tạp chí 
Tim mạch học Việt Nam, số 41, tr.96-99. 
9. Qayyum R et al (2006), “Achievement of national cholesterol 
education program goals by patients with dyslipidemia in rural 
ambulatory care setting”, Preventive cardiology, 9: pp.192-97. 
10. Sarawate CA et al (2007), “Achievement of optimal combined 
lipid values in a managed care setting: is a new treatment 
paradigm needed?” Clin Ther, 29(1): pp.196-209. 
11. Trương Thanh Hương (2003), “Nghiên cứu sự biến đổi một số 
thành phần lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp và bước đầu 
đánh giá hiệu quả điều trị của Fluvastatin”. Luận án Tiến sĩ Y học. 
Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kiem_soat_lipid_mau_ngan_han_o_benh_nhan_cao_tuoi.pdf